Phương pháp này sẽ giúp các em rèn luyện kĩnăng sống như tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân, khả năng hợp tác… Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp thảo luận nhóm
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài
1.Lí do khách quan
Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhâncách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học cao hơn nữa Lànhững chủ nhân tương lai của đất nước đòi hỏi các em phải có vốn kiến thức cần thiếtcho bản thân Để giúp học sinh có vốn kiến thức đó, nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ởtiểu học nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống Tiếng Việt, chuẩnTiếng Việt, rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp Trong đó,phân môn luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng có ý nghĩa to lớntrong chương trình Tiếng Việt tiểu học Bởi lẽ, nó không chỉ giúp học sinh mở rộng
hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu mà
nó còn rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu và cách sử dụng dấu câu Phân mônluyện từ và câu còn bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu,giúp học sinh ccó ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp, rèn luyện pháttriển tư duy bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh
Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn luyện từ và câu sẽ giúp các
em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn Từ đó, các em tích lũy cho mình nhữngkiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác trong TiếngViệt như chính tả, tập làm văn… và các môn học khác như Toán, Tự nhiên xã hội, Âmnhạc, Mĩ thuật… Trên hết là phân môn luyện từ và câu sẽ khơi dậy trong tiềm thứctâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của Tiếng Việt, có ý thức bảo vệ và giữgìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ, góp phần hình thành phát triển nhân cách của conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Phân môn luyện từ và câu có vai trò quan trọng như thế, vậy bản thân mỗi giáo viên sẽlàm gì để dạy tốt nó?
Là người giáo viên, mỗi chúng ta phải biết đổi mới phương pháp dạy học, kếthợp những phương pháp dạy học khác nhau nhằm gây hứng thú cho học sinh, giúpviệc học đạt kết quả cao hơn Trong đó, phương pháp thảo luận nhóm không những cótác dụng lớn trong việc giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức, biết bày tỏ thái độ, quanđiểm, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở phân tích, nhận xét, phát triển tư
Trang 2duy khoa học mà nó còn tạo điều kiện cho các em phát huy tính tích cực trong học tập,khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của bản thân.
Hơn thế nữa, sự phát triển của xã hội cuối thế kỉ XX đầu thế kỷ XXI đồi hỏicon người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như: năng lực làm việcnhóm, năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực giải quyết vấn đề do cuộc sống thực tiễnđặt ra…Chính vì thế mà tại điều 28.2 luật giáo dục quy định “ phương pháp giáo dụcphổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học Bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vận dụngkiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh” Và chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo quyết định
số 201/2001 TTg ngày 28/12/2001 của thủ tướng chính phủ) ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổimới hiện đại hóa phương pháp giáo dục Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ độngthầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cậntri thức, dạy cho người học phương pháp tự học tự thu nhận thông tin một cách có hệthống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân Tăngcường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập.”
Trước những yêu cầu cấp thiết do thời đại đặt ra, chúng ta cần phải thay đổi cănbản, toàn diện nền giáo dục, thay đổi phương pháp dạy học sao cho hiệu quả Trong sốnhững phương pháp hiện nay thì rõ ràng không có biện pháp nào đem lại hiệu quả khảquan bằng phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp này sẽ giúp các em rèn luyện kĩnăng sống như tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân, khả năng hợp tác…
Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp thảo luận nhóm trong dạyhọc, vì vậy tôi đã đi tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này với đề tài nghiên cứu: “sửdụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học luyện từ và câu ở tiểu học.” Từ đótôi xin phép đưa ra một vài ý kiến với mong muốn giúp các bạn đọc hiểu kĩ hơn vềcách sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong phân môn luyện từ và câu, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà
2.Lí do chủ quan
Mặt khác, xuất phát từ nhu cầu của cá nhân, qua phần nghiên cứu này tôi sẽ cóthêm sự hiểu biết sâu rộng hơn về phương pháp thảo luận nhóm, nâng cao kĩ năng sửdụng để dạy học phân môn luyện từ và câu Đây cũng là kinh nghiệm, là vốn kiến thứcquý báu để phục vụ cho quá trình giảng dạy sau này
Trang 3II.Mục đích - ý nghĩa.
Đối với bản thân tôi, bài nghiên cứu đã giúp tôi khắc sâu kiến thức, có thêmkinh nghiệm vô cùng quý báu về phương pháp thảo luận nhóm Đây cũng là tài liệu đểtôi có thể vận dụng sáng tạo trong quá trình dạy học sau này
Từ việc tiếp thu những ý kiến của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiêncứu vấn đề này tôi dự kiến sẽ đóng góp thêm tiếng nói của mình giúp các bạn đọc hiểusâu hơn về phương pháp thảo luận nhóm
Khi hướng đến đề tài này tôi mong nó sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúpcác
bạn sử dụng thành thạo và đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức thảo luận nhóm để dạyluyện
từ và câu trong Tiếng Việt tiểu học
III.Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung của đề tài này là đi sâu vào việc sử dụng phương pháp thảo luậnnhóm trong dạy học luyện từ và câu ở tiểu học Từ đó thấy được những lợi ích to lớn
và quan trọng mà phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại Bên cạnh đó là một vài đềxuất của cá nhân tôi nhằm giúp cho người đọc nâng cao kĩ năng sử dụng phương phápthảo luận nhóm trong quá trình giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở chương trìnhTiếng Việt tiểu học
Đối tượng nghiên cứu: những dạng kiến thức, câu hỏi, bài tập sử dụng phươngpháp thảo luận nhóm trong phân môn luyện từ và câu ở Tiếng Việt tiểu học
IV.Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tôi đã sử dụng kết hợp nhiềuphương pháp nghiên cứu khác nhau như:
- Đọc tài liệu tìm hiểu lí thuyết
Trang 4Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương II: Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng phương pháp thảoluận nhóm trong dạy học luyện từ và câu ở tiểu học
Trang 5PHẦN NỘI DUNG Chương I Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
I.Cơ sở lí luận
1.Các học thuyết về thảo luận nhóm
Sự phát triển của xã hội cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đòi hỏi con người cần
có phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như: làm việc theo nhóm, hợp tác, thíchứng, hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra… Những yêu cầutrên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện về học chế đào tạo, cách thiết kếchương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp để đáp ứng tốthơn nhu cầu giáo dục của xã hội
Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, các nước phương Tây đã bắt đầu quantâm đến vấn đề dạy học nhóm Sự ứng dụng của dạy học nhóm là một trong những sựthành công và nhất quán của lĩnh vực giáo dục Ngoài những kết quả đạt được khảquan về chất lượng học tập, mức độ nhận thức, kĩ năng suy luận,… các nghiên cứu dạyhọc nhóm còn đem lại kết quả bất ngờ về kĩ năng giao tiếp đa văn hóa
Mở đường cho những nghiên cứu về hợp tác nhóm trên thế giới là ba họcthuyết: tương thuộc xã hội, phát triển tri thức và thái độ trong học tập
1.1.Thuyết tương thuộc xã hội
Tương tác với người khác là điều cơ bản cho sự tồn tại của con người Trongdạy học, sự tương thuộc xã hội liên quan đến sự nỗ lực của học sinh để phát triển mốiquan hệ tích cực, điều chỉnh tâm lí và thể hiện kĩ năng xã hội
Tiền đề của học thuyết tương thuộc xã hội về hợp tác nhóm giả định rằng: cách
mà tương thuộc xã hội được xây dựng chỉ ra cách mà mọi người tác động lẫn nhau.Một trong những yếu tố quan trọng là phải xây dựng được những lớp học trong đó sựhợp tác có tồn tại Kết quả là sự hợp tác dẫn đến các mối tương thuộc được đẩy mạnhkhi những thành viên động viên và khuyến khích tinh thần nỗ lực học tập
Thuyết tương thuộc xã hội bắt đầu được nghiên cứu vào những năm đầu tiêncủa thập niên 1990, một trong những người sáng lập của Trường Tâm lí học Gestalt,Kurt Koffka đề xuất rằng “nhóm là động lực cho toàn bộ sự tương thuộc của các thànhviên” Năm 1920-1930 đồng nghiệp của Koffka, Kurt Lewin đã tinh chế khái niệm củaông khi nói rằng: “Bản chất của một nhóm là sự tương thuộc với nhau giữa các thànhviên với mong muốn hoàn thành tốt các mục tiêu chung” Cuối năm 1940, Morton
Trang 6Deutsch một học trò xuất sắc của Lewin đã mở rộng lí luận về thuyết tương thuộc xãhội của thầy, xây dựng một lí thuyết hợp tác và cạnh tranh.
