1.2.3.1. Tài nguyên khí hậu
a. Nhiệt độ và độẩm
Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm tương đối cao khoảng từ 22,5- 240C. Chế độ nhiệt cũng phân hoá thành hai mùa khá rõ: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình từ 28- 290C; Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau với nhiệt độ trung bình dưới 20 C. Biên độ nhiệt trong năm dao động trong khoảng 100C.
Bảng 1.1 - Nhiệt độ trung bình tháng, năm các trạm khí tượng khu vực Bắc Nam Hà đơn vị: 0C Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Phủ Lý 16,1 16,9 19,9 23,5 27,1 28,6 29,1 28,3 27,0 24,5 21,2 17,8 23,3 Hưng Yên 16,0 16,8 19,7 23,4 27,1 28,5 28,7 28,1 27,1 24,4 21,1 17,7 23,2 Nam Định 16,7 17,3 19,8 23,5 27,3 29,0 29,3 28,6 27,5 24,9 21,8 18,4 23,7 Ninh Bình 16,3 17,0 19,7 23,4 27,3 28,2 29,2 28,4 27,2 24,8 21,5 17,4 23,4
Nguồn: Trung tâm dự báo Khí Tượng- Thủy Văn năm 2011
Độẩm không khí trung bình tháng nhiều năm khoảng (82- 90)%. Những tháng đầu mùa đông độẩm không khí xuống rất thấp, thấp nhất khoảng 42% gây ra hiện tượng khô hanh.
Bảng 1.2 - Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm các trạm Khí tượng - đơn vị :%
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Phủ Lý 84 86 89 89 84 82 81 85 86 84 82 82 84
Hưng Yên 84 88 90 89 85 84 84 86 86 84 82 82 85
Nam Định 85 88 91 89 85 83 82 85 85 83 82 82 85
Ninh Bình 85 88 91 89 84 83 81 85 85 83 82 83 85
Nguồn:Trung tâm dự báo Khí Tượng – Thủy Văn năm 2011
b. Gió, bão
Về mùa đông và mùa xuân gió có hướng chủ yếu là Đông Bắc, tốc độ gió trung bình từ 2,0- 2,4 m/s. Gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hè và mùa thu từ
tháng 5 đến tháng 10, tốc độ gió trung bình từ 1,7- 2,2 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất quan trắc được tại Phủ Lý là 36m/s (VI/1974).
Bảng 1.3 - Tốc độ gió trung bình tháng , năm các trạm khí tượng -Đơn vị: m/s Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Phủ Lý 2,2 2,0 1,9 2,1 2,1 1,9 2,0 1,7 1,9 2,1 2,0 2,1 2,0 Hưng yên 2,1 2,0 1,9 2,1 2,1 1,8 2,0 1,6 1,7 1,8 1,8 1,9 1,9 Nam Định 2,4 2,3 2,0 2,3 2,4 2,3 2,4 2,0 2,2 2,5 2,2 2,3 2,3 Ninh Bình 2,2 2,0 1,7 1,9 2,0 1,9 2,1 1,6 2,0 2,2 2,1 2,1 2,0
Nguồn : Trung tâm Khí Tượng - Thủy Văn năm 2011
Do vị trí địa lý của một tỉnh ven biển nên Nam Định luôn chịu ảnh hưởng của bão. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng - Thủy văn, trung bình mỗi năm
ở đây có 2 cơn bão đổ bộ vào và thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, nhiều nhất vào tháng 6 đến tháng 9 gây thiệt hại về người và của cho các huyện ven biển. Cơn bão số 5 xuất hiện tháng 9/1996 có sức gió giật trên cấp 12 là trận bão hiếm có trong gần 100 năm lại đây đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh.
Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng từ 1.600 - 1.700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng từ 1.100 -1.200 giờ chiếm 70% số giờ
nắng trong năm.
1.2.3.2. Tài nguyên nước mặt
a. Dòng chảy năm
Có thể nói nguồn nước mặt cho hệ thống là rất phong phú, chỉ riêng nước sông Hồng đã là rất lớn, trong đó sông Hồng cấp nước cho sông Đào trong mùa khô là rất đáng kể.
Còn sông Đáy, tuy bị hạn chế do không có nước từ sông Hồng tại cửa Vân Cốc nhưng các sông nhánh cũng có lượng nước đáng kể. Theo nghiên cứu thì lượng nước trên lưu vực sông Đáy phân bố không đều, mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm (M0) thay đổi từ 20 – 30 l/s.km2 ở phần tả ngạn cho đến 30 -40 l/s.km2,
ở phần hữu ngạn lưu vực, lớn nhất ở vùng núi Ba Vì đạt tới hơn 40 l/s.km2. Dòng chảy cũng phân bố không đều trong năm, mùa lũ chiếm tới 80% lượng dòng chảy cả
năm. Tháng IX có lưu lượng tháng trung bình lớn nhất và tháng III là kiệt nhất, đặc biệt tháng III lượng nước chỉ bằng 1 – 2% lượng nước cả năm. Do vậy vùng hạ lưu sông Đáy trong mùa khô là thiếu nước nghiêm trọng nếu không có sự bổ sung nước từ sông Hồng qua sông Đào Nam Định.
Tổng lượng nước hàng năm của sông Hồng tại Hà Nội khoảng 90 tỷ m3, lượng nước này chảy tiếp xuống đoạn sông thuộc phía đông hệ thống.
Tổng lượng nước hàng năm của sông Đáy tại Bến Đục ước tỉnh khoảng 1,4 tỷ m3. b. Dòng chảy lũ:
Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông Đào khá lớn, ví dụ năm lũ lịch sử VIII/1971 lưu lượng lớn nhất của sông Đào tại tuyến Nam Định lên tới 6700 m3/s.
Do tiêu thoát lũ của sông Đáy từ đoạn trung lưu xuống hạ lưu kém lại bị bổ
sung nước từ sông Hồng qua sông Đào nên khi gặp triều cường thì lũ rút rất chậm làm ảnh hưởng đến tiêu nước của hệ thống nên gây ngập úng dài ngày cho các vùng trũng.