MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Giả thuyết khoa học 5 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 5 8. Bố cục nội dung 5 B. PHẦN NỘI DUNG 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ GIAO LƯU VĂN NGHỆ TRONG VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 6 1.1. Những vấn đề lý luận về kỹ năng mềm 6 1.1.1. Một số khái niệm 6 1.1.2. Các kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên hiện nay 10 1.2. Vai trò của hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trong việc nâng cao kỹ năng mềm của sinh viên 15 1.2.1. Hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ là gì? 15 1.2.2. Vai trò của hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trong việc nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên 19 Chương 2. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ GIAO LƯU VĂN NGHỆ 26 2.1. Khái quát về sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 26 2.2. Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 27 2.3. Tình hình thực tế về vấn đề rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ 33 2.4. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân 43 Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ GIAO LƯU VĂN NGHỆ CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 48 3.1. Về phía nhà trường 48 3.2. Về phía sinh viên 50 C. PHẦN KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu khoa học với tên đề tài: “Nâng cao kỹ năng mềm thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ cho sinh viên khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của chúng tôi trong thờigian qua Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nghiệm nếu có sự không trung thực
về thông tin sử dụng trong đề tài nghiên cứu này
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết
ơn sâu sắc, chúng tôi chân thành cảm ơn ThS Trần Hương Xuân - người đãtận tình hướng dẫn đề tài cho chúng tôi
Đồng thời chúng tôi chân thành cảm ơn các thầy cô, cùng với các bạn sinhviên khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã nhiệt tình góp
ý và cung cấp thông tin giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học, chúng tôi gặp khánhiều khó khăn, bên cạnh đó do trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên đề tàikhông tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của các thầy cô và bạn đọc để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Giả thuyết khoa học 5
7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 5
8 Bố cục nội dung 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ GIAO LƯU VĂN NGHỆ TRONG VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN .6
1.1 Những vấn đề lý luận về kỹ năng mềm 6
1.1.1 Một số khái niệm 6
1.1.2 Các kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên hiện nay 10
1.2 Vai trò của hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trong việc nâng cao kỹ năng mềm của sinh viên 15
1.2.1 Hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ là gì? 15
1.2.2 Vai trò của hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trong việc nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên 19
Chương 2 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ GIAO LƯU VĂN NGHỆ 26 2.1 Khái quát về sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 26
Trang 42.2 Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội 27
2.3 Tình hình thực tế về vấn đề rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ 33
2.4 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân 43
Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ GIAO LƯU VĂN NGHỆ CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 48
3.1 Về phía nhà trường 48
3.2 Về phía sinh viên 50
C PHẦN KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 6A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sinh thời Bác Hồ đã dành nhiều sự quan tâm, yêu thương đến thế hệ trẻ.Bác đã dặn dò: “… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộcViệt Nam có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không, chính lànhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu! ” Câu nói của Bác đã thểhiện tầm nhìn của một vị lãnh tụ Thật đúng như vậy, thế hệ trẻ chính là nguồnlực to lớn để phát triển đất nước Thế hệ trẻ mạnh, đất nước sẽ mạnh, thế hệ trẻyếu ớt, đất nước khó tránh khỏi sự suy vong
Cũng bởi lẽ đó mà thế hệ trẻ ngày nay phải không ngừng nỗ lực học tập
để mang lại những thành tựu cho bản thân, cho đất nước, nhất là đối với nhữngsinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc trau dồi kiến thức, kỹnăng chuyên môn, việc học tập và rèn luyện để nâng cao kỹ năng mềm cho bảnthân cũng hết sức quan trọng Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều sinh viên đã nhậnthức chưa đúng khi nghĩ rằng chỉ cần vững vàng về năng lực chuyên môn là đủ.Trong thời đại hội nhập như ngày nay, sự thành đạt, thăng tiến của cá nhânkhông chỉ được đánh giá bằng bằng cấp, năng lực chuyên môn mà còn đượcđánh giá qua kỹ năng mềm của mỗi người
Kỹ năng mềm được hình thành trong quá trình trải nghiệm và tích lũykinh nghiệm từ cuộc sống, đặc biệt là qua những hoạt động tập thể trong nhàtrường và ngoài xã hội Trong quá trình tham gia các hoạt động, sinh viên có thể
va chạm, giao lưu, tự hoàn thiện những kỹ năng cần thiết Nhất là với sinh viênKhoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, việc rèn luyện, nângcao kỹ năng mềm thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ
là vô cùng quan trọng để phục vụ cho việc học tập và công việc sau này
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn rất nhiều sinh viên của Khoa chưa tích cựctham gia các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ, trong khi kỹ năngmềm của các bạn sinh viên còn nhiều hạn chế Các bạn sinh viên thường thụđộng, không tự tin, e dè khi tham gia các hoạt động tập thể, điều đó đã khôngphát huy được tính năng động của sinh viên khoa Quản trị văn phòng Chính vì
Trang 7vậy, chúng tôi đã dành thời gian và tâm huyết của mình để nghiên cứu đề tài
“Nâng cao kỹ năng mềm thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ của sinh viên khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” Hy vọng qua đề tài này, sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói
chung và sinh viên khoa Quản trị văn phòng nói riêng có nhận thức đúng đắn đểtích cực tham gia các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ, góp phầnnâng cao kỹ năng mềm cho bản thân, sau khi ra trường đáp ứng nhu cầu của nhàtuyển dụng trong tương lai, để xứng đáng là thế hệ trẻ nắm trong tay vận mệnhcủa đất nước
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngày nay, việc nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên là vô cùng quantrọng Nó giúp các sinh viên phát huy được ưu điểm, tố chất của bản thân và đápứng nhu cầu của xã hội Vì vậy, “nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên” luôn làvấn đề được nhiều người quan tâm và phát triển thành các đề tài nghiên cứukhoa học
Một trong những đề tài nghiên cứu thành công về kỹ năng mềm đó là đềtài của TS Lê Thị Hồng Vân (2014), Trường Đại học Luật thành phố Hồ ChíMinh- “Rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Luật qua việc giảng dạymôn Kỹ năng nghiên cứu và lập luận” Ở đề tài này, TS Lê Thị Hồng Vân đãlàm nổi bật sự cần thiết của kỹ năng mềm đối với sinh viên, đồng thời TS đã đưa
ra những kỹ năng mềm quan trọng cho việc phát triển ngành Luật Bên cạnh đềtài nghiên cứu của TS Lê Thị Hồng Vân cũng có rất nhiều đề tài nổi bật như:
“Đề xuất giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại họcThương mại”- Đề tài cấp trường năm 2012 trường Đại học Thương mại; “Giảipháp để nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên khối Kinh tế và Quản trị kinhdoanh ở Việt Nam trong những năm gần đây”- Đề tài cấp trường năm 2011 củatrường Đại học Thương mại hoặc đề tài “ Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang
bị kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay”- Đềtài cấp trường Đại học Kinh tế Quốc dân… Có thể thấy phần lớn những đề tàinghiên cứu này đều chỉ ra tầm quan trọng của kỹ năng mềm, thực trạng và giải
Trang 8pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên ở những phạm vi khác nhau.Mặc dù các đề tài nghiên cứu trên rất đầy đủ về nội dung và hình thức tuy nhiênkhông nhiều đề tài nhắc đến tầm quan trọng của việc tham gia tổ chức các hoạtđộng tập thể như trò chơi, giao lưu văn nghệ trong việc nâng cao kỹ năng mềmcho sinh viên, trong khi đây là một trong những giải pháp hiệu quả góp phầnnâng cao kỹ năng mềm