Trải qua quá trình nghiên cứu vai trò của sự tương thuộc xã hội về hợp tácnhóm, thuyết tương thuộc xã hội phát biểu rằng: “Nỗ lực hợp tác được dựa trên động
cơ bên trong phát triển bởi những nhân tố cá nhân khi làm việc tập thể và nguyện vọngchung để đạt được một thành quả có ý nghĩa Tập trung vào những khái niệm liên quanđến giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân”
Song song với thuyết tương thuộc xã hội là thuyết phát triển nhận thức
1.2.Thuyết phát triển nhận thức
Triển vọng phát triển nhận thức được đặt nền móng bởi nghiên cứu của JeanPiaget với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho rằng: “Trong khi tương tác cùngnhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cân bằng về nhận thứcgiữa mọi người Các cuộc tranh luận diễn ra liên tục và được giải quyết Trong quátrình đó, những lí lẽ, lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và điều chỉnh Như vậy,học là một quá trình xã hội, trong quá trình đó, con người liên tục đấu tranh giải quyếtcác mâu thuẫn nhận thức”
Để bổ trợ cho hai học thuyết trên trong quá trình học nhóm là thuyết thái độ họctập
1.3.Thuyết thái độ học tập
Lí thuyết hành vi học tập được xây dựng trên những đóng góp của Skinner(nhóm ngẫu nhiên); Homans, Thibaut & Kelley (sự cân bằng giữa giải thưởng và trítuệ); Mesch - Lew - Nevin (ứng dụng của học nhóm) Kết hợp vai trò của ba nhóm lại,học thuyết thái độ học tập cho rằng: “Những nỗ lực hợp tác được tăng cường bởinhững động cơ bên ngoài để đạt được giải thưởng nhóm”
Hay như PGS.TS Nguyễn Hữu Châu đã khái quát học là quá trình cá nhân tựtái tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thức thông qua tương tác với các cánhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có Từ đó, quan niệm về việc học, quan niệm vềhoạt động dạy và phương pháp dạy học cũng thay đổi Hoạt động dạy học là hoạt độngcủa giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người học để họ tự khámphá và thực hiện nhiệm vụ học tập Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhậnthức, xã hội, văn hóa liên nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng haọt động
Trang 7đa dạng, học sinh tự phát hiện, tìm tòi kiến thức, phải có sự hợp tác, gắn kết, chia sẻtrách nhiệm và lợi ích.
2.Cơ sở về tâm lí học
Một số lí thuyết khoa học gần đây đã làm sáng tỏ bản chất của việc học dướinhững cách nhìn mới Tâm lí học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lí con người
đã chỉ ra rằng tâm lí hình thành trong hoạt động
Từ đó, GS.VS Nguyễn Minh Hạc đã nhấn mạnh: “Nhà trường hiện đại ngàynay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động… thu hẹp sự cưỡng bứccủa nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao” “phương pháp giáo dục hoạt động là sự dẫndắt học sinh tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên trong… Hoạt động cùngnhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò có một tácdụng lớn” Từ đó có thể rút ra kết luận: “cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt độngnhóm”, dạy học là tổ chức các dạng hoạt động học tập khác nhau cho học sinh, dạyhọc cần thay đổi phương thức cưỡng bức học sinh học tập bằng phương thức học tậphợp tác, làm việc cùng nhau”
Theo quan điểm tâm lí học lịch sử, L.X.Vưgôtxki cho rằng các chức năng tâm lícấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân trước khi chúngtồn tại ở mức độ tâm lí bên trong Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học, cần coitrọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá Từ đó cần rút ra một nguyên tắc
là dạy học cần tổ chức cho học sinh học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, họctập cùng nhau sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn
3.1.2.Khái niệm hoạt động nhóm
- Theo PGS.TS Nguyễn Thị Sửu trong “Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổthong-2008” có viết: “hoạt động nhóm trong dạy học là một hình thức tổ chức dạy học
mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trongnhững nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra Trong hoạt độngnhóm có nhiều mối quan hệ giao tiếp: giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với
Trang 8học sinh Hoạt động nhóm cho phép các thành viên chia sẻ những băn khoăn, kinhnghiệm của bản than, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới Trong hoạtđộng nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau về tri thức, kĩ năng,phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác”.
- Theo PGS.TS Trịnh Văn Biểu “Hoạt động nhóm trong dạy học ở trường phổthong, hội thảo về nâng cao giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học” nêu: “Hình thứchọc tập theo nhóm là một hình thức dạy học trong đó học sinh không làm việc cá nhânđơn lẻ mà là làm việc tập thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên Trong hoạt động đó, cónhiều mối quan hệ giao tiếp: giữa các học sinh với nhau, giữa giáo viên với từng họcsinh Trong hình thức học tập theo nhóm, từng thành viên trong nhóm không chỉ cótrách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc họctập của các thành viên khác
3.1.3.Khái niệm về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học được hình thành từ môi trườngđại học của các nước tiên tiến trên thế giới trong đầu thập niên 70 của thế kỉ XX Tạinhững nước này có hẳn một môn học giảng dạy cho sinh viên Sư phạm những kĩ năngcần thiết để sau này ra trường, sinh viên sẽ áp dụng trong trường học mà mình côngtác Môn học này được đặt tên là “năng động tập thể”, trong tiếng Anh là Groupdynamics Môn học này chuyên rèn luyện làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nênphương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Hầu như học dưới mái trường đại học,trong lớp cũng như ngoài lớp, các giáo viên đều cho học sinh làm việc theo tổ nhómtrước khi sinh viên ra trường Cái lợi nhất của phương pháp này là làm cho học sinhquen thuộc với môi trường làm việc chung trước khi chính thức đi vào làm việc tại cáccông ti, xí nghiệp, nhà máy, cơ quan trong xã hội dần dần, phương pháp làm việctheo nhóm nhỏ được mang ra áp dụng không những ở cấp đại học mà còn ở cả trunghọc phổ thông và tiểu học
Tại Việt Nam, một số giáo sư thuộc khoa tâm lí giáo dục của các trường đại họcbắt đầu nghiên cứu và công bố các công trình của mình vào cuối thập niên 1990 vàđem ra áp dụng ở những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI
Vậy phương pháp thảo luận nhóm là gì? Đã có rất nhiều quan niệm đưa ra địnhnghĩa về thảo luận nhóm Cụ thể:
Trang 9- Theo tác giả Nguyễn Văn Cường: “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội củadạy học, trong đó học sinh của lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảngthời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phâncông và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánhgiá trước toàn lớp.
