SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm nonSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm nonSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm nonSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm nonSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm nonSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm nonSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm nonSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm nonSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
Trang 1MỤC LỤC
TRANG
I Phần mở đầu
I.1 Lý do chọn đề tài 2
II Phần nội dung
Biện pháp 1: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động
trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
10
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng,
đồ chơi gây nguy hiểm.
11-12
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên luôn quan sát trẻ mọi lúc, mọi
nơi.
12-13-14
Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ
năng cơ bản để phòng tránh và xử trí ban đầu một số tình
huống khi tai nạn xảy ra
15
Biện pháp 5: Động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng
cao ý thức trách nhiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ.
18
Biện pháp 6 : Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học
của vấn đề nghiên cứu
23
Trang 2MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG
TRƯỜNG MẦM NON
I Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em lứa tuổi từ 0-5 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về
thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể , đó là giai đoạn khám phá, trảinghiệm, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời Trẻ rất hiếuđộng mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hằng ngày, chính vì khả năng hiếuđộng , tính tự tin và tò mò trong khi trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trongviệc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tớiviệc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào Bên cạnh đó cách chăm sóc, giáo dục trẻkhông đúng hoặc không có phương pháp cũng dẫn tới các sang chiến về tâm
lí, gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ Vì vậy, việc quản lí bảo vệ antoàn , phòng tránh tai nạn cho trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triểncủa trẻ
Tai nạn, thương tích ở nước ta đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn
xã hội Hiện nay, do tai nạn thương tích mỗi ngày có trên 30 người chết vàtrên 70 người bị thương gây tàn tật suốt đời Nhằm góp phần hạn chế tai nạnthương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non,học sinh, sinh viên và cán bộ công chức ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo yêu cầu: các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phòng,tránh tai nạn thương tích Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sáchquốc gia phòng, tránh tai nạn thương tích”
Nhìn vào thực tế con số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, tôinhận thấy, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích đau lòng của trẻthường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn.Vì vậy, cầntrang bị cho giáo viên mầm non những kiến thức và cách phòng tránh tai nạnthương tích một cách có hiệu quả Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạnthương tích và biết tự bảo vệ mình là một việc làm không dễ dàng, bởi tâm
lý trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên Thực tế hàng ngày trẻ được tham gianhiều hoạt động nhưng trẻ chỉ biết rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thíchcủa bản thân trẻ, điều này rất nguy hại bởi trẻ cũng là một thành viên thamgia vào cuộc chiến chống lại tai nạn thương tích Vì vậy, giáo viên cần tích
Trang 3hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động trong ngày (vui chơi, học tập,
đi dạo ) cho trẻ đúng lúc đúng yêu cầu Và trang bị những kiến thức cầnthiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích để trẻ biết tự bảo vệ mìnhkhi cần thiết
Tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ, nhưng chúng ta hoàn toàn
có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp khác nhau, trong đó cónâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích và tạo dựngmôi trường học tập, vui chơi an toàn là không thể thiếu Để thực hiện cácbiện pháp đó, với tránh nhiệm của người quản lý công tác chăm sóc giáo dụctrong trường mầm non tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường
an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cầnthiết Với mong muốn 100% trẻ đến trường được an toàn mọi lúc mọi nơi,không có tai nạn thương tích xảy ra với trẻ Thấy được tầm quan trọng củavấn đề này, tập thể sư phạm trường mẫu giáo Họa Mi chúng tôi luôn đặtcông tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một trong những yếu tốcấp bách góp phần chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện cho trẻ, là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà
trường, đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.” nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc
giáo dục của nhà trường trong năm học này và những năm tiếp theo
1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ Chủ động phòngngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích chotrẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng
Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tainạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
Tìm ra nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên phòng tránh tai nạnthương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Nâng cao ý thức ,vai trò trách nhiệm , góp phần củng cố, nhằm đảmbảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
Củng cố và cập nhật kiến thức cho giáo viên về đảm bảo an toàn cho
xảy ra
Trang 4I.3 Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên trường mẫu giáo Họa Mi- xã Quảng Điền- huyện
Krông Ana-tỉnh DakLak
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trường mẫu giáo Họa Mi - xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-tỉnh DakLak
I 5 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thốnghóa các tài liệu có liên quan
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát chất lượng đội ngũ
sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tíchcho trẻ mà còn hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập chữngbước vào đời
Phòng tránh tai nạn thương tích là phòng tránh tối thiểu những nguy
cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm tổn thương đến thể xác vàtinh thần của con người
Phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhàtrường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệtrẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, họctập
Phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triểntoàn diện về mặt nhân cách cho trẻ:
Về mặt thể chất: cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về
da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường
Trang 5Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ pháttriển về mặt nhận thức Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay vềmặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốthơn Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làmhành trang để trải nghiệm cuộc sống.
