Mỗi một phương pháp dạy học đều nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy.Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học đã pháthuy được tính tích cực của học sinh, áp dụng p
Trang 1A- ĐẶT VẤN ĐỀ :
Xã hội càng phát triển đòi hỏi con người cần phải có một số phẩm chất vànăng lực nổi lên hàng đầu như : năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt độngthực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lựcthích ứng Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện để đápứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và của cá nhân để đáp ứng với nhữngđòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động,tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng táclàm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp Đổi mới phương pháp dạyhọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục, đã được nêu
và thực hiện ít nhất trong vài chục năm nay ở mỗi trường phổ thông trên cảnước Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được bắt đầu thực hiện từ sau ĐạiHội lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam Tiếp đó, Nghị quyết về giáo dục
và khoa học công nghệ của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa VIII tiếp tục nhấn mạnh và cụ thể hóa hơn yêu cầu đổi mới phươngpháp dạy học Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI lần này lại đặt rayêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam Đây là một nhiệm vụhết sức lớn lao cho toàn ngành giáo dục nước ta, trong đó có việc tiếp tục đẩymạnh đổi mới phương pháp dạy học Việc đổi mới phương pháp dạy học trongcác nhà trường là một trong những yêu cầu đầu tiên được quan tâm nhằm pháthuy tính tích, chủ động, sáng tạo của người học nhằm nâng cao chất lượng giáodục Mỗi một phương pháp dạy học đều nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy.Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học đã pháthuy được tính tích cực của học sinh, áp dụng phương pháp này giáo dục cho họcsinh tinh thần hợp tác cùng giải quyết, được bàn bạc, thống nhất trước khi có ýkiến
Trang 2Phương pháp thảo luận nhóm (Phương pháp hợp tác) là phương pháp dạyhọc học sinh được phân từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về mục tiêuduy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng của từng người Các hoạtđộng cá nhân riêng biệt được tổ chức lại , liên kết hữu cơ với nhau nhằm thựchiện một mục tiêu chung Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằmgiúp cho moi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơhội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết cácvấn đề có liên quan đến nội dung bài học; cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫnnhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung
Thế nhưng hiện nay, việc sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhómvẫn chưa mang lại kết quả giáo dục như mong muốn Bởi một số giáo viên chorằng việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm làm mất thời gian, lớp ồn làmảnh hưởng lớp học xung quanh còn tâm lí học sinh thì ngại, dấu dốt khôngmuốn tiếp xúc với các bạn khác trong nhóm, thậm chí ngại hoạt động, hợp táctrong học tập
Qua các giờ dạy của môn Giáo dục công dân ở đơn vị trường học, cónhững giờ dạy giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhưng ít thànhcông Việc tổ chức phương pháp thảo luận nhóm của giáo viên đôi khi cònmanh tính hình thức khi có người dự nên không phát huy hết lợi ích của phươngpháp này Học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, chưa có kĩ năng học tậptheo phương pháp thảo luận nhóm Từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài này để
nghiên cứu và trình bày ý tưởng của bản thân : Sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân 9.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I- Cơ sở lí luận :
Trang 3Dạy học là định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó
có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lí thuyếtcủa lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những địnhhướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học Luật giáodục, điều 28.2 đã ghi : “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp đặc điểm của từng lớphọc, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh.”