- Tác giả Phan Trọng Ngọ cũng cho rằng: “Thảo luận nhóm là phương pháptrong đó nhóm lớp (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viêntrong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chungcủa nhóm mình về vấn đề đó
- Thống nhất với các quan điểm trên, Nguyễn Trọng Sửu trong công trình “Dạyhọc nhóm - phương pháp dạy học tích cực - Group studying - an active teachingmethod, tạp chí giáo dục số 171” viết: “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội học tậptrong đó, học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời giannhất định, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công vàhợp tác làm việc, kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày, đánh giá trướctoàn lớp Số lượng học sinh của một nhóm thường khoảng 4 - 6 học sinh Nhiệm vụcủa các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là cácphần trong một chủ đề chung Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vậndụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ
đề mới, tìm giải pháp cho những vấn đề được đặt ra Ở mức độ cao, có thể đề ra nhữngmục đích sao cho các nhóm học sinh hoàn toàn độc lập xử lí các đề tài thuộc các lĩnhvực khác nhau và trình bày kết quả của mình cho các học sinh khác ở dạng bài giảng
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể đi đến kết luận:
- Phương pháp thảo luận nhóm trong học tập là phương pháp mà học sinhkhông còn làm việc cá nhân mà là làm việc chung với nhau bằng những nhóm nhỏ,thảo luận chung trong nhóm những vấn đề do giáo viên đề ra nhằm mục đích tìm hiểunhững nội dung và tự giải đáp trước khi vấn đề đó được giải quyết với sự giám sátđiều khiển chung của học sinh lớp học và giáo viên
- Dạy học theo nhóm tức là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường họctập tích cực, trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ (2, 4, 6 em) hoặc chialớp thành các nhóm lớn một cách thích hợp Trong nhóm, học sinh được thảo luận vàhợp tác làm việc với nhau Dạy học theo nhóm học sinh học tập thông qua giao tiếp,
Trang 10trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và có cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và
mở rộng suy nghĩ Còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động gợi mở hướng dẫn,kích thích, và hỗ trợ học sinh bằng những kinh nghiệm giáo dục của mình
Trong dạy học theo nhóm, lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy - trò, giữatrò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh trithức, nội dung học tập thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể Ý kiến cá nhânđược bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độmới Bài học vận dụng được vốn kiến thức của học sinh và cả lớp chứ không phải chỉdựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm của người giáo viên
3.2.Tác dụng và mục đích của phương pháp thảo luận nhóm
Thông qua việc cộng tác thực hiện một nhiệm vụ học tập nhằm phát triển tínhtích cực, tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làmviệc, thái độ đoàn kết của học sinh Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ thực hiệnđược những chức năng và công dụng sau:
- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động và tính trách nhiệm của học sinh:Trong thảo luận nhóm, học sinh phải tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sựtham gia tích cực của các thành viên, đồng thời các thành viên phải có trách nhiệm vềkết quả làm việc của mình Dạy học nhóm hỗ trợ tư duy, tình cảm và hành động độclập, sáng tạo của học sinh
- Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập kĩnăng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm vàkhoan dung trong cách sống, cách ứng xử,…
- Phát triển năng lực giao tiếp: thông qua quá trình cộng tác làm việc giúp chohọc sinh có điều kiện trao đổi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ., phát triển năng lực giaotiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến của người khác Đồng thời các embiết đưa ra và bảo vệ những ý kiến của mình trong nhóm
- Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội: học sinh trong mối tương tác lẫnnhau trong nhóm, có thể giúp đỡ nhau trong học tập; tạo lập, củng cố các mối quan hệtrong xã hội và cảm thấy không phải chịu áp lực từ phía giáo viên
- Tăng cường sự tự tin cho học sinh: học sinh được liiên kết với nhau qua giaotiếp xã hội, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít mắc sai lầm; thông qua giao tiếp sẽ khắcphục sự thô bạo, cục cằn
Trang 11- Phát triển năng lực nghiên cứu phương pháp của học sinh: thông qua thảo luậnnhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thànhdần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa họctrong mọi vấn đề cuộc sống.
- Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hóa: Lựa chọn nhóm theo hứng thúchung hay lựa chọn ngẫu nhiên, các đòi hỏi khác nhau hay như nhau về mức độ khókhăn, cách học tập như nhau hay khác nhau ,…
- Tăng cường tri thức, hiệu quả học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm bàingay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tư duy của mỗi thànhviên Áp dụng phương pháp này sẽ kích thích, khơi dậy niềm đam mê, học sinh tìmkiếm những nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận Trên cơ sở đó, các em sẽthu lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức
-Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng trình bày (kĩ năng thuyết trình) trước đámđông thông qua thuyết trình bài thảo luận của nhóm
3.3.Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong giờ thảo luận nhóm
3.3.1.Nhiệm vụ của giáo viên
Giáo viên phải nắm vững phương pháp tổ chức thực hiện dạy học nhóm Dạyhọc nhóm đòi hỏi giáo viên phải có năng lực lập kế hoạch và tổ chức
Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên trước hết cần chuẩn bị vấn đềthảo luận Vấn đề phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm là vấn đề có tính chấttranh luận Một vấn đề có tính tranh luận là vấn đề có nhiều cách lí giải, suy tưởng đôikhi có mâu thuẫn Sự thành công của thảo luận nhóm là giáo viên đưa ra được các vấn
đề thú vị, thách thức học sinh trả lời, buộc học sinh cùng nhau hợp tác để tìm ra câu trảlời Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và đọc tài liệu liên quan đến vấn đề thảo luận.Tài liệu bao gồm sách giáo khoa và các nguồn tài liệu khác như sách tham khảo, phimảnh,… Sau cùng, giáo viên tiến hành phân nhóm Việc thành lập nhóm (số lượngnhóm và thành viên trong nhóm) dựa trên số lượng học sinh trong lớp, chủ đề thảoluận và nội dung bài học Số lượng thành viên trong nhóm tối ưu là từ 4 đến 7 người.Cách chia nhóm có thể là hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc tùy theo tiêu chuẩn của giáo viên
Khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên di chuyển xung quanh các nhóm, imlặng quan sát các nhóm làm việc Khi học sinh gặp khó khăn, bế tắc hay tranh luậnngoài vấn đề đang thảo luận giáo viên kịp thời can thiệp, hướng dẫn nhóm ra khỏi bế
Trang 12tắc hoặc quay lại vấn đề đang thảo luận Hướng dẫn ở đây là đưa ra vài chi tiết liênquan đến giải pháp, đặt lại câu hỏi cho sáng rõ hơn chứ không đưa ra giải pháp Nếunhóm im lặng quá lâu do hết ý hay không ai có ý kiến, giáo viên tìm hiểu lí do và đặtcâu hỏi cho học sinh trả lời Trường hợp trong nhóm có thành viên “ngôi sao” hoặc cóthành viên quá nhút nhát, giáo viên khéo léo giải quyết vấn đề bằng cách cho rằng ýkiến của thành viên quá nổi trội là đáng ghi nhận nhưng giáo viên muốn nghe ý kiếncủa học sinh nhút nhát.
Cuối buổi thảo luận, nhiệm vụ của giáo viên là nhận xét, bổ sung, định hướngđúng vấn đề, ghi nhận đóng góp của các nhóm, cho điểm
Sau đây là những câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị một tiết dạy họcnhóm:
- Chủ đề có phù hợp với dạy học nhóm không ?
- Các nhóm làm việc nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau ?
- Học sinh có đủ điều kiện, kiến thức để làm việc nhóm chưa ?
- Cần trình bày làm việc nhóm như thế nào cho hiệu quả ?
