1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Khoa Quản trị Văn phòng, trường Đại học Nội vụ Hà Nội

39 1,9K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 289,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Giả thuyết nghiên cứu: 5 7. Phương pháp nghiên cứu 5 8. Cấu trúc đề tài 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 8 1.1. Một vài khái niệm 8 1.1.1. Thuyết trình 8 1.1.2. Kỹ năng thuyết trình 8 1.2. Tầm quan trọng của KNTT đối với sinh viên 8 1.3. Các bước chuẩn bị và tiến hành một buổi thuyết trình 10 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNTT 13 1.4.1. Tác phong khi thuyết trình 13 1.4.2. Nội dung thuyết trình 14 1.4.3. Công cụ powerPoint 15 1.4.4. Yếu tố không gian, thời gian 15 1.4.5. Yếu tố người nghe 16 1.5. Các nguyên tắc cơ bản khi thuyết trình 16 1.5.1. Nguyên tắc về nội dung 17 1.5.2. Lựa chọn hình thức thuyết trình phù hợp 18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KNTT CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP 19 2.1.Vài nét về khoa QTVP và sinh viên Khoa QTVP 19 2.2. Thực trạng KNTT của SV Khoa QTVP 21 2.2.1.Mức độ hiểu biết và tần suất sử dụng kĩ năng thuyết trình của SV 21 2.2.2.Tác phong khi thuyết trình 22 2.2.3.Nội dung thuyết trình 23 2.2.4 Vấn đề sử dụng Công cụ PowerPoint 25 2.2.5. Yếu tố không gian, thời gian 25 2.2.6. Yếu tố người nghe 26 2.3. Ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng KNTT của SV khoa QTVP. 26 2.3.1. Ưu điểm 26 2.3.2. Nhược điểm 27 2.4. Nguyên nhân 27 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP 29 3.1. Nhóm giải pháp phía cơ sở đào tạo 29 3.1.1. Về phía Nhà trường 29 3.1.2. Về phía Giảng viên 30 3.2. Nhóm giải pháp phía bản thân sinh viên 31 KẾT LUẬN 33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng tôi xin cam đoan đề tài “Khảo sát thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Khoa Quản trị Văn phòng, trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình nghiên cứu của nhóm trong thời

gian qua Nhóm chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trungthực về thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2016

Giảng viên hướng dẫn

Ths Trương Thị Mai Anh

Nhóm nghiên cứu

Đinh Thị Tuyết Ngân Nguyễn Thị Liên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, nhóm chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn,giúp đỡ nhiệt tình của ThS Trương Thị Mai Anh Nhân đây, nhóm chúng tôi xinđược bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô trong thời gian qua đã nhiệt tìnhhướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Đồng thời,nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Khoa Quản trị Vănphòng đã tổ chức những hoạt động vô cùng bổ ích cho sinh viên thuộc Khoa

Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn, mặtkhác do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên dù đã rất cố gắng nhưng đề tài củachúng tôi không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, nhóm chúng tôi hy vọng nhậnđược những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo và các bạn sinh viên của trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội để đề tài của nhóm chúng tôi được hoàn thiện hơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Giả thuyết nghiên cứu: 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc đề tài 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 8

1.1 Một vài khái niệm 8

1.1.1 Thuyết trình 8

1.1.2 Kỹ năng thuyết trình 8

1.2 Tầm quan trọng của KNTT đối với sinh viên 8

1.3 Các bước chuẩn bị và tiến hành một buổi thuyết trình 10

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến KNTT 13

1.4.1 Tác phong khi thuyết trình 13

1.4.2 Nội dung thuyết trình 14

1.4.3 Công cụ powerPoint 15

1.4.4 Yếu tố không gian, thời gian 15

1.4.5 Yếu tố người nghe 16

1.5 Các nguyên tắc cơ bản khi thuyết trình 16

1.5.1 Nguyên tắc về nội dung 17

1.5.2 Lựa chọn hình thức thuyết trình phù hợp 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KNTT CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP 19