Trên tinh thần kế thừa và phát huy những mặt tích cực của các thầy cô vàanh chị đi trước, chúng tôi đã lên ý tưởng xây dựng đề tài gần gũi hướng đến
sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đó là: “Nâng cao kỹ năng mềm thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ của sinh viên khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, với mục
tiêu đánh giá thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằmnâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa QTVP thông qua các hoạt động tổchức trò chơi và giao lưu văn nghệ Đặc biệt qua bài nghiên cứu, các bạn sinhviên Khoa QTVP có thể sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của kỹnăng mềm và vai trò của hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trongviệc nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp các sinh viên rèn luyện và nângcao kỹ năng mềm cho bản thân, đáp ứng nhu cầu nhân sự của xã hội
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinhviên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua các hoạt động tổchức trò chơi và giao lưu văn nghệ
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng mềm và vai trò của việc tham gia
tổ chức hoạt động trò chơi và giao lưu văn nghệ nhằm nâng cao kỹ năng mềmcho sinh viên
- Tìm hiểu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên khoa Quản trị vănphòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên Khoa QTVPTrường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua việc tham gia các hoạt động tổ chức
Trang 9trò chơi và giao lưu văn nghệ.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng mềm của sinh viên KhoaQTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi
và giao lưu văn nghệ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng mềm, đặc biệt là những kỹ năng mềmđược rèn luyện thông qua hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ
- Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội
- Thời gian khảo sát: năm 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng tài liệu: Đọc và phân tích các tài liệu trên sáchbáo, tạp chí chuyên ngành, một số luận án, giáo trình liên quan đến đề tài Từ
đó, tổng hợp, hệ thống hóa, rút ra các nhận xét, kết luận cần thiết phục vụ chohoạt động nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Tìm hiểu thực trạng thông qua những quan sát,nhìn nhận thực tế về kỹ năng mềm và việc nâng cao kỹ năng mềm thông qua cáchoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ của sinh viên Khoa QTVPTrường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Phương pháp điều tra thực tế: Phát phiếu điều tra nhằm tìm hiểu thựctrạngsinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tham gia hoạt động
tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trong nhà Trường và ngoài xã hội
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Phỏng vấn một số sinh viên trongKhoa QTVP để thu thập những thông tin thực tiễn liên quan đến vấn đề này
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý các số liệu thu đượctrong quá trình nghiên cứu, bằng cách tính tỷ lệ phần trăm trong các câu hỏikhảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những thông tin thu thậpđược, phân tích, chọn lọc và tổng hợp thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu
Trang 106 Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả thuyết rằng kỹ năng mềm của sinh viên Khoa QTVPTrường Đại học Nội vụ Hà Nội còn nhiều hạn chế, đồng thời sinh viên KhoaQTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa tích cực tham gia các hoạt động tổchức trò chơi và giao lưu văn nghệ để góp phần nâng cao kỹ năng mềm cho bảnthân, đáp ứng nhu cầu của xã hội
7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về kỹ năng mềm
và vai trò của hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trong việc nângcao kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa QTVP
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã khảo sát được thực trạng kỹ năng mềm củasinh viên Khoa QTVP, cũng như thực trạng rèn luyện kỹ năng mềm thông quahoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ, từ đó đánh giá và đề xuất giảipháp góp phần giúp sinh viên Khoa QTVP nói riêng và sinh viên Trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội nói chung nâng cao kỹ năng mềm thông qua các hoạt động
tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ
8 Bố cục nội dung
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kỹ năng mềm và vai trò của hoạtđộng tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trong việc nâng cao kỹ năng mềmcủa sinh viên
Chương 2: Thực trạng rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên KhoaQTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua các hoạt động trò chơi vàgiao lưu văn nghệ
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng mềm thôngqua các hoạt động trò chơi và giao lưu văn nghệ của sinh viên Khoa QTVPTrường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trang 11B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ GIAO LƯU VĂN NGHỆ TRONG VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 1.1 Những vấn đề lý luận về kỹ năng mềm
Bản thân mỗi chúng ta khi sinh ra hầu như chưa có kỹ năng về một khíacạnh cụ thể nào (trừ kỹ năng bẩm sinh) nhất là về kỹ năng công việc, mà đềuphải nhờ vào hệ thống đào tạo Thành công của con người dựa trên nền tảng của98% là các kỹ năng được đào tạo và tự đào đạo, còn kỹ năng bẩm sinh chỉ đónggóp 2% vào sự thành công của mỗi chúng ta Do đó, đa số những kỹ năng màchúng ta có được đều xuất phát từ việc học tập và rèn luyện
Vậy kỹ năng được hình thành ra sao?
Bất cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững haylỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủthể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó Dù được hình thành nhưthế nào thì kỹ năng cũng đều trải qua sự hình thành có mục đích
Lúc này thường thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải sởhữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó tôi có lợi gì?” từ đó giúp cho chúng ta cóđộng lực mạnh mẽ để rèn luyện, học tập để đạt được lợi ích cho bản thân
Sau khi hình thành mục đích, là bước xây dựng những phương án để đạtđược kỹ năng Đó có thể là những phương án chi tiết và cũng có những phương
Trang 12án đơn giản, ví dụ như “ngày mai tôi bắt đầu rèn luyện kỹ năng đó bằngcách…?” rồi “ tháng sau tôi sẽ hoàn thiện kỹ năng đó ” Nó cũng giống nhưviệc chúng ta đặt ra mục tiêu để có kỹ năng thuyết trình thật tốt, ta phải lên kếhoạch tập luyện và thực hành thường xuyên trên lớp và trong chính các buổisinh hoạt, tọa đàm, giao lưu, trao đổi ở ngoài lớp học
Bên cạnh đó, kỹ năng được hình thành thông qua việc học tập và nghiêncứu lý thuyết liên quan đến những kỹ năng mà bản thân muốn hướng tới: thôngqua sách, giáo trình, báo chí, mạng internet hoặc chính từ các hoạt động thực tếcủa cuộc sống Trong quá trình này, ngoài trau dồi lý thuyết, chúng ta phảithường xuyên luyện tập kỹ năng, có thể luyện tập ngay trong công việc, giờ học,luyện tập với bạn bè, thầy cô và cũng có thể tự mình luyện tập, sau đó ứng dụng
nó vào công việc, ứng xử trong cuộc sống
Như vậy, kỹ năng không tự nhiên sinh ra mà nó được sinh ra sau một quátrình lao động, tìm tòi của mỗi người Khi được học tập, va chạm xã hội, kỹnăng ngày một hoàn thiện, mở rộng và nâng cao
Vậy tại sao phải có kỹ năng?
Rèn luyện kỹ năng cũng giống như việc đi xe máy, chúng ta có một chiếc
xe đời mới, các công cụ cần thiết, xăng và những con đường trải nhựa Nhưngnếu như chúng ta không có kỹ năng và kinh nghiệm điều khiển chiếc xe thì chắcchắn chúng ta sẽ sai quy tắc giao thông, hoặc là gây sự lãng phí xăng dầu và cóthể dẫn đến tai nạn Do đó kỹ năng giúp chúng ta làm chủ và phát triển bản thân
Trong cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng thay đổi
và hoàn thiện giá trị của mình để tồn tại và phát triển Chúng ta luôn mong muốnbản thân có một công việc tốt, phù hợp, đảm bảo cho cuộc sống, tuy nhiên phảilàm thế nào để có một công việc tốt và phù hợp trong khi yêu cầu nguồn nhânlực hiện nay ngày càng cao? Vì thế việc rèn luyện, trau dồi những kỹ năng làđiều kiện “cần” và “ đủ” để mỗi chúng ta có thể tự tin bước ra ngoài hòa nhậpvới cuộc sống hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống Một khi chúng tahoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là chúng ta đang hoàn thiện và nâng caogiá trị của chính bản thân mình
Trang 13Kỹ năng được xây dựng trong những môi trường và phương pháp học tậpkhác nhau, do đó nó được phân chia thành từng loại kỹ năng, phục vụ cho mụcđích riêng của con người.