Hơn nữa, phòng tránh được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻphát triển về mặt ngôn ngữ Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiệncủa tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy.Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thểtổn thương về ngôn ngữ của trẻ
Ngoài ra, phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển
về mặt tình cảm xã hội Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, khônglàm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương,quan tâm, chăm sóc của người lớn Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọingười xung quanh, biết giúp đỡ người khác
Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ Giáo viên tạomôi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ conngười, môi trường Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hànhđộng, việc làm đẹp cho xã hôi, tạo ra một môi trường an toàn cho chínhmình và cho cả mọi người
Các lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định trường chuẩn Hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức chuyên đề và cử giáoviên đi tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thươngtích cho giáo viên
Trường có nhân viên y tế, phòng y tế trang thiết bị y tế tương đối đầyđủ
Trang 6* Khó khăn
Đa số phụ huynh làm nghề nông nên ít có thời gian quan tâm quantâm đến con , cũng như các kiến thức cơ bản về phòng tránh tai nạn thươngtích cho trẻ
Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế
b Thành công- hạn chế
*Thành công của đề tài
Nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, tránh tai nạn thương tích Có nhân viên chuyên trách về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích Cán bộ giáo viên,nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ Môi trường xung quanh trường an toàn
Nhà trường đã tổ chức chuyên đề, mua và phô tô nhiều tài liệu liênquan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, tránh, xử trí các tai nạnthương tích thường gặp phát cho giáo viên nghiên cứu và học tập
Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh xây dựng trườnghọc an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Bản thân trước đây là giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy nên
có kinh nghiệm trong việc đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tíchcho trẻ và từ đó chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác này
Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lýtrẻ tại các nhóm-lớp
Trường đang trong giai đoạn xây dựng trường chuẩn nên cơ sở vậtchất đầy đủ đảm bảo an toàn cho trẻ
Trang 7Hệ thống phòng lớp đúng quy cách, có đủ đồ chơi ngoài trời cho trẻhoạt động, các lớp đều được trang bị những trang thiết bị, đồ dùng đồ chơicần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy chăm sóc giáo dục trẻ.
Thường xuyên cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt luôn chúý đến nhà vệ sinh, sàn nhà không trơn trượt, sân trường bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ
Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế
d Nguyên nhân các yếu tố tác động :
Số lượng trẻ trên lớp quá đông, trong khi đó, trẻ lại rất hiếu động, tò
mò, sức đề kháng còn yếu , nên rất dễ bị thương tích khi xảy ra các tai nạn như: ngã, chấn thương chảy máu, hóc sặc, bỏng… Mặt khác, một số giáo viên mầm non chưa nhuần nhuyễn thao tác xử lí những tình huống cấp bách,chưa có kinh nghiệm cấp cứu trẻ dẫn đến việc chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
Công tác kiểm tra , theo dõi, đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòngtránh tai nạn cho trẻ chưa được làm thường xuyên , chặt chẽ
Do giáo viên mới ra trường, đang nuôi con nhỏ nên chưa dành nhiềuthời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi nội dung phòng tránh tai nạnthương tích cho trẻ
Đa số phụ huynh làm nghề nông họ đi làm ruộng, rẫy từ sáng sớm nên
ít có thời gian trò chuyện, hướng dẫn con về việc tự bảo vệ mình và cáchnhận biết những nguy hiểm xung quanh mình… Đây cũng là một hạn chếtrong việc giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích tại gia đình
Do người lớn thiếu kiến thức khi chăm sóc trẻ, kĩ năng sơ cứu y tếtạm thời ,chưa tốt, đôi khi còn xử lý bằng kinh nghiệm bản thân nên có nguy
cơ gây nguy hiểm hơn cho vết thương của trẻ
Trang 8Môi trường xung quanh có nhiều vật cứng, vật nhỏ trong tầm tay trẻ
đồ dùng để trên cao có thể rơi vỡ
*Khảo sát đầu năm
Stt Nội dung khảo sát
Tổng số giáo viên
Đánh giá
1 Nắm được nội dung phòng tránh
2
Chú trọng lồng ghép tích hợp giáo
dục phòng tránh tai nạn thương
tích vào các môn học, các hoạt
động trong ngày của trẻ
3
Có kiến thức về chăm sóc sức
khỏe sơ cứu, cấp cứu , xử trí ban
đầu phòng tránh tai nạn thương
e Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy: Giáo viên đã nắm được nội dung giáodục song chưa đầy đủ Do giáo viên mới ra trường, đang nuôi con nhỏ nênchưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm.Giáo viên đã nhận thức được thời gian cần lồng ghép tích hợp trong ngày.Bước đầu có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu, cấp cứu, xử trí banđầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, nhưng trong khi thực hiện giáoviên còn lúng túng Nội dung phối hợp cùng gia đình của giáo viên chưahiệu quả Đời sống của một số giáo viên còn gặp nhiều khó khăn nên họchưa tập trung đầu tư đúng mức cho việc tự học, tự rèn luyện tay nghề Cơ
Trang 9sở vật chất của nhà trường mặc dù đang trong lộ trình xây dựng trườngchuẩn xong vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện tại
Công tác kiểm tra, theo dõi,đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòngtránh tai nạn cho trẻ trong nhà trường chưa được làm thường xuyên, chặtchẽ, chủ yếu là định tính, kết quả thường chung chung, không rõ ràng Thiết
bị y tế còn thiếu chưa được trang bị đầy đủ, những loại thuốc chữa nhữngbệnh thường gặp còn hạn chế về số lượng Hơn nữa giáo viên ít được dự cáclớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhập kiến thức chuyên môn về chăm sóc sứckhỏe, về bảo vệ an toàn, phòng tránh và sơ cứu thương tích cho trẻ
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, việc bồi dưỡngnghiệp vụ cho giáo viên trong trường để nâng cao chất lượng trong việcchăm sóc giáo dục trẻ là cấp thiết, vì vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp cụthể sau:
II 3 Các biện pháp thực hiện
a.Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của các biện pháp là nhằm bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩnăng sư phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viêntrong nhà trường, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vàocông cuộc đổi mới giáo dục mầm non, theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầuphát triển của xã hội
Sức khỏe được đảm bảo sẽ giúp tinh thần của trẻ được ổn định, tăngkhả năng tiếp thu, học hỏi những điều mới lạ trong cuộc sống, hình thành tưduy, nhân cách, năng lực thẩm mĩ, chuẩn bị vững chắc cho sự phát triển saunày
Theo Chỉ thị số 20-CT/TW, Bộ Chính trị ngày 5/11/2012 về tăngcường lãnh đạo của Đảng đối với chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trongtình hình mới, việc giáo dục và chăm sóc trẻ em là vấn đề có tính chiến lượclâu dài, góp phần nâng cao nguồn lực sau này của đất nước Đó là nhiệm vụcủa ngành giáo dục nói chung và của giáo dục mầm non nói riêng, đáp ứngyêu cầu của xã hội, tạo nên lòng tin của phụ huynh với giáo viên, giữ vững
uy tín của trường học
Luôn giáo dục lồng ghép các nội dung và dạy trẻ các kiến thức cơ bản
về cách phòng tránh, nhận biết các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ để trẻ tự biếtbảo vệ bản thân khi cần thiết
Trang 10Qua các biện pháp giáo viên đã thỏa mãn được nhu cầu học tập, vuichơi của trẻ mà vẫn đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi cho trẻ góp phần vàoviệc“ xây dựng trường học an toàn” và đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáodục còn gặp nhiều khó khăn ở địa phương Những biện pháp sẽ được ápdụng luôn tạo được niềm tin nơi phụ huynh rằng họ đang có người đồnghành trên con đường xây đắp hạnh phúc và tương lai phồn thịnh cho thế hệmăng non chủ nhân của đất nước
b Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn và phòng tránh tainạn thương tích cho trẻ
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguyhiểm
- Chỉ đạo giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi
- Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ năng cơ bản đểphòng tránh và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra
- Động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao ý thức trách
nhiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp vớiphụ huynh
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của quản lí bảo vệ antoàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non Kế hoạchđược ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích Kế hoạch có tầm quantrọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạtđộng thực hiện theo một con đường đã định sẵn Nó như ngọn đèn pha dẫnlối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học Vì vậy, nếu xâydựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc Nhìnvào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề tai nạnthương tích xảy ra ở Việt Nam Tôi đã nhận định được những điểm mạnh vànhững điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, tránh tai nạn thương tích cho
