1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học PHÁT HIỆN và GIẢI QUYẾT vấn đề TRONG dạy học TOÁN TIỂU học

33 965 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 290 KB

Nội dung

cách lần thứ hai năm 1980, vấn đề này đã trở thành một trong những phươnghướng chính nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ đấtnước.Thực tiễn giảng dạy bộ môn Toán hiện

Trang 1

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển và lan nhanh, nềnkinh tế hội nhập và cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa họccông nghệ, kĩ thuật, thông tin, giáo dục, y tế, văn hóa rộng khắp trên toàn thếgiới đòi hỏi một lượng lớn lực lượng lao động để đáp ứng cho nhu cầu của xãhội Để có được lực lượng lớn lao động có trình độ, tri thức, nhân cách đã vàđang là bài toán lớn của các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam

Trước những thách thức đó đòi hỏi ngành giáo dục phải luôn luôn đổi mới

về cách giáo dục, đào tạo của mình Đổi mới trong giáo dục phải được hiểu làđổi mới toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp và hình thức

tổ chức dạy học Trong xu thế đó sự đổi mới về phương pháp dạy học đang đượccoi là vấn đề nóng bỏng, mang tính chất thời đại, thu hút được sự quan tâm củacác nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếpđứng lớp Đổi mới phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học Luật Giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam cũng đã quy định rõ: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý thức vươn lên”.

Và “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”.

Những quy định này phản ánh nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, đểgiải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới và thực trạng lạc hậuchung của phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay Do vậy các môn học nóichung và môn Toán nói riêng cũng đứng trước một yêu cầu cấp bách, đó là đổimới về nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh không phải là vấn đề mới mà đãđược đặt ra từ nhiều năm nay trong ngành giáo dục nước ta Trong công cuộc cải

Trang 2

cách lần thứ hai năm 1980, vấn đề này đã trở thành một trong những phươnghướng chính nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ đấtnước.

Thực tiễn giảng dạy bộ môn Toán hiện nay ở các trường tiểu học còn nhiềuvấn đề bất cập trong phương pháp giảng dạy truyền thụ tri thức cho học sinh Đã

có nhiều áp dụng các phương pháp dạy học cả các phương pháp truyền thốngcũng như các phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn giảng dạy nhưng vẫnchưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Học sinh vẫncòn thụ động trong việc tiếp thu các tri thức khoa học, chưa phát huy hết đặcđiểm nổi bật của môn Toán trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh

Để đáp ứng được những yêu cầu trên chúng ta không chỉ dừng lại ở việcnêu định hướng đổi mới phương pháp dạy học mà cần đi sâu vào những phươngpháp dạy học cụ thể như những phương pháp để thực hiện được định hướng nóitrên Theo xu hướng đó hiện nay có rất nhiều phương pháp, quan điểm dạy họcmới đang được phát hiện và nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, một

trong các phương pháp đó là: “ Phát hiện và giải quyết vấn đề”.

Phương pháp dạy học “ Phát hiện và giải quyết vấn đề”là một phương

pháp dạy học tích cực Phương pháp này được sử dụng phổ biến để tổ chức chohọc sinh học tập có hiệu quả ở nhiều môn học ở bậc Tiểu học ( Toán, TiếngViệt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức ).Nó phát huy tính tích cực, chủ động sángtạo của học sinh Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợpvới tư tưởng hiện đại về đổi mới mục tiêu, phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáodục nước nhà là xây dựng con người biết đặt và giải quyết vấn đề trong cuộcsống, phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực, những con người thực sự là động lựccủa sự phát triển bền vững và nhanh chóng của đất nước

Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởivì:

- Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trongđời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các mônhọc khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học

Trang 3

- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng vàhình dạng không gian của thế giới hiện thực.

- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suynghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh Những thao tác tưduy có thể rèn luyện cho học sinh qua môn Toán như: phân tích tổng hợp, sosánh, tương tự, khái quát hóa, cụ thể hóa, đặc biệt hóa, Các phẩm chất trí tuệ

có thể rèn luyện cho học sinh như: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuầnnhuyễn, tính sáng tạo

Để môn Toán phát huy được vị trí quan trọng của mình cũng như việc dạyhọc đạt được mục tiêu và hiệu quả cao nhất đòi hỏi hoạt động tổ chức, hướngdẫn của giáo viên phải hướng tới hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức và hìnhthành kĩ năng học tập của học sinh Học sinh phải được hoạt động học tập, đượcbộc lộ mình và được phát triển một cách tối đa thông qua hoạt động học tập.Mục tiêu này đòi hỏi người giáo viên trong khi tổ chức cho học sinh học tậpphải sử dụng phối kết hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học có tác dụng pháthuy tính tích cực chủ động nhận thức của người học như: Phương pháp dạy họcphát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tròchơi học tập,…

Sử dụng phương pháp dạy học “ Phát hiện và giải quyết vấn đề” trong

dạy học không phải là vấn đề hoàn toàn mới Cho đến nay đã có nhiều bài viết,nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này Thực tế nhiều giáo viênđứng lớp đã có nhiều kinh nghiệm quý báu về việc sử dụng phương pháp dạyhọc phát hiện và giải quyết vấn đề đem lại hiệu quả cao trong giờ học Cơ sở líluận về phương pháp này đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và không ai phủnhận được mặt tích cực mà việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn

đề mang lại sau một tiết học Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở tiểu

học, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Vận dụng phương pháp dạy học phát

hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Toán tiểu học”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Trang 4

để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Toán, làm cho học sinh tích cực hơntrong việc học tập bộ môn Toán và đề ra các phương pháp dạy học trong dạyhọc Toán ở trường tiểu học giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạohơn trong việc khám phá, phát hiện tri thức mới, góp phần đổi mới phương phápdạy học ở trường tiểu học.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu những vấn đề chung của phương pháp dạy học phát hiện và giải

quyết vấn đề

3.2 Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy

học Toán ở tiểu học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Toán ởtiểu học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Chương trình Toán tiểu học

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.1 Lịch sử nghiên cứu phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Thuật ngữ “ dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “ Orixtic” hay còngọi là phương pháp phát kiến, tìm tòi Điều này đã được nhiều nhà khoa họcnghiên cứu như A Ja Ghecđơ, B E Raicop, vào những năm 70 của thế kỉXIX Các nhà khoa học này đã nêu lên phương án tìm tòi, phát kiến trong dạyhọc nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh bằng cách đưa học sinhvào hoạt động tìm kiếm ra tri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, làngười sáng tạo ra hoạt động học Đây có thể là một trong những cơ sở lí luậncủa phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Vào những năm 50 củathế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn tronggiáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sángtạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chức dạy học còn lạc hậu Phương phápdạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ra đời Phương pháp này đặc biệt đượcchú trọng ở Ba Lan V Okon – nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ phươngpháp này thật sự là một phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên những nghiêncứu này chỉ dừng ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụngphương pháp này chứ chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho phương pháp này.Những năm 70 của thế kỉ XX, M I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí luậncủa phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

1.1.2 Ở Việt Nam

Người đầu tiên đưa phương pháp này vào Việt Nam là dịch giả Phan TấtĐắc “ Dạy học nêu vấn đề” ( Lecne) (1977) Về sau đã có nhiều nhà khoa họcnghiên cứu phương pháp này như Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tạo, Nguyễn BáKim, Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu chỉ nghiên cứu cho phổ thông

Trang 6

và đại học Gần đây Nguyễn Kì đã đưa phương pháp phát hiện và giải quyết vấn

đề vào nhiều trường tiểu học và thực nghiệm ở một số môn như Toán, Tự nhiên

xã hội, Đạo đức, Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề thật sự là mộtphương pháp tích cực Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học này làmột trong những phương pháp chủ đạo được sử dụng trong các nhà trường nóichung và trong nhà trường tiểu học nói riêng

1.2 Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

1.2.1 Cơ sở triết học

Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của

sự phát triển Trong quá trình học tập của học sinh luôn luôn xuất hiện mâuthuẫn đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức với tri thức, kinhnghiệm sẵn có của bản thân Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn

đề là một phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên tạo ra cho học sinh nhữngtình huống có vấn đề ( tạo mâu thuẫn) Phương pháp này đã vận dụng một kháiniệm về mâu thuẫn làm cơ sở khoa học cho mình

