1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên ngành sư phạm mầm non trường đại học sư phạm Hà Nội 2

73 633 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 9,64 MB

Nội dung

GDTC là một bộ phận của giáo dục toàn diện, ngày nay GDTC là môn học bắt buộc trong tất cả các bậc học từ mầm non đến Đại học, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo con người “phát triển cao v

Trang 1

1 Đặt vấn đề

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà Nước, của toàn xã hội và mỗi gia đình Đã từ lâu, Đáng, Nhà Nước, xã hội và mỗi

gia đình nhận thức rõ và ổi tới những biện pháp thiết thực để bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ, phát huy tối đa các năng lực trí tuệ, thể chất cho thế hệ trẻ, phát triển phù hợp với sự tiến bộ của thời đại

GDTC là một bộ phận của giáo dục toàn diện, ngày nay GDTC là môn

học bắt buộc trong tất cả các bậc học từ mầm non đến Đại học, nhằm thực

hiện mục tiêu đào tạo con người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về Thể

chất, phong phú về tinh thần và trong sang về đạo đức” [8] Nhận thức được

vị trí, vai trò của GDTC trường học, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu

tư cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo đội ngũ GV chuyên môn, xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng nhằm góp phần đây mạnh công tác giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

GDMN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt nền móng cho sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ Mục tiêu của GDMN

là giúp trẻ phát triên về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thắm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một GDMN tạo sự khới đầu cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo

Để thực hiện được mục tiêu trên, cần nhận thức đúng đắn rằng: Mọi

năng lực, chức năng của trẻ chỉ có thể hình thành, phát triển tốt khi cơ thể khỏe mạnh và có khả năng tư duy Khi đó việc học tập và giáo dục mới phát huy vai trò chủ đạo, có tính quyết định đến việc hình thành chức năng, năng

lực cho trẻ Điều đó, thể hiện vai trò to lớn của GDTC đối với sự phát triển

Trang 2

triển cơ thé trong suốt cuộc đời sau này của đứa trẻ

Đội ngũ GVMN là lực lượng lòng cốt, biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục Xu thế đổi

mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người GVMN Trước hết, đó phải là giáo đục, một công dân gương mẫu, có

tư cách đạo đức, có lỗi sống lành mạnh, hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng GVMN không chỉ đống vai trò truyền đạt trí thức khoa học kỹ thuật, dạy trẻ những kỹ năng vận động cơ bản mà đồng thời phải là người tổ

chức và trực tiếp thực hiện các hoạt động GDTC cho trẻ

Vì vậy, chương trình GDTC cho trẻ em lứa tuối mầm non là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng GVMN, tăng cường cơ sở

vật chất và đảm bảo các điều kiện khác để nâng cao chất lượng GVMN Thực trạng, chương trình môn học GDTC hiện hành tại trường ĐHSP

Hà Nội 2 còn bộc lộ một số hạn chế cơ bản: Nội dung chương trình, khối

lượng kiến thức và phương pháp đảo tạo chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của SV ngành SPMN, hiệu quả hướng nghiệp của chương trình còn nhiều hạn chế Trong một khóa học tồn tại hai chương trình đào tạo về GDTC hoàn toàn

độc lập và tách rời nhau

Với 75 tiết thuần túy về lý thuyết của chương trình GDTC cho SV mim non (căn cứ vào Quyết định số 286/QĐ - QLKH của hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội 2 năm 2005 đã ký), không trang bị về kỹ năng vận động

Chương trình GDTC dành cho SV khối không chuyên với 150 tiết (30 tiết lý

thuyết, 120 tiết thực hành),(căn cứ vào hướng dẫn số 904/ÐH, Quyết định số

3244/GD - ĐT và Quyết định số 1262/GD - ĐT của bộ trưởng Bộ GD&ĐT), chỉ trang bị cho SV về kiến thức và thể lực chung Như vậy, cùng một lúc nhà trường đào tạo song song hai chương trình GDTC, nhưng SV ngành SPMN

Trang 3

năng lực về: Lựa chọn bài tập, sử dụng các bài tập vận động nhằm hình thành

và hoàn thành các năng lực tự thoát hiểm cho SV mầm non, lựa chọn trò chơi

vận động trong các giờ học cho trẻ mầm non

Vì vậy để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong đào tạo GVMN và đổi mới GVMN, là dùng giáo viên đề “cải cách” giáo dục Với đề tài: “Nâng cao hiệu quả chương trình Giáo dục Thể chất cho sinh viên ngành sư phạm mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”, tôi mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường mầm non nói chung và trong đào tạo giáo viên ngành SPMN nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng tô chức GDTC ở trường mầm non đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quá đào tạo GV ngành SPMN trường ĐHSP Hà nội 2

3 Giả thuyết khoa học

Chương trình GDTC dành cho SV ngành SPMN (Chương trình GDTC chung và Chương trình phương pháp GDTC cho trẻ mầm non), còn nhiều hạn chế Lãng phí về thời gian,chất lượng và hiệu quả đào tạo không đáp ứng nhu cầu thực tiễn Nếu tiến hành đổi mới chương trình môn học GDTC dành cho

SV su phạm mầm non theo hướng:

Lồng ghép hai chương trình (GDTC chung và GDTC đào tạo GVMN) thành một chương trình thì cùng một lúc thực hiện được hai chức năng đó là:

- Phát triển thê chất cho SV

- Đào tạo năng lực tiến hành GDTC cho trẻ mầm non

Trang 4

TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU

1.1.Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

GDMN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người, nhà giáo dục học người Nga, Makarenco đã viết: “Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ đã được hình thành trước tuổi lên năm Những điều dạy trẻ trong thời

kì đó, chiếm 90% tiến trình giáo dục trẻ về sau, việc giáo dục đào tạo con

người vẫn tiếp tục, nhưng lúc đó là bắt đầu nếm quả, cùng những nụ hoa đã được vun trồng trong năm đầu tién.” [8] Điều đó cho thấy rằng: Việc nuôi dạy “con người” bắt đầu từ những năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn lao về nhân văn, xã hội và kinh tế, nhưng lại vô cùng vắt vả và khó khăn.[2]

- Trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi (trường mam non)

1.1.2 Mục tiêu của Giáo dục Mâm non

Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thê chất, tình cảm, trí tuệ, thắm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho

trẻ vào lớp một

1.1.3 Yêu cầu về nội dung, phương pháp Giáo dục Mầm non

Nội dung GDMN phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo duc, giúp trẻ phát triển

Trang 5

bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người trên, yêu quý anh, chị, em, bạn bẻ, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học

Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện, chú trọng việc nêu gương, động

viên, khích lệ

1.1.4 Chương trình Giáo dục Mầm non

Chương trình GDMN thê hiện mục tiêu GDMN, cụ thể hóa các yêu cầu

về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tô

chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thâm mỹ, hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ em ở lứa tuổi mam non

1.1.5 Cơ sở Giáo dục Mầm non

Cơ sở GDMN bao gồm:

- Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi

- Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ từ ba tuôi đến sáu tuổi

- Trường Mầm non là cơ sở giáo đục kết hợp nhà trẻ và Mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi

1.2 Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của Giáo viên Mầm non

1.2.1 Khái niệm về nghề nghiệp

Nghề nghiệp theo tiếng Latinh “Professio” có nghĩa là công việc

chuyên môn được hình thành một cách chính thống, là dạng lao động đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó, là cơ sở hoạt động cơ bản g1úp con người ton tại

Theo tác giá E.A.Klimov thì: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có) nó tạo cho con người khả

Trang 6

việc tồn tại và phát triển” [5]

Theo từ điển Tiếng việt, khái niệm nghề nghiệp là: “Công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội” [9]