Trang 5

2.2 Thực trạng KNTT của SV Khoa QTVP 21

2.2.1.Mức độ hiểu biết và tần suất sử dụng kĩ năng thuyết trình của SV 21

2.2.2.Tác phong khi thuyết trình 22

2.2.3.Nội dung thuyết trình 23

2.2.4 Vấn đề sử dụng Công cụ PowerPoint 25

2.2.5 Yếu tố không gian, thời gian 25

2.2.6 Yếu tố người nghe 26

2.3 Ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng KNTT của SV khoa QTVP 26

2.3.1 Ưu điểm 26

2.3.2 Nhược điểm 27

2.4 Nguyên nhân 27

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP 29

3.1 Nhóm giải pháp phía cơ sở đào tạo 29

3.1.1 Về phía Nhà trường 29

3.1.2 Về phía Giảng viên 30

3.2 Nhóm giải pháp phía bản thân sinh viên 31

KẾT LUẬN 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 6

số hạn chế nhất định, lý do quan trọng phải kể đến đó chính là việc thiếu các kỹnăng mềm cần thiết để hòa nhập và thành công trong công việc.

Những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy và học được thực hiện

ở khắp các trường đại học trên cả nước trong đó có trường Đại học Nội vụ HàNội Đặc biệt phương pháp thuyết trình được thực hiện ở khá nhiều bộ môn Đa

số sinh viên đều thích học bằng phương pháp thuyết trình Tuy nhiên để làmđược điều này đòi hỏi người thuyết trình phải chuẩn bị rất nhiều

Có thể nói rằng, kỹ năng thuyết trình không chỉ cung cấp cho sinh viênkiến thức mà còn góp phần rèn luyện kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của công việcsau này Đa số sinh viên và giáo viên khi được hỏi tới đều đồng ý rằng thuyếttrình có vai trò rất quan trọng tới tương lai sau này của thế hệ trẻ Và mục tiêuquan trọng của thuyết trình là cải thiện kỹ năng giao tiếp và rèn luyện sinh viên

có đủ tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước một nhóm người Mặc dù mụctiêu chính của thuyết trình là khả năng tương tác với đám đông song qua thuyếttrình bạn cũng học được những kỹ năng áp dụng trong các cuộc hội thoại ở cuộcsống đời thường

Sinh viên Khoa QTVP sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại văn phòng của các

cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Đây là được xem là “cửa ngõ” của mọi cơ quan,hằng ngày sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhiều đối tượng, thường xuyên phải tổ chứccác cuộc hội họp, buổi lễ kỷ niệm của cơ quan…Vì vậy, kỹ năng thuyết trình làyếu tố cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả Để trang bị cho sinh

Trang 7

Trường Đại học Nội vụ nói chung, Khoa QTVP đã đưa một số môn học liênquan đến kỹ năng thuyết trình Đồng thời tổ chức các chương trình, hoạt độngngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên

Mặc dù quan trọng nhưng có một thực tế là phần lớn các bạn sinh viên đềuhiểu tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình nhưng hiểu và làm tốt lại là haiphạm trù hoàn toàn khác nhau Tuy trong quá trình học các bạn đã được thầy côhướng dẫn rất nhiều nhưng để tiếp thu và áp dụng vào bản thân thì lại là mộtkhoảng cách rất xa Đối với các bạn sinh viên thuyết trình là viết các nội dung ragiấy rồi cầm đọc nhưng bản chất của thuyết trình không phải một màu gây nhàmchán cho người nghe như vậy Thay vào đó bạn phải sử dụng linh hoạt cácphương pháp, các công cụ hỗ trợ và tương tác thường xuyên với khán giả thì cácthông điệp cần truyền tải mới đi vào lòng người nghe

Qua tìm hiểu và khảo sát, phần lớn sinh viên Khoa QTVP đều thích nhưnglại sợ thuyết trình không tốt Số liệu cũng cho thấy, đa số sinh viên thuyết trìnhchưa tốt Có thể thấy rằng, nhu cầu được hiểu biết và rèn luyện kỹ năng thuyếttrình là đòi hỏi thực tế khách quan đối với sinh viên hiện nay Do đó, nhóm

nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Khoa Quản trị Văn phòng” làm đề tài nghiên cứu.