1.2.2 Cơ sở tâm lí học

Theo các nhà tâm lí học thì con người chỉ tư duy tích cực khi nảy sinh nhucầu tư duy, tức là đứng trước một khó khăn trong nhận thức cần phải khắc phục

Tư duy sáng tạo luôn luôn bắt đầu bằng một tình huống có vấn đề

Như vậy về bản chất, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở

lí luận của tâm lí học về quá trình tư duy và đặc điểm tâm lí học lứa tuổi Có thể

mô phỏng toàn bộ quá trình dạy học như sau: giáo viên đưa học sinh đến một trởngại T ( tình huống có vấn đề), ở đó T thỏa mãn các điều kiện gây cảm xúc( ngạc nhiên, háo hức, hứng thú, chờ đợi) và trên sức một chút ( tích cực mộtchút sẽ vượt qua T) Học sinh tích cực hoạt động nhận thức dưới sự gợi mở, dẫndắt toàn bộ hoặc từng phần của giáo viên, hoặc độc lập suy nghĩ để tìm ra conđường vượt qua T, đi đến kết luận nào đó

Quá trình nhận thức luôn thực hiện nhờ tư duy, mà tư duy về bản chất lại là

sự nhận thức dẫn đến phát hiện và giải quyết vấn đề, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi

Trang 7

người Vì vậy tâm lí học dạy học phải dựa vào nguyên tắc: tính có vấn đề cao,không có vấn đề thì không có tư duy.

Theo tâm lí học kiến tạo thì học tập là quá trình mà người học xây dựngnhững tri thức cho mình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với nhữngtri thức có sẵn Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp vớiquan điểm này

1.2.3 Cơ sở giáo dục học

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên nguyên tắctính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của người học trong giáo dục bởi vì nókhơi gợi được động cơ học tập của học sinh trong quá trình phát hiện và giảiquyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cũng biểu hiện sự thống nhất giữakiến tạo tri thức, phát triển năng lực trí tuệ và bồi dưỡng phẩm chất Những trithức mới ( đối với học sinh) được kiến tạo nhờ quá trình phát hiện và giải quyếtvấn đề Tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của kiểu dạy học này là ở chỗ họcsinh học được cách khám phá, tức là rèn luyện cho họ cách thức phát hiện, tiếpcận và giải quyết vấn đề một cách khoa học Đồng thời, dạy học phát hiện vàgiải quyết vấn đề cũng góp phần bồi dưỡng cho người học những đức tính cầnthiết của người lao động sáng tạo như tính chủ động, tích cực, tính kiên trì vượtkhó, tính kế hoạch và thói quen tự kiểm tra

1.3.Những khái niệm cơ bản liên quan đến phương pháp dạy học phát hiện

và giải quyết vấn đề

1.3.1 Vấn đề

Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết ( Hoàng Phê – Từđiển tiếng Việt ) Trong toán học, người ta hiểu vấn đề là một câu hỏi hay mộthành động mà trong đó:

+ Học sinh chưa trả lời được câu hỏi hay chưa thực hiện được hành động + Học sinh cũng chưa được học một quy luật có tính thuật giải nào để trảlời câu hỏi đó hay thực hiện được hành động đó

1.3.2 Tình huống có vấn đề

Trang 8

Tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó gợi cho người học những khókhăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết phải vượt qua và có khả năngvượt qua nhưng không phải ngay tức thời nhờ một thuật giải mà cần phải có quátrình tư duy tích cực, vận dụng, liên hệ những tri thức cũ liên quan Một tìnhhuống được gọi là có vấn đề thì phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

- Tồn tại một vấn đề

Đây là yếu tố trung tâm của tình huống Tình huống phải bộc lộ mâu thuẫngiữa thực tiễn với trình độ nhận thức, chủ thể phải ý thức được một khó khăntrong tư duy hoặc hành động mà vốn hiểu biết sẵn có chưa đủ để vượt qua Nóicách khác, phải có một vấn đề, tức là có ít nhất một phần tử của khách thể màhọc sinh chưa biết và cũng chưa có trong tay một thuật giải để tìm phần tử đó.Trong học tập, vấn đề có thể là tri thức mới, cách thức hành động mới, kĩ năngmới mà học sinh cần phát hiện và chiếm lĩnh