Từ một số khái niệm trên, có thế hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (Sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân Và bất cử nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong đó một hệ thống giá trị: Tri thức nghề,

kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại Những giá trị này

có thể hình thành theo con đường tự phát (tức là do tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sống với cộng đồng mà có), hoặc theo con đường tự giác (do được đào tạo trong các cơ sở trường, lớp dài hạn hay ngắn hạn)

Như vậy: Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thé tạo ra sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và xã hội

1.2.2 Khái quát về nghề sư phạm

Ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, khi con người chỉ săn

bắn và hái lượm, loài người đã có nhu cầu chuyền đạt và lĩnh hội kinh

nghiệm Nhờ đó mà kinh nghiệm của con người được giữ gìn và cũng nhờ đó

mà xã hội loài người tồn tại và phát triển Hoạt động truyền đạt và lĩnh hội đó được gọi là hoạt động dạy học Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động

dạy học được thực hiện bởi người nhà giáo, dạy học được coi là một nghề trong xã hội và ta gọi đó là nghề dạy học hay nghề sư phạm Nghề sư phạm là nghề đào tạo ra những con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của

Trang 7

giáo dục, xây dựng nên tâm hỗn, nhân cách con người

Trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào thì nghề sư phạm đều cần thiết và

quan trọng Vì giáo dục là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc Người nhà giáo có vai trò to lớn trong quá trình giáo dục thé hệ trẻ, là người quyết định chất lượng đào tạo và là “cái cầu nối” giữa nền

văn hóa nhân loại và dân tộc, là mắt xích trong sợi dây chuyền nối liền các thế

hệ, các thời đại, là người trao “tín vật” của hiện tại cho tương lai Chính điều

đó làm cho hoạt động của người nhà giáo trở nên thiêng liêng và giàu sáng tạo

Xã hội càng phát triển, càng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với người lao

động Do vậy vai trò và nhiệm vụ của công việc đào tạo thế hệ trẻ, chuẩn bị

cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống, hòa nhịp với xã hội ngày càng trở nên nặng nề hơn Trong thời đại ngày nay, chức năng của người nhà giáo rất toàn diện, nhà giáo không chỉ là người truyền thụ tri thức khoa học hiện đại mà còn là người tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh

Như vậy: Nghề sư phạm là một lĩnh vực hoạt động của người nhà giáo theo sự phân công của xã hội, trong đó người thầy sử dụng các năng lực thể

chất tinh thần và toàn bộ nhân cách của mình để dạy, giáo dục, đào tạo thế hệ

trẻ trở thành những con người hữu ích cho xã hội

Lao động của người nhà giáo không giống như lao động của các ngành nghề khác Lao động của người nhà giáo không trực tiếp tạo tạo ra của cai vật chất, nhưng lao động của người nhà giáo cao quý và giá trị ở chỗ nó sáng tạo, phát triển nhân cách và trí tuệ con người - sản phẩm cao quý nhất của xã hội,

Đó là nét đặc thù riêng, độc đáo của LĐSP mà không nghề nào

có được

Trang 8

LĐSP nhằm giáo dục thế hệ trẻ, hình thành ở họ những phẩm chất và năng lực của xã hội yêu cầu LĐSP là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và

người học, là quá trình truyền thụ kinh nghiệm và tri thức của thế hệ trước cho thế hệ sau

1.2.3 Đặc điểm hoạt động của nghề Giáo viên mẫm non

1.2.3.1 VỊ trí của người giáo viên trong xã hội hiện đại

Người GV có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục

của Đảng, Nhà nước, nhà giáo là cầu nối liền giữa nền văn hóa dân tộc và nhân loại với sự tái sản xuất nền văn hóa ấy trong chính đứa trẻ Hoạt động của người GVMN gồm có: Hoạt động dạy, hoạt động giáo dục, hoạt động tự

hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động xã hội

Thời đại ngày nay người GV không chỉ có chức năng truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn có chức năng tác động tích cực đến sư hình thành nhân

cách của học sinh Người GV phải có tính tích cực công dân, có ý thức trách

nhiệm xã hội hăng hái tham gia phát triển cộng đồng, GV phải có lòng yêu trẻ

hợp tác với trẻ Nhà trường hiện đại phải tô đậm tính nhân văn của mình,

trong đó hoạt động của người GV phải chú ý đến mục tiêu nhân văn Một giờ lên lớp không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức khoa học, hình thành các

kỹ năng cụ thể mà phải hướng vào tạo dựng, phát triển nhân cách của học

sinh Vì vậy quá trình dạy học và giáo dục, nhà giáo có nhiệm vụ đào tạo, vun

trồng từng học sinh, làm nảy nở hết bản sắc của mỗi học sinh để chúng trở thành con người có đặc trưng cá nhân

1.2.3.2 Đặc thù lao động của Giáo viên Mdm non

Đối tượng lao động trực tiếp của người GVMN là trẻ từ 0,3 - 6 tuổi Các em có quy luật tâm sinh lí riêng, là lứa tuổi ân những khả năng phát triển rất lớn Do đó, nhà giáo phải có tình thương yêu, lòng tin và sư tôn trọng đối

Trang 9

nhưng cương quyết

Lao động của GVMN tạo ra sản phâm đặc biệt, đó là trang bị cho trẻ

em kỹ năng sống, kỹ năng vận động, khả năng tư duy và nhân cách trước tuôi ngồi trên ghế nhà trường phô thông

Suy nghĩ cho thấy con người chỉ sinh ra con người, còn giáo đục mới sản sinh ra nhân cách Nói cách khác, lao động của nhà giáo là lao động sản xuất ra nhân cách, sản xuất ra giá trị nhân loại Sản phẩm lao động của nhà giáo gắn liền với tương lai dân tộc, loài người Lao động của nhà giáo là tạo sức lao động mới trong từng con người Nghề dạy học là nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động

Khác với GV các bậc học khác, GVMN là được đảo tạo để giảng dạy toàn diện các môn học thuộc cấp học, nên họ có tác động cực kỳ to lớn đến tâm hồn, nhân cách và trí tuệ của trẻ Họ vừa là người dạy chữ, dạy kiến thức,

dạy những kỹ năng cơ bán của cuộc sống, vừa là người quản lý giáo dục, người tô chức quá trình dạy học, người chịu trách nhiệm toàn diện và triệt để

đối với sự tiến bộ của trẻ

1.2.3.3.Yêu cầu chuẩn về nghề nghiệp giáo viên mâm non

“Không còn nghi ngờ gì, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào không khí chung của nhà trường, nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là ở nhân cách người giáo viên, con người thường xuyên tiếp xúc với trẻ Ảnh hưởng

nhân cách của người giáo viên lên tâm hồn trẻ tạo nên một sức mạnh giáo dục

to lớn mà sách giáo khoa, các lời thuyết giáo đạo đức, khen thưởng và trách phạt không thẻ thay thế được”.(K.D.Usinxki)[2]

Do đó, người GVMN cần có yêu cầu chuẩn về nghề nghiệp như sau:

Yêu cầu thuộc lĩnh vực phâm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chấp

hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

Trang 10

nước, là người có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh và giản dị, yêu nghề, mến trẻ, thân thiện với đồng nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ bằng tình thương, sự công bằng và trách nhiệm,

Tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp cận nhu cầu xã hội để phát triển,

đóng góp cho ngành nghề trong công tác xã hội hóa GDMN Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức: hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi

mầm non, nắm vững chương trình GDMN hiện hành của Bộ GD&ĐÐT; hội tụ

đầy đủ kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phát triển thể chất cho trẻ Có kiến thức xã hội sâu rộng, định hướng phát triển đối với trẻ;

có phương pháp tô chức hoạt động chơi cho trẻ, tạo nhiều tình huống, khơi dậy sự hứng thú, tính tò mò thúc đây sự phát triển của trẻ lứa tuôi mầm non Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm: “biết lập kế hoạch theo

dõi, chăm sóc, giáo dục trẻ theo tuần, theo tháng, theo năm Tổ chức các hoạt

động chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng

tạo của trẻ; dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ, chăm sóc cho bản thân; biết

quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp; giao tiếp, ứng xử nhẹ nhàng với đồng nghiệp, gia đình trẻ và những người xung quanh