Qua đó, đưa ra những đánh giá khách quan về kỹ năng thuyết trình của sinh viênKhoa QTVP hiện nay và đề xuất một số giải pháp phát triển, nâng cao kỹ năngthuyết trình cho sinh viên Khoa QTVP, trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2 Lịch sử nghiên cứu

Liên quan đến kỹ năng thuyết trình, tầm quan trọng cũng như phươngpháp phát huy hiệu quả thuyết trình là vấn đề được quan tâm trong nhiềunghiên cứu Trong đề tài này, nhóm chúng tôi đề cập đến một số nghiên cứutrước đó về Kỹ năng thuyết trình:

- Lê Thị Hồng và Trần Thị Thu (2015), Thực trạng và giải pháp nâng cao

kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

- Nguyễn Trọng Phú (2010), Thực trạng và giải pháp nâng cao sự tự tin trong trong thuyết trình cho sinh viên trường ĐH Hoa Sen

Trang 8

Đề tài nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố tự tin khi thuyết trình của sinhviên cũng như phân tích thực trạng đa số sinh viên Đại học Hoa sen chưa thực

sự tự tin khi thuyết trình từ đó đề xuất các giải pháp mang tính khả thi để giảiquyết vấn đề này

- Phạm Thanh Huyền(2012), Giải pháp hoàn thiện kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Học viện bưu chính- viễn thông

Đề tài phân tích các giải pháp mà học viện dã sử dụng để nâng cao kỹ năngthuyết trình cho sinh viên, đánh giá ưu nhược điểm và đề xuát giải pháp

- Nguyễn Trung Anh(2011), Mong muốn của nhà tuyển dụng về kỹ năng thuyết trình của sinh viên mới ra trường.

Đề tài khắng định tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sinhviên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường cũng như phân tích các yêu cầu của nhàtuyển dụng đối với các kỹ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình

- Hoàng Thu Trang (2012) , Đề tài Lợi ích của kỹ năng thuyết trình và cách nhìn nhận của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Ngoại ngữ”

Đề tài phân tích những lợi ích mà kỹ năng thuyết trình đem lại cho sinhviên cũng như đánh giá sự nhìn nhận và hành động của sinh viên về việc rènluyện kỹ năng thuyêt trình từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực với việc rènluyện kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng thuyết trình nói riêng

- Vũ Phương Trà, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Sử dụng phương tiện trực quan trong các bài thuyết trình của sinh viên

Đề tài nghiên cứu về cách sử dụng các phương tiện trực quan trong các bàithuyết trình của sinh viên cũng như thực trạng sinh viên sử dụng phương tiệntrực quan khi thuyết trình và một số gợi ý về cách chọn phương tiện trực quanphù hợp Tuy nhiên do những gợi ý này xuất phát từ quan điểm cá nhân nênkhông thể tránh khỏi những hạn chế cũng như thiếu tính thuyết phục và kháchquan

Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng thuyết trìnhcủa sinh viên Tuy nhiên qua khảo sát, nhóm chúng tôi thấy rằng chưa có đề

Trang 9

tài nào đề cập hay nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên KhoaQTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng và khả năng thuyết trình củasinh viên Khoa QTVP Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năngthuyết trình cho sinh viên Khoa QTVP, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu thói quen và phương pháp thuyết trình củasinh viên Khoa QTVP và đề xuất một số giải pháp cải thiện và phát triển kýnăng thuyết trình của sinh viên

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất, tìm hiểu lý thuyết về kỹ năng thuyết trình

Thứ hai, khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên KhoaQTVP, đưa ra đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinhviên Khoa QTVP

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong quá trình học tập, sinh viên khoa QTVP phải thường xuyên sửdụng kỹ năng thuyết trình để đáp ứng yêu cầu của hình thức đào tạo theo họcchế tín chỉ Tức là, sinh viên phải chủ động, tự học, tự nghiên cứu và phảitrình bày những kiến thức và ý tưởng của mình trước lớp Ngoài ra, KhoaQTVP cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động liên quan đến thuyết trìnhnhằm nâng cao hiểu biết và phát triển kỹ năng này cho sinh viên