- Gợi nhu cầu nhận thức

Nếu tình huống có vấn đề nhưng vì lí do nào đó học sinh không thấy cónhu cầu tìm hiểu, giải quyết, chẳng hạn họ thấy vấn đề xa lạ, không liên quan gìtới mình thì đó cũng chưa phải là một tình huống có vấn đề Điều quan trọng làtình huống phải gợi nhu cầu nhận thức ở học sinh để họ cảm thấy cần thiết bổsung, điều chỉnh, hoàn thiện tri thức, kĩ năng bằng cách tham gia giải quyết vấn

đề nảy sinh Tốt nhất là tình huống gây được cảm xúc: ngạc nhiên, hứng thú vàmong muốn giải quyết

- Khơi dậy niềm tin ở khả năng của bản thân

Nếu một tình huống tuy có vấn đề và học sinh tuy có nhu cầu giải quyếtvấn đề nhưng các em cảm thấy vấn đề vượt xa so với khả năng của mình thì các

em cũng không sẵn sàng tham gia giải quyết vấn đề Tình huống cần khơi dậy ởhọc sinh cảm nghĩ là tuy các em chưa có ngay lời giải nhưng đã có một số trithức, kĩ năng liên quan đến vấn đề đặt ra và nếu các em tích cực suy nghĩ thì cónhiều hi vọng giải quyết được vấn đề đó Như vậy học sinh có được niềm tin ởkhả năng huy động tri thức và kĩ năng sẵn có để giải quyết hoặc tham gia giảiquyết vấn đề

Trang 9

Nếu thiếu một trong ba yếu tố thành phần trên thì sẽ không có tình huống

có vấn đề Hay nói cách khác tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó xuấthiện một vấn đề như đã nói ở trên và vấn đề này vừa quen, vừa lạ với người học.+ Quen vì có chứa đựng những kiến thức có liên quan mà học sinh đã đượchọc trước đó

+ Lạ vì mặc dù trông quen nhưng ngay tại thời điểm đó người học chưa thểgiải được

1.3.3 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong nhữngphương pháp dạy học mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống gợi vấn đề,

tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề Học sinh hoạt động tự giác, tíchcực, chủ động và sáng tạo giải quyết vấn đề thông qua đó mà kiến tạo tri thức,rèn luyện kĩ năng nhằm đạt được những mục đích học tập khác

1.3.4 Bản chất của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải được thôngbáo dưới dạng tri thức có sẵn

Học sinh tích cực, chủ động, tự giác tham gia hoạt động học, tự mình tìm ratri thức cần học chứ không phải được thầy cô giáo giảng một cách thụ động, họcsinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học

Học sinh không những được học nội dung học tập mà còn được học conđường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó Học sinh được học cách pháthiện và giải quyết vấn đề

1.4 Đặc điểm, hình thức của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

1.4.1 Đặc điểm

- Học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải được thôngbáo dưới dạng tri thức có sẵn

- Học sinh tích cực, chủ động, tự giác tham gia hoạt động học, tự mình tìm

ra tri thức cần học chứ không phải được thầy cô giảng một cách thụ động, họcsinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học

Trang 10

- Học sinh không những được học nội dung học tập mà còn được học conđường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó Học sinh được học cách pháthiện và giải quyết vấn đề Nói cách khác, học sinh được học bản thân việc học.

1.4.2 Hình thức

- Tự nghiên cứu vấn đề

- Vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề

1.5 Quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Bước 1: Phát hiện vấn đề

- Phát hiện vấn đề từ một tình huống có vấn đề

- Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu đúng vấn đề được đặt ra

- Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu xác định vấn đề đó

Bước 2: Vạch kế hoạch giải quyết vấn đề

- Phân tích, tìm hiểu vấn đề, làm rõ mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phảitìm

- Xác định lược đồ giải quyết vấn đề

Bước 3: Thực hiện kế hoạch

Tiến hành giải quyết vấn đề, đưa ra lời giải

Bước 4: Đánh giá kết quả, phân tích, khai thác lời giải

-Kiểm tra tính hợp lí, tối ưu của lời giải

- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát, lậtngược vấn đề và giải quyết vấn đề nếu có thể