1.3 Giáo dục Thể chất trong hoạt động đào tạo của bậc học Mầm non 1.3.1 Cơ sớ khoa học của lý luận Giáo dục Thể chất cho trẻ em

1.3.1.1.Cơ sở khoa học xã hội

Trang 11

chất bẩm sinh của con người cũng tương tự như: “Sự giáo dục”- bắt chước

của loài vật như đổi, chạy, nhảy Với lập luận này, trên thực tế họ đã phủ nhận vai trò của lao động và tư duy - một hiện tượng mới về chất đã làm cho con người khác biệt với các loài vật Theo họ, thực tiễn của hình thức giáo

dục này nhằm thỏa mãn những yêu cầu bản năng nào đó và hầu như không có liên quan đến yêu cầu xã hội Họ đã phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa xã

hội và giáo dục và cả nội dung của giáo dục

Các nhà duy vật lý luận cho rằng, GDTC là một hiện tượng xã hội, là phương tiện phục vụ xã hội, chủ yếu nhằm nâng cao thể chất, đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tinh thần của con người Họ khẳng định rằng, chỉ khi nào con người tự giác tập luyện các bài tập thể dục, nhằm phát triển cơ

thể của bản thân để chuẩn bị cho những hoạt động nhất định, thì lúc đó mới

có GDTC thực sự

Các tư tưởng tiến bộ về giáo dục toàn diện con người cho rằng con người phải được phát triển hài hòa về thé chat va tinh than, đã xuất hiện trong

kho tàng văn hóa chung của xã hội loài người từ nhiều thế kỷ trước đây

Từ nhà triết học cỗ Hi Lạp Aristốt (384-322 T.CN), những người theo chủ nghĩa nhân đạo thời Phục Hưng như: Moongtenghơ (1533-1592), những người theo chủ nghĩa không tưởng như Saint-Simon (1760-1825), Robert Owen (1771-1858), đến các nhà bác học và giáo dục nỗi tiếng của Nga như M.V.Lômôxốp (1771-1765), V.G.Belinxki (1811-1848), K.Đ.Usinxki (1824- 1870), N.G.Strecnusepxki (1828-1889), P.Ph.Lexgap(1837-1909) và nhiều

người khác nữa, đã phát triển, bảo vệ tư tưởng của học thuyết về sự phát triển

hài hòa giữa năng lực thê chất và tinh thần của con người

Tuy nhiên, do tính chất của quan hệ xã hội và lịch sử trong các chế độ

ấy, thực tế đã không vượt ra khỏi giới hạn của những ước mơ tuy cao đẹp nhưng không có điều kiện khách quan để biến thành hiện thực

Trang 12

Trên cơ sở nghiên cứu một cách sâu sắc các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, Các Mác và Ăngghen đã chứng minh sự phụ thuộc của giáo

dục vào điều kiện vật chất, khám phá xã hội và giai cấp của giáo dục Các

Mác nhắn mạnh: “Giáo dục trong tương lai sẽ kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục, đó không những là biện pháp để tăng thêm sức sản xuất của

xã hội, mà còn là biện pháp duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn điện” [13]

Các Mác đã phát hiện ra sự tái sản xuất trong mỗi con người để xã hội

phát triển Ông coi GDTC là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là điều kiện tất yêu đối với việc phát triển con người một cách toàn diện GDTC

là phương tiện quan trọng dé phát triển thê lực con người và nó phải được bắt

đầu từ lứa tuổi nhỏ GDTC cho trẻ mầm non là cơ sở phát triển toàn điện, rèn

luyện cơ thể, hình thành những thói quen vận động cần thiết cho cuộc sống Như vậy, luận điểm về tính tất yếu của sự thống nhất giữa thể chất và tỉnh thần, luận điểm về sự phát triển toàn diện giữa các mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ và lao động trong học thuyết của Mác và sau này người kế tục là V.I.Lênin đã trang bị cho lí luận GDTC phương pháp nhận thức và cho phép nghiên cứu sâu sắc những quy luật sư phạm trong quá trình GDTC cho con người nói chung cũng như cho trẻ mằm non nói riêng

*Cơ sở tâm lí học

Căn cứ vào kiến thức về tâm lí học trẻ em như: lý thuyết hoạt động, các

đặc điểm tâm lí lứa tuổi, các trạng thái tâm lí lứa tuổi, các trạng thái tâm lí và

các thuộc tính tâm lí của trẻ em, các nhà giáo dục thiết kế hệ thống phương pháp GDTC phù hợp với trẻ em

*Cơ sở giáo đục học

GDMN cung cấp những kiến thức về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trẻ

em, những quan điểm cơ bản, các nguyên tắc xây dựng chương trình chăm

Trang 13

sóc và giáo đục, các phương pháp, hình thức tô chức chăm sóc giáo dục trẻ,

trong đó có GDTC là một bộ phận của giáo dục phát triển toàn diện

1.3.1.2 Cơ sở khoa học tự nhiên

Cơ sở khoa học tư nhiên của lý luận GDTC là toàn bộ các chuyên môn

khoa học mà nhiệm vụ của chúng là nghiên cứu những quá trình phát triển sinh học của con người Những kiến thức về đặc điểm giải phẫu, sinh lí, vệ

sinh trẻ em giúp cho việc bảo vệ sức khỏe trẻ, việc tổ chức sinh hoạt hợp lí và

hoạt động vận động của các em Những kiến thức khoa học này được xây

dựng trên cơ sở học thuyết của các nhà sinh học vĩ đại như: I.M.Xêtrênnôp

(1829-1905), I.P.Paplôp (1849-1936) và những người kế tục

Các học thuyết đó bao gồm: Học thuyết về sự thống nhất giữa cơ thê và

môi trường, học thuyết về mối liên hệ tạm thời của các phản xạ có điều kiện

và sự hình thành định hình động lực, học thuyết về hệ thần kinh cao cấp

1.3.2 Nhiệm vụ và nguyên tắc giáo dục Thể chất cho trẻ em lứa tuổi mam non

1.3.2.1 Nhiệm vụ Giáo dục Thế chất cho trẻ em lứa tuoi Mam non

*Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe

Nhiệm vụ quan trọng cua GDTC 1a bao vé va tang cường sức khỏe cho

trẻ nhằm đảm bảo sự phát triển thể lực toàn diện

Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe gồm: Chăm sóc, nuôi dưỡng và rèn luyện

một cách khoa học, chăm sóc trẻ khi ăn, ngủ, nghỉ, chơi và học, đảm bảo việc

thực hiện chế độ sinh hoạt đúng giờ giác cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng,

rèn luyện cơ thé trẻ bằng các hình thức tiết học Thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi

Như vậy, nhiệm vụ rèn luyện cơ thể trẻ được triển khai thông qua việc: Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước tác động của những điều

Trang 14

kiện môi trường xung quanh Củng cỗ cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý, góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật

*Nhiệm vụ giáo dưỡng

Hình thành và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo vận động phát triển các

tố chất thể lực, thói quen vệ sinh cho trẻ, trang bị cho trẻ một số kiến thức sơ

phát triển các tố chất thể lực cho trẻ: Sự nhanh nhẹn, khéo léo, sự mạnh mẽ, bén bi

Rèn luyện những thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của trẻ Cần giáo dục cho trẻ thói quen tuân thủ chế độ sinh hoạt hàng ngày