Như phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hữu Châu đã khái quát rằng học là quátrình cá nhân tự tạo kiến thức thông qua tương tác với các cá nhân khác, với xãhội và thực tiễn mà có Từ quan niệm về việc học, quan niệm về việc hoạt độngdạy và phương pháp dạy học cũng thay đổi Hoạt động dạy học là hoạt động củagiáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động dạy học của người học, để họ
tự khám phá và thực hiện nhiệm vụ học tập Học tập chịu sự tác động của cáctác nhân nhận thức, xã hội, văn hoá, liên nhân cách Do vậy dạy học phải tổchức các hoạt động đa dạng cho học sinh tham gia, phải tạo ra các tác động dạyhọc đa dạng như : Tác động nhận thức cá nhân(Tự phát hiện, tìm tòi, lĩnh hội) ;tác động văn hoá (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể với bối cảnh văn hoá,
xã hội, thời đại) ; phải tạo ra các tác động tâm lí (sự hợp tác, gắn kết, chia sẻtrách nhiệm và lợi ích) Một học giả đã từng nói : “Nếu bạn có một quả táo, tôi
có một quả táo, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người cũng chỉ có một quảtáo Song nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng, chúng ta trao đổi chonhau thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng.” Từ đó có thể thấy việc dạy học sử dụngphương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện các mục tiêu giáodục hiện nay
Trang 4Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao sự hợp tác, phối hợp trong học tập thìphương pháp dạy học nhóm lại nhấn mạnh về thực chất, học tập là một hoạtđộng cá nhân có tính tích cực cao, những kiến thức mà cá nhân thu nhận đượcthông qua quá trình cọ sát, chia sẻ, hợp tác Nếu không có quan hệ, không có sựthúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học con người không có độnglực để học Còn sự cạnh tranh đấu tranh giữa những nhận thức trái ngược nhau
đã tạo nên động lực thôi thúc sự tìm tòi chân lí của mỗi cá nhân, thúc đẩy cánhân hoạt động để tự khẳng định mình
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huytính tích cực cao, tính chủ thể của người học, mặt khác lại chú trọng sự phốihợp, hợp tác cao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập Cần kết hợp tốtgiữa năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở người học Để sử dụng có hiệuquả phương pháp dạy học nhóm, xây dựng vị thế của mỗi người học trongnhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh
II- Thực trạng của vấn đề :
1- Thực trạng chung :
a- Đối với bộ môn :
Môn Giáo dục công dân trong những năm gần đây đã được Bộ giáo dụcquan tâm, có những chỉ đạo tới các cấp giáo dục thể hiện qua việc đưa giáo dục
bộ môn là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức củahọc sinh Từ thực tế đó, phòng giáo dục cũng đã đưa môn học này vào mộttrong những môn thi chung của phòng để đánh giá chất lượng giáo dục bộ môn
và có chỉ đạo kịp thời để uốn nắn phẩm chất, nhân cách của người học
Chương trình môn giáo dục công dân cải cách mới có nhiều nội dung phùhợp với phương pháp thảo luận nhóm không những thế mà còn phát huy hiệuquả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
Trang 5Hiện nay về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới để đáp ứng nhu cầu dạyhọc hiện nay : Có phòng học công nghệ thông tin, bảng phụ, cách bố trí bànghế, chỗ ngồi của học sinh rất tiện cho việc sử dụng phương pháp này.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều bất cập, đó là : Mặc dù các cấpgiáo dục chỉ đạo như thế nhưng việc thực hiện bộ môn này ở một số nhà trườngvẫn không được coi trọng và quan tâm Đây là bộ môn ít được chú ý trong việcđầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học.Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho
bộ môn Giáo dục công dân chưa phong phú, không đồng đều Đôi khi giáo viênđược phân công giảng dạy lại là trái ban Dẫn đến việc dạy học bộ môn, việc
sử dụng phương pháp dạy học của bộ môn nói chung và phương pháp thảo luậnnhóm nói riêng không mang lại chất lượng giáo dục cho bộ môn
b- Đối với giáo viên :
Đây là phương pháp mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lúngtúng trong một số kĩ năng, nội dung, kiến thức Nội dung môn Giáo dục côngdân mới vừa khó, vừa dài, vừa khô khan(ở chủ điểm pháp luật) nên khó dạy vàkhó cho người học Đặc biệt giáo viên còn gặp khó khăn trong việc đánh giá cụthể hiệu quả làm việc của từng học sinh
Giáo viên khi được phân công giảng dạy bộ môn còn chưa đầu tư, nghiêncứu, tìm tòi để hiểu nội dung mục tiêu bài học và chuẩn bị phương pháp dạy họccho phù hợp Việc dạy học trên lớp, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương phápdạy học truyền thống ngại phân học sinh thảo luận nhóm vì sợ lớp ồn, mất thờigian, không truyền thụ hết kiến thức bài học Nếu có sử dụng phương pháp nàychỉ tổ chức cho có hình thức Chính điều đó dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao,chưa giáo dục được học sinh qua môn học
c- Đối với học sinh :
Khi giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm thì học sinh ch ưa chủđộng, tích cực lĩnh hội kiến thức Các em còn lúng túng vụng về thậm chí có khi
Trang 6mới hình thành vào được nhóm thì thời gian quy định làm việc nhóm đã hết Từ
đó để thấy được học sinh chưa quen với việc học qua phương pháp thảo luậnnhóm
Năng lực học tập của học sinh không đồng đều hoặc là một số học sinh donhút nhát hoặc một số lí do nào đó mà không tham gia vào hoạt động chung củanhóm cho đây là cơ hội để được giải trí
Hiện nay quan niệm gia đình, xã hội, đặc biệt là học sinh đối với bộ mônnày còn khá lệch lạc: Không chú ý, không đầu tư, thậm chí xem thường hoặc làhọc cho xong Có những phụ huynh khi con em họ có tên trong đội tuyển họcsinh giỏi (thậm chí đội tuyển học sinh giỏi tỉnh) rồi mà cũng không muốn chocác em đi học vì cho đó môn phụ không giúp được lợi ích gì trong học tập nhất
là liên quan đến kiến thức ôn thi vào cấp III
2- Số liệu thống kê:
Trong quá trình dạy học, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, bản thântôi làm bản thống kê khi chưa áp dụng phương pháp thảo luận nhóm, kết quảthu thập được như sau:
em chủ động tích cực trong học tập qua phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Trang 7rất có ý nghĩa, đem lại hiệu quả cao cho tiết học, bài học ở môn Giáo dục côngdân.