Có những loại kỹ năng nào?
Kỹ năng được chia làm hai loại: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Đúng như tên gọi, "kỹ năng cứng" mang tính cứng nhắc, còn "kỹ năngmềm" mang tính mềm dẻo, linh động tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường Ví
dụ, một kiến trúc sư có kỹ năng cứng là thiết kế bản vẽ Khi thiết kế bản vẽ côngtrình, kỹ năng này được áp dụng như nhau dù anh này có thực hiện nó ở môitrường công ty nhà nước hay công ty nước ngoài Trái lại, đối với kỹ năng giaotiếp, cách thức giao tiếp với đồng nghiệp (kỹ năng mềm) sẽ không giống vớigiao tiếp với cấp trên; đàm phán với đối tác Việt Nam sẽ khác nhiều so với đàmphán với bạn hàng từ Hồng Kông hay New York Do vậy, các nguyên tắc của kỹnăng mềm thay đổi theo môi trường và cần độ nhạy cảm xúc để thích nghi nắmbắt Bên cạnh đó, chỉ số thông minh IQ phản ánh các kỹ năng cứng, còn chỉ sốcảm xúc có thể đại diện cho kỹ năng mềm Nói cách khác, các kỹ năng cứngthường liên quan đến sự phát triển của bán cầu não trái trong khi kỹ năng mềmchịu sự ảnh hưởng bán cầu não phải
Kỹ năng cứng có thể được học tại trường, là nghiệp vụ thường được đàotạo Ví dụ như một kế toán viên học các kỹ năng kế toán từ trường đại học, đilàm để tích lũy kinh nghiệm, rồi tiếp tục nâng cao tay nghề qua các kỳ thi caocấp hơn như CPA (Kế toán viên công chứng) và qua nh thiều kỳ thi khác Còn
kỹ năng mềm được lĩnh hội qua trải nghiệm, như kỹ năng ăn mặc công sởchuyên nghiệp, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ thì hiếm trường lớp nàohướng dẫn Kỹ năng này có được qua nhiều lần đi phỏng vấn xin việc, được góp
ý từ bạn bè, đồng nghiệp, hoặc rút ra từ bài học thất bại cá nhân
Có thể nói, đây là hai kỹ năng quan trọng cần phải có, chúng ta khó có thể
so sánh kỹ năng nào quan trọng hơn Để thành công trong cuộc sống, chúng taphải hoàn thiện cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Bên cạnh đó, chúng ta phảibiết vận dụng linh hoạt, phù hợp hai loại kỹ năng cơ bản này trong cuộc sống và
Trang 14trong công việc, làm sao để kỹ năng mềm phải thật cứng và kỹ năng cứng phảirất mềm, mới nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình Như vậy, nếu kỹ năngcứng là nền tảng thì kỹ năng mềm chính là chìa khóa đưa chúng ta đến gần vớithành công.
*Kỹ năng cứng (Hard skills):
Kỹ năng cứng là một dạng kỹ năng cụ thể, có thể truyền đạt, đáp ứng yêucầu trong một bối cảnh hay một công việc nhất định Nó dùng để chỉ trình độchuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm và sự thành thạo công việc Nói cách khác,
nó chính là khả năng học vấn, kinh nghiệm về chuyên môn của con người
Kỹ năng cứng thường gắn liền với các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc tuân theocác trình tự, thủ tục hành chính nhất định của từng tổ chức và có thể đo đếmđược Các kỹ năng cứng mà chúng ta có thể thấy rõ trong xã hội như: kỹ nănghàn, kỹ năng lái ô tô, kỹ năng đánh máy tính, kỹ năng vẽ thiết kế, kỹ năng soạnthảo Những kỹ năng cứng này thường được quy chuẩn theo những quy trình
và nguyên tắc cụ thể và được đào tạo ở trường lớp chính quy
*Kỹ năng mềm (Soft skills):
Kỹ năng mềm là những kỹ năng giúp con người tự quản lí, lãnh đạo chínhbản thân mình và tương tác với những người xung quanh Nó là kỹ năng thuộc
về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không phải là kỹ năng cátính đặc biệt nhưng lại có khả năng quyết định chúng ta có thể trở thành nhàquản lí- lãnh đạo hay người hòa giải xung đột hay không Nó dùng để chỉ tậphợp các kỹ năng liên quan đến trí tuệ cảm xúc, được sử dụng hàng ngày trongcuộc sống như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lí thời gian, kỹnăng lãnh đạo- quản lí, kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng mềm là yếu tố hàng đầu để các cơ quan, doanh nghiệp tuyểndụng nhân sự, bởi nó thể hiện cách giải quyết công việc hay sự tích lũy nhữngkinh nghiệm trong cuộc sống của mỗi người Người có kỹ năng mềm tốt sẽ cóphương pháp để tự tạo cơ hội phát triển bản thân, có thể dẫn dắt thúc đẩy độinhóm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc một cách thuận lợi.Chính vì vậy, kỹ năng mềm được xem như chìa khóa vàng dẫn chúng ta đến
Trang 15thành công một cách dễ dàng nhất.