- Cần chia nhóm theo tiêu chí nào ?
- Cần tổ chức bàn ghế lớp học như thế nào ?
Nếu đặt ra câu hỏi và giải đáp cho các câu hỏi đó thì đã góp một ý nghĩa vôcùng quan trọng cho sự thành công của buổi thảo luận
3.3.2.Nhiệm vụ của học sinh
Học sinh phải chuẩn bị ý kiến cho buổi thảo luận, tham gia thảo luận một cáchtích cực
Nếu ý kiến trùng với ý kiến của bạn trả lời trước thì học sinh cần phải bổ túcthêm hay đưa ra một ý kiến khác Học sinh bảo vệ ý kiến của mình bằng những dẫnchứng thuyết phục nếu ý kiến của bản thân khác với ý kiến của cả nhóm và phải chấpnhận ý kiến đúng đắn Trong khi thảo luận, học sinh cần ghi chép những ý kiến thảoluận trên vở nháp Cuối buổi thảo luận, học sinh nhóm trưởng có trách nhiêmh trìnhbày ý kiến của cả nhóm trước lớp
3.4.Các tiêu chí thành lập nhóm
Có rất nhiều tiêu chí để tạo lập nhóm trong dạy học nhóm, giáo viên có thể ápdụng linh hoạt, không nên dùng một tiêu chí duy nhất cho cả năm học Sau đây là cácphương án lập nhóm với các tiêu chí khác nhau:
Trang 13- Các nhóm gồm các học sinh tự nguyện, chung mối quan tâm: dối với học sinhthì đây là cách dễ chịu nhất để lập nhóm, đảm bảo các công việc thành công nhanhnhất tuy nhiên cách này dễ tạo ra sự tách biệt trong lớp, vì vậy cách tạo lập nhóm nhưthế này không nên là khả năng duy nhất.
- Các nhóm ngẫu nhiên được thành lập theo cách đếm số, bốc thăm,… Cácnhóm như vậy luôn luôn mới và đảm bảo tất cả các học sinh đều có thể học tập chungnhóm với các học sinh khác Tuy nhiên, trong các nhóm này nguy cơ trục trặc sẽ tăngcao Học sinh cần phải làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như vậy làbình thường
- Các nhóm cố định trong một thời gian dài: Các nhóm được duy trì cố địnhtrong một số tuần hoặc một số tháng (một học kì, một năm học,…) Sự ổn định thốngnhất và sự phối hợp làm việc giữa các thành viên sẽ được đảm bảo, tuy nhiên sau khi
đã quen nhau một thời gian dài thì việc lập các nhóm mới sẽ rất khó khăn
- Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu: Những học sinh khá, giỏi tronglớp cùng luyện tập với các học sinh yếu hơn và đảm nhận trách nhiệm của ngườihướng dẫn Trong nhóm này tất cả đều được lợi: Học sinh giỏi đảm nhận trách nhiệm,học sinh yếu được giúp đỡ Ngoài việc mất nhiều thời gian, nhóm này ít có nhượcđiểm, trừ khi những học sinh giỏi hướng dẫn sai
- Phân chia theo năng lực học tập khác nhau: Những học sinh yếu hơn sẽ xử lýcác bài tập cơ bản, những học sinh giỏi sẽ nhận thêm những bài tập bổ sung Học sinh
có thể tự xác định mục đích của mình Tuy nhiên, cách làm này sẽ dẫn đến kết quả lànhóm học tập cảm thấy bị chia thành những học sinh thông minh và học sinh yếu kém,gây ra sự tự ti mặc cảm trong các em
Ngoài ra còn có các cách phân chia khác nhau như phân chia nhóm theo cácdạng học tập (dùng khi học tập theo tình huống), nhóm với các bài tập khác nhau,nhóm phân chia theo giới tính,…
3.5.Các bước tiến hành thảo luận nhóm
3.5.1.Tổ chức nhóm
Ngay buổi đầu của môn học, giáo viên nên thông báo cho học sinh cách tổ chứcnhóm và nội dung học tập của nhóm Việc tổ chức nhóm sao cho giáo viên có thể baoquát được nhóm Số lượng thành viên trong nhóm vừa đủ để làm việc được và đồngthời phải phát huy được tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm
Trang 14Thông thường nhóm chỉ từ 2, 4 đến 6 học sinh và phải có nhóm trưởng Giáoviên có thể phân nhóm ngẫu nhiên hoặc theo một mục đích riêng Cũng có khi để chohọc sinh tự chọn nhóm Việc phân nhóm có nhiều cách khác nhau nhưng miễn sao đạtđược mục đích học sinh có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, tránh tình trạngtrong nhóm chỉ có một vài người làm việc còn những người khác không làm gì cả.
Cơ cấu tổ chức nhóm: Một nhóm có hoạt động hiệu quả cần có cơ cấu tổ chức:
- Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm,nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu hoặc do giảng viên chỉ định
- Có thể có nhóm phó nếu quy mô nhóm lớn để thay thế nhóm trưởng khi nhómtrưởng vắng mặt hoặc hỗ trợ nhóm trưởng trong một số việc
- Thư kí để ghi chép các diễn biến các công việc, thảo luận của nhóm thư kí cóthể thay đổi theo từng công việc hoặc cố định từ đầu đến cuối
- Phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể từng vị trí của các thành viên trong nhóm
- Trưởng nhóm phải có năng lực, nhiệt tình và có uy tín: trưởng nhóm sẽ gópphần quyết định thành công của một nhóm học tập Trong hoạt động của một nhóm,trưởng nhóm đóng vai trò quan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thểlớp về hoạt động của nhóm, là người điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảmbảo cho nhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc các thành viên học tập vàtháo gỡ khó khăn khi cần thiết,… chính vì vậy, trưởng nhóm có ảnh hưởng nhiều đếnchất lượng học tập của cả nhóm
3.5.2.Giao việc cho nhóm
Thực hiện trong toàn lớp bao gồm những hoạt động chính sau:
- Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: thông qua thuyết trình, đàm thoại haylàm mẫu, giáo viên thực hiện việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung; đưa ra các chỉdẫn cần thiết Công việc này có thể giao cho học sinh trình này với điều kiện đã có sựthống nhất và chuẩn bị từ trước cùng giáo viên
- Xác định nhiệm vụ của từng nhóm: xác định và giải thích rõ nhiệm vụ vànhững mục tiêu cần đạt được ở các nhóm Có thể giao cùng một nội dung công việc/đềtài chung cho các nhóm hoặc mỗi nhóm một đề tài khác nhau nhưng mức độ khótương đương nhau Đề tài thảo luận phải thuộc nội dung bài học, có thể có nhiềuhướng khai thác khác nhau Phải đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng Hướng dẫn cụ thể và địnhhướng cách thức làm việc Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn, có tính chất kích
Trang 15thích tính tích cực chủ động làm việc của học sinh Chủ đề nên gắn liền với thực tế đểhọc sinh tìm hiểu và cách giải quyết vấn đề.