III- Các giải pháp và biện pháp thực hiện :
1- Đối với giáo viên và học sinh :
Về bản chất, phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp chomọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập Tạo cơ hội chocác em có thể chia sẻ kiến thức, kinh ngiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề cóliên quan đến nội dung bài học, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏilẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung Chính vì vậy để
sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả, giáo viên và học sinh cầnlàm những việc sau đây :
a- Giáo viên :
Xác định rõ ràng, đúng mục tiêu bài học, tiết hoc để từ đó chuẩn bị tốtphương tiện dạy học, nhất là chuẩn bị tốt phương pháp dạy học phù hợp để đạtđược hiệu quả cao Từ đó sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào từng phầncủa nội dung bài học ví dụ như hình thành khái niện các chủ điểm đạo đức biểuhiện, ý nghĩa, cách rèn luyện cũng như khi thực hiện chủ điểm pháp luật Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước những yêu cầu cần thiết đối vớitiết học đó Ví dụ như giấy, bút, kĩ thuật vẽ tranh, ghép hình, sưu tầm tranhảnh có liên quan đến nội dung bài học
b- Học sinh :
Học và chuẩn bị bài tốt theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên
Học tập và tiếp thu bài trên lớp cần chú ý, tích cực, chủ động trong hoạt độngcủa nhiệm vụ trong tiết học
2- Các biện pháp thực hiện cụ thể :
Chương trình môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở được xây dựngtheo nguyên tắc đồng tâm và phát triển Vì vậy nội dung của từng khối, bài học
Trang 8rất phong phú, đa dạng Nên khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho từngbài, tiết học giáo viên cần phải sử dụng một cách hợp lí để tránh lạm dụng sẽgây giờ học nhàm chán, đơn điệu Theo tôi, tôi mạnh dạn đưa ra các biện phápthực hiện sau :
2.1- Chia nhóm học sinh và hướng dẫn cách hoạt động nhóm :
- Hoạt động nhóm có thể tiến hành theo các bước sau :
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề hoạt động, sau đó chia nhóm và giao nhiệm vụhoạt động cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân công công việc làm chocác nhóm
+ Các nhóm tiến hành hoạt động giải quyết nhiệm vụ được giao
+ Từng nhóm trình bày kết quả hoạt động của các nhóm Các nhóm khác quansát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến
- Việc phân nhóm có thể dựa trên:
+ Theo số điểm danh, theo màu sắc, biểu tượng, vị trí ngồi, theo giới tính + Quy mô lớn, nhỏ tuỳ thuộc vào nhiệm vụ
2.2- Thiết kế câu hỏi, giao nhiệm vụ hoạt động cho các nhóm:
a- Các câu hỏi, nhiệm vụ hoạt động nhóm có thể giống nhau và khác nhau hoặckhác nhau giữa các nhóm :
* Việc đặt ra câu hỏi và nhiệm vụ phải :
- Rõ ràng, cụ thể
- Phù hợp với chủ đề bài học, mục tiêu của hoạt động
- Phải phù hợp với trình độ học sinh
- Phù hợp với thời gian và không gian lớp học
- Nếu mỗi nhóm phải thực hiện nhiều câu hỏi, nhiệm vụ thì câu hỏi, nhiệm vụ
đó phải được sắp xếp theo một trật tự hợp lí
* Ví dụ : (1) Khi dạy bài 7 - tiết 10 môn Giáo dục công dân 9 “Kế thừa và pháthuy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.”