Tùy từng độ tuổi của trẻ, ta cần truyền đạt một số hiểu biết có liên quan đến GDTC Những kiến thức lĩnh hội được giúp trẻ có ý thức tự giác trong luyện tập và biết sử dụng các phương tiện GDTC ở trường, ở gia đình tốt hơn Thông qua các tiết học Thẻ dục, cần dạy trẻ những kiến thức về tên gọi

và cách sử dụng những dụng cụ thể đục đơn giản như: bóng, vòng, gậy

*Nhiệm vụ giáo dục

- GDTC với giáo dục đạo đức: Trong các giờ học Thể dục, trò chơi vận

động hoặc thể dục sáng, GV nên nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của trẻ, tạo cho trẻ những hiểu biết nhất định về đạo đức Ngoài ra có thể giáo dục trẻ những phẩm chất ý chí như lòng đũng cảm, tính kiên trì, biết kiềm chế, tính kiên quyết, tính tổ chức ký luật

Trang 15

- GDTC với giáo dục trí tuệ: Trong quá trình tập luyện, GV sử dụng hệ

thống phương pháp dạy học khác nhau tác động đến quá trình nhận thức của

trẻ, yêu cầu trẻ phải tư duy tích cực để ghi nhớ và nhớ lại cách thức thực hiện

bài tập Đối với trẻ mầm non, điều quan trọng là phải giáo dục trẻ những cảm

xúc tích cực, đảm bảo sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, phát triển khả năng

vượt qua những trạng thái tâm lí tiêu cực

- GDTC với giáo dục thâm mỹ: Trong quá trình đạy bài tập cho trẻ, GV phải làm mẫu Các động tác mẫu phải đẹp, chính xác giúp trẻ nhận thức đúng đắn về cái đẹp Chính các bài tập TDTT cũng chứa đựng nhiều yếu tố nghệ

thuật như tập với dụng cụ, tập theo nhạc, Thể dục đồng diễn Điều này hình

thành cho trẻ có được nhận thức về cái đẹp, tạo khả năng cảm thụ âm nhạc,

nhịp điệu

- GDTC với giáo dục lao động: Quá trình GDTC cũng chính là quá

trình giải quyết một số nhiệm vụ lao động Trong các giờ luyện tập thể dục,

trẻ có thể tham gia chuẩn bị và thu đọn dụng cụ thể dục Thông qua các trò chơi vận động có chủ dé trẻ sẽ hiểu được tính chất của các nghề nghiệp và các thao tác lao động của người lớn

Như vậy, quá trình GDTC cho trẻ mam non cần đảm bảo kết hợp chặt chẽ với tất cả các mặt giáo dục toàn diện

1.3.2.2 Các nguyên tắc Giáo dục Thể chất cho trẻ em lứa tuổi mâm non

* Nguyên tắc hệ thong

Nguyên tắc hệ thống là nguyên tắc đầu tiên được vận dụng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục và giảng dạy các bài tập thể chất Bản chất nguyên tắc hệ thống được thê hiện:

- Tính thường xuyên, lặp lại, biến đối các buổi tập với sự luân phiên hợp lí giữa vận động và nghỉ ngơi

Trang 16

- Tính tự hợp lí của từng buối tập và mối liên quan giữa các mặt khác nhau của nội dung bên trong

Như vậy, các buổi tập thường xuyên mang lại hiệu quá lớn hơn so với các buổi tập thất thường hoặc gián đoạn

- Động viên trẻ tham gia vào việc phân tích các bài tập thể dục và đánh

giá việc tập luyện của các bạn

- Giáo dục tính chủ động, tự lập, sáng tạo khi thực hện bài tập thể chất

* Nguyên tắc trực quan

Nguyên tắc trực quan biêu hiện những vấn đề sau:

- Tính trực quan là tiền đề cần thiết đề tiếp thu động tác

- Tính trực quan không những là tiền đề, mà còn là điều kiện không thê

thiếu được của việc hoàn thiện hoạt động vận động

- Mối quan hệ tương hỗ giữa tính trực quan trực tiếp và gián tiếp

* Nguyên tắc vừa sức và giáo dục cá biệt

Nguyên tắc này được biểu hiện như sau:

- Xác định mức độ vừa sức

- Những điều kiện về mặt phương pháp đối với tính vừa sức

- Cá biệt hóa theo xu hướng chung và theo các con đường riêng trong GDTC

* Nguyên tắc phát triển

Nguyên tắc phát triển được thể hiện như sau:

Trang 17

- Sự cần thiết phải thường xuyên đổi mới các nhiệm vụ với xu hướng chung là tăng cường lượng vận động

- Những điều kiện để phức tạp hóa nhiệm vụ tập luyện và những hình thức nâng cao lượng vận động (hình thức tăng theo đường thắng, bậc thang, làn sóng.)

* Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong tập luyện

GV thường xuyên kiểm tra, tổ chức sắp xếp bài giảng hợp lý, sao cho phù hợp với nội dung và yêu cầu kỹ thuật, kiến thức đề ra, cách bố trí, sắp xếp

sân bãi, dụng cụ, bảo hiểm

GV cần chú ý:

- Đảm bảo thứ tự tiết học, hướng dẫn, giải thích, làm quen với các kỹ

thuật động tác, từ đó tăng dần độ khó của bài tập, tăng dần lượng vận động

- Giúp trẻ tự tin, sẵn sàng vượt khó trong tập luyện

- Tiến hành kiểm tra thiết bị, dụng cụ tập luyện, quần áo, dày dép của

GV và trẻ phải gọn gàng

- Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe cho trẻ

Tóm lại: Không thể nguyên tắc nào có thê đảm bảo chức năng hoạt động GDTC một cách đầy đủ nếu các tắc khác bị trừ Chỉ trên cơ sở thống nhất các nguyên tắc mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất của từng nguyên tắc

1.3.3 Đặc điểm phát triển thể chất ở trẻ em lứa tuổi mm non

* Đặc điển phát triển của trẻ em lứa tuổi mẫm non

Thẻ chất là chất lượng cơ thể con người có thể vận dụng vào thực hiện

một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao

Phạm trù Thể chất thường bao gồm các mặt về: Tầm vóc cơ thể, năng

lực cơ thể, năng lực thích ứng của cơ thể, trạng thái tâm lý

Trang 18

Phát triển Thể chất là quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh

học của cơ thể con người, là tong hợp các đặc tính hình thái của cơ thể, đặc

trưng cho quá trình trưởng thành của cơ thê ở mỗi giai đoạn phát triên

Mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để

trẻ phát triển thé chất, ngôn ngữ, nhận thức và tình cảm Nói đến sự phát triển thể chất của trẻ em là đề cập đến sự lớn lên của trẻ em về mặt hình thể nên ngoài những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng với

độ tuổi

Như vậy, đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em dựa vào các chỉ số

về hình thái (chiều cao, cân nặng, vòng đầu ) và chức năng sinh học (nhịp tim, nhịp hô hắp, huyết áp ) của cơ thể

Sự phát triển thé chất của trẻ em khác nhau theo từng lứa tuổi và diễn

ra theo quy luật nhất định trong cùng một độ tuổi Sự phát triển thể chất có liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền và môi trường sống của trẻ em Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các lĩnh vực phát triển vận động và tinh thần của trẻ

- Tuổi nhà trẻ: Trẻ từ 0 - 3 tuổi: Một trong những chỉ số quan trọng của

sự phát triển thể chất là sự tăng cân bình thường Ngoài ra cần chú ý đến chỉ

số chiều cao, kích thước vòng đầu, mọc răng Tình trạng các hệ cơ, hệ

xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng cũng như sự phát triển tâm lý có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cân đối của trẻ