Trang 11trẻ trong trường mình, do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kếhoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn,phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu : Nâng cao nhận thức,trách nhiệm cho Cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổihành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những tai nạn thương tích, chú trọngphòng tránh tai nạn giao thông, bạo lực học đường , đuối nước, dị vật đườngthở, điện giật, bỏng… giảm tối đa tỉ lệ tai nạn thương tích trong và ngoàitrường Đảm bảo 100% Cán bộ giáo viên của nhà trường được tập huấnkiến thức và kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích 100 % trẻ được đảmbảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, không xảy ra tai nạn thươngtích, không xảy ra ngộ độc thực phẩm Xây dựng môi trường học tập antoàn, “Xanh - Sạch - Đẹp” Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồchơi trong lớp có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, giáo viên bổ xungcác biển cấm ở các ổ điện tại lớp Kiểm tra các loại đồ chơi ngoài trời hỏng,bong sơn, long ốc , gây mất an toàn cho trẻ, báo cáo Ban giám hiệu để có kếhoạch sửa chữa kịp thời.
Ký kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy đảm bảo về vệsinh an toàn thực phẩm cho trẻ
Liên hệ với Trung tâm y tế huyện Krông Ana mời Bác sĩ về trườngkhám sức khỏe cho trẻ 1-2lần/năm
Tham mưu với Hiệu trưởng bổ xung thuốc, các dụng cụ sơ cấp cứu y
Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp phòng tránh tai nạn thương tích
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
Một trong những khái niệm về đồ chơi, thì đồ chơi là một trong những
đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như
Trang 12cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạtđộng mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công, qua
đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ Và thời giantrẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy, phảithường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ
Theo quy định của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh
đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh phòng chốngdịch bệnh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ Những đồ chơi
đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn
da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy xước vì thế khi chơi dễ gây ra nguyhiểm cho trẻ như đứt tay, xước da Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắtcũng như chảy máu cơ thể trẻ Những đồ chơi nhỏ như hột hạt ở các góckhi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng, khi chơi xong
cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi Đồng thời chỉ đạo giáoviên luôn cố gắng sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi
mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động Với những đồ chơi hiện nay
đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu độc hại nhưchì, các chất gây rối loạn nội tiết, gây ung thư một số là loại nhựa giòn dễ
vỡ gây nguy hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ýchọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng nhưchất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sảnphẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi Song song với việc loại bỏ đồ dùng,
đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như:dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến…khi dùng song phải cất gọn đúng nơi quyđịnh, cất cao khỏi tầm với của trẻ Báo ngay với Ban giám hiệu nếu tronglớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay thế đồ dùng đồ chơi mới ngay đảmbảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồchơi nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tainạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ, nhờ việc giáo viên thườngxuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm giờ đây đồ dùng đồ chơi các lớpluôn đảm bảo được an toàn cho trẻ Các lớp không có trường hợp nào bị tainạn do bị hóc, sặc, trầy xước da, do đồ chơi hư hỏng
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên luôn quan sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Trang 13Giáo viên không nên để trẻ chơi mà không có sự theo dõi của cô dùchỉ trong tích tắc Trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người
có trách nhiệm Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúcmọi nơi, trong mọi hoạt động Luôn luôn để mắt đến trẻ vì ở tuổi mầm nontrẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cảkhả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng để nếm thử hoặc làđưa vào mũi, tai Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hôhấp do hít và nuốt phải các dị vật Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từtay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày ( nhất là đầu năm),chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài sân trường trẻ để tham gia các hoạt độngngoài trời hoặc thăm quan Bàn giao số trẻ khi giao ca, đóng cổng trường khikhông có người ra vào
Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như tập vông,tay xinh ( gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng ) để xem ai có
gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻnhặt được hoặc mang từ nhà đến
Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng giáo viên cũng cầnphải lưu ý, trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắtnhau) Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không để trẻnghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm Không sử dụngcác loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ Giáoviên cần lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề,lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáodục
VD: Chủ đề Mẹ và những người thân yêu của bé: lồng ghép các câuhỏi: “những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ khôngđược đến gần”( các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao,kéo )
Chủ đề : Phương tiện giao thông: biển báo giao thông đơn giản, đèntín hiệu, khi tham gia giao thông các bé cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm
Chủ đề Đồ dùng, đồ chơi trong lớp bé: khi chơi đồ chơi phải như thếnào, nếu đưa vào miệng sẽ bị làm sao
Chủ đề Cây xanh và môi trường sống: Giáo dục trẻ không được leotrèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm Cho trẻ làm quen với những biển
Trang 14cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo những đồ vật gây nguy hiểm và nhữngnơi nguy hiểm trẻ không được đến gần
Hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi vì ở ngoài trời, trẻ rất ham chơinên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãyxương nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làmkiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắtgây chấn thương Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhauhoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương.Vì vậy, trước khi chotrẻ ra hoạt động ngoài trời cô chú ý đếm trẻ, kiểm tra khu vực sân trẻ quansát có chủ đích, giao hẹn sân chơi quy định, phải đảm bảo đó là nơi thoángmát Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phòngrắn cắn, ong đốt, kiến cắn Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnhthủy tinh, gốm, sắt, đá, sỏi khỏi nơi vui chơi của trẻ, cô phải luôn bao quát
ở bên trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn
Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm gai để khi trẻtiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi va vào nền bê tông Cô kịpthời giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi chơi, đùanghịch hay sinh hoạt để trẻ có thể ghi nhớ và cẩn thận hơn khi chơi
Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ănmang từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia vềbàn cho trẻ Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống Tránh cho trẻ ănthức ăn, nước uống còn quá nóng Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc,trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đềurất dễ gây sặc cho trẻ Vì thế, cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoảimái Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ Giáo dụctrẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn
Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương, nghẹn Khi cho trẻ ăn các quảtráng miệng nên chọn các loại quả không có hạt nếu có hạt cần chú ý bóc bỏhạt trước khi đưa lên lớp
Hoạt động giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị đi ngủ giáo viên chú ý xem trẻcòn ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vậtnhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khingủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai nhau, để dị vật rơi vào đường thởgây ngạt thở Phòng ngủ phải được thông thoáng tránh trường hợp khi trẻ
Trang 15ngủ trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí rất dễ bị ngộđộc Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấpxuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở
Giờ chơi tự do trong lớp: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạnnhư dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loạihạt quả, đất nặn ) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn Trẻ hayngậm hoặc chọc đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dịvật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.Vì vậy, cô không cho trẻ cầmcác đồ chơi quá nhỏ, để tránh trường hợp trẻ cho vào miệng mũi Trẻ chơi tự
do trong nhóm, lớp giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vàothành bàn, cạnh ghế, mép tủ có thể gây chấn thương Không nên để trẻ mộtmình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, khi dùng xong giáo viên cần đổhết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng không chứa nước trong nhà vệsinh quan sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồnnước
Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ giáo viên trong trường đã
loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra Đồng thời trẻ đã nhận biếtđược một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh
Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ năng
cơ bản để phòng tránh và xử trí ban đầu một số tình huống khi tai nạn xảy ra
Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lýcác tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọngđặc biệt Giáo viên, là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non Hơn ai hết giáo viên, phải
là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử
lý các tình huống khi tai nạn xảy ra Nếu giáo viên, không được bồi dưỡngthường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huốngkhi tai nạn xảy ra với trẻ
Giáo viên cần phối hợp với nhà trường phụ huynh tạo cho trẻ môitrường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể Phải thường xuyên bao quáttrẻ ở mọi lúc mọi nơi Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầutại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ trẻ và đưa trẻ đến y tế nơi gần nhất để cấpcứu kịp thời cho trẻ Tạo điều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên
Trang 16nuôi dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về: Phòng, tránh tai nạnthương tích trong trường học; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác
y tế, vệ sinh học đường; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ
Nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề về kiến thức cách phòngtránh và thực hành kỹ năng xử trí một số tai nạn thường gặp với trẻ như giảđịnh một số tình huống sau:
*Giả định tình huống tai nạn: Cháu bị gãy xương cánh tay
Trang 17- Đề phòng dị vật đường thở : Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ
có thể cho vào miệng , mũi; Giáo dục trẻ khi ăn không đùa nghịch hoặc nói chuyện; Không ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc
- Cách xử trí: Khi thấy trẻ có dấu hiệu hóc giáo viên cần bình tĩnh và
xử lý thật nhanh những thao tác như sau: Một tay giữ bé, một tay dùng lòngbàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài
- Sau khi lấy được dị vật ra cô giáo nên tạo được tâm lý cho trẻ để trẻ khỏi sợ
- Nếu Trường hợp không lấy được dị vật ra, cô áp miệng mình vào miệng trẻ và thổi nhẹ để không khí lọt qua chỗ bị tắc Đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu
* Giả định trẻ bị bỏng
- Cách phòng trẻ bị bỏng: Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ
ăn;Không cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích nướccòn nóng…
Cách xử trí: Khi trẻ bị bỏng nhẹ, cô giáo phải càng nhanh càng tốt ngâm, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ ngay tức thì chỗ bỏng của trẻ để làm dịu cơn đau cho trẻ, sau đó, bôi thuốc trị bỏng
*Giả định trẻ bị chảy máu cam
Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng cô giáo cần phải bình tĩnh
vì lúc đó trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều Cô giáo có thểhạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước,không nên ngả người về phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ
Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt
2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút Máumũi vẫn chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cầnphải bóp lại một lần nữa
Trang 18Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi thấy trẻ đã nuốt quánhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
* Giả định trẻ bị vật sắc nhọn đâm:
- Cách phòng vật sắc nhọn đâm : Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ; loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại , mảnh thủy tinh , gốm, sắt…khỏi nơi vui chơi của trẻ
- Cách xử trí: Khi trẻ bị tai nạn do vật sắc nhọn đâm phải, cần phải rửasạch vết thương bằng ôxy già hoặc nước sạch Tuyệt đối cô giáo không được
cố lấy những dị vật đã cắm sâu vào vết thương mà nên sát khuẩn và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu
Nếu vết thương ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên vết thương, đồng thời băng ép đủ chặt để cầm máu Sau đó phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
Các vật gây thương tích như dao, kéo, đinh… có dính bùn đất, phân hoặc gỉ có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa trẻ đến cơ
sở y tế để tiêm phòng Nhưng cách phòng tốt nhất là giáo viên nên cất riêng
đồ sắc nhọn xa tầm với của trẻ
* Giả định trẻ bị động vật cắn
- Cách phòng động vật cắn: Không cho trẻ đến gần hoặc trêu chó mèo
lạ ; Không để trẻ chơi gần bụi rậm để đề phòng rắn cắn,ong đốt
- Cách xử trí: Bị động vật cắn, việc cần làm ngay là phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sau đó phủ lên vết thương miếng vải sạch hoặc băng gạc Nếu trẻ bị chó, mèo cắn cần phải theo dõi con vật tối thiểu trong 10 ngày để phát hiện những biểu hiện bất thường như: sùi bọt mép, bị ốm sau khi cắn Khi bị động vật nghi dại cắn, phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để tiêm phòng