Trang 9+ Để đạt mục tiêu kiến thức hình thành khái niệm Truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Với mục tiêu này, giáo viên cho học sinh đọc tình huống trong sách giáo
khoa, sau đó tổ chức cho học sinh thảo luận dưới câu hỏi /hoạt động nhóm khácnhau Vì vậy, giáo viên phải căn cứ vào số lượng, trình độ học sinh, đặc biệt câuhỏi phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
+ Cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm như sau :
Câu hỏi 1(Nhóm 1): Lòng yêu nước của dân tộc ta được thể hiện như thế nàoqua lời dạy của Bác Hồ? Chứng minh thực tiễn như thế nào? Lòng yêu nước đóthể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
Câu hỏi 2(Nhóm 2): Cụ Chu Văn An là người như thế nào? Nhận xét cách cư
xử của học trò cụ Chu văn An đối với thầy giáo cũ? Biểu hiện qua cử chỉ, hành
vi gì? Cách cư xử này thể hiện truyền thống gì của dân tộc?
+ Sau thời gian quy định thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, yêu cầu hainhóm nhận xét chéo Giáo viên chốt lại từng nội dung
(2) Khi dạy Bài 2- tiết 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 “Tự chủ”
+ Để đạt mục tiêu nội dung bài học 2 : Biểu hiện của đức tính tự chủ Mục tiêunày, câu hỏi nhiệm vụ hoạt động nhóm giống nhau
+ Câu hỏi thảo luận nhóm như sau : Nêu biểu hiện của đức tính tự chủ và tráivới tự chủ
+ Giáo viên chia lớp hoạt động thành 3 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ trên.Sau đó các em cử đại diện mỗi nhóm từ 3 -> 5 bạn tham gia trò chơi tiếp sứctrình bày kết quả hoạt động của nhóm mình Yêu cầu các biểu hiện không đượclặp lại
+ Sau đó cho học sinh 3 nhóm nhận xét chéo Cuối cùng giáo viên đánh giá,chấm cho điểm từng đội, chốt nội dung
b- Thời gian quy định cho thảo luận nhóm dài ngắn khác nhau có thể căn cứ vàonội dung thảo luận cũng như đặc điểm của lớp học
Trang 10* Với yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải xác định mục tiêu nội dung, dựkiến phương pháp thực hiện cho từng phần mục tiêu bài học.
Tránh trường hợp quá lạm dụng phương pháp thảo luận nhóm / 1 tiết hoặcquy định thời gian dài cho hoạt động nhóm dẫn tới hoạt động không đạt đượcmục tiêu bài học
* Ví dụ:
(1)Khi dạy Bài 1- tiết 1 môn Giáo dục công dân 9 “Chí công vô tư”
- Khi thực hiện mục tiêu bài học 1: Nêu được thế nào là chí công vô tư
Nếu quy định ta cho mục tiêu bài học này là 15 phút thì giáo viên tổ chức chohọc sinh:+ Đọc (3 phút)
+ Chia lớp 3 nhóm, thảo luận nhóm (5 phút) theo nội dung câu hỏi:
? Nhóm 1: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nhà? Việclàm của Tô Hiến Thành biểu hiện của những đức tính gì?
? Nhóm 2: Mong muốn của Bác Hồ là gì? Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào? Suy nghĩ của bản thân em?
? Nhóm 3: Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh có chungmột phẩm chất của đức tính gì? Qua 2 câu chuyện về Tô Hiến Thành và Chủtịch Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
+ Học sinh các nhóm trình bày(bằng miệng hoặc trình bày ra giấy A4)
+ Thời gian: 7 phút giáo viên học sinh trình bày, củng cố và hoàn thành kháiniệm
- Khi thực hiện mục tiêu bài học 2: Nêu biểu hiện của Chí công vô tư
Nếu quy định thời gian cho phần này là 10 phút, giáo viên tổ chức cho học sinhthảo luận 2 nhóm, thời gian thảo luận 3 phút
+ Học sinh trình bày(trò chơi tiếp sức)
Trang 11+ Thời gian 7 phút, học sinh trình bày, giáo viên củng cố và rút ra đơn vị kiếnthức.
Với mục tiêu yêu cầu/ hoạt đông 3 phút Tại sao lại quy định thời gian như vậy?