- Lựa chọn vấn đề học tập cần chú ý một số điều kiện sau đây:
+Vấn đề trọng tâm chứa đựng thông tin mới
+ Vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ
+ Vấn đề học tập vừa sức với học sinh và tương ứng với thời gian làm việcTrong thực tế vấn đề đưa ra thường ngắn gọn, và thời gian học sinh làm việckhoảng từ 5 - 10 phút Chúng ta sẽ áp dụng ở những tiết giảng có nội dung ngắn gọn
và sử dụng quỹ thời gian kiểm tra, củng cố bài
Lưu ý: đề tài thảo luận nên là những vấn đề mở (chưa có giải đáp trong sáchgiáo khoa) thì mới gây được hứng thú cho học sinh Không nên chọn những câu hỏi
mà trong sách giáo khoa đã có lời giải
Câu hỏi thảo luận phải là những câu hỏi:
+ Câu hỏi phải là câu hỏi mở
+ Câu hỏi phải dễ hiểu: khi đọc lên chỉ hiểu theo một nghĩa Câu hỏi chỉ baohàm một đến hai ý
+ Câu hỏi phải đúng văn phạm
+ Thường là những câu hỏi suy luận: làm thế nào, liệt kê, hãy cho biết, theocác em, hãy trình bày,…
3.5.3.Nhóm thảo luận và thuyết trình
Giáo viên tuyên bố cách thức thuyết trình bằng phương tiện gì? Người thuyếttrình được chỉ điểm ngẫu nhiên hoặc do nhóm chọn và đề cử (nếu nhóm đề cử thì mỗilần thuyết trình cần phải thay người khác để mỗi cá nhân đều có cơ hội thuyết trình).Ngoài ra có thể chấp nhận cho cả nhóm cùng tham gia hỗ trợ thuyết trình và trả lời cáccâu hỏi phản biện Dù thực hiện bằng cách nào nhưng yêu cầu đặt ra là mỗi thành viêntrong nhóm phải hiểu và nắm rõ được nội dung bài thuyết trình của nhóm mình (có thểyêu cầu bất kì thành viên nào trong nhóm lên tóm tắt lại phần nội dung của bài thuyếttrình)
Giáo viên chỉ định nhóm nhận xét và phản biện cụ thể hoặc mời ngẫu nhiên bất
kì hoặc cũng có thể cho phản biện tự do (học sinh xung phong) Nên để cho các lớpđược tự do phản biện trước, nếu không có ai nhận xét và phản biện thì giáo viên mới
Trang 16chỉ định Lúc này, giáo viên nên là người đóng vai trò quan sát, qua đó ghi nhận đúngsai và đánh giá các nhóm.
Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình và cũng có thể hỗ trợnhóm trả lời câu hỏi của các nhóm khác khi nhóm thuyết trình không trả lời được hoặcđặt thêm câu hỏi gợi mở để nhóm có thể trả lời
Trong quá trình các nhóm thảo luận, giáo viên đi tới từng nhóm, lắng nghe, gợi
ý và thăm dò xem nhóm nào làm việc tich cực, hiệu quả hơn Trong điều kiện thời gian
có hạn, có thể mời nhóm đó trình bày trước lớp
- Một số cách báo cáo kết quả thảo luận nhóm:
+ Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung: yêu cầu một nhóm báo cáo toàn
bộ kết quả thảo luận của nhóm mình Những nhóm còn lại bổ sung những điểm khácbiệt của nhóm mình với nhóm vừa báo cáo
+ Dùng phiếu: Các nhóm trình bày kết quả bằng những tấm phiếu và dán lênbảng để cùng nhau phân tích, nhận xét
+ Sắm vai: Các nhóm thể hiện kết quả thảo luận bằng một vở sắm vai
+ Các nhóm lần lượt báo cáo: từng nhóm cử một người đại diện báo cáo lại kếtquả làm việc của nhóm mình sau đó giáo viên tổng kết lại ý kiến chung của các nhóm
+ Sơ đồ, bản đồ: dùng sơ đồ để diễn tả kết quả thảo luận
+ Hùng biện, thuyết trình: Các nhóm tham gia thi hùng biện bảo vệ quan điểmcủa nhóm mình và giao lưu đặt câu hỏi cho các nhóm khác
+ Báo cáo tóm tắt: Sau khi làm xong yêu cầu các nhóm tóm tắt và trình bày lạibài thảo luận trong một số câu nhất định
3.5.4.Đánh giá hoạt động của nhóm
Để việc đánh giá các hoạt động của nhóm được chính xác, công bằng và minhbạch cần thực hiện đánh giá qua nhiều khâu, nhiều phần
- Giáo viêncó nhận xét phân tích kết quả thực hiện của từng thành viên trongnhóm: thực tế có nhiều học sinh có thói quen ỷ lại vào các sinh viêc khác đã khôngtham gia tích cực làm việc nhóm Chỉ chờ các học sinh khác làm rồi hưởng lợi Vì vậyngay từ buổi đầu, giáo viên công bố cách thức nhóm tự cho điểm các thành viên khitham gia vào công việc nhóm theo từng chủ đề bằng cách cả nhóm sẽ thống nhất sốđiểm của từng thành viên sẽ có được trong bài đó Giáo viên cho điểm nhóm theo từng
Trang 17chủ đề Điểm này nhân với số điểm của từng cá nhân sẽ ra số điểm mà học sinh đạtđược.
- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: sau phần thuyết trình của cácnhóm và phần nhận xét của giáo viên, giáo viên yêu cầu các nhóm bình chọn lẫn nhau(chỉ bình chọn không chấm điểm) đây là việc làm phát huy tính dân chủ trong việcđánh giá đồng thời giúp cho giáo viên đưa ra kết quả cuối cùng một cách công bằng
- Giáo viên chấm điểm: giáo viên chấm điểm cho các nhóm sau khi đã có sựbình chọn giữa các nhóm với nhau Phần chấm điểm của giáo viên nên bao gồm: nộidung thuyết trình của nhóm và phần phản biện, ngoài ra cần chấm thêm kĩ năng thuyếttrình Tất cả nội dung chấm điểm cần thông báo trước cho cả lớp biết
3.6.Một vài nhận xét về phương pháp thảo luận nhóm
3.6.1.Ưu điểm của phương pháp
Phương pháp tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm có những ưu điểm so vớicác phương pháp dạy học truyền thống:
- Việc ứng dụng phương pháp này đã tích cực hóa người học Qua đó giúp họcsinh chủ động tìm tòi khám phá kiến thức nên tạo được sự thích thú, khơi dậy niềmđam mê trong việc tìm kiến thức và từ đó học sịnh sẽ hiểu biết nhiều hơn
- Thông qua việc chủ động tìm tòi kiến thức và khám phá kiến thức mới giúphọc sinh tư duy chủ động thay vì tư duy thụ động lối cũ chỉ nghe thầy giảng, lĩnh hộikiến thức một chiều
- Học sinh cùng làm việc với nhau sẽ tạo lập được tinh thần đoàn kết, hợp tácgiữa các thành viên trong nhóm và mở rộng giao lưu với các học sinh khác, góp phầntích cực trong quá trình xây dựng nội dung bài học
- Trong quá trình làm việc nhóm giúp học sinh rèn luyện tính tự chủ, tráchnhiệm trong công việc và biết cách phối hợp với các thành viên trong nhóm, từ đó giúphọc sinh nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, một kĩ năng mềm vô cùng cần thiết chocông việc sau này
- Giúp học sinh nâng cao kĩ năng trình bày, thuyết trình trước đám đông, tự tin,mạnh dạn hơn thông qua việc trình bày bài thảo luận của nhóm
3.6.2.Nhược điểm của phương pháp
Mặc dù có nhiều ưu điểm song phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhượcđiểm cần được khắc phục như:
Trang 18- Vẫn còn tạo khe hở cho một số đối tượng lười học, thiếu ý thức tự chủ tronghọc tập, chờ hưởng lợi từ thành tích của nhóm Như vậy chưa đánh giá được thực lựccủa học sinh.