Tôi thường xuyên kiểm tra giáo viên về kiến thức sư phạm phòngtránh tai nạn thương tích cho trẻ bằng cách trò chuyện trao đổi ở bất kì nơinào và vị trí nào có thể kiểm tra.Vì qua hình thức kiểm tra tôi đã bồi dưỡngđược sâu hơn kiến thức cho giáo viên, giúp cho giáo viên nhớ lâu và tự tinhơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh, không còn cảm giác sợ hãi khitiếp xúc với lãnh đạo
Trang 19Biện pháp 5: Động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy, việc tự họcbồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quantrọng Nhưng hiện nay tâm lí của các cô giáo là chỉ làm việc vừa đủ Cónghĩa là chỉ cần trông trẻ an toàn, hoàn thành nhiệm vụ, không có nhu cầucầu tiến nên không muốn tự học để nâng cao kiến thức Tinh thần đó rấtđáng sợ trong một ngôi trường và còn đáng sợ hơn với các nhà quản lí cótâm với nghề, với ngôi trường họ quản lí Xác định được tầm quan trọng củatâm lí giáo viên hiện nay tôi đã mạnh dạn đưa nội dung giáo dục tư tưởngcho giáo viên làm một nội dung đổi mới trong công tác quản lí và áp dụngvào trong sáng kiến Để thay đổi được nhận thức của giáo viên tôi đã ápdụng các giải pháp sau:
Động viên giáo viên cần tham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phòngtránh tai nạn thương tích cho trẻ Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng vềnội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn, thương tích đã được Bộ quy định tạichương trình các môn học Cần chú trọng việc trang bị kiến thức và hìnhthành kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ qua các tài liệu, sáchbáo,
Giáo viên cũng phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng caokiến thức về cách sơ cứu kịp thời nếu trẻ không may gặp tai nạn Giáo viênphải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một sốtai nạn thường gặp như xặc, bỏng, gãy xương… Hằng năm, nhà trường cầnphối hợp với y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung
này
Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trườngcung cấp, giáo viên đã tự nâng cao được kiến thức về phòng tránh tai nạnthương tích , biết cách xử lý kịp thời nếu tai nạn xảy đến với trẻ
Mặt khác tôi chủ động trò chuyện để nắm bắt tâm tư nguyện vọng củagiáo viên Ví dụ: Để thực hiện tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tíchcho trẻ thì đồng chí cần những gì?
Khi nắm bắt được nhu cầu thực tế của giáo viên tôi từng bước đápứng các yêu cầu có thể cho giáo viên: Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng, tránh tai nạn, thương tích tại tủ
Trang 20thuốc các lớp ( băng, nẹp cứu thương, nước ô xy già, cồn, một số loại thuốc
để sơ cấp cứu…) và phát triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng,tránh tai nạn, thương tích; phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thươngtích xảy ra trong nhà trường
Sau khi áp dụng nhiều giải pháp trong việc nâng cao ý thức tráchnhiệm cho người giáo viên tôi thấy giải pháp tìm hiểu tâm tư nguyện vọngcủa giáo viên là hiệu quả nhất, vì qua việc tìm hiểu sẽ giúp cho cán bộ quản
lí gần với giáo viên hơn và ngược lại Và điều quan trọng hơn là giáo viên
sẽ có tâm với nghề hơn, yêu trẻ hơn, đặc biệt giáo viên sẽ cảm thấy mình cóích cho cuộc sống, cho mọi người, khi nhận được sự quan tâm của Ban giámhiệu, được công nhận năng lực, thấy được hiệu quả khi công sức bỏ ra, nhậnđược sự tán dương của đồng nghiệp Tôi thấy giáo viên đã nhiệt huyết vớinghề, nắm chắc được chuyên môn, có cách chăm sóc trẻ khéo léo hơn
Biện pháp 6 : Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh
Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài , khẩu hiệu, tranh áp phích, tờrơi…về công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì công tác tuyêntruyền trực tiếp với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quantrọng Cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp
an toàn cho trẻ, để phòng tránh những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại giađình, trên đường đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà Tuyệt đối không
để trẻ nhỏ đi đón nhau
Vì đa phần phụ huynh rất bận, nên giáo viên thường tranh thủ trao đổivào giờ đón , trả trẻ về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà nhưkhuyến khích phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện , cấtnhững vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loạidao kéo, phích nước, các loại thuốc…thường xuyên loại bỏ những đồ chơigây nguy hiểm ở nhà, kiểm tra quần áo trước khi mặc cho trẻ tránh trườnghợp có côn trùng bám vào khi phơi lại mặc cho trẻ khiến trẻ ngứa ngáy khóchịu
Giếng nước, bồn nước và các dụng cụ chứa nước như chum, vại cần
có nắp