1.6 Các mức độ trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Mức độ 1: Đối tượng học sinh yếu: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải

quyết vấn đề Học sinh thực hiện giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáoviên Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh

Mức độ 2: Đối tượng học sinh trung bình: Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để

học sinh tìm cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện giải quyết vấn đề với sựgiúp đỡ của giáo viên khi cần thiết Giáo viên và học sinh cùng đánh giá

Mức độ 3: Đối tượng học sinh khá: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình

Trang 11

huống có vấn đề Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuấtcác giả thuyết và lựa chọn giải pháp Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề.Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Mức độ 4: Đối tượng học sinh giỏi: Học sinh tự phát hiện vấn đề nảy sinh

trong hoàn cảnh của mình hoặc của mọi người, lựa chọn vấn đề phải giải quyết.Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sungcủa giáo viên khi cần thiết

1.7 Những ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

1.7.1 Ưu điểm

- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương phápdạy học tích cực Nó phát triển tư duy và phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh

- Tạo hứng thú học tập cho học sinh

- Thông qua việc giải quyết vấn đề học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng

và cả phương pháp nhận thức Hoạt động học tập này dần hình thành và pháttriển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực hết sức cần thiết đểcon người thích ứng với sự phát triển của xã hội

- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể kết hợp vớinhiều hình thức tổ chức lớp học một cách đa dạng và phong phú, lôi cuốn họcsinh tham gia cùng tập thể, tư duy, tranh luận, dưới sự dẫn dắt gợi mở của giáoviên như: thảo luận nhóm, báo cáo và trình bày,

- Giáo viên: Khi tiến hành dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề khó khănđối với giáo viên la đặt tình huống có vấn đề Giáo viên phải có trình độ cũng

Trang 12

như xử lý các tình huống sư phạm linh hoạt.

- Học sinh: Phải có trình độ tư duy nhất định

1.8 Những lưu ý khi dạy học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể áp dụng trong các giai đoạncủa quá trình dạy học: hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức và kĩ năng,vận dụng kiến thức

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cần hướng tới mọi đối tượng họcsinh chứ không chỉ áp dụng riêng cho học sinh khá, giỏi

- Có nhiều mức độ khác nhau khi tiến hành dạy học phát hiện và giải quyếtvấn đề, chẳng hạn như:

+ Giáo viên tạo tình huống chứa đựng vấn đề, học sinh tự phát hiện và tựgiải quyết vấn đề, giáo viên hướng dẫn để học sinh hình thành tri thức mới.+ Giáo viên đưa ra tình huống và trực tiếp nêu vấn đề, giáo viên hướng dẫnhọc sinh để hình thành tri thức mới

Tùy từng trường hợp cụ thể mà giáo viên có thể vận dụng các mức độ dạyhọc phát hiện và giải quyết vấn đề cho phù hợp

- Giáo viên cần hiểu đúng các cách tạo tình huống có vấn đề và tận dụngcác cơ hội để tạo ra tình huống có vấn đề là:

+ Xây dựng tình huống có vấn đề từ thực tiễn

+ Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã biết bằng cách biến đổi tìnhhuống chưa có vấn đề thành một tình huống khác có vấn đề

+ Tạo tình huống bằng cách lật ngược vấn đề

+ Tạo tình huống bằng cách yêu cầu học sinh xem xét tương tự để giảiquyết

+ Tạo tình huống bằng cách khái quát hóa vấn đề

+ Tạo tình huống bằng cách đặc biệt hóa vấn đề

+ Tạo tình huống bằng cách nêu một bài toán mà việc giải quyết bài toán

đó dẫn đến một kiến thức mới

+ Tạo tình huống có vấn đề từ sai lầm thường gặp trong tính toán

Trang 13

+ Tổ chức hoạt động trên các đồ vật thật, mô hình để rút ra một tri thứctoán học.