- Dạy học nhóm đòi hỏi nhiều thời gian 35 phút trong một tiết học là trở ngạitrên con đường đạt được thành công cho công việc nhóm Một quá trình học tập vớicác giai đoạn dẫn nhập vào một chủ đề, phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm, trình bày
và phản biện, nhận xét đánh giá, cho điểm,… khó có thể tổ chức được một cách thoảđáng trong một tiết học
- Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả như mong muốn.Nếu tổ chức và thực hiện kém nó thường dẫn đến một kết quả ngược lại với những gì
dự định sẽ đạt được Trong các nhóm chưa được luyện tập dễ xảy ra hỗn loạn, sựkhông thống nhất giữa các thành viên trong nhóm sẽ làm cho quá trình thảo luận nhómdiễn ra theo cách không thỏa mãn
3.7.Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức hoạt động thảo luận nhóm 3.7.1.Thuận lợi
So với trước đây việc tổ chức thảo luận nhóm cho học sinh hiện nay có nhiềuthuận lợi:
- Đây là xu thế chung của nền giáo dục Việt Nam vì vậy được sự ủng hộ củacác cấp bậc, xã hội, phụ huynh, học sinh,…
- Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên nhằm đổi mới phương phápdạy học tích cực
- Phương pháp thảo luận nhóm phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh, khắc phụcđược sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống do vậy gây hứng thú chongười học, kích thích học sinh tư duy tích cực
- Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo phong phú và đa dạng giúp học sinh tìmkiếm dễ dàng hơn
- Các kênh thông tin, truyền thông phát triển nhanh chóng tiện lợi hơn trongviệc thu thập dữ liệu
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường ngày một đầy đủ hơn giúp học sinh trìnhbày bài thuyết trình dễ dàng, nhanh chóng và hay hơn
3.7.2 Khó khăn
Trang 19Tuy đã có những thusận lợi hơn so với ngày xưa nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tạimột số khó khăn sau:
- Mặt bằng về điều kiện, kĩ năng của học sinh không đồng đều, nhiều em chưathành thạo trong một số kĩ năng liên quan đến phương pháp này nên việc học tập củacác em gặp nhiều khó khăn
- Đây là phương pháp dạy học mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi
sự lung túng trong một số kĩ năng, kiến thức
- Thông tin trên các phương tiện truyền thông được đăng tải từ nhiều nguồnkhác nhau khiến người học khó phân biệt được sự chính xác của thông tin kiến thức
- Về việc chia nhóm: số học sinh mỗi lớp hiện nay từ 35 em trở lên, nếu chialớp thành hai nhóm thì sẽ đông, nếu chia lớp thành quá nhiều nhóm thì sẽ không có đủthời gian cho các nhóm trình bày, giáo viên khó bao quát được lớp, khó phát hiện họcsinh nào còn thụ động
- Về đánh giá kết quả học nhóm còn khó khăn: hiện nay chưa có văn bản nàoquy định cho việc đánh giá thảo luận nhóm Đây cũng là một hạn chế bởi lẽ nếu cóđiểm số đánh giá thì chất lượng thảo luận nhóm chắc là sẽ khác vì nó bắt buộc họcsinh phải cố gắng tối đa
3.8.Kĩ thuật phối hợp trong hoạt động thảo luận nhóm
Việc tổ chức thảo luận nhóm có thành công hay không, phần lớn tùy thuộc rấtnhiều vào kĩ thuật tổ chức Qua quá trình học tập tôi nhận thấy trong hoạt động thảoluận nhóm có thể vận dụng kết hợp những kĩ thuật dạy học sau:
3.8.1.Kĩ thuật đặt câu hỏi
Câu hỏi ở đây chính là yêu cầu hay vấn đề đặt ra cho từng nhóm Câu hỏi phảikích thích sự hứng thú của học sinh, phải vừa tầm khả năng làm việc của nhóm Vì thếgiáo viên nên lựa chọn câu hỏi phải đạt cấp độ vừa mang tính phát hiện vừa có sự tưduy sâu
3.8.2 Kĩ thuật “khăn phủ bàn”
Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn như là một chiếc khăn trải bàn,chia tờ giấy ra thành nhiều phần xung quanh tùy thuộc vào số lượng thành viên củanhóm sẽ có bấy nhiêu phần tương ứng Các thành viên trong nhóm ghi ý kiến của mìnhvào trong khung đó Phần chính giữa là ý chung, được thống nhất của nhóm, phần này
sẽ do thư kí ghi lại
Trang 20Sử dụng kĩ thuật này giáo viên sẽ dễ dàng đánh giá từng thành viên một, đánhgiá khả năng làm việc của nhóm, đặc biệt là về mặt hình thức.
4.1.Khái niệm về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người,phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội
4.2.Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người” như vậychức năng quan trọng nhất, cơ bản nhất của con người là chức năng giao tiếp
Giao tiếp- hiểu theo nghĩa rộng-là dùng mã để truyền đi một thông tin Việc truyền đạtthông tin này được tiến hành qua những bước liên tục, quá trình này làm thành hệthống giao tiếp với các nhân tố sau:
- Con người: tức là những kẻ tham gia vào giao tiếp Con người có thể đóng vaitrò là nguồn phát tin và nguồn nhận tin Nguồn phát tin và nguồn nhận tin có thể làmột
- Mã: vừa là kí hiệu (ngôn ngữ hoặc văn tự) vừa là cách sử dụng chúng Nguồnphát tin phải mã hóa, phải lập mã tức là dùng mã tạo ra một hình thức có thể truyền đạtbằng kênh, nguồn nhận phải giải mã tức là nhận kiểu hình thức đó
- Nội dung thông tin truyền đi được gọi là thông điệp
- Thông điệp này được tổ chức qua văn bản, tức là qua cách lựa chọn và sắp xếpngôn ngữ để giao tiếp
Muốn giao tiếp xảy ra, thì nguồn nhận tin và nguồn phát tin phải sử dụng cùngmột mã chung, hay ít nhất hai mã được sử dụng phải tương đương phần nào Mặt khác,
mã hiểu rộng ra có thể là vốn kiến thức của người nói, người nghe, người đọc, người
Trang 21viết Vốn kiến thức giữa mã phát và mã nhận càng gần nhau bao nhiêu thì giao tiếpcàng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu Tuy nhiên, sự trùng khớp về mã khóa và mã nhận-trên thực tế- chỉ là điều lí tưởng.
Ngôn ngữ được xem như là mã và lời nói là thông báo cụ thể: ngôn ngữ là cáitiềm tang và qua giao tiếp ngôn ngữ, cái tiềm tàng này được hiện thực hóa Do vậy,nói ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, công cụ thông tin tức là nhờ có ngôn ngữ mà conngười có thể hiểu nhau được, có thể bày tỏ nhận thức, ý chí, nguyện vọng của mìnhvới người khác
Giao tiếp ngôn ngữ từ lúc chuẩn bị cho đến lúc tiến hành luôn luôn gắn liền vớihoạt động con người và phát triển thành một hoạt động đặc biệt, có chức năng đặc biệtcủa nó
Nhờ chức năng giao tiếp, qua ngôn ngữ, con người mới nắm bắt được các kiếnthức và kinh nghiệm của xã hội bằng cách khái quát hóa thực tế về mặt khái niệm Từkhi có chữ viết, nhờ có hình thức này mà ngôn ngữ làm cho con người hiểu nhau dùsống cách xa nhau hàng thế kỷ, người ta có thể ghi lại và truyền đạt những kinhnghiệm và kết quả của việc nhận thức thế giới từ người này đến người khác
Giao tiếp ngôn ngữ- về nguyên tắc- luôn mang tính chất xã hội Để có thể giaotiếp với nhau, con người phải có những mối quan hệ xã hội nhất định đối với nhau, đó
là mối quan hệ giao tiếp Quan hệ này xảy ra trong xã hội, trong cộng đồng ngôn ngữ ởmọi nơi, mọi lúc, mọi thời điểm với các chủ đề giao tiếp đa dạng phong phú
Căn cứ vào những dấu hiệu thuần túy hình thức, người ta có thể chia giao tiếpngôn ngữ thành các loại hình như: độc thoại, hội thoại, đàm thoại, giải quyết, thuyếttrình… tuy nhiên, dù ở hình thức nào đi nữa, giao tiếp ngôn ngữ luôn được xây dựngtrên hệ thống các mối quan hệ xã hội nói chung, trên các cấu trúc xã hội và quan hệgiai cấp, các lớp và nhóm người của xã hội đó nói riêng
Hình thức giao tiếp của ngôn ngữ có thể là nói và viết hay dùng các phương tiện
kĩ thuật như điện thoại, vô tuyến điện thoại, máy ghi âm,… Tùy thuộc vào trình độphát triển của lực lượng sản xuất và tổ chức xã hội cụ thể
II.Cơ sở thực tiễn
1.Khái quát phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học
1.1.Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu.