- Tuổi mẫu giáo: Trẻ từ 3 - 6 tuổi: Đây là thời kỳ thuận lợi để trẻ tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết Trẻ em lứa tuôi này lớn nhanh, cảm thấy như gầy hơn, mất vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ Đặc trưng của trẻ em lứa tuổi này là cơ thê phát triển chưa ổn định và khá năng vận động

còn hạn chê

Trang 19

* Đặc điểm phát triển vận động ở trẻ em

Phát triển vận động của trẻ trong nam dau

- Giai đoạn từ I,5 - 3 tháng: Giai đoạn này trẻ đã có thời gian thức sau

khi ăn nên ta có thể bắt đầu áp dụng một số bài tập vận động cho trẻ Điều kiện cơ bán để phát triển đầy đủ thể lực và thần kinh ở giai đoạn này là tạo cho trẻ có trạng thái cảm xúc tốt Có thể áp dụng các bài tập xoa vuốt nhẹ các

ngón tay và chân để giảm trương lực cơ gấp, tăng khả năng duỗi của cơ Đến cuối tháng thứ hai sang tháng thứ ba tập cho trẻ biết nâng và giữ đầu cao, có ý

nghĩa lớn cho sự phát triển của não Sự vận động của đầu làm cho tuần hoàn

tốt hơn, mở rộng sự hiểu biết của trẻ, não nhận thức được nhiều kích thích từ

bên ngoài

- Giai đoạn từ 3 - 4 tháng: Giai đoạn này đã có sự cân bằng trương lực

cơ và cơ duỗi của tay, trẻ có thé co, duỗi tay dễ dàng Ta có thể áp dụng các bài tập thụ động cho tay như: Cho trẻ duỗi các ngón tay, sờ vào tay của mình, với lắc hay giữ đồ chơi Chân của trẻ chưa có sự cân bằng trương lực giữa cơ

co và duỗi nên cần tập các bài tập xoa vuốt nhẹ, bai tap phan xa cho chan va bàn chân

- Giai đoạn từ 4 - 6 tháng: Ở trẻ đã có sự cân bằng trương lực cơ co và

duỗi của chân, xuất hiện động tác trườn Các nhóm tay, chân, ngực và bụng

được củng có Tháng thứ tư đến tháng thứ năm trẻ đã hình thành đường dẫn truyền thính giác, khi cho trẻ tập nên phối hợp đếm để tăng mức độ nhịp nhàng của động tác và rèn luyện phản xạ vận động với âm thanh Tháng thứ sáu trẻ có thê lẫy thành thạo, có thể đứng hoặc ngồi nếu được đỡ lưng và bắt đầu tập bò

- Giai đoạn từ 6 - 9 tháng: Trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh các vận động và các hoạt động tương đối nhịp nhàng Tháng thứ bảy, trẻ biết nâng người bằng hai tay, hai chân và bò Đây là giai đoạn quan trọng trong quá

Trang 20

trình phát triển, là vận động chuyền từ tư thế nằm sang đứng, củng cố các cơ lưng, bả vai, tác động đến cột sống Đến tháng thứ tám trẻ có thể ngồi và đứng vịn Do vậy, giai đoạn này cần dạy trẻ các bài tập củng cố cơ toàn than, nhằm phát triển khả năng ngồi, bò, đứng và đi men cho trẻ Hệ thống tín hiệu

thứ hai tiếp tục được hoàn thiện, trẻ hiểu được một số từ, bắt đầu nói bap be

nên trong quá trình tập luyện cần nói chuyện với trẻ để điều khiên động tác

- Giai đoạn từ 9 - 12 tháng: Trẻ có thể thay đổi tư thế trong không gian một cách dễ dàng, nên tập cho trẻ những bài tập thay đối tư thế đứng, ngồi, đi

theo vật chuyên động cho trẻ tập với đồ chơi khác nhau, tập bắt chước các

vận động của người hướng dẫn, kết hợp với việc sử dụng lời nói để hướng sự chú ý của trẻ đến việc thực hiện bai tập

Phát triển vận động cho trẻ hai tuổi: Sự phát triển vận động diễn ra trên cơ sở của những vận động tự ổi bộ, cảm giác thăng bằng, vận động bò, vận động lăn và ném Như vậy, khi trẻ lên hai, đa số các vận động cơ bản đã

được hình thành, trừ vận động chạy và nhảy Khi quan sát trẻ chơi cho thấy, trẻ có khả năng bắt chước cao và dần tự thực hiện được động tác Khả năng phối hợp vận động của trẻ hai tuổi cũng trở nên rõ rệt hơn

Vai trò điều chỉnh của trẻ ở lứa tuổi này tốt hơn, các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng,các quá trình kìm hãm được phát triển Trẻ

có cảm giác thường xuyên đòi hỏi thay đổi vận động, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh, cần phải luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi

Sự phát triển vận động của trẻ điễn ra trên cơ sở những vận động đi, chạy và

cảm giác thăng bằng, vận động nháy, vận động bò và ném Như vậy, đề phát

triển những vận động khác nhau ở trẻ, phải sử dụng nhiều loại dụng cụ khác

nhau nhằm gây hứng thú và lòng ham muốn vận động của trẻ

Phát triển vận động của trẻ bốn tuổi: Tốc độ phát triển thể lực lứa tuổi

này chậm hơn lứa tuổi trước, nhưng quá trình cốt hóa của xương diễn ra

Trang 21

nhanh Khá năng làm việc của hệ thần kinh còn yếu, nên nếu vận động nhiều,

nặng thì trẻ nhanh mệt mỏi Phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh,

song củng cố còn chậm Vì vậy những thới quen vận động mới được hình

thành bền vững, đễ sai lệch Sự phát triển vận động của trẻ diễn ra trên cơ sở

những vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng vận động nhảy, vận động ném, truyền, bắt, vận động bò, trườn, trẻo

Phát triển vận động của trẻ năm tuổi: Giai đoạn này trẻ trở nên cứng cáp hơn, biết tự lực, rất hiếu động và không biết mệt mỏi, các mệt mỏi của trẻ

dần đi đến hoàn thiện Vì vậy, sự vận động của trẻ cần được người lớn theo

dõi, kiểm tra Khả năng chú ý của trẻ tăng, trẻ hiểu được nhiệm vụ của mình trẻ có thể thực hiện được những động tác quen thuộc bằng nhiều cách, trong

một thời gian dài hơn, với lượng vận động lớn hơn Các vận động của trẻ đạt

tới mức độ chính xác, nhịp nhàng, biết phối hợp vận động của mình với các bạn: Trẻ có khả năng quan sát hình ảnh động tác mẫu của GV ghi nhớ đề thực hiện lại Do đó, phải tăng dần yêu cầu đối với trẻ dé giúp trẻ hoàn thiện vận động, sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau giúp trẻ thực hiện động tác một các có ý thức và đạt hiệu quả cao hơn Chú ý thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá quá trình vận động của trẻ Lứa tuổi này sự phát triển vận động của trẻ diễn ra trên cơ sở những vận động đi, chạy và phát triển cảm giác

thăng bằng, vận động nhảy, vận động ném, trườn, tréo

Phát triển vận động của trẻ sáu tuổi: Tốc độ trưởng thành của trẻ tăng

rất nhanh, tỷ lệ cơ thể đã cân đối, tạo ra tư thế vững chắc, cảm giác thăng bằng được hoàn thiện, sự vận động tốt hơn Hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt,

trẻ có khả năng chú ý cao trong quá trình tập luyện bài tập vận động Các vận động cơ bán được thực hiện tương đối chính xác, mềm dẻo, thể hiện sự khéo

léo trong vận động, lực cơ bắp được tăng lên Sự phát triển vận động của trẻ

Trang 22

diễn ra trên cơ sở những vận động đi, vận động nhảy, vận động chạy,

bò, ném

Như vậy, dựa vào đặc điểm phát triển Thể chất và vận động của trẻ ở

từng độ tuổi mam non, ta sẽ lựa chon những nội dung và phương pháp hướng dẫn vận động phù hợp với trẻ dé có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình tập luyện

