Biện pháp thể chế 85

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà và đề xuất giải pháp làm giảm ô nhiễm trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay (Trang 97)

Một đặc điểm nổi bật của tài nguyên nước là biến đổi theo không gian và thời gian, các công trình khai thác có liên quan chặt chẽ với nhau trên diện rộng.

Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý thống nhất trên cơ sở lưu vực và hệ thống công trình, tránh phân chia quyền quản lý theo địa giới hành chính làm hạn chế rất lớn hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước các công trình.

4.2.1.1. Biện pháp tổ chức

Hoàn thiện bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ cấp huyện, thị đến cấp xã, BQL các KCN, CCN của tỉnh; các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ; nâng cao năng lực quản lý của lực lượng cảnh sát môi trường tại địa phương.

Xây dựng chương trình cụ thể để bổ sung biên chế, tuyển dụng cán bộ có trình độ, năng lực và chuyên môn phù hợp vào công ty khai thác công trình thuỷ lợi.

Sở TNMT của các tỉnh trong hệ thống đề xuất với Bộ TNMT mở các lớp tập huấn về luật, nghị định mới; các khóa đào tạo về quản lý tài nguyên nước, quản lý các lưu vực sông và thực hiện các đề tài chuyên môn liên quan đến môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh, mở các lớp tập huấn về công tác tuyên truyền. Cán bộ Sở

TNMT sẽ triển khai lại cho các cán bộ trong các công ty thuộc hệ thống.

Hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà là hệ thống liên tỉnh Hà Nam và Nam Định do vậy vấn đề quản lý môi trường chung trong hệ thống sẽ khó khăn. Do vậy:

+ Phân định rõ trách nhiệm và cơ chế giữa hai địa phương + Thành lập các ban bảo vệ môi trường trong hệ thống

+ Thường xuyên thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra có những biện pháp hữu hiệu để các cơ sở sản xuất thực hiện chương trình bảo vệ môi trường. Có những giải pháp kịp thời xử lý khi thấy những nguồn nước thải bị ô nhiễm.

+ Thành lập các Trung tâm quan trắc môi trường để triển khai kế hoạch quan trắc môi trường từ đó xây dựng bản đồ hiện trạng diễn biến môi trường và dự báo các nguy cơ, sự cố về môi trường cũng nhưđề xuất các giải pháp khắc phục.

+ Nâng cao nhận thức về sự tham gia của người dân về bảo vệ môi trường, bảo vệ chất lượng nước bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục.

4.2.1.2 Biện pháp pháp chế

Xây dựng, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Thực thi các Luật và các văn bản pháp quy khác như các pháp lệnh, các quy

định, các tiêu chuẩn đã ban hành có liên quan đến việc bảo vệ môi trường nước. Ban hành các quy định vềđánh giá tác động môi trường đối với các dự án. Ban hành các tiêu chuẩn, quy định mới đối với các đối tượng sử dụng nước và xả thải vào nguồn nước đồng thời đưa ra các quy định thanh tra và kiểm tra để

bảo đảm sự phát triển bền vững nguồn nước.

Hoàn thiện chính sách về nước, gồm: chính sách đầu tư cho xây dựng, nâng cấp công trình, huy động các nguồn vốn; Chính sách tài chính về nước; Chính sách

ưu tiên cộng đồng; Chính sách xã hội hoá về thủy lợi; Chính sách khuyến khích phát triển KHCN trong Ngành. Ví dụ: điều chỉnh Nghị định của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật và các định mức phục vụ quản lý công trình thuỷ lợi, Quy định về thủ tục cấp phép về khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước...

4.2.2 Bin pháp k thut

4.2.2.1 . Thực hiện quy hoạch chất lượng nước

Hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà phục vụ cho các mục đích khác nhau như: - Cung cấp nước sinh hoạt và ăn uống;

- Giải trí, du lịch;

- Phục vụ cho công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt,… Mỗi mục đích sử dụng yêu cầu chất lượng nước khác nhau. Vì vậy, quy hoạch chất lượng nước là rất cần thiết.

Xây dựng quy hoạch phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả

nước thải một cách hệ thống và đồng bộ trên toàn hệ thống.

Quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước từ những cụm đô thị nhỏ và của cả thành phốđể

việc xử lý và phát hiện nguồn ô nhiễm chủ yếu và có phương pháp xử lý kịp thời.

Quy hoạch làng nghề, tiểu thủ công nghiệp thành những khu vực có thể kiểm soát về chất lượng môi trường, phân loại loại hình làng nghề, có loại nghề gây ô nhiễm không khí (gỗ, đồ mỹ nghệ...), loại nghề gây ô nhiễm nguồn nước (vải, giấy ...).

Quy hoạch các khu chức năng môi trường như Khu sản xuất, Khu tiếp nhận và xử lý rác thải sản xuất và rác thải sinh hoạt, Khu quản lý và dịch vụ, Khu kho bãi chứa nguyên vật liệu, khu dân cư, Khu các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, Khu sản xuất nông nghiệp, Khu tiếp nhận, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa, Hệ thống cấp thoát nước, Hệ thống giao thông, Hệ thống cây xanh.

Cần có hệ thống tiêu thoát nước tập trung để xử lý nước thải cho những khu vực làng nghề gây ô nhiễm nguồn nước.

Quy hoạch những vùng nuôi trồng thủy sản, xây dựng theo công nghệ hiện

đại. Cần có những cán bộ theo dõi thường xuyên về hoạt động sản xuất thủy sản.

4.2.2.2. Xây dựng công trình xử lý nước thải

™ Đối với nước thải công nghiệp, làng nghề:

+ Quy hoạch các cơ sở sản xuất riêng lẻ, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào KCN và làng nghề tập trung với các chính sách ưu đãi như hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ di dời để quản lý tập trung và hạn chế tình trạng xả thải không kiểm soát. Ngoài ra, thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống XLNT tập trung tại

các khu CN và làng nghề sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng, dễ dàng quản lý việc XLNT phát sinh từ các cơ sơ sản xuất đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Phải có hệ thống quan trắc tựđộng các thông số ô nhiễm trong hệ

thống XLNT tập trung.

+ Triển khai mở rộng việc áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở, nhà máy sản xuất vừa và nhỏ: Khi hệ thống thu phí sử dụng nước và phí thải hợp lý sẽ góp phần giúp cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn gia tăng nhanh chóng. Đổi mới máy móc, đưa vào các công nghệ tiên tiến dùng ít nước.

+ Các nhà máy có nghĩa vụ XLNT đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; Bắt buộc các dự án khi trình phê duyệt phải thực hiện xong hạng mục đánh giá tác động của việc phát triển dự án đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng; Các KCN và làng nghề phải được đầu tưđồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và bảo đảm 100% các KCN và làng nghềđi vào hoạt động có các công trình XLNT và diện tích cây xanh hợp lý, đầu tư

cải tiến hệ thống XLNT để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.

™ Đối với nước thải sinh hoạt:

+ Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước mặt là hạn chế số

lượng nước xả thải vào nguồn nước bằng cách sử dụng tiết kiệm nước: tắt các vòi nước khi không dùng; kiểm tra rò rỉ từ bồn vệ sinh và các vòi nước; không nên sử dụng các bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác; lắp đặt các vòi hoa sen trong nhà tắm; nên giặt đồ khi

đã đủ tải; không nên rửa xe, sân bằng vòi phun nước; tận dụng nước tối đa khi có thể, …

+ Ưu tiên thực hiện các hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và công trình xử

lý sơ bộ. Triển khai các chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ các nhà dân ở

vùng sâu, vùng xa xây dựng nhà cầu tiêu hợp vệ sinh. Quy định nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình phải được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải. Khuyến khích phát triển các dịch vụ thông hút hầm cầu trên các huyện, thị

™ Đối với nước thải nông nghiệp:

+ Nâng cao nhận thức của nông dân trong kĩ thuật bón phân hóa học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng liều lượng), không vứt chai lọ bừa bãi, tràn lan, cần thu gom lại và tiêu hủy. Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân.

+ Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do; cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, khuyến khích xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng phương pháp ủ làm phân bón cho cây trồng, xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas); xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình…); xử lý bằng hồ sinh học và chế phẩm sinh học EM; Hạn chế sử dụng nước thải cho tưới ruộng hoặc phải có biện pháp xử

lý phù hợp.

+ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn để hạn chế việc sử dụng nước.

+ Quy hoạch những vùng nuôi trồng thủy sản, xây dựng theo công nghệ hiện

đại.

+ Đối với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, cần được quy hoạch thành khu chăn nuôi theo mô hình vườn - ao - chuồng - biogaz (VACB), ở chỗ

xa khu dân cư và an toàn với nguồn nước.

™ Đối với nước thải bệnh viện:

Các cơ sở y tế cần phải xây dựng hệ thống XLNT và xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi thải vào mạng lưới tiêu thoát chung.

Dưới đây giới thiệu 2 mô hình xử lý nước thải đã được áp dụng ở một sốđịa

- Lắp BASTAFAT-F cho Khu biệt thự cao cấp trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia (MỹĐình)

- Lắp BASTAFAT-F cho Khu nghỉ dưỡng sinh thái (Đông Anh, Hà Nội). - Lắp AFSB cho Tòa nhà Ngân hàng VIDB,194 Trần Quang Khải, Hà Nội. - Lắp AFSB cho Bệnh viện K74 Phúc Yên, Vĩnh Phúc.

- Lắp AFSB cho cụm dịch vụ, du lịch cao cấp Cái Giá, đảo Cát Bà.

1) Mô hình Cụm bể xử lý nước thải tại chỗ BASTAFAT-F chế tạo sẵn bằng COMPOSITE( FRP) BASTAFAT-F

* Nguyên lý hoạt động và sơ đồ công nghệ:

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ hệ thống BASTAFAT-F

Hệ thống gồm các ngăn bể nối tiếp, kết hợp các quá trình xử lý cơ học và sinh học kỵ khí - hiếu khí. Bể được chế tạo sẵn bằng nhựa composite cốt sợi thủy tinh (FRP).

Hệ thống được trang bị bơm nước thải chuyên dụng không tắc (của hãng Zoeller, sản xuất tại Mỹ). Tùy theo yêu cầu sử dụng, hệ thống được thiết kế với ngăn khử trùng bằng viên Clo hay tia cực tím (UV). Chế độ làm việc của hệ thống

được kiểm soát tự động theo thời gian hay theo mực nước, ... bằng bộ điều khiển PLC.

* Lĩnh vực có thể áp dụng CN/TB:

- Xử lý nước thải sinh hoạt từ các nhóm hộ gia đình, chung cư, toà nhà cao tầng, các công trình dịch vụ công cộng như siêu thị, trường học, khách sạn, bệnh

viện, nhà hàng, các cơ sở du lịch, xử lý nước thải cho các khu đô thị mới, thị trấn, làng nghề, vv...

- Xử lý nước thải công nghiệp có thành phần, tính chất gần giống nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp có tỷ lệ chất hữu cơ cao như chế biến thực phẩm, nước thải sinh hoạt của công nhân ở khu công nghiệp, nước thải từ các làng nghề chế biến nông sản, vv...

- Công suất: có thể áp dụng cho các quy mô khác nhau, từ 1 đến 500 m3/ngày (phục vụ 1 – 1000 hộ gia đình hay 5 – 5000 dân).

* Chất lượng nước thải sau xử lý:

Đạt mức A và mức B, QCVN 24:2009/BTNMN (nước thải công nghiệp) và QCVN 14:2008/BTNMT (nước thải sinh hoạt phân tán).

Bảng 4.1: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt

TT Thông số Đơn vị QCVN 14:2008 QCVN 24:2009 Mức A* Mức B** Mức A* Mức B** 1 BOD5 (20oC) mg/l 30 50 30 50 2 COD mg/l 50 100 3 TSS mg/l 50 100 50 100 4 Amoni (theo N) mg/l 5 10 5 10 5 Nitrat (NO3-) mg/l 30 50 6 Tổng Nitơ (TN) 15 30 7 Photphat (PO43- ) mg/l 8 Tổng Photopho (TP) mg/l 4 6 9 Tổng Coliform MPN/100m 3000 5000 3000 5000

*Mức A: Nước thải sinh hoạt, thải vào nguồn nước được dùng cho mục

đích cấp nước sinh hoạt;

**Mức B: Nước thải sinh hoạt, thải vào nguồn nước không dùng cho mục

đích cấp nước sinh hoạt.