Ở tiểu học, các vấn đề được hướng tới thường là những vấn đề đơn giản.Phần lớn các vấn đề được phát hiện và giải quyết trên cơ sở dựa vào trực quan( thông qua quan sát các số, các hình ảnh thực, thông qua việc thử nghiệm vớicác trường hợp cụ thể để rút ra các kết luận khái quát)

Trong chương này, luận văn đã khái quát được lịch sử nghiên cứu, đưa racác cơ sở khoa học, những khái niệm cơ bản và các vấn đề liên quan đếnphương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Luận văn cũng đã phântích được những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy học phát hiện vàgiải quyết vấn đề trong quá trình dạy học Toán và nhận thấy rằng: phương phápdạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mang lại tínhtích cực, nó đáp ứng được một số yêu cầu về vấn đề dạy học và tích cực hóahoạt động nhận thức của học sinh

Trang 14

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC TOÁN

TIỂU HỌC

2.1 Các cách tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán tiểu học

2.1.1 Xây dựng tình huống có vấn đề từ thực tiễn

Đó là các tình huống xuất phát từ thực tiễn và có chứa những vấn đề toánhọc thường được xây dựng khi dạy các bài hình thành kiến thức mới cho họcsinh

Ví dụ 2.1.1.1: Khi HS học xong phần phép chia có dư, GV cho HS làm bài

Ví dụ 2.1.1.2: Khi dạy bài “ Phân số và phép chia số tự nhiên” GV lần

lượt cho HS thực hiện hai bài toán sau:

Bài toán 1: Có 3 quả cam chia đều cho 3 em Hỏi mỗi em được mấy quảcam?

Bài toán 2: Có 3 quả cam chia đều cho 4 em Hỏi mỗi em được mấy phầncủa quả cam?

Trang 15

- Học sinh sẽ phân tích dựa trên hình ảnh trực quan, mỗi học sinh có thể sẽ

có một cách lý giải khác nhau Ví dụ, học sinh có thể giải quyết như sau:

Học sinh vẽ 3 quả cam, mỗi quả cắt thành 4 phần bằng nhau, mỗi bạn lấymột phần Chia như vậy cho đến hết 3 quả cam thì ta thấy mỗi bạn nhận được 3phần của mỗi quả cam

Từ đó, GV giới thiệu về phân số và các vấn đề liên quan trong bài học

Như vậy, HS đã giải quyết vấn đề phép chia số tự nhiên, hình thành phân

số Sau này, những bài toán dạng đó không còn là vấn đề đối với HS nữa

Ví dụ 2.1.1.3: Khi dạy phép cộng số thập phân, giáo viên đưa ra bài toán:

Cắt một sợi dây thành hai đoạn Biết đoạn thứ nhất dài 3,2dm và đoạn thứhai dài 4,3dm Hỏi sợi dây lúc đầu dài bao nhiêu đề - xi- mét?

Vấn đề của học sinh ở đây là làm thế nào để tìm được kết quả của phépcộng hai số thập phân là 3,2 và 4,3 Kết quả của phép cộng hai số thập phân đóchính là độ dài của sợi dây

Giáo viên hướng học sinh đưa các số đo về dạng số tự nhiên ( đổi ra cm).Sau đó, thực hiện phép cộng hai số tự nhiên và đưa các số đo về đơn vị dm dướidạng số thập phân Như vậy học sinh sẽ tiến hành đổi: 3,2dm = 32cm và 4,3dm

= 43cm, thực hiện: 32 + 43 = 75 (cm), đổi 75cm = 7,5dm

Học sinh cũng có thể giải quyết vấn đề đó bằng cách đưa các số thập phân

về dạng phân số thập phân rồi thực hiện cộng hai phân số sau đó đưa kết quả vềdạng số thập phân

Trong tình huống nêu trên, học sinh mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết tìm

ra độ dài của sợi dây hay kết quả của phếp cộng hai số thập phân 3,2 + 4,3 Đểtìm ra quy tắc cộng hai số thập phân thì ta cần đưa tiếp vấn đề và yêu cầu họcsinh giải quyết

2.1.2 Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã biết bằng cách biến đổi tình huống chưa có vấn đề thành một tình huống khác có vấn đề

Các tình huống được đưa ra ở đây là những bài tập dạng nâng cao mà khigiải học sinh cần dựa vào kiến thức đã học Đây là một việc làm rất cần thiết đối

Trang 16

với giáo viên trong quá trình dạy học, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