Trên cơ sở đó nhóm đã lựa chọn “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên Khoa Quản trị Văn phòng” làm đối tượng nghiên cứu của đề tài

Kỹ năng thuyết trình cần thiết đối với tất cả sinh viên, song nhóm chỉtiến hành khảo sát các đối tượng là sinh viên các Khóa K2(2013-2017),K3(2014-2018), K4(2015-2019) Khoa QTVP, trường Đại học Nội vụ HàNội Vì sinh viên K2 chuẩn bị ra trường sẽ sử dụng KNTT rất nhiều đặc biệt

là trong việc chinh phục nhà tuyển dụng và đáp ứng yêu cầu công việc sau

Trang 10

này Đối sinh viên K3,K4 trong quá trình học tập sẽ sử dụng KNTT để trìnhbày các vấn đề, bài tập lớn mà giảng viên giao

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Sinh viên Khoa Quản trị văn phòng.

Là những sinh viên khoa QTVP, hơn ai hết nhóm nghiên cứu hiểu rõ vềđặc điểm, những ưu điểm và hạn chế cũng như cách thức học tập của sinhviên Khoa Trên cơ sở đó, việc lựa chọn sinh viên khoa QTVP làm phạm vinghiên cứu sẽ đem lại cái nhìn chân thực và khách quan nhất cho đề tài Đồngthời việc tiến hành khảo sát, lấy ý kiến sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn Đây cũng

là cơ hội, nói riêng cho nhóm nghiên cứu, nâng cao hiểu biết và nhận thức củabản thân

- Phạm vi thời gian:

Kỹ năng thuyết trình của sinh viên là vấn đề đã được nhóm nghiên cứuquan tâm từ trước đó, nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệmnghiên cứu và một số khó khăn về mặt thời gian nên đề tài chưa được đưa vàonghiên cứu chính thức

Đến tháng 10/2016 những nghiên cứu về đề tài này mới được triển khaimột cách cụ thể và sâu rộng Thời gian dự kiến hoàn thành đề tài vào cuốitháng 11/2016

6 Giả thuyết nghiên cứu:

Kỹ năng thuyết trình của sinh viên Khoa QTVP chưa được sử dụng 1cách phổ biến và hiệu quả Nếu được nâng cao sẽ giúp việc học tập và côngviệc sau này đạt kết quả cao

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Sử dụng phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi về kỹ năng thuyết trình củasinh viên để thu được những ý kiến chủ quan của đối tượng về vấn đề được

Trang 11

nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ tiến hành khảosát những sinh viên thuộc các khóa của Khoa QTVP

- Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trìnhbày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đốitượng nghiên cứu Sau khi điều tra bằng phiếu hỏi, nhóm đã tiến hành thống kê

- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ cácđơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thờigian, công sức và chi phí Trong đề tài nay, nhóm chỉ nghiên cứu kỹ năngthuyết trình của sinh viên các khóa K2, K3, K4 của Khoa Quản trị Văn phòng

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết và là

cơ sở cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào Đây là nguồn kiến thứcquí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài Nghiêncứu tài liệu giúp nhóm nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu

đã thực hiện trước đây; Có được phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn; Cóthêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu; Tránh trùng lập với cácnghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính…

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm các nguồn tài liệu, các côngtrình nghiên cứu trước đó về kỹ năng thuyết trình của sinh viên hiện nay Qua

đó, tìm kiếm và kế thừa có chọn lọc những thông tin trong các tài liệu đãnghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin

Từ thông tin thu thập được ở các nguồn khác nhau, nhóm tiến hành phântích và tổng hợp để bổ sung thêm những thông tin mới, loại bỏ những thôngtin trùng lặp, không liên quan Qua đó cung cấp những thông tin chính xác,khách quan và đầy đủ nhất

8 Cấu trúc đề tài

Trang 12

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục

đề tài được chia làm 3 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Kỹ năng thuyết trình.