Vì theo tôi, phần trước học sinh đã được hình thành khái niện và các em đã nắmđược đặc điểm cơ bản của chủ điểm đạo đức này rồi nên phần biểu hiện chỉ chohọc sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức nên thời gian ít hơn
Nói tóm lại, tuỳ thuộc vào từng nội dung, từng mục tiêu của bài học mà giáoviên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đảm bảo để thực hiện yêu cầubài học
2.3- Tổ chức, điều khiển hoạt động nhóm của giáo viên:
- Khi chia học sinh thảo luận nhóm tuỳ thuộc vào từng khối lớp, đặc điểm họcsinh mà giáo viên có cách chia nhóm cho hợp lí Giáo viên có thể chia nhómnhỏ, nhóm lớn tuỳ thuộc vài nội dung bài học
Ví dụ giáo viên có thể phân hai học sinh ngồi một bàn tạo thành một nhómhọc tập Với nhóm học tập này giáo viên thường cho học sinh quan sát hình ảnh,thông tin và rút ra nhận xét, đánh giá bản thân Trường hợp thảo luận nhóm nhỏnhư thế này giáo viên cho một hoặc hai nhóm, ba nhóm lên trình bày sau đógiáo viên thu sắc xuất hoặc cho học sinh tự đối chiếu kết quả
Còn đối với nhóm học tập với số lượng thành viên lớn có thể từ 10 đến 12học sinh thì giáo viên có thể lấy ngay tổ học tập của lớp để làm nhóm học tập.Trong trường hợp này yêu cầu nhọc sinh trình bày ra phiếu học tập và lên bảngtrình bày Các nhóm nhận xét chéo, giáo viên bổ sung Ví dụ khi dạy bài ”Năngđông, sáng tạo”giáo viên cho học sinh tìm biểu hiện của năng động, sáng tạo vàtrái với ngăng đông, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.Giáo viên chia học sinh làm 3 nhóm học tập Trong trường hợp này giáo viên cóthể lấy ngay tổ học tập của lớp để làm nhóm học tập
Trang 12- Khi phân nhóm thực hiện nhiệm vụ của nhóm thì giáo viên phải giáo nhiệm vụ
cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đối tượng học sinh
Ví dụ : Khi nội dung thảo luận có nhiều câu hỏi, giáo viên phải dùng bảngphụ, máy chiếu hoặc ghi ra giấy học tập cho từng nhóm Đồng thời có cách thểhiện cho các nhóm khác biết nội dung thảo luận của nhóm bạn để tiện theo dõi,đánh giá, góp ý và bổ sung
- Nội dung câu hỏi nếu mang tính chất gợi tìm nhiều thì giao cho nhóm có đốitượng học sinh trung bình – khá Nếu câu hỏi mang suy luận đánh giá thì giaocho nhóm học sinh có đối tượng khá - giỏi
- Trong suốt quá trình học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần đi xuống lớpvòng qua các nhóm, quan sát và lắng nghe ý kiến của học sinh, gợi ý, giúp đỡ,học sinh khi cần thiết:
+ Người giáo viên phải là người điều khiển, theo dõi, quản lí các nhóm nhỏ làmviệc
+ Phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm ra cáchgiải quyết hợp lí nhất
+ Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải biết pháthiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầmmang tính điển hình và chưa được sửa chữa để cuối phần thảo luận giáo viên cónhận xét, góp ý
+ Ngoài các vấn đề mà các thành viên thảo luận nhóm tổng hợp để trình bày thìgiáo viên phải đặt thêm những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực củahoạt động nhóm
+ Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà các nhóm đã trình bày một lần nữakhẳng định ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay không Nhấnmạnh các khái niệm, các ý quan trọng của bài học
Trang 13+ Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ
tự để nêu bật được nội dung bài học
+ Người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm cógặp khó khăn trong quá trình thảo luận
- Trong quá trình tổ chức học sinh thảo luận nhóm, giáo viên chọn một trongnhững thành viên trong nhóm làm nhóm trưởng để điều khiển hoạt động củanhóm Đồng thời trong nhóm phải có người ghi biên bản (thư kí) để ghi lạinhững điểm chính của cuộc thảo luận, sau đó trình bày trước cả lớp Học sinhcần luân phiên nhau làm thư kí, nhóm trưởng, luân phiên nhau đại diện nhómtrình bày kết quả Tránh trường hợp tạo điều kiện cho một số học sinh cho mình
có cơ hội đứng ngoài cuộc, không tham gia hoạt động học tập
2.4- Xác lập vai trò của nhóm trưởng :
Nhóm trưởng phải là người triển khai nội dung : Phải xác định đúng mụctiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu
và cung cấp tài liệu cho từng người, phân công nhiệm vụ cho từng người và bốtrí chỗ ngồi cho các nhóm viên cho hợp lí để các nhóm viên trình bày nội dungcủa mình
Trong buổi thảo luận : Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả cácthành viên trong nhóm tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởngphải biết lắng nghe, khuyến khích các thành viên còn rụt rè tham gia, ngăn chặnnhững người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điềuchỉnh buổi thảo luận Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tưduy của từng người Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗithành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận
Nói tóm lại, nhóm trưởng là người có vai trò quan trọng, để lựa chọn một họcsinh làm nhóm trưởng thì người giáo viên phải biết quan sát, theo dõi thái độ vàcách làm việc của từng học sinh để lựa chọn Như vậy nhóm trưởng là người có