1.3.4 Nội dung và hình thức của bài tập Giáo dục Thể chất cho trẻ em hia tudi mam non

1.3.4.1 Nội dung của bài tập Giáo duc Thể chất cho tré mam non

Con người sinh ra và lớn lên ai cũng momg muốn được khỏe mạnh cơ thể phát triển cân đối hài hòa Song đề đạt được điều đó họ cần giáo dục và tố

chức tập luyện thể đục một các có hệ thống nhằm hoàn thiện dần về cơ thể

ngay từ những năm tháng đầu tiên

Tập luyện thể dục, không chỉ hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống mà còn rèn luyện các phẩm chất ý chí, đạo đức, nếp sống lành mạnh, ý thức tổ chức kỷ luật, tình cám tập thé, tu thế đúng, óc thâm mỹ

tinh tế, nâng cao sức khỏe, kéo dai tuổi thọ - chuẩn bị cho con người đầy đủ những yếu tố cần thiết về mặt sức khỏe để bước vào cuộc sống, học tập, lao động Do vậy, môn học Thể dục được đưa vào giảng dạy ở tất cả các trường

từ bậc học mầm non đến đại học

*Các bài tập Thể dục

Bài tập Thể duc gồm một hệ thống động tác được chọn lọc, tác động

lên toàn bộ cơ thể con người, tăng cường các quá trình chức năng cơ bản, thuận lợi cho sự phát triển cân đối và nâng cao trương lực sống

Bài tập Thể đục có tác dụng đầy mạnh các quá trình sinh lí trong cơ thé

và củng cô sức khỏe cho trẻ Giúp hình thành đúng những hoạt động vận động

và phát triển các tố chất thể lực

Trang 23

Bài tập Thể đục cho trẻ em lứa tuổi mầm non là là bài tập thé duc bao gồm: Bài tập đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung và bài tập vận động

cơ bản

- Bài tập đội hình đội ngũ: Là loại bài tập thể chất sử dụng vận động đi với nhiều hình thức khác nhau

Bài tập đội hình đội ngũ cho trẻ ở trường mầm non thực hiện nhiều

trong thể dục buổi sáng, tiết học thể dục, giáo dục âm nhạc và sử dụng trong trò chơi vận động

Luyện tập đội hình đội ngũ giúp trẻ phát triển khả năng chú ý, phối hợp hành động khi hoạt động tập thể, khả năng định hướng trong không gian, rèn luyện tư thế đúng như: Đi thắng, bước dứt khoát và bồi dưỡng tính tô chức kỷ

luật, tỉnh thần tập thể, tính tự giác cho trẻ

Nội dung tập luyện đội hình đội ngũ đối với trẻ em các lứa tudi, tir 18 tháng tuổi trở lên, khi trẻ biết đi vững, bắt đầu cho trẻ tập luyện đội hình

đội ngũ

+ Đối với trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi, có: Đội hình tự do, đội hình vòng

cung, đội hình vòng tròn, quay về phía có vật chuẩn, đứng thành hàng dọc, đứng thành hàng ngang

+ Đối với trẻ 3 - 4 tuổi có: Đội hình vòng tròn, xếp hàngtheo tổ, từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang, từ hàng ngang chuyền thành hàng dọc, quay phải, quay trái, quay đằng sau

+ Đối với trẻ 4 - 5 tuổi có: Xếp thành I1 - 2 vòng tròn, xếp thành hàng dọc, hàng ngang, từ hàng đọc chuyên thành hàng ngang và ngược lại, từ một hàng dọc chuyển thành hai hàng dọc và ngược lại

+ Đối với trẻ từ 5 - 6 tuổi có: Xếp hàng dọc, hàng ngang theo tố, chuyển một hàng dọc (ngang) thành hai hàng đọc (ngang) và ngược lại, một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại

Trang 24

- Bài tập phát triển chung: Là một hệ thống động tác được chọn lọc có tác dụng phát triển và củng cố những nhóm cơ bắp riêng biệt như cơ bản vai,

cơ tay, cơ lưng, cơ ngực

Bài tập phát triển chung có tác dụng củng có và tăng cường sức khỏe

cho trẻ, nâng cao trạng thái hoạt động của cơ thể ảnh hưởng tích cực lên hệ

thần kinh Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng bằng con đường củng cố các bắp cơ riêng biệt, củng cố

hệ xương, đặc biệt là sự hình thành đúng độ cong của cột sống, tạo nên tư thế đúng, điều hòa vận động có ý thức và chủ động

Nội dung tập luyện đội hình đội ngũ đối với trẻ em các lứa tuổi:

Trẻ em từ 3 - 12 tháng tuổi được chia thành các giai đoạn sau:

+ Với trẻ em từ 3 - 6 tháng cần dạy những bài tập sau:

Nằm ngửa bắt chéo hai tay trước ngực, nằm ngửa tay co, tay duỗi, nằm ngửa co duỗi đều hai chân, nằm ngửa chân co chân duỗi, đứng nhún nhảy, (4 -

6 tháng), lẫy sắp (4 - 6 tháng), tập trườn (5 - 6 tháng)

+ Với trẻ từ 6 - 9 tháng cần dạy trẻ những bài tập sau:

Nằm ngửa bắt chéo hai tay trước ngực, nằm ngửa co duỗi đều hai chân, nằm ngửa chân co, chân duỗi, nằm ngửa nâng hai chân duỗi thẳng, trường

theo đồ chơi (6 - 7 tháng), tập bò (7 - 9 tháng) tập ngồi (8 - 9 tháng), ngồi tay

co, tay dudi (8 - 9 tháng) vị đứng lên, ngồi xuống (8 - 9 tháng)

+ Với trẻ từ 9 - 12 tháng cần tập những bài tập sau:

Nằm ngửa bắt chéo hai tay trước ngực, nằm ngửa co duỗi đều hai chân, nằm ngửa nâng hai chân duỗi thẳng, ngồi tay co tay duỗi, ngồi đưa tay ra mọi phía, nằm ngửa, luân phiên đưa thẳng từng chân lên, chuyên từ ngồi xuống nằm (9 - 10 tháng), bò theo hướng thẳng, đứng vịn và đi men, tập chững (10 -

12 thang) tap di (11 - 12 tháng)

Trẻ em từ 12 - 24 tháng được chia thành các gia1 đoạn sau:

Trang 25

+ Với trẻ em từ 12 - 18 tháng cần dạy trẻ những bài tập sau:

Tập đi (12 - 15 thang), di theo hướng thẳng (14 - 18 tháng), đi cầm vật trên tay (16 - 18 tháng), bò qua vật cản (12 - 18 tháng), bò chui dưới vật, lăn bóng bắng hai tay, ném bóng bằng một tay về phía trước (17 - 18 tháng)

+ Với trẻ em tir 18 - 24 thang: Cac bài tập hô hap (ngiri hoa, thôi bóng,

gà gáy) các bài tập phát triển cơ tay, vai, các bài tập phát triển cơ lưng, bụng, các bài tập phát triển cơ chân

+ Trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi: Sử dụng các bài tập hô hấp, các bài tập phát

triển cơ tay, vai, các bài tập phát triển cơ bụng, lườn, các bài tập phát triển

phiên chân trước chân sau)

+ Trẻ em từ 5 - 6 tuổi: Sử dụng các bài tập hô hấp, các bài tập phát triển

cơ tay, vai, các bài tập phát triển cơ bụng, lườn, các bài tập phát triển cơ chân,

các bài tập bật nhảy (bật về phía trước, qua gậy, vòng, bật tách chân, bước

chân, nhảy bước đệm trên một chân, đổi dáng nhảy chân sáo, bật luân phiên chân trước chân sau)

- Bài tập vận động cơ bản: Là những vận động cần thiết cho hoạt động

của con người trong cuộc sống Khi hoạt động chúng thu hút phần lớn cơ bắp tham gia và nâng cao hoạt động sống của toàn bộ cơ thể, đây mạnh các quá

trình sinh lý Như vậy, chúng tác động và tạo ra sự phát triển thể lực và sức

khỏe cho trẻ Luyện tập vận động cơ bản sẽ góp phần hoàn thiện khả năng

Trang 26

làm việc của hệ thần kinh, hệ xương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, các tố chất vận động và khả năng định hướng trong không gian cũng được phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển thể chất cho trẻ