Chương 2: Khảo sát và đánh giá thực trạng kỹ năng thuyết trình của

sinh viên Khoa QTVP, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao Kỹ năng thuyết trình cho sinh

viên Khoa QTVP, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Trang 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 1.1 Một vài khái niệm

1.1.1 Thuyết trình

Có nhiều định nghĩa về thuyết trình

Thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin đến mộtnhóm khán giả;

Thuyết trình nhằm thông báo, giải thích, thuyết phục hay trình bày mộtquan điểm và sau đó là phần trả lời các câu hỏi của thính giả

Thuyết trình là một diễn thuyết công phu nhằm báo cáo các kết quả hoạtđộng kinh doanh hay NCKH đến một nhóm nhỏ thính giả quan tâm tại một hộinghị hay hội thảo

 Khái niệm chung nhất về kỹ năng thuyết trình là “Thuyết trình là trìnhbày bằng lời trước người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thôngtin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe”

1.1.2 Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là khả năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ,phương pháp, công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tinnhằm làm cho nội dung thông tin có sức hấp dẫn hơn, thu hút được nhiềungười nghe hơn

Kỹ năng thuyết trình là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa giaotiếp ngôn ngữ và giao tiếp hình thể, không chỉ truyền đạt thông tin đến đámđông bằng lời nói đến cơ quan thính giác của họ, mà còn truyền đến các giácquan còn lại gồm thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (bằng hình ảnh, mùi, vị,tiếp xúc)

1.2 Tầm quan trọng của KNTT đối với sinh viên

Trong quá trình học tập:

Khi có hiểu rõ và nắm vững được việc vận dụng của KNTT thì SV sẽ khắcphục được các nhược điểm:

Trang 14

- Đặc tính khá phổ biến đó là khá trầm tính và nội tâm - SV tham gia phátbiểu ý kiến nhiều hơn trong các buổi học, chủ động hơn trong việc tìm hiểu cácnội dung của môn học và tiếp nhận các kiến thức mà giảng viên truyền đạt.

- Các mối quan hệ còn khá nhỏ hẹp về phạm vi - nhiệt tình tham gia cáchoạt động của trường tổ chức cũng như các hoạt động xã hội nhiều hơn, tự tinhơn trong việc giao tiếp cộng đồng do đó SV sẽ chủ động mở rộng các mối quan

hệ trong môi trường ĐH cũng như ngoài xã hội

- Cách diễn đạt các vấn đề còn khá hạn chế - biết cách diễn đạt vấn đề mìnhmuốn trình bày một cách hiệu quả nhất: không lúng túng hay căng thẳng khidiễn đạt, trình bày một cách logic, ngắn gọn và dễ hiểu

- Hạn chế về khả năng PR (Pulic relations) bản thân một cách hiệu quả;Đây là khi bạn có thể làn nổi bật được tính cách và sự hiểu biết vấn đề trong quátrình thuyết trình thì có thể bạn sẽ là một ứng viên tiềm năng cho một công tynào đó có nhân vật tham gia trong buổi thuyết trình của bạn

- Hầu hết, có kiến thức về xã hội khá hạn chế - chủ động tìm hiểu các vấn

đề liên quan về xã hội, vì thuyết trình đề tài thành công thì không những SV cầnphải nắm rõ về nội dung mà cần biết được những các thông tin có liên quan đến

đề tài

Ngoài ra, Theo chương trình học của khoa QTVP trường ĐH Nội vụ HàNội thì chỉ chiếm gần 40% là các môn chuyên ngành còn chiếm gần 60% là cácmôn của ngành khác (ngành quản trị nhân lực, ngoại ngữ, xã hội….) Do vậy, để

có kết quả tốt cho tấm bằng tốt nghiệp ra trường thì SV cần có giải pháp hữuhiệu nhất để nâng cao KNTT

Trong công việc sau khi ra trường:

- Sự tự tin sẽ giúp SV diễn đạt các câu trả lời và có thể thuyết phục ngườiphỏng vấn một cách hiệu quả

- Trình bày một cách thuyết phục về các chương trình, kế hoạch hoặcnhững thắc mắc trong kết quả mà bạn đưa ra… Ngoài ra, giúp bạn tổ chức cáccuộc học để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả

Trang 15

- Biết tạo các mối quan hệ đồng nghiệp và xã hội – để KNTT thành côngthì SV cần có nghệ thuật tạo dựng mối tương tác giữa mình với cộng đồng xungquanh Các mối quan hệ trong công việc cũng như trong xã hội đóng một vai tròrất quan trọng của sự thành công trong tương lai cũng như thực tại Do đó, dểhòa đồng với môi trường làm việc của doanh nghiêp hiên tại, có nhiều cơ hội đểtìm kiếm công việc phù hợp với tính cách và dể dàng thích nghi với môi trườnglàm việc khi có sự thay đổi.