* Ưu điểm của công nghệ và thiết bị:

Hiệu suất xử lí cao đối với cả chất hữu cơ, cặn, các hợp chất N, P, vi sinh vật gây bệnh, ... Cho phép xả nước thải sau xử lí ra môi trường hoặc tái sử dụng lại.

Không cần máy cấp khí. Chủđộng điều khiển được chếđộ làm việc và các thông số vận hành. Bơm chìm chuyên dụng cho xử lý nước thải phân tán, được nhập khẩu trực tiếp của hãng Zoeller (Kentucky, USA) có độ tin cậy và độ bền rất cao.

Áp dụng linh hoạt cho nhiều loại nước thải, với các quy mô công suất khác nhau, bố trí chìm dưới đất hay nổi. Tùy theo mức độ xử lý yêu cầu, có thể chỉ cần 1 hay cả 2 mođun nối tiếp.

Hoàn toàn kín, khít, không thấm, không rò rỉ.

Có độ bền vĩnh cửu với thời gian và chịu được tác động cơ học cao. Không bị ăn mòn bởi các quá trình sinh hóa trong nước thải.

Bể được sản xuất ở quy mô công nghiệp, đảm bảo đúng quy cách, phát huy hiệu suất xử lí của công trình và tránh lãng phí.

Lắp đặt đơn giản, thuận tiện, cho phép rút ngắn tiến độ thi công công trình. Giá thành hợp lý (rẻ hơn nhiều so với các bể XLNT kiểu Jokashou nhập ngoại, với tính năng và chất lượng tương đương, tránh những sự cố thường gặp của loại bể

Jokashou).

Gọn, yêu cầu diện tích ít, tránh được mùi và đảm bảo mỹ quan. Bảo trì dễ dàng. Tiết kiệm chi phí xây dựng mạng lưới thoát nước thải, do có thể xả được trực tiếp nước tại sau xử lý tại chỗ ra môi trường hay ra mạng lưới thoát nước mưa.

2) Mô hình trạm xử lý nước thải hợp khối AFSB (Packaged Wastewater Treatment Plant AFSB)

* Nguyên lý hoạt động và sơ đồ công nghệ:

Hình 4.3 : Sơ đồ công nghệ hệ thống BASTAFAT-F

Hệ thống gồm các ngăn bể nối tiếp, kết hợp các quá trình xử lý cơ học và sinh học kỵ khí - hiếu khí. Bểđược chế tạo bằng bê tông cốt thép.

Hệ thống được trang bị bơm nước thải không tắc (của hãng Zoeller, sản xuất tại Mỹ), máy thổi khí chuyên dụng. Hệ thống khử trùng bằng dung dịch Javen. Chế độ làm việc của hệ thống được kiểm soát tựđộng bằng bộđiều khiển PLC.

* Lĩnh vực có thể áp dụng CN/TB:

Xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải công nghiệp có hàm lượng chất hữu cơ cao.

- Công suất: từ 20 đến 5000 m3/ngày (phục vụ 100 – 30.000 dân).

* Chất lượng nước thải sau xử lý:

Đạt mức A và mức B, QCVN 24:2009/BTNMN (nước thải công nghiệp) và QCVN 14:2008/BTNMT (nước thải sinh hoạt phân tán)

* Ưu điểm của công nghệ và thiết bị:

Hiệu suất xử lý cao, ổn định. Hệ thống có thể làm việc gián đoạn, hay chỉ chạy

ở chếđộ tiết kiệm (chỉ lắng và lọc kỵ khí). Cho phép xả nước thải sau xử lí ra môi trường hoặc tái sử dụng.

Áp dụng linh hoạt cho nhiều loại nước thải, với các quy mô công suất khác nhau. Vận hành đơn giản. Chi phí xây dựng và quản lý vận hành thấp. Bảo trì dễ dàng. Gọn, yêu cầu diện tích ít. Tránh được mùi và đảm bảo mỹ quan. Có thể xây

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà và đề xuất giải pháp làm giảm ô nhiễm trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)