Nội dung các bài tập vận động cơ bản cho trẻ: Các bài tập đi, chạy, thăng bằng, các bài tập vận động nhảy - bật, các bài tập vận động ném,

chuyền, bắt, các bài tập bò, trườn, tréo, (theo từng độ tuổi khác nhau)

*Trò chơi vận động

Trò chơi vận động là loại vận động tích cực, đây là một trong những phương pháp GDTC tốt nhất cho trẻ mầm non, rất phong phú về số lượng, đa dạng về nội dung và tạo cho các em có diều kiện sáng tạo và phát triển tư duy của mình một cách độc lập trong những trường hợp cụ thê Đa số các trò chơi

vận động dành cho trẻ mam non đều mang tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm

sinh lý và khả năng tưởng tượng của trẻ

Nội dung trò chơi vận động đối với trẻ em các độ tuổi:

- Đối với trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi: Đuôi bắt, cô đuôi kịp ú tìm, thăm

bạn búp bê, mang đồ chơi đến cho cô, bò tới đồ chơi, bò chui qua cổng

- Đối với trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi: Kéo cưa lừa xẻ, đi qua cầu, con rùa,

gấu dạo chơi trong rừng (23 - 24 thang), méo va chim sẻ (23 - 24 tháng)

- Đối với trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi: Mèo và chim sẻ, nu na nu nống,

chim sẻ và ô tô, con bọ dừa, bong bóng xà phòng, con rùa, bóng tròn to, bịt

mắt bắt dê, bắt bướm, dung dăng dung dẻ, trời nắng trời mưa, gà trong vườn

rau, phi ngựa, vượt đoàn tàu

- Đối với trẻ 3 - 4 tuổi: Quá bóng nảy, bắp bướm, ô tô và chim sẻ, gấu

và ong, nhảy qua suối nhỏ, đuôi bóng, ném qua dây, tín hiệu máy bay, chó sói xấu tính

Trang 27

- Đối với trẻ 4 - 5 tuổi: Thi xem tổ nào nhanh, ném còn, bắt chước, tạo dáng, cáo và thỏ, ai ném xa nhất, mèo và chim sẻ, đi như gấu, bò như chuột,tung cao hơ nữa

- Đối với trẻ 5 - 6 tuổi: Nhảy tiếp sức, ai nhanh hơn, kéo co, đua ngựa, nhảy lò cò, ai ném xa nhất, ném bóng vào rỗ, cáo và thỏ

1.3.4.2 Hình thức của bài tập Giáo đục Thể chất cho trẻ mẫm non

Nhiệm vụ của GDMN là giúp trẻ phát triển toàn diện cả về Thê chất, trí tuệ, đạo đức và thấm mỹ Các mặt này phải phát triển ở trẻ một cách đan

quyện, hài hòa Từ những đặc điểm này, việc GDMN không thực hiện riêng lẻ

mà cần thống nhất các hình thức mang tính tổng hợp nhằm tác động đồng bộ đến nhân cách toàn vẹn của trẻ

Những hình thức GDTC cho trẻ mẫu giáo là sự tổng hợp nhiều dạng

hoạt động của trẻ Sự tong hòa những hình thức đó tạo nên chế độ vận động

nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thể chất, củng cố sức khỏe của trẻ

Hình thức của các bài tập Thé chất bao gồm hình thức bên ngoài và cấu trúc bên trong của nó Hình thức bên ngoài của bài tập Thể chất biểu hiện ở mối quan hệ giữa không gian, thời gian và sử dụng sức lực khi thực hiện bài tập Cấu trúc bên trong của bài tập thể chất là sự phối hợp và tác động lẫn nhau giữa các quá trình diễn ra trong cơ thể khi thực hiện bài tập Mối liên quan và sự phối hợp các quá trình sinh lý, tâm lý trong từng trường hợp cụ

thể là khác nhau,

Như vậy, duy trì mối tương quan hợp lý giữa nội dung và hình thức của

bài tập thé chat va điều kiện cần thiết dé sử dụng hợp lý các bài tập thé chat trong thực tiễn GDTC

Trang 28

Chuong 2

NHIEM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nhiệm vụ I:Đánh giá thực trạng chương trình môn học GDTC đối

với SV ngành SPMN trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Nhiệm vụ 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo môn học GDTC

cho SV ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Nghiên cứu tài liệu, văn kiện của Đảng, Nhà Nước, Bộ GD - ĐT về chiến lược phát triển con người, về giáo đục và TDTT

- Nghiên cứu chương trình hoạt động môn học GDTC hiện hành của

trường ĐHSP Hà Nội 2

- Phân tích và tong hop tai liéu thu thap duoc về thực trạng GDTC và hoạt động học tập của SV ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2.2.Phương pháp phóng vấn

Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng phiếu hỏi dé phỏng vấn các đối

tượng có liên quan đã được lựa chọn, các đối tượng đó là:

- Các GV giảng dạy môn GDTC và các cán bộ quản lý

- SV thực tập sư phạm chuyên ngành GDMN

Nội dung phỏng vấn là những vấn đề liên quan đến chương trình GDTC cho SV ngành SPMN trong các trường Đại học Về nội dung chương trình, phương pháp tô chức các hoạt động GDTC của SV chuyên ngành GDMN.

Trang 29

2.2.3 Phương pháp quan sát sự phạm

- Thu thập thông tin về: Hoạt động dạy học GDTC của GV tại trường

mam non

- Thu thập thông tin về: Hoạt động học tập của SV ngành SPMN, năng

lực điều khiển - tổ chức hoạt động GDTC của SV

2.2.4 Phương pháp toán học thống kê

Với số liệu thu được trong quá trình tổ chức nghiên cứu thực nghiệm sư phạm chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê đề sứ lí số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu

2.3 Đối tượng nghiên cứu và khách thế nghiên cứu

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả chương trình GDTC cho SV ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang 30

Chuong 3

KET QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1.Thực trạng chương trình môn học giáo dục thể chất đối với sinh viên ngành sư phạm mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

3.1.1 Đánh giá chương trình môn học Giáo dục Thể chất cúa trường Đại học Sự phạm Hà Nội 2

Căn cứ vào chương trình GDTC hiện hành của Bộ GD&ĐT, tài liệu

liên quan tới lĩnh vực TDTT, khoa GDTC của trường ĐHSP Hà Nội 2 đã biên soạn chương trình GDTC đành cho SV toàn trường với mục đích phát triển

thê chất, tăng cường sức khỏe và chuẩn bị thể lực cho SV hoàn thành tốt khóa

học kết thúc mỗi năm học SV tự đánh giá trình độ thể lực thông qua tiêu

chuẩn rèn luyện thân thể Với hình thức học nội khóa, nhiệm vụ của chương

trình là trang bị những kiến thức về lý luận và kỹ năng cơ bản, phương pháp

tự tập luyện, tổ chức thi đấu, luật và trọng tài một số môn thể thao Kết thúc

khóa học mỗi SV sẽ được khoa GDTC cấp chứng chỉ

Chương trình GDTC của trường ĐHSP Hà Nội 2 gồm 150 tiết, chia thành 5 học phần, thực hiện qua 5 học kỳ ngay từ kỳ học đầu tiên, mỗi học

phần SV thực hiện 30 tiết (6 tiết lý thuyết, 24 tiết thực hành) Kết thúc từng học phần đều có quá trình kiểm tra đánh giá, tổ chức thi theo hình thức vấn