1.3 Các bước chuẩn bị và tiến hành một buổi thuyết trình

Giai đoạn 1: trước khi thuyết trình.

- Thứ nhất, chuẩn bị nội dung thuyết trình:

Xác định rõ mục tiêu của bài thuyết trình: mục tiêu của người thuyết trìnhkhông chỉ là làm một bài thuyết trình tốt

Bài thuyết trình là phương tiện để đi đến một mục tiêu cụ thể và mục tiêu

đó là những điều người thuyết trình muốn người nghe thực hiện sau khi nghenhững thông tin do họ cung cấp Nếu vẫn còn mơ hồ, chưa xác định được mìnhmong muốn người nghe sẽ làm gì sau khi nghe, thuyết trình, người thuyết trình

sẽ không có được sự tập trung và thống nhất cần thiết để thể hiện tốt bài thuyếttrình của mình

Khi một vấn đề được trình bày bằng văn bản thì dù văn bản có được viếtmột cách rời rạc, không mạch lạc, người đọc vẫn có thể đọc lại hai, ba lần đểnắm bắt vấn đề Nhưng khi thuyết trình bằng miệng, người nghe sẽ khó có dịpnghe lại những gì bạn nói Vì vậy, phải trình bày sao cho người nghe hiểu ngayđược những vấn đề muốn chuyển tải

Mục tiêu của bài thuyết trình trong hoc tập có thể để người nghe sử dụngthông tin bạn truyền tải hoặc giúp người nghe hiểu được những vấn đề trong bàithuyết trình

Xây dựng bài thuyết trình 1 cách logic nhất gồm 3 bước

- Thứ nhất, Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình Điềunày rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn vănquá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì

Trang 16

bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọngnhất

- Thứ hai, tìm hiểu, phân tích người nghe

Trước khi thuyết trình cần phải xác định được đối tượng tham gia nghethuyết trình Điều này giúp điều chỉnh bài thuyết trình phù hợp nhất để thu hútngười nghe

- Thứ ba, hình thức cho buổi thuyết trình ( thực hiện nếu có thể):

+ Địa điểm:

Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địađiểm phù hợp với lượng người đó Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp vớinội dung thuyết trình

Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm Với mộtbài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm ngoài trời, trangtrí căn phòng ấn tượng với tranh, hoa , tượng….,Nhưng với một buổi thuyếttrình về đề tài khoa học bạn không cần sắp đặt căn phòng quá cầu kì với các đồtrang trí rườm rà

+ Thiết bị hỗ trợ

Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt trước , kiểm trachất lượng và giá cả hợp lí

Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau

Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyếttrình

- Thứ tư, nếu có thể bạn nên làm thử thuyết trình

Bạn nên thử thuyết trình trước một nhóm người đóng vai nhũng ngườinghe Qua những cuộc thử nghiệm như vậy, bạn sẽ rèn được kỹ năng trình bàyvấn đề của mình, dự đoán được những câu hỏi, những ý kiến phản hồi mà ngườinghe có thể đưa ra và chuẩn bị trước câu trả lời

Tập nói trước ở địa điểm đã chọn Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm thanh.Nếu trong phòng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan Lưu tâm đến

Trang 17

người tham dự có thể theo dõi được những tư liệu bạn cung cấp.