Tuy nhiên thưc tế cho thấy, hầu hết những nhà tuyển dụng đều thất vọngkhi các bạn trẻ ngày nay yếu kém về kỹ năng mềm Đa phần họ không đáp ứngđược yêu cầu của công việc, mặc dù họ có bằng cấp và có kỹ năng chuyên mônkhá tốt Việc một nhân viên thiếu kỹ năng mềm sẽ rất khó tồn tại và phát triểntrong những doanh nghiệp, công ty và tập đoàn lớn
Chúng ta có thể nhận ra sự thất vọng của Tập đoàn Intel khi tuyển 2000nhân viên cho dự án đầu tư vào Việt Nam nhưng chỉ có 40 ứng viên đáp ứngnhu cầu về kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm Tuy nhiên 40 ứng viên nàyhầu như không nhận thức được điểm mạnh của bản thân hoặc nhận thức đượcnhưng lại không thể hiện được khả năng nổi bật của mình Một minh chứngkhác trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng của công ty M, khi đang trao đổi vềnghiệp vụ kinh doanh, nhà tuyển dụng bất ngờ hỏi một câu không liên quan đếncông việc: “Theo em khi phi một con dao vừa dùng để quyết bơ thì mặt nào sẽtiếp đất, mặt phết bơ hay mặt không phết bơ?” Thật ra ý đồ của nhà tuyển dụngthông qua những câu hỏi “vu vơ” chỉ là để kiểm tra kỹ năng mềm của các ứngviên Sẽ không có đáp án cụ thể nào cho những câu hỏi dạng này, mà ứng viên
sẽ phải thuyết phục nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình
Chính vì vậy, kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong việc trang bịcho chúng ta những phương pháp làm việc hiệu quả Nếu không có kỹ năngmềm, để tìm được công việc thích hợp với thu nhập ổn định là vô cùng khókhăn, khiến chúng ta mất đi cơ hội làm việc trong một môi trường mơ ước
1.1.2 Các kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên hiện nay
Chính vì tầm quan trọng của kỹ năng mềm mà người ta đã chia kỹ năngmềm thành các kỹ năng khác nhau, tùy vào nhu cầu, tính chất và đặc trưng vănhóa của mỗi quốc gia
Ở Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S.Department of Labor) cùng Hiệp hộiĐào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development)cũng đã thực hiện một cuộc nghiên cứu các kỹ năng cơ bản trong công việc và
đã kết luận có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc
Trang 161 Kỹ năng học và tự học
2 Kỹ năng lắng nghe
3 Kỹ năng thyết trình
4 Kỹ năng giải quyết vấn đề
5 Kỹ năng tư duy sáng tạo
6 Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn
7 Kỹ năng đặt mục tiêu
8 Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp
9 Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ
10 Kỹ năng làm việc đồng đội
11 Kỹ năng đàm phán
12 Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
13 Kỹ năng lãnh đạo bản thân
(Nguồn: http: //wdr.doleta.gov/scans/)
Cuốn sách “ Kỹ năng hành nghề cho tương lai” xuất bản năm 2002 củaHội đồng Kinh doanh Úc (The Business council of Australia - BCA), Phòngthương mại và công nghiệp Úc (The Australia Chamber of Commerce andIndustry-ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (TheDepartment of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng Gíáo dụcquốc gia Úc (The Australia National training Authorty - ANTA) cho thấy các kỹnăng và kiến thức mà người sử dụng lao động bắt buộc phải có - đó là kỹ nănghành nghề Kỹ năng hành nghề bao gồm 8 kỹ năng:
1 Kỹ năng giao tiếp
2 Kỹ năng làm việc đồng đội
3 Kỹ năng giải quyết vấn đề
4 Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm
5 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
6 Kỹ năng quản lý bản thân
7 Kỹ năng học tập
8 Kỹ năng công nghệ
Trang 17(Nguồn: http//www.acci.asn.au/text_files/isuespapers/Employ-Educ/ee21.pdf )
Chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA (WorkforceDevelopment Agency) WDA cũng đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghềESS (Singapore Employability Skills System) gồm 10 Kỹ năng:
1 Kỹ năng công sở và tính toán
2 Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
3 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
4 Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm
5 Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ
6 Kỹ năng học tập suốt đời
7 Kỹ năng tư duy mở toàn cầu
8 Kỹ năng tự quản lý bản thân
9 Kỹ năng tổ chức công việc
10 Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe
(Nguồn: http://wsq.wsq.wda.gov.Sg/GeenicSkills )
Ở Việt Nam, từ việc tìm hiểu các thông tin nghiên cứu của các nước trênthế giới và thông tin trong nước, chúng tôi nhận thấy rằng những kỹ năng sau lànhững kỹ năng căn bản, các bạn sinh viên cần đặc biệt chú ý để trang bị chomình để thành công trên con đường sự nghiệp sau này:
1 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là nhân tố rất quan trọng giúp chúng ta đạtđược mục tiêu trong cuộc sống
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt thể hiện ở sự tự tin và mức độ quan tâm đếnngười khác Mục đích của việc giao tiếp là truyền đạt thông tin, thông điệp đếnđối tượng giao tiếp một cách hiêu quả Giao tiếp tốt tức là bạn đã truyền tải đượcthông tin của mình đến người khác khiến họ hiểu và cảm nhận được, còn ứnng xửkhéo léo là cách giúp chúng ta trở nên đẹp hơn trong mắt của mọi người, để mọingười cảm thấy hài lòng về hành động của chúng ta
Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người không có kỹ năng giao tiếp vàứng xử, vì vậy kỹ năng giao tiếp,ứng xử được coi là chất keo vô hình gắn kết
Trang 18các mối quan hệ với nhau.
2 Kĩ năng lắng nghe
Lắng nghe là một kỹ năng cho phép ta cảm nhận và hiểu được những gìngười khác đang truyền đạt Lắng nghe không phải một bản năng mà là mộtnghệ thuật nó phải được rèn luyện lâu dài Việc lắng nghe giúp chúng ta dễ dàngnắm bắt thông tin chính xác và thu thập được thông tin cần thiết, tương tác qualại trong quá trình diễn đạt Bên cạnh đó kỹ năng lắng nghe còn tạo ra mối quan
hệ tích cực giữa người nói và người nghe, chia sẻ cảm xúc với tất cả mọingười… giúp giải quyết xung đột dễ dàng hơn, từ đó công việc trở nên thuận lợi
và cuộc sống sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn
3 Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm giúp chúng ta thu thập kiến thức và kinh nghiệmcho bản thân, đồng thời góp phần đem lại những giá trị vật chất và tinh thần chotập thể Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm còn giúp các cá nhân trong nhóm
bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình Tuy nhiên, khilàm việc nhóm sẽ không thể tránh khỏi những bất đồng quan điểm, xung độtgiữa các thành viên trong nhóm, đòi hỏi mỗi thành viên cần phải học tập và rènluyện kỹ năng làm việc nhóm để giải quyết những khó khăn một cách hiệu quả
4 Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông
Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta dễ dàngtruyền đạt thông điệp, ý tưởng của mình đến người nghe Nó là cách chúng tatrình bày bằng lời nói trước nhiều người về vấn đề nào đó nhằm cung cấp thôngtin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe.Thuyết trình và nói trướcđám đông có thu hút hay không là phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên đểthuyết trình tật tốt cần phải rèn luyện sự tin tin và chủ động trước mọi tìnhhuống Do đó kỹ năng thuyết trình giúp chúng ta tự tin nói chuyện trước đámđông và hữu ích trong nhiều khía cạnh công việc và cuộc sống
5 Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng Sẽ rấtkhó khăn nếu chúng ta làm nhiều công việc trong một thời gian ngắn, với cường
Trang 19độ cao Tuy nhiên nếu biết cách sắp xếp thời gian hợp lý chúng ta hoàn toàn cóthể làm được điều này, khiến công việc suôn sẻ và hiệu quả hơn Người thànhcông chính là người biết quản lý được thời gian của mình và người không biếtquản lý thời gian rất có thể sẽ làm hỏng công việc của cả một tập thể.
6 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
Việc chuẩn bị kỹ năng lập kế hoạch làm việc là hết sức cần thiết cho mỗi
cá nhân Nó là kỹ năng giúp chúng ta xác định mục tiêu và phương pháp hiệuquả nhất để thực hiện những mục tiêu đó Bởi vậy khi làm việc chúng ta cầnphải xác định công việc mà mình cần phải làm là gì? với tiêu chí như thế nào?Bạn cần phải xã định mục tiêu và yêu cầu công việc 1W(Why), xác định nộidung công việc 1W(What) tiếp đó xác định 3W( where, when, who) - tổ chức ởđâu, khi nào và với ai; và cuối cùng 1H (How) - tổ chức như thế nào, bằngphương pháp gì?
