Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước của hệ thống chủ yếu là các hoạt động của con người trên hệ thống trong giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội diễn ra với nhịp độ tăng trưởng nhanh, trong khi đó tất cả các nguồn xả thải (rác thải, nước thải) xuống hệ thống kênh mương đều không được xử lý triệt để. Thậm chí có những nguồn thải của làng nghề không hề có xử lý gì, đặc biệt là các nguồn ngâm tẩy vật liệu, nhuộm vải,...Các nguồn ô nhiễm chính có thể kểđến:
1.3.2.1. Rác thải và nước thải từ sinh hoạt
Những khu dân cư tập trung đã tạo ra nguồn ô nhiễm rất đáng kể bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải từ các khu vực chợ dọc theo các đoạn kênh, nước thải
sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, phế liệu xây dựng,... đều có thể được xả xuống ven sông, kênh. Trong hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà, nhiều đoạn kênh ô nhiễm như
dọc sông Châu Giang, các kênh gần đường giao thông, mọi hoạt động vệ sinh như
tắm giặt, rửa dụng cụ nông nghiệp đều thực hiện trực tiếp trên các sông, kênh Hinh
ảnh minh họa được giới thiệu ở hình 3-1 phụ lục 3
1.3.2.2. Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư tập trung và đô thị
Tất cả nước thải sinh hoạt của các khu dân cư dọc các sông, kênh và đô thị
trong hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà đều không được xử lí mà đổ trực tiếp vào các kênh tiêu và sông ngòi của hệ thống. Điển hình nhất là khu vực thành phố Nam
Định, nước thải được tập trung vào hệ thống kênh tiêu để tập trung về hai trạm lớn là Kênh Gia ở phía nam và Quán Truột ở phía đông bắc thành phố. Khối lượng nước thải tăng nhanh trong những năm gần đây nguyên nhân là do:
- Tốc độđô thị hoá nhanh chóng nhưng thiếu quy hoạch về xử lí nước thải, hệ
thống bảo vệ môi trường.
- Dịch vụ như nhà hàng, các cửa hàng sửa chữa, nhà nghỉ phát triển nhanh, thậm chí đang được xây dựng nên nước thải đều đổ ra đoạn kênh và sông.
- Các hồ ao hầu như bị san lấp hết để trở thành đất ở kênh. Hình ảnh minh họa
được giới thiệu ở hình 3.2, 3.3, 3.4 phụ lục 3
1.3.2.3. Nước thải công nghiêp, làng nghề và bệnh viện
Diễn ra trên phạm vi không lớn, nguồn ô nhiễm tập trung chủ yếu từ nước và rác thải sinh hoạt, mức độ ô nhiễm của nhóm đối tượng này rất cao và mang tính
độc hại. Tại tất cả các điểm gây ô nhiễm đều không có hệ thống xử lí chất thải trước khi xả vào môi trường. Hinh ảnh minh họa được giới thiệu ở hình 3.5 phụ lục 3
Nước thải sinh hoạt của nhân dân là một trong các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.
Theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày như Bảng 1.4
Bảng 1.4 - Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 BOD5 g/người/ngày 45 – 54
2 COD g/người/ngày 72 – 102
3 SS g/người/ngày 70 – 145
4 Tổng N g/người/ngày 6 – 12
5 Tổng P g/người/ngày 0,8 – 4,0
6 Dầu mỡ phi khoáng g/người/ngày 10 - 30
7 Amôni g/người/ngày 2,4 - 4,8
8 Tổng Coliform MPN/100ml 106 – 109
9 Feacal Coliform MPN/100ml 105 – 106
10 Trứng giun sán MPN/100ml 103
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2008
Theo báo cáo điều tra khảo sát chất lượng nước, sơ bộ tính tải lượng trung bình thải vào môi trường của khu vực dân cư xung quanh hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà như Bảng 1.5.
Bảng 1.5 : Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm đổ vào hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà trung bình trong ngày
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 BOD5 kg/ngày 4320
2 COD kg/ngày 8160
3 SS kg/ngày 11600
4 Tổng N kg/ngày 960
5 Tổng P kg/ngày 320
6 Dầu mỡ phi khoáng kg/ngày 2400
7 Amôni kg/ngày 384
8 Tổng Coliform MPN/ngày 1.61x1012
9 Feacal Coliform MPN/ngày 1.696x1011
10 Trứng giun sán MPN/ngày 1.648x1011
Kết quả dự báo tải lượng các chất ô nhiễm ở bảng 1.5 cho thấy, các chất gây
đổ nhiễm đổ vào hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà là rất lớn so với các chất ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập. Như vậy, hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà là nơi nhận và tải các chất thải gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nên cần phải có giải pháp ngăn chặn và hạn chế sựđổ thải trực tiếp xuống hệ thống.
1.3.2.4. Nước tiêu từ các khu vực canh tác
Phần lớn diện tích là canh tác nông nghiệp kết hợp với đặc điểm đây là vùng trũng, thói quen sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là khá phổ biển. Mặt khác hệ thống kênh có nhiều trục tưới tiêu kết hợp nên nước hồi quy từ sản xuất lại
đổ xuống hệ thống mang theo nhiều chất thải, nước dư thừa từ canh tác ngay cả
trong mùa khô cũng như mùa mưa. Ngoài ra trong mùa mưa nước từ các khu dân cư, đô thị đổ xuống kênh cũng gây ra ô nhiễm.