1 + = 5

+ 3 = 5

+ = 5

Ví dụ 2.1.2.2: Khi học bài “ Tìm số trung bình cộng”, các dạng bài tập

đơn thuần như tìm số trung bình cộng của các số sau: 36,42 và 57 hay tìm sốtrung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9… là những bài tập chưa có tínhvấn đề vì nó chỉ nhằm mục đích củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính, tìm ra

số trung bình cộng Ta có thể cho HS làm các dạng bài tập mang tính vấn đềnhư: “ Số trung bình cộng của hai số bằng 9 Biết một trong hai số đó là 12, tìm

số kia” Bài toán này khó hơn các dạng bài toán trên Học sinh phải tích cực suynghĩ, suy luận và phân tích bài toán để tìm ra được kết quả

Ví dụ 2.1.2.3:Khi dạy bài “ Phép cộng số thập phân”

Sau khi đã hình thành cho học sinh quy tắc cộng hai số thập phân, giáo viênđưa thêm các ví dụ có dạng 1,23 + 12,3 ( phần thập phân có số chữ số khác nhau) hay 2 + 2,5 ( số tự nhiên cộng với số thập phân )

Giáo viên nêu phép tính và hỏi học sinh: Các số hạng trong phép tính có gìgiống và khác với các số hạng trong những phép tính vừa làm?

Tình huống có vấn đề ở đây chính là số chữ số phần thập phân của hai sốkhác nhau

Giáo viên có thể định hướng hay gợi ý cho học sinh viết thêm một chữ số 0

Ngày đăng: 26/04/2016, 17:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hữu Châu, Phương pháp dạy học môn Toán, ĐH GD, ĐH Quốc gia Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
2. Nguyễn Hữu Châu,Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB GD Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học
Nhà XB: NXB GD Hà Nội
3. Vũ Quốc Chung ( chủ biên ), Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, NXB ĐHSP, NXB GD, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, NXB ĐHSP
Nhà XB: NXB ĐHSP"
4. Vũ Quốc Chung – Đào Thái Lai – Đỗ Tiến Đạt – Trần Ngọc Lan – Nguyễn Hùng Quang – Lê Ngọc Sơn, Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, NXB ĐHSP, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học
Nhà XB: NXB ĐHSP
5. Đỗ Trung Hiệu và nhiều tác giả, Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học, NXB ĐHSP Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
6. Nguyễn Thị Phương Hoa, Lý luận dạy học hiện đại, ĐH GD, ĐH Quốc gia Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hiện đại
7. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – Nguyễn Áng – Đỗ Trung Hiệu – Phạm Thanh Tâm, SGK Toán 1 đến 5, NXB GD, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Toán 1 đến 5
Nhà XB: NXB GD
8. Trần Bá Hoành, Dạy học lấy người học làm trung tâm – Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, Trung tâm khoa học Giáo dục số 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học lấy người học làm trung tâm – Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm
9. Trần Bá Hoành, Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Giáo dục số 32, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
10. Hà Sĩ Hồ, Một số vấn đề cơ sở về phương pháp dạy học Toán ở cấp I phổ thông, NXB GD, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ sở về phương pháp dạy học Toán ở cấp I phổ thông
Nhà XB: NXB GD
11. Đặng Thành Hưng, Bản chất của dạy học hiện đại, Thông tin khoa học Giáo dục số 84, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất của dạy học hiện đại
12. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy môn Toán, NXB ĐHSP Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy môn Toán
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
13. Nguyễn Bá Kim ( chủ biên ), Bùi Huy Ngọc,Phương pháp dạy học đại cương môn Toán, NXB ĐHSP Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
14. Nguyễn Bá Kim – Vũ Dương Thụy,Phương pháp dạy học môn Toán, NXB GD Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Nhà XB: NXB GD Hà Nội
15. Nguyễn Bá Kim, Quy trình phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán, Tạp chí Giáo dục số 38, tháng 9 năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán
16. I. F. Kharamop, Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào ( Nguyễn Quang Ngọc dịch), NXB GD, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào
Nhà XB: NXB GD
17. Trần Kiều, Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy học, Đề tài cấp Bộ - Viện khoa học Giáo dục, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy học
18. Nguyễn Kỳ, Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo I, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm
19. Nguyễn Kỳ, Phương pháp giáo dục tích cực, NXB GD, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực
Nhà XB: NXB GD
21. M. A. Makhamutop, Dạy học nêu vấn đề, NXB ĐHSP, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học nêu vấn đề
Nhà XB: NXB ĐHSP

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w