1.1.1.Vị trí của dạy học Luyện từ và câu
Trang 22Chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới đã sát nhập hai phân môn Từ ngữ vàNgữ pháp thành phân môn Luyện từ và câu Cơ sở của việc sát nhập này là xuất phát
từ mối quan hệ chặt chẽ giữa từ và câu trong giao tiếp đồng thời coi trọng yêu cầu thựchành của môn học
Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học.Trước hết, Luyện từ và câu cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống
từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sựhiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn
kĩ năng dùng từ đặt câu, sửu dụng từ ngữ vào trong giao tiếp hằng ngày Chính vì vậy,học sinh được làm quen với từ và câu ngay từ lớp 1 và được học với tư cách là mộtphân môn độc lập của môn Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5
1.1.2.Nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu
1.1.2.1.Làm giàu vốn từ cho học sinh, phát triển năng lực dùng từ, đặt câu cho các em.
- Nghĩa từ: giúp học sinh nắm nghĩa của từ, phạm vi sử dụng chúng, nắm được
từ nhiều nghĩa, chuyển nghĩa, các từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa
- Mở rộng vốn từ: Xây dựng một kho từ ngữ phong phú, thường trực và có hệthống trong trí nhớ của học sinh
- Tích cực hóa vốn từ: nghĩa là dạy sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từtrong lời nói và lời viết của học sinh, “đưa từ” vào trong số vốn từ được học sinh dùngthường xuyên, dồng thời loại ra khỏi vốn từ của học sinh những từ không văn hóa
- Dạy cho học sinh biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, phù hợpvới ngữ cảnh, mục đích giao tiếp
1.1.2.2.Cung cấp một số kiến thức về từ và câu
Kiến thức về từ và câu sơ giản, cơ bản, cần thiết và vừa sức với các em Đó lànhững hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của chúng Cụ thể đó lànhững kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại, các kiến thức về câunhư cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để
sử dụng trong giao tiếp
2 Chương trình Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học 2.1 Khái quát chung
Trang 23Phân môn Luyện từ và câu được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học từlớp 2 đến lớp 5 Số tiết Luyện từ và câu của sách giáo khoa lớp 2 và lớp 3 gồm 1 tiết/tuần, lớp 4 và lớp 5 gồm 2 tiết/ tuần Ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5 saumỗi tiết hình thành kiến thức là một loạt các bài tập nhằm củng cố bài Qua từng khốihọc, mức độ kiến thức ngày một tăng dần lên về mặt số lượng và kiến thức để phù hợpvới trình độ kiến thức và khả năng tư duy của các em học sinh.
2.1 Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 2
2.2.1.1 Về nội dung chương trình:
Chương trình Luyện từ và câu lớp 2 gồm 31 tiết, trong đó học kì I: 16 tiết, học
kì II: 15 tiết, mỗi tuần có một tiết bao gồm các nội dung:
+ Dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy
+ Ghi nhớ các nghi thức lời nói khi chào hỏi, chia tay, mời, cảm ơn, xin lỗi, yêucầu, tự giới thiệu…
2.2.1.2 Cấu trúc phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa lớp 2
Luyện từ và câu được sắp xếp là tiết thứ 6 trong quy trình 10 tiết học về TiếngViệt một tuần (sau các bài học: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập đọc(bài thứ 2))
- Cấu trúc của bài học trong sách giáo khoa:
Mỗi bài học Luyện từ và câu thông thường được trình bày từ 3 - 4 bài tập
- Cách sắp xếp các bài tập theo thứ tự:
Trang 24+ Những bài tập nhằm giúp học sinh nhận biết về từ ngữ theo chủ điểm hoặc từloại.
+ Những bài tập về nhận diện các dấu hiệu liên quan đến câu
+ Những bài tập vận dụng từ và câu trong giao tiếp
2.2 Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 3
2.2.1 Nội dung chương trình:
Chương trình Luyện từ và câu lớp 3 gồm 31 tiết Trong đó, học kì I: 16 tiết, học
kì II: 15 tiết, mỗi tuần một tiết gồm các nội dung:
*Mở rộng từ, hệ thống hóa, tích cực vốn từ theo các chủ điểm được học ở bàitập đọc (dựa vào vốn sống của học sinh, bài tập đọc, gợi ý của giáo viên)
Hình thức luyện tập mở rộng vốn từ thông qua các bài tập Hệ thống bài tậpluyện tập mở rộng vốn từ đa dạng, chủ điểm mở rộng hơn lớp 2, vốn từ nhiều hơn:
+ Bài tập tìm từ ngữ theo chủ điểm
+ Bài tập tìm hiểu, nắm nghĩa của từ
+ Bài tập quản lý, phân loại vốn từ
Hình thức luyện tập về câu thông qua các dạng bài tập sau:
+ Trả lời câu hỏi
+ Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi
+ Đặt câu theo mẫu; ghép các bộ phận thành câu
+ Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu và mở rộng câu bằng trạng ngữ, phụ ngữ(thông qua các câu hỏi và không gọi tên trạng ngữ), giúp học sinh hình dung đượcthành phần cấu tạo câu để học sinh giao tiếp có định hướng
*Dấu câu: Ôn luyện về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấmhỏi, dấu chấm than, học thêm về dấu hai chấm thông qua các bài tập đa dạng (yêu cầucao hơn lớp 2)
- Hình thức luyện tập về dấu câu gồm các bài tập:
Trang 25+ Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống.
+ Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống
+ Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp
- Bài tập tu từ nhân hóa:
+ Nhận diện phép nhân hóa trong câu: Cái gì được nhân hóa? Nhân hóa bằngcách nào?