đáp và thực hành Nội dung thi là toàn bộ kiến thức, kỹ năng SV được học trong học phần đó Quá trình đánh giá cho điểm được tiến hành theo chuẩn kiến thức và kỹ năng được quy định tại chương trình môn học

Chương trình môn học GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2 (được trình bày ở bảng 3.1)

Thông qua bảng 3.1 cho thấy: Nội dung và thời gian cho từng học phần như vậy là hợp lý, phù hợp với đặc điểm của người học Khi ra

Trang 31

trường,ngoài công tác giáng dạy chính SV có thể tổ chức các hoạt động phong trào trong trường phô thông Chương trình đã đáp ứng được mục tiêu dao tạo Bảng 3.1: Phân phối nội dung và thời gian học tập chương trình Giáo dục

Thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

ĐHSP Hà Nội 2 chỉ mang tính hỗ trợ về thể lực, kiến thưc và kỹ năng một 36

môn thê thao trong chương trình học SV ngành SPMN không được trang bị

về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non, tính nghề không được thể hiện sẽ gây khó khăn cho SV khi thực tập tại những cơ sở mầm non Đề thấy rõ được hạn chế trên, đề tài tiến hành đánh giá chương trình GDTC trường ĐHSP Hà Nội

* Chương trình GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2 được đánh giá qua các tiêu chí:

Trang 32

+ Nhận thức của SV trước và sau khi thực hiện chương trình

+ Nội dung chương trình

+ Triển khai đảo tạo

+ Kết quả đào tạo

- Với các hình thức đánh giá:

+ Đánh giá thông qua giáo viên giảng dạy

+Đánh giá thông qua chuyên gia GDTC và cán bộ quản lý

+ Đánh giá thông qua SV

Đánh giá chương trình và nhận thức của SV được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn (phiếu hỏi)

Các đối tượng sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi đó là:

- 20 GV trực tiếp giảng dạy môn GDTC cho SV,

- 10 cán bộ quản lý

- 50 SV lớp K34 ngành SPMN

Kết quả tổng hợp ý kiến được thê hiện ở bảng 3.2, 3.3, 3.4

Từ kết quả thống kê ở bảng 3.2, 3.3, 3.4, có một số kết luận sau về những mặt còn tồn tại của chương trình 150 tiết

*Mục tiêu của chương trình

Mục tiêu của chương trình tống quát phù hợp với đổi hỏi thực tiễn

GDTC của bậc mầm non, tuy nhiên cần đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng loại năng lực cần đào tạo

*Nội dung của chương trình

- Nội dung chưa sát với thực tiễn công tác GDTC bậc mam non

- Ham luong kiến thức còn hạn chế

- Nội dung và phương pháp đào tạo chưa phát huy được tính tích cực học tập của SV

Trang 33

Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến đánh giá chương trình 150 tiết của giáo viên

trực tiếp giảng dạy GDTC cho SV ngành SPMN (n =20)

Nội dung phỏng vẫn Dong y Không đồng ý kiến

Sô % Sô % Sô % lượng lượng lượng Đánh giá về chương trình

Có mục tiêu phù hợp với yêu cầu của

thực tiên

Nội dung chương trình chưa phù hợp

15 75 5 25 0 0 muc tiéu dao tao

Nội dung chương trình chưa được biên

soạn theo phương pháp tích cực hóa học 15 75 5 25 0 0

tap cua SV

Nội dung chương trình chưa chú ý giáo

20 100 0 0 0 0 dục nhận thức nghê nhiệp của SV

Kiên thức đào tạo chưa đáp ứng yêu câu

S 20 100 0 0 0 0 nghê nghiệp

Đánh giá kết quả học tập của SV theo

mục tiêu đào tạo

Khả năng làm mẫu kỹ thuật động tác

` 20 100 0 0 0 0 chưa đạt yêu câu

Khả năng tô chức và điều khiển giờ học

` 17 85 3 15 0 0 chua dat yéu cau

Khả năng giải quyết nhiệm vụ chuyên

môn trong một giờ học chưa đạt yêu 20 100 0 0 0 0

Trang 34

Bang 3.3: Tong hop y kién danh gia 150 tiết của chuyên gia, cán

Đánh giá vê chương

trình

Mục tiêu đào tạo quá

của chương trình

SV không ý thức được

yêu cầu nghề nghiệp qua

nội dung chương trình

Trang 35

Bang 3.4:Téng hợp ý kiến đánh giá chương trình 150 tiết của SV K34 ngành SPMN (n=50)

Mức độ đánh giá

Ai 2 A a Không đông | Không có

TT Nội dung phỏng vân Đông ý ý ý kiến

Sô % Sô % Sô %

lượng lượng lượng

I Đánh giá tình hình thực hiện chương trình môn học

Thể dục ở bậc mầm non

1 | Giang day môn học Thê dục ở bậc học mầm non chủ yếu | 50 | 100 0 0 0

do giáo viên chủ nhiệm lớp đảm nhận 0

2 Khă năng thực hiện chương trình môn học Thê dục của 45 90 5 0 0

GV chủ nhiệm lớp ở bậc mầm non còn quá nhiều hạn chế 10

3 Khó khăn cơ bản đề nâng cao chất lượng giờ học Thẻ dục 50 100 0 0 0

ở bậc mầm non là trình độ chuyên môn GV còn thấp 0

II Tự đánh giá khả năng giảng dạy môn học Thể dục ở

bậc học mầm non qua thực tập sư phạm

1 Khả năng làm mẫu động tác còn hạn chế 50 100 0 0 0

0

2 Khả năng biên soạn giáo án giảng đạt còn yếu 43 86 7 0 0

4

3 | Khả năng sử dụng các vấn đề chuyên môn để giải quyết | 50 | 100 0 0 0

nhiệm vụ giờ học còn gặp nhiều lung túng 0

4 Những hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình là 50 100 0 0 0

5 Bản lĩnh nghề nghiệp ( năng lực chuyên môn, năng lực sư 50 100 0 0 0

2 | Giang dạy môn học Thẻ chất theo hướng đào tạo nghề cho | 50 | 100 0 0 0

SV ngành SPMN là đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay 0

của thực tiễn mầm non

3 Việc dạy và học môn GDTC theo hướng đào tạo nghề có 44 88 6 2 0 0

thể tiến hành hiệu quả trong đào tạo GVMN nếu có

chương trình và thời lượng đào tạo phù hợp hơn

4 Định hướng đào tạo GVMN có khả năng dạy môn thể dục 42 84 8 6 0 0

ở bậc mầm non là đúng

Trang 36

Mức độ đánh giá

` lượng % lượng % lượng %

IV | Đánh giá về chương trình môn học GDTC

1 | Nội dung môn học chưa phù hợp với mục tiêu | 50 | 100 0 0 0 0

đào tạo và thực tiễn mam non

2_| Thời lượng chương trình còn thiếu dé thyc hién| 43 | 86 7 |J14| 0 |0

mục tiêu đào tạo đề ra

3_ | Chương trình chưa tạo cho SV gắn với thực tiễn | 50 | 100 0 0 0 0

mam non

4 | Chương trình chưa có tác dụng giáo dục nhận| 50 | 100 0 0 0 0 thức nghề nghiệp cho SV

V | Đánh giá tính tích cực học tập của SV đối với

môn học GDTC trong quá trình đào tạo

I | Thường xuyên tự học tập và rèn luyện để đạt kết| 10 |20 | 40 |80] 0 |0

quả cao

2 | Thường xuyên quan tâm tìm hiểu về công tác 0 0 50 |10 0 0

riêng

3 |Có ý thức tích lũy kiên thức chuyên môn và| 18 36 32 |64 0 0 NVSP để nâng cao năng lực công tác sau khi ra

trường

VI | Đánh giá về công tác tích cực của các môn học

khác đối với môn GDTC

5 | Sinh lý học, tâm lý học trẻ em 30 |100 0 0 0 0

Ngày đăng: 08/10/2014, 01:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w