7 Kỹ năng tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là kỹ năng duy nhất chỉ có ở con người mà máy tínhkhông thể thay thế được Nó là phương pháp để chúng ta tìm ra các phương án,biện pháp thích hợp bằng cách vận dụng khả năng và tư duy trước một vấn đềhay một lĩnh vực nào đó
Có thể nói đây là kỹ năng giúp chúng ta không bị trùng lặp với ngườikhác, đồng thời cho chúng ta những phương pháp mới lạ có tính ứng dụng caovào những vấn đề khác nhau trong cuộc sống
8 Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, tácđộng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống Người lãnh đạo là người có thể đưa
ra các quyết định và dẫn dắt tập thể đi đến thành công, vì vậy không phải ai cũng
có thể trở thành người lãnh đạo Họ phải là những người có tài, là người biết khinào cần mạo hiểm và khi nào cần phòng thủ Do đó kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ giúpchúng ta tự khẳng định mình và giúp tổ chức phát triển một cách bền vững
9 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là cách thức nghiên cứu các giải pháp và đưa ra hành
Trang 20động hợp lý nhằm tháo gỡ những khó khăn và rắc rối đang đặt ra trước mắt.
Mỗi ngày chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rắc rối trongcuộc sống Chúng có thể là những vấn đề đã được cảnh báo trước hoặc nhữngvấn đề xảy đến bất ngờ khiến chúng ta không thể lường trước được, đòi hỏi phải
có phương pháp giảỉ quyết một cách hợp lý và hiệu quả nhất Kỹ năng giải quyếtvấn đề tốt sẽ giúp chúng ta dễ dàng vượt qua thách thức và nhanh chóng gặt háithành công trong cuộc sống
10 Kỹ năng quản lý tiền bạc
Quản lý tiền bạc là vấn đề quan trọng quyết định việc chúng ta có thể
“giàu” lên hay vẫn mãi “nghèo” Không phải ai cũng có thể quản lý tiền bạc tốt,quản lý tiền bạc có kế hoạch giúp chúng ta tích góp và tiết kiệm được rất nhiềuchi phí, ngược lại nếu quản lý không tốt, dù thu nhập cao đến mấy, chúng ta vẫn
có thể thể rơi vào tình trạng “viêm màng túi” Bởi vậy đây là kỹ năng vô cùngquan trọng, để chúng ta tiết kiệm và chi tiêu một cách hợp lý phục vụ nhu cầucủa cuộc sống
Trên đây là những kỹ năng tiêu biểu trong hệ thống những kỹ năng mềmcần thiết Nếu đáp ứng được những kỹ năng này, cùng với kiến thức chuyênmôn, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu nhanh chóng
Có thể nói, kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao, là một trong cácyếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng chọn lựa ứng viên Bởi vậy, các bạn sinhviên cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức chuyên môn và các kỹ năngmềm cần thiết để có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của công việctrong những môi trường khác nhau
1.2 Vai trò của hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trong việc nâng cao kỹ năng mềm của sinh viên
1.2.1 Hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ là gì?
* Trò chơi
Trò chơi là một loại hình sáng tạo của loài người, mà thường chúng taphải vận dụng trí lực và thể lực để chinh phục được nó Trò chơi là một phươngtiện giải trí lành mạnh, quan trọng hơn nó còn có ý nghĩa giáo dục con người
Trang 21Hình ảnh các bạn sinh viên chơi trò chơi Kéo co
Trò chơi không chỉ giúp phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm
lý cũng như đời sống tình cảm mà thông qua trò chơi, những phẩm chất ý chícủa cá nhân được bộc lộ, hình thành như tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũngcảm… Phát triển một cách toàn diện nhân cách, ta có thể chia trò chơi thành:
- Trò chơi rèn luyện thân thể: Nhảy dây, ném bóng…
- Trò chơi rèn luyện giác quan: Bịt mắt bắt dê…
- Trò chơi rèn luyện trí nhớ: Cờ vua, điều khiển rubic…
- Trò chơi rèn luyện tinh thần đông đội: Kéo co, chạy tiếp sức…
Ngoài ra, ta có thể chia trò chơi thành:
- Trò chơi động: Đa số các trò chơi đều là trò chơi động hoặc hát hò, la hét
- Trò chơi tĩnh: Là trò chơi cần sự tĩnh lặng để tập trung tư duy
Tổ chức trò chơi là cách thức bố trí, thực hiện, quản lý qua trình diễn ratrò chơi theo một tổng thể chặt chẽ để đáp ứng các yêu cầu như: Không gâynhàm chán cho người chơi, mang lại niềm hứng thú, say mê, đảm bảo thực hiệntrò chơi theo đúng đối tượng, độ tuổi, quy mô, tính chất,… từ đó, phát huy tối đanhững lợi ích của trò chơi đem lại cho chúng ta
Trang 22* Giao lưu văn nghệ
Giao lưu là khái niệm chỉ sự tiếp xúc, trao đổi, gặp gỡ giữa nhiều cá thể
hay tổ chức để hướng đến những lợi ích tốt đẹp Giao lưu chính là xu thế pháttriển chung của xã hội Không có một cá nhân nào có thể tồn tại mà không cần
sự trao đổi và hội nhập Không chỉ có cá nhân mà ngày nay, nhu cầu giao thoagiữa các nước cũng đang là xu thế phát triển rất cần thiết
Văn nghệ là thuật ngữ được dùng rất nhiều trong cuộc sống Để định
nghĩa được nó, trong quyển “Con đường văn nghệ mới” do nhà xuất bản MinhTân ở Paris ấn hành năm 1951, tác giả Triển Sơn đã phân tích: Danh từ “ vănnghệ” xưa nay được hiểu theo ba nghĩa sau đây:
Một là, “văn nghệ là cái nghề văn” (cũng như võ nghệ là nghề võ)
Hai là, “văn nghệ là nghệ thuật văn chương hay nghệ thuật làm văn”
Ba là, “văn nghệ là văn chương và nghệ thuật”
Danh từ “văn nghệ” ở đây được hiểu theo nghĩa sau cùng Trong phạm vivăn nghệ theo nghĩa này ta có thể kể đến: thơ, hội họa, khiêu vũ, kiến trúc, điêukhắc, điện ảnh… Trong tiếng Việt toàn dân hiện nay, hai tiếng “văn nghệ” đượchiểu theo nghĩa thứ ba Văn nghệ giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống.Như quan niệm trước sau như một của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, vănnghệ: “Chắc có người đề nghị cụ Hồ đưa nghệ thuật vào chính trị Đúng lắm!Văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài màphải ở trong kinh tế và chính trị” Người luôn xem văn nghệ là một bộ phận đặcthù của sự nghiệp cách mạng Văn nghệ đã nâng cao tri thức của con người đồngthời giúp giải trí, thư giãn, nâng cao chất lượng cuộc sống Đúng như Hồ ChíMinh từng nói: “Xã hội nào, văn nghệ ấy” Văn nghệ chính là tấm gương phảnchiếu, là thước đo của văn minh xã hội
Giao lưu văn nghệ là món ăn không thể thiếu của con người nhất là với
sinh viên, đây là nơi thể hiện tài năng, năng khiếu của mỗi cá nhân, nhóm ngườihay cả một tập thể Có rất nhiều các tiết mục văn nghệ khác nhau như múa,nhảy, ca hát, diễn kịch, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc…
Trang 23Hình ảnh Tiết mục múa trong Chương trình văn nghệ nhỏ
Giao lưu văn nghệ là hoạt động gặp gỡ, hội nhập giữa nhiều cá nhân, tậpthể trên phương diện văn nghệ Gồm nhiều hoạt động loại hình văn hóa khácnhau Từ đó giúp các cá nhân cùng học hỏi, thư giãn và thắt chặt thêm mối đoànkết, gắn bó Hoạt động giao lưu văn nghệ luôn được triển khai mạnh mẽ tạiTrường như: giao lưu văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26- 3, Ngày Nhàgiáo Việt Nam 20- 11, kỷ niệm ngày thành lập Trường, Tìm kiếm tài năng Gottalent…
* Hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ
Hoạt động tổ chức trò chới và giao lưu văn nghệ là một trong các lĩnh vựccủa tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện là cả một quá trình bao gồm nhiều khâuđược sắp xếp theo một trình tự, tổng thể thống nhất Đó là các khâu từ việc lên
kế hoạch, chuẩn bị, triển khai Mục đích chính của tổ chức sự kiện là quảng bá,tiếp thị, giao lưu giữa các đối tượng theo mục đích mà nhà tổ chức hướng đến
Có rất nhiều sự kiện được tổ chức hàng ngày như: lễ kỷ niệm, hội nghị, hội thảo,giới thiệu sản phẩm, lễ khen thưởng… Song chúng ta thường chia tổ chức sựkiện theo tiêu chí địa điểm tổ chức: sự kiện trong nhà và sự kiện ngoài trời Theođúng tên gọi, sự kiện trong nhà được tổ chức trong một khoảng không gian nhấtđịnh, sự kiện ngoài trời thường được diễn ra tại không gian bên ngoài thiênnhiên Dù được diễn ra ở đâu, như thế nào thì nhiệm vụ công việc tổ chức sự
Trang 24kiện là phục vụ nhu cầu, khiến hán giả và các thành viên tham gia hài lòng vàthực hiện đúng mục đích của nhà tổ chức đề ra.