+ Tập nhận biết cái hay của nhân hóa
+ Tập nhận biết câu hay đoạn có nhân hóa
2.2.2 Cấu trúc phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa lớp 3
Vị trí tiết học trong sách giáo khoa: Luyện từ và câu được sắp xếp là tiết thứ 6trong quy trình 9 tiết học về Tiếng Việt một tuần (sau các bài học: Tập đọc, Kểchuyện, Chính tả, Tập đọc)
Cấu trúc của bài học trong sách giáo khoa: Cấu trúc bài học Luyện từ và câulớp 3 như lớp 2
2.3 Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 4
2.3.1 Nội dung chương trình
Luyện từ và câu ở lớp 4 được học trong 62 tiết, mỗi tuần 2 tiết trong cả nămhọc Bao gồm các nội dung sau:
*Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ theo các chủ điểm:
+ Học kì I: Nhân hậu, Đoàn kết, Trung thực, Tự trọng, Ước mơ, Ý chí nghị lực,Trò chơi, Đồ chơi
+ Học kì II: Tài năng, Sức khỏe, Cái đẹp, Dũng cảm, Du lịch, Thám hiểu, Lạcquan, Yêu đời,…
*Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng và từ:
Trang 26+ Cấu tạo của tiếng
+ Cấu tạo của từ: Từ đơn và từ phức; các loại từ phức
*Từ loại: Cung cấp kiến thức sơ giản về một số từ loại cơ bản của Tiếng Việt:Danh từ, động từ, tính từ
*Câu: Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về cấu tạo, công dụng vàcách sử dụng các kiểu câu: câu hỏi, câu kể (bao gồm các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào?), câu khiến, câu cảm, thêm trạng ngữ cho câu
*Ôn luyện kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng một số dấu câu: Dấuhai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang
2.3.2 Cấu trúc phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa lớp 4
*Cấu trúc kiểu bài lí thuyết gồm 3 phần:
Là hệ thống bài tập nhằm củng cố và vận dụng các kiến thức đã học vào nhữngtình huống mới Có hai loại bài tập ở phần luyện tập là bài tập nhận diện và bài tập vậndụng Cấu trúc kiểu bài thực hành gồm:
+ Tên bài
+ Các bài tập từ 3 - 5 bài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
2.2.4 Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 5
2.2.4.1 Nội dung chương trình
Luyện từ và câu lớp 5 được học 62 tiết, mỗi tuần 2 tiết trong cả năm học (trừ ôntập) bao gồm các nội dung:
*Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo các chủ điểm: Tổ quốc, nhân dân,hòa bình, hữu nghị, thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hạnh phúc, công dân, trật tự anninh, truyền thống, nam và nữ, trẻ em, quyền và bổn phận
Trang 27- Thông qua các bào tập:
+ Từ đồng nghĩa, luyện tập về từ đồng nghĩa
+ Từ trái nghĩa, luyện tập về từ trái nghĩa
+ Từ đồng âm, dùng từ đồng âm để chơi chữ
+ Từ nhiều nghĩa, luyện tập về từ nhiều nghĩa
*Từ loại:
+ Đại từ, đại từ xưng hô
+ Quan hệ từ, luyện tập về quan hệ từ
Dạy cho học sinh luyện tập sử dụng 2 loại từ này để học sinh ứng dụng vào hoạtđộng giao tiếp
*Câu ghép:
+ Cung cấp khái niệm câu ghép
+ Cách nối các vế câu ghép
+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, bằng cặp từ hô ứng
*Ngữ pháp văn bản: Cung cấp các kiến thức sơ giản về 3 phương thức liên kếtcâu cơ bản:
+ Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
+ Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
+ Liên kết các câu trong bài bằng các từ ngữ nối
*Ôn tập: hệ thống hóa tất cả nội dung về từ và câu mà học sinh được học ở Tiểuhọc
+ Ôn tập về từ loại
+ Tổng kết vốn từ
+ Ôn tập về cấu tạo từ
+ Ôn tập về câu đơn
Trang 28+ Ôn tập về dấu câu
2.4.2 Cấu trúc sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 5
Cấu trúc các dạng bài lý thuyết và thực hành lớp 5 giống như lớp 4
Qua khảo sát chương trình Luyện từ và câu ở Tiểu học, ta thấy đa số các tiếthọc, nội dung các bài học đều có những câu hỏi có tính khái quát, những bài tập cótính trừu tượng cao, đặc biệt là các tiết học Luyện từ và câu mang đến cho học sinhnhững kiến thức mới lạ vì vậy phân môn này rất phù hợp với phương pháp thảo luậnnhóm
3 Tình hình dạy và học Luyện từ và câu
- Qua thực trạng cho thấy, dạy Luyện từ và câu là khó so với các phân mônkhác Có nhiều từ, câu chưa phân định rõ ràng nên xác định và chốt lại cho học sinh làkhó Trong khi giảng dạy, giáo viên còn bí từ và giải nghĩa từ cho học sinh, học sinhcòn lung túng, khó hiểu
- Giờ Luyện từ và câu thường trầm không sôi nổi và khô khan, học sinh ít chú ývào bài giảng, giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng cho một tiết dạy như: tranh ảnh,bảng phụ, phấn màu… các đồ dùng trực quan sẵn có của nhà trường không đáp ứng đủcho các tiết học
- Các dạng bài tập về dấu câu, học sinh xác định chưa chính xác hay nhầm lẫn.Nguyên nhân dẫn đến sai sót này là do các em chưa nắm vững khái niệm, kiến thứcmới về câu
- Khả năng xác định từ phải mở rộng vốn từ , hiểu nghĩa từ của học sinh cònhạn chế
- Việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh chưa được thườngxuyên
- Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân mônLuyện từ và câu nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này
- Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy,chính xác, nhưng khi làm bài tập thì lại rất lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu.Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động, thiếu chắcchắn
Chính vì vậy, để có thể học tốt phân môn Luyện từ và câu, ngay từ đầu tiết học,người giáo viên phải khơi sự tò mò, hứng thú tìm hiểu của học sinh Mỗi thầy cô giáo
Trang 29phải có những phương pháp dạy học thích hợp nhất, phù hợp với tâm lí của học sinhcũng như nội dung bài học nhằm nâng cao chất lượng học tập.
Chương 2 Đề xuất ý kiến
1.Thực nghiệm
Dự giờ tại lớp 2A trường Tiểu học Tam Sơn 1
- Một vài nét về tình hình địa phương:
Xã Tam Sơn là một xã thuần nông, đến nay phát triển thêm nghề phụ là đồ
gỗ mĩ nghệ do vậy đời sống nhân dân rất sung túc
Tam Sơn là một vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống khoa bảng vàhiếu học Trong các kì thi hương, hội, đình đã có nhiều người đỗ đạt cao và Tam Sơncũng là quê hương của vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta: Nguyễn Quán Quang.Ngoài truyền thống hiếu học thì quê hương Tam Sơn còn là cái nôi của cách mạng, nơi
đã sinh ra người anh hùng cách mạng, nhà cộng sản lỗi lạc Ngô Gia Tự và rất nhiềucác đồng chí khác đã lên đường bảo vệ Tổ quốc
- Một vài nét về trường Tiểu học Tam Sơn 1:
Trường Tiểu học Tam Sơn 1 là một trường thuộc xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnhBắc Ninh, được thành lập từ năm 1920, đến nay trường đã tồn tại và phát triển được 95năm
Trường Tiểu học Tam Sơn 1 là một trường nhiều năm liền đạt được những thànhtích cao trong giảng dạy và học tập Đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường có trình độ,năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác dạy và học của nhà trường.Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia cấp 1 năm 2004 Đội ngũ giáo viên củanhà trường gồm 25 thầy cô trong đó: quản lý: 02; Tổng phụ trách: 01; Giáo viên ngoạingữ: 02; Giáo viên tin học: 01; Giáo viên nhạc: 01, giáo viên mĩ thuật : 02; văn thư: 02
và có 796 em học sinh
- Một vài nét về tình hình lớp 2A:
Lớp 2A là lớp có tất cả 25 em học sinh Trong đó, nữ có 10 em và nam có 15 em
Đa số, các em đều ở trong cùng 1 làng, bố mẹ chủ yếu làm nghề nông và làm đồ gỗ mĩnghệ Trình độ học tập và khả năng tiếp thu bài của các em trong lớp là khá đồng đều,chênh lệch không nhiều Cuối học kì I có 15 em học sinh giỏi và 10 em học sinh khá
Tuần: 21
Môn: Luyện từ và câu