Giai đoạn 2: Thực hiện thuyết trình

- Thứ nhất, người thuyết trình phải gây được sự chú ý của người nghe:Khi nghe thuyết trình, người nghe thường có rất nhiều suy nghĩ trong đầu

và nhiệm vụ của bạn là phải làm cho họ tập trung chú ý đến những gì bạn nói.Người nghe chỉ có khoảng thời gian có hạn để nghe Vì vậy, bạn cần phải chútrọng tới những "trọng điểm" của bài thuyết trình để nó tránh làm cho ngườinghe bị mất tập trung vào chủ đề chính

Để gây được sự chú ý của người nghe, người thuyết trình có thể tham khảo

ý kiến của những bài thuyết trình trước có nhóm người này tham gia, qua đóhiểu được những tính cách, đặc điểm, nhu cầu, mong muốn, mối quan tâm đặcthù của họ Càng thu thập được nhiều thông tin về người nghe, người thuyếttrình có thể chuẩn bị tốt hơn cho bài thuyết trình Một bài thuyết trình được xem

là có hiệu quả và có sức thuyết phục khi nó vừa đạt được mục đích của ngườinói vừa đáp ứng được những nhu cầu của người nghe

- Thứ hai, thể hiện sự nhiệt tình đối với vấn đề đang trình bày Hãy thểhiện nhiệt tình qua giọng nói, cử chỉ và biểu hiện của gương mặt trong lúc trìnhbày:

+ Thể hiện tính cách cá nhân

+ Hòa hợp với người nghe

+ Liên lạc bằng mắt với người nghe

+ Thể hiện sự tự tin: Qua hành động, điệu bộ, cử chỉ, lời nói…

+ Kiểm soát được giọng nói và các yếu tố tương tác:

+ Kiểm soát giọng nói: Người trình bày có thể tuỳ theo diễn biến của nộidung mà sử dụng các cấp độ, nhịp độ giọng nói khác nhau nhằm nhấn mạnh nộidung hoặc thu hút sự tập trung của người nghe

+ Sử dụng microphone

+ Đoán trước được phản ứng: Chuẩn bị tốt và tích luỹ kinh nghiệm chophép dự đoán trước được các khả năng phản ứng, các tình huống có thể khơi gợiphản ứng của người nghe

Trang 18

+ Hiểu người nghe và đọc được ngôn ngữ của chỉ của người nghe.

Khi người nghe cảm thấy sự chân thành ở bạn và đánh giá bạn thật sự hiểuđược khó khăn của họ, mong muốn giúp đỡ họ, chắc chắn họ sẽ lắng nghe bạn

- Thứ ba, nên đi thẳng vào câu kết luận:

Đó là một cách làm ngược với trình tự thông thường Nhưng với thời gianthuyết trình có hạn, đây cũng là cách thuyết trình có hiệu quả nhất Do vậy, khitrình bày một vấn đề, bạn nên đi thẳng vào câu kết luận để gây sự chú ý chongười nghe, sau đó mới đi vào phân tích, chứng minh cho kết luận đó

Giai đoạn 3: Sau khi thuyết trình.

- Các bước trên diễn ra trước hay trong khi làm thuyết trình, còn bước cuốicùng này diễn ra ngay sau khi kết thúc Đó là một sự đánh giá mang tính cảmnhận trực quan về hiệu quả của bài thuyết trình, về khả năng đạt được mục tiêu

đã định

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến KNTT

1.4.1 Tác phong khi thuyết trình

Để có một buổi thuyết trình thành công thì người thuyết trình phải chuẩn bịrất nhiều những yếu tố Trong đó tác phong của người thuyết trình chiếm vị tríkhông nhỏ đến hiệu quả của buổi thuyết trình Ấn tượng đầu tiên của ngườithuyết trình chính là hình dáng bên ngoài của họ ngay khi xuất hiện Một sựphối hợp hài hòa giữa quần áo, kiểu tóc, phụ kiện kèm theo sẽ tạo được ấn tượngtốt đồng thời giúp người thuyêt trình cảm thấy thoải mái và tự tin hơn Ngượclại nếu chọn trang phục không hợp với cơ thể và hoàn cảnh cũng như nội dungbài thuyết trình sẽ làm mất thiện cảm, gây sự phân tâm cho người nghe hoặcgiảm sức thuyết phục của vấn đề được nói tới

Bên cạnh trang phục thì phong thái, hành vi, cách ứng xử của người thuyếttrình cũng giữ vai trò quan trọng Một giọng nói to, rõ ràng sẽ dễ truyền cảmhứng cho người nghe Cách diễn đạt tự tin, phong thái tự nhiên sẽ làm cho ngườinghe cảm thấy thân thiện và tin cậy Từ đó sẽ nâng cao tính thuyết phục cho bàithuyết trình Người nghe sẽ cảm thấy nhàm chán và không hứng thú nếu giọng

Trang 19

đã chuẩn bị trước Đây là điểm để người nghe nhận thấy bạn không tự tin hoặcchưa chuẩn bị kĩ cho phần thuyết trình.

Ngoài những yếu tố trên, người thuyết trình phải chứ trọng tới hình ảnh lúcđầu tiên xuất hiện để tạo thiên cảm và sự quan tâm của người nghe

1.4.2 Nội dung thuyết trình

- Đề tài nghiên cứu

Đề tài có thể là vấn đề vĩ mô bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị pháp

lý, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, tự nhiên Đề tài có thể là vấn đề vi mô chủyếu đề cập vấn đề con người bao gồm doanh nghiệp, các nhóm kỹ năng mềm,lối sống, hiện tượng xã hội…

Tuy nhiên, để có tính hấp dẫn, thu hút thì cho dù chọn lĩnh vực nào, đề tàinào cũng cần mang tính thời sự, tính thiết thực, tính đặc sắc, tính mới lạ, tínhđộc đáo

- Bố cục trình bày

Nội dung trình bày cần được tổ chức sắp xếp theo một bố cục nhất định, rõrằng, hợp lý, mang tính thuyết phục cao, nhằm dẫn dắt người nghe dễ dàng theodõi diễn tiến câu chuyện, từ đó hiểu được thông điệp truyền đạt

Mở đầu : về hình thức, cần thu hút sự chú ý và tạo thiện cảm nơi ngườinghe ngay lập tức, có một số cách mở đầu như sau : kể một câu chuyện, dẫn lờimột danh nhân, đặt câu hỏi, gợi ý tò mò của khan người nghe, làm điệu bộ khácthường Về nội dung, nêu bật được vấn đề nghiên cứu, bao gồm lý do, nội dung,phạm vi, giá trị của nghiên cứu

Đoạn giữa : về hình thức, khan người nghe có ít thời gian suy nghĩ vì phảitheo dõi thuyết trình cho nên nếu nội dung không sáng sủa, rõ rang, ý tứ khôngliên tục, tự nhiên thì họ sẽ không hiểu được người thuyết trình muốn nói gì vàkhông muốn nghe nữa Cho nên về mặt nội dung, cần tuân thủ đúng trình tự quyđịnh để bảo đảm tính liền lạc, hợp lý của câu chuyện, bao gồm đi từ cơ sở lýthuyết của nghiên cứu, đến các vấn đề cần giải quyết, yêu cầu công việc, ýtưởng và giải pháp, cung cấp bằng chứng, lợi ích khi áp dụng giải pháp, chươngtrình hành động, các việc làm cụ thể

Ngày đăng: 28/01/2018, 18:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Thị Liễu( 2013), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ năng giao tiếp
Nhà XB: NXB ĐH Kinh tếquốc dân
2. Huỳnh Thị Xuân Phương,(2015), Tập bài giảng kỹ năng thuyết trình, ĐH Bách khoa TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng kỹ năng thuyết trình
Tác giả: Huỳnh Thị Xuân Phương
Năm: 2015
7. Hoàng Thu Trang (2012) , Đề tài Lợi ích của kỹ năng thuyết trình và cách nhìn nhận của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Ngoại ngữ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài Lợi ích của kỹ năng thuyết trình vàcách nhìn nhận của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Ngoại ngữ
3. Lê Thị Hồng và Trần Thị Thu(2015), Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Khác
4. Nguyễn Trọng Phú (2010), Thực trạng và giải pháp nâng cao sự tự tin trong trong thuyết trình cho sinh viên trường ĐH Hoa Sen Khác
5. Phạm Thanh Huyền(2012), Giải pháp hoàn thiện kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Học viện bưu chính- viễn thông Khác
6. Nguyễn Trung Anh(2011), Mong muốn của nhà tuyển dụng về kỹ năng thuyết trình của sinh viên mới ra trường Khác
8. Vũ Phương Trà, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Sử dụng phương tiện trực quan trong các bài thuyết trình của sinh viên Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w