1.2.2 Vai trò của hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ trong việc nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên
Việc tham gia các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ rất cầnthiết cho việc nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp sinh viên hoàn thiện vàphát triển những kỹ năng mềm của bản thân cụ thể như sau:
1 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công
ty với hơn 50000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp và ứng xử làyếu tố mang tính quyết định trong việc tuyển chọn một người quản lý Cuộcđiều tra do trường Đại học Thương mại Pittsburgh của đã chỉ ra rằng các kỹnăng giao tiếp, ứng xử bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả nănglàm việc, thể hiện với người khác là những yếu tố chính tạo nên thành côngtrong nghề nghiệp Mặc dù càng ngày người ta càng nhận thức rõ hơn về tầmquan trọng của các kỹ năng giao tiếp, vậy nhưng nhiều người giao tiếp và ứng
xử rất kém, họ không thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của họ một cáchhiệu quả ở cả ở dạng nói hay viết Sự hạn chế này khiến mọi người gần nhưkhông thể thể hiện được hết khả năng của mình trong công việc cũng như khôngtiến thân được Vậy phải làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt?
Muốn giao tiếp và ứng xử tốt phải trải qua quá trình, phải được thực hànhthường xuyên Đặc biệt khi tham gia vào tổ chức các hoạt động trò chơi, giaolưu văn nghệ sẽ giúp chúng ta hoàn thiện và nâng cao kỹ năng này Chẳng hạn,
để được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường cho phép tổ chức trương trình,
để liên hệ và thuyết phục nhà tài trợ ủng hộ cho chương trình, hoặc đơn giản làviệc mượn hội trường, thuê người phục vụ hội trường… cũng đòi hỏi người tổchức chương trình phải có kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt thì công việc mớisuôn sẻ, thuận lợi, được sự ủng hộ của mọi người
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ,các sinh viên có thể gặp gỡ, làm quen, giao lưu với nhau, từ đó sẽ học hỏi, tích
Trang 25lũy được kinh nghiệm từ cách giao tiếp, ứng xử tốt đẹp của các thành viên trongnhóm đồng thời giúp chúng ta tinh tế hơn khi ứng xử trước mọi tình huống.
2 Kỹ năng lắng nghe
Theo Paul Tory Rankin (1930), trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, con ngườidùng 42,1% tổng số thời gian cho việc nghe, 31,9% cho việc nói, 15% cho việcđọc và 11% cho việc viết Như vậy, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, lắng nghechiếm gần nửa tổng số thời gian Nhưng thực tế cho thấy chúng ta dùng hơn mộtnửa thời gian giao tiếp cho kỹ năng lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%, do
đó chúng ta còn 75% tiềm năng nữa chưa khai thác Việc tham gia vào tổ chứccác hoạt động trò chơi và giao lưu văn nghệ, chúng ta có cơ hội học tập và hoànthiện kỹ năng này, khai thác tối đa 75% còn lại
Một chương trình thành công là do sự cố gắng đóng góp công sức và tâmhuyết của nhiều người, một tập thể chứ không phải của riêng cá nhân nào Nó làsản phẩm kết tinh từ sự sáng tạo của các thành viên Các thành viên tham gia sẽđóng góp ý tưởng, buộc mọi người phải nhìn nhận và lắng nghe ý kiến của nhaumột cách chọn lọc để tìm ra ý tưởng hay và phù hợp Đồng thời tiếp thu, lắngnghe sự góp ý, đánh giá không chỉ từ các thành viên tham gia mà còn từ khángiả, những người ngoài cuộc để có thông tin khách quan nhất, phục vụ cho việcxây dựng tổ chức chương trình Từ đó thúc đẩy kỹ năng nghe của các thành viêntham gia
3 Kỹ năng làm việc nhóm
Đối với người Việt trẻ, đặc biệt các bạn sinh viên từ “teamwork” (làmviệc chung) đã được nói đến nhiều nhưng hình như nó vẫn chỉ được “nghe nói”chứ chúng ta chưa thực hiện nó theo đúng nghĩa Không nhiều bạn thành côngtrong những dự án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ của nhiều thành viên, nhiều
bộ phận chuyên biệt, bởi phần lớn mọi người chưa có kinh nghiệm làm việcnhóm, chưa có cơ hội tham gia vào các hoạt động đồng đội, đặc biệt là các hoạt
động trò chơi và giao lưu văn nghệ Thông qua các trò chơi tập thể, các buổi
giao lưu văn nghệ, kỹ năng làm việc nhóm được nâng cao và phát huy
Quá trình tham gia xây dựng các hoạt động trò chơi và giao lưu văn nghệ,
Trang 26phải trải qua rất nhiều các bước, từ khâu chuẩn bị, lên ý tưởng chương trình, xâydựng kịch bản, hồ sơ đến khâu thiết kế, dàn dựng, đòi hỏi phải có sự phân chiacông việc một cách phù hợp với khả năng của từng thành viên trong tổ chức Đểlàm được điều đó các thành viên trong tổ chức phải có sự giao lưu, thảo luận vớinhau, đồng thời phải có tinh thần đoàn kết và sự đồng nhất củatất cả các thànhviên tham gia, chương trình mới thành công được Chính vì vậy, khi tham gia tổchức các hoạt động trò chơi và giao lưu văn nghệ sẽ góp phần hình thành kỹnăng làm việc nhóm cho các sinh viên.
4 Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông
Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông là một trong những kỹ năngmềm căn bản trong học tập và trong công việc Hoàn thiện kỹ năng này, chúng ta
có thể nói trước công chúng, diễn thuyết hay dẫn chương trình chuyên nghiệp.Một sinh viên dù có chăm chỉ học tập tốt, viết văn hay, mạch lạc nhưng chưa chắcđược đánh giá cao nếu không thể trình bày ý tưởng hay quan điểm của mình chongười khác hiểu Bởi vậy kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông không chỉđược rèn luyện qua sách vở mà còn qua quá trình giao tiếp, hoạt động tập thể nhưhoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ
Khi tham gia các buổi họp, thảo luận về tổ chức hoạt động trò chơi và giaolưu văn nghệ, các thành viên có cơ hội được bày tỏ quan điểm, ý kiến của bảnthân về quá trình xây dựng chương trình Ngoài ra, chương trình có thành cônghay không không chỉ nhờ vào sân khấu đẹp, cách tổ chức chương trình tốt mà cònnhờ sự nhiệt tình cổ vũ của khán giả Để có được điều này ban tổ chức của chúng
ta phải là người có thế mạnh về giao tiếp, có đủ khả năng thuyết phục và truyềnđạt đến đối tượng về quy mô của chương trình Người giới thiệu phải là người cótài ăn nói, dẫn dắt người xem, người nghe đến với chương trình một cách hồ hởi,
tò mò, phấn khích nhất, tạo tiếng vang lớn cho chương trình Giống như khichúng ta đi mua một món đồ, có thể chúng ta không hoàn toàn thích nó, nhưngnếu người bán hàng giỏi tiếp thị, giới thiệu những ưu điểm của món hàng thì bạnlại dễ dàng bị lay chuyển
Do vậy khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa này, chúng ta không
Trang 27những được vui chơi giải trí mà còn được rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp khéoléo, biết cách thu hút lôi cuốn người khác, mạnh dạn tự tin hơn khi đứng trướcđám đông.
5 Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng rất kém của phần lớn cácbạn sinh viên Việt Nam Các bạn không biết cách sắp xếp thời gian hợp lý chomình và vô tình để thời gian trôi qua một cách lãng phí
Có rất nhiều sinh viên ngại tham gia vào các hoạt động ngoại khóa củatrường lớp và ngoài xã hội Là do các bạn không biết sắp xếp thời gian để thamgia, bởi ngoài việc học lên lớp, nhiều bạn còn bận rộn với công việc làm thêm,nghỉ trưa hoặc các hoạt động khác Tuy nhiên cũng có rất nhiều sinh viên vừatham gia tích cực các hoạt động trường lớp vừa có thể đi làm thêm, nghỉ ngơi vàdành thời gian cho gia đình, cho bạn bè thậm chí cho cả người yêu Đó là vì họbiết cách quản lý thời gian hiệu qủa Đối với các bạn sinh viên, nếu chưa biếtcách quản lý thời gian hiểu quả, việc tham gia vào các buổi vui chơi giao lưucủa trường lớp là vô cùng cần thiết Khi tham gia vào các hoạt động này chúng
ta sẽ biết cách làm thế nào để sắp xếp thời gian hiệu quả nhất thông qua việcphân bổ thời gian cho công việc bao lâu?, kết thúc công việc này ta cần phải làmgì? và trong các hoạt động nào của tổ chức? Đồng thời có thể học tập cách quản
lý thời gian từ các anh chị có kinh nghiệm trong nhóm Qua đó chúng ta sẽ cóthêm những kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian cho mình
6 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
Mỗi ngày chúng ta phải hoàn thiện rất nhiều công việc với tính chất khácnhau, buộc mỗi người phải lên kế hoạch cụ thể để tổ chức công việc của mìnhmột cách hiệu quả Việc học tập và rèn luyện trên lớp thôi chưa đủ, chúng ta cóthể nâng cao kỹ năng này được hay không phụ thuộc 80% việc chúng ta thamgia tổ chức các hoạt động tập thể
Trong quá trình tham gia tổ chức các hoạt động tập thể như trò chơi vàgiao lưu văn nghệ, chúng ta phải có kế hoạch cụ thể, có chương trình, kịch bảnxây dựng cho các hoạt động Để có một chương trình trò chơi, văn nghệ thành
Trang 28công, người trưởng nhóm có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và tổchức công việc, sắp xếp công việc cho từng thành viên Mỗi thành viên từ đó tựlập kế hoạch cho bản thân, xắp xếp thời gian, công việc hợp lý để tham gia xâydựng chương trình Bên cạnh đó, để tạo ra một trò chơi hay, thu hút người chơinếu không biết cách tổ chức trò chơi thì trò chơi sẽ trở nên nhàm chán Điều đóthúc đẩy mỗi cá nhân khi tham gia tổ chức các hoạt động phải tự giác tìmhiểu, học hỏi và trau dồi kỹ năng tổ chức công việc ứng dụng vào thực tiễn.Hơn nữa, thông qua việc quan sát người chơi và cách điều hành công việc củatrưởng nhóm, các thành viên sẽ tích lũy được vốn kinh nghiệm kỹ năng lập kếhoạch và tổ chức công việc Bởi vậy, việc tham gia tổ chức các hoạt động tròchơi và giao lưu văn nghệ góp phần hoàn thiện và nâng cao Kỹ năng lập kếhoạch và tổ chức công việc một cách hiệu quả.
7 Kỹ năng tư duy và sáng tạo
Trong cuộc sống cũng như công việc, nếu không có kỹ năng tư duy sángtạo thì chúng ta sẽ mãi là những kẻ đi sau thời đại, những người không có bướctiến mới, hay những cuộc dấn thân thú vị Vậy phải làm thế nào để rèn luyệnđược kỹ năng tư duy sáng tạo và phát huy kỹ năng này một cách tối ưu nhất?
Trong những hoạt động trò chơi tập thể chúng ta có thể nghĩ ra rất nhiềunhững trò chơi mới lạ hấp dẫn, sáng tạo trong cách chơi, cách tổ chức tổ chứctrò chơi hoặc từ cách sắp xếp, bài trí sân khấu, nội dung kịch bản, Bên cạnh đóviệc chúng ta trả lời các câu hỏi, giải quyết các tình huống đặt ra cho tổ chức sẽgiúp chúng ta có tư duy nhanh nhẹn, sắc bén hơn Như vậy, quá trình tham gia tổchức các hoạt động trò chơi và giao lưu văn nghệ sẽ giúp chúng ta rèn luyệnđược kỹ năng tư duy sáng tạo và phát huy kỹ năng này một cách tối ưu nhất
8 Kỹ năng lãnh đạo
Không phải ai sinh ra cũng có kỹ năng lãnh đạo Thực tế cho thấy cứ 50
người chỉ có 1-2 người có tố chất lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo có được chủ yếu
là do quá trình rèn luyện và trải nghiệm trong môi trường tập thể Để rèn luyện
kỹ năng này, các sinh viên cần tham gia những hoạt động gần gũi với sinh viênnhất như các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ ở trường lớp và
Trang 29ngoài xã hội.
Bởi các hoạt động trò chơi và giao lưu văn nghệ thành công hay thất bạiphần lớn được quyết định bởi người trưởng ban tổ chức có tài lãnh đạo haykhông Trưởng ban tổ chức sẽ là người sắp xếp công việc cho từng thành viêntrong ban tổ chức, là người hiểu rõ ưu và nhược điểm của các thành viên Đồngthời, trong quá trình thực hiện, trưởng ban tổ chức phải có sự giám sát, kiểm tra,động viên và khích lệ các thành viên thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình
Trong quá trình tham gia các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu vănnghệ, chúng ta có thể trở thành trưởng ban tổ chức nếu nhận được sự tính nhiệmcủa các thành viên Chúng ta sẽ có cơ hội thực hành, trải nghiệm và đặt mìnhvào vị trí của người đứng đầu để đúc kết những kinh nghiệm về kỹ năng lãnhđạo Bên cạnh đó, các thành viên cũng có thể học hỏi và tự rèn luyện kỹ năngnày thông qua quá trình làm việc với người trưởng ban tổ chức.Vì vậy việc thamgia các hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ là vô cùng quan trọng,giúp chúng ta tự hoàn thiện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo cho mình
9 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Rất khó để có thể tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra, việc chúng ta cần làm
là tự rèn luyện cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề thật thông minh Khi gặpcàng nhiều thử thách, khó khăn trong cuộc sống, chúng ta sẽ tự rèn luyện vànâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề cho mình
Trong quá trình tổ chức sân chơi cũng vậy, sẽ xảy ra rất nhiều những vấn
đề, đó có thể là do xung đột giữa các thành viên, khiến tập thể mất đoàn kết,hoặc thiếu nguồn lực, có sự cố về thời tiết, khí hậu, môi trường,… đó khôngphải là những vấn đề đặt ra cho mình trưởng nhóm, người phụ trách hoạt độnggiải quyết mà tất cả các thành viên phải có sự tỉnh táo, để cùng đưa ra cách giảiquyết hợp lý Điều này sẽ phát triển tư duy giải quyết vấn đề cho các thành viên,các thành viên sẽ ứng dụng kỹ năng này không chỉ trong hoạt động tham gia tổchức chương trình mà còn trong các lĩnh vực của đời sống
10 Kỹ năng quản lý tiền bạc
Không phải sinh viên nào cũng biết cách quản lý tiền bạc Tuy nhiên
Trang 30thông qua việc tham gia hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ, cácbạn sinh viên sẽ không phải lo lắng khi bản thân chưa biết cách quả lý tiền bạchiệu quả Bởi trong quá trình hoạt động tổ chức trò chơi và giao lưu văn nghệ,các thành viên cần phải lập bản dự trù kinh phí, lên kế hoạch và cùng thống nhấttrong việc thu chi, nhằm hạn chế tối đa các khoản chi phí phát sinh không đáng
có Qua đó chúng ta có thể học hỏi cách lập kế hoạch quản lý tiền bạc áp dụngcho chính bản thân mình, để có sự cân bằng trong việc chi tiêu và tránh tìnhtrạng lãng phí
Có thể nói việc tham gia tổ chức các hoạt động trò chơi và giao lưu vănnghệ sẽ tạo môi trường cho sinh viên được cọ xát và phát triển bản thân, rènluyện khả năng sáng tạo và tư duy độc lập Bên cạnh đó, nó còn là môi trườngrất tốt giúp sinh viên học hỏi lẫn nhau, tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, đểsinh viên có điều kiện sáng tạo, năng động hơn, tự tin hoàn thiện, nâng cao kỹnăng mềm và phát huy được điểm mạnh của bản thân
Trang 31Chương 2 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN
KHOA QTVP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ GIAO LƯU VĂN NGHỆ
2.1 Khái quát về sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đứng trước yêu cầu, đòi hỏi của tình hình hình mới hiện nay của đấtnước, thực trạng nguồn nhân lực ngành Nội vụ hiện còn nhiều hạn chế: số lượng
và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hìnhmới; trình độ và năng lực của cán bộ viên chức còn thiếu hụt và hạn chế; côngtác phát triển nguồn nhân lực từ khâu tạo nguồn, đào tạo còn nhiều khó khăn nênvẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn Trong thực tế Bộ Nội vụ đãchủ trương sớm thành lập trường đại học để đáp ứng yêu cầu, kỹ thuật, nghiệp
vụ, bám sát nhiệm vụ quản lý của Bộ, nhất là những lĩnh vực mà chưa có mộttrường đại học nào đào tạo Chủ trương đó đã được triển khai bằng Quyết định
số 1121/QĐ-BNV ngày 04/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án
“Quy hoạch Trường cao đẳng Nội vụ Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020”, trong
đó có việc nâng cấp Trường cao đẳng Nội vụ Hà Nội thành Trường đại học Nội
vụ Hà Nội Chính vì vậy, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo Trường cao đẳng Nội vụ Hà Nộixây dựng Dự án thành lập Trường đại học Nội vụ góp phần xây dựng một độingũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh có đầy đủ phẩm chất, năng lực đểđáp ứng với yêu cầu, đòi hỏicủa thời kỳ phát triển mới của đất nước là thực sựcần thiết Thực hiện chủ trương của Ban cán sự Đảng bộ Bộ Nội vụ, nhà trường
đã khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cấp trường Ngày14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 2016/QĐ-TTg về việcthành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trong suốt những năm 2010 đến 2016, Nhà trường đã nhận được nhiềuthành công cũng như những huân chương cao quý như Huân chương Độc lậphạng ba, Bằng khen của Chính phủ Đặc biệt số lượng các ngành, các khoađược mở rộng đáp ứng nhu cầu của sinh viên, học sinh như ngành Lưu trữ, Quản
lý nhân lực, Quản lý văn hóa, Quản lý nhà nước, Quản trị văn phòng
Trang 32Khoa Quản trị văn phòng là đơn vị thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội,
có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cótrình độ đại học,sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực quản trị văn phòng, thư
ký văn phòng, kế toán, thống kê và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tácquốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệphục vụ phát triển kinh tế - xã hội Khoa đào tạo và giảng dạy cho sinh viên vềkhối kiến thức chuyên sâu về quản trị văn phòng như:
- Nghiệp vụ thư ký lễ tân văn phòng
- Soạn thảo và quản lí văn bản
- Công tác lưu trữ
- Tổ chức sự kiện
- Hành chính văn phòng
- Tổ chức các hội nghị
- Công tác hậu cần
Sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là những ngườinăng động nhiệt huyết, các hoạt động phong trào của khoa diễn ra sôi nổi Nhàtrường luôn coi trọng và nâng cao bồi dưỡng những kỹ năng mềm cho sinh viên,trong đó có kỹ năng tổ chức sự kiện, đây là kỹ năng mềm cần thiết và quan trọngtrong công tác QTVP
2.2 Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Để làm rõ thực trạng về kỹ năng mềm của sinh viên chúng tôi đã phát ra
130 phiếu khảo sát cho sinh viên Khoa QTVP và thu về 112 phiếu, ngoài ra cònphát ra 20 phiếu khảo sát cho các giảng viên Khoa QTVP, thu về 13 phiếu và cóphỏng vấn một số bạn sinh viên Khoa QTVP và các bạn sinh viên khoa khác cảTrường Đại học Nội vụ Hà Nội
* Mức độ hiểu biết chung về kỹ năng mềm của sinh viên Khoa Quản trị Văn phòng Trường Đại học Nội vụ
Sinh viên Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, được các thầy cô
và các bạn sinh viên đánh giá là năng động nhất trường, tham gia các hoạt động
Trang 33Đoàn trường rất sôi nổi Tuy nhiên nhận xét trên chỉ đúng với một bộ phận sinhviên của Khoa Trên thực tế, vẫn còn rất còn rất nhiều sinh viên hạn chế về kỹnăng mềm.
Để hiểu rõ hơn về mức độ hiểu biết của sinh viên về kỹ năng mềm chúngtôi đã phát phiểu khảo sát và được kết quả như sau:
Bảng đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên Khoa QTVP
trường Đại học Nội vụ về kỹ năng mềm
Biểu đồ 1: Mức độ hiểu biết của sinh viên Khoa QTVP trường Đại học Nội vụ về kỹ năng mềm
Để có cái nhìn khách quan và sự đánh giá chính xác hơn chúng tôi đã đưa
ra câu hỏi tương tự cho các thầy cô Khoa QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
và thu về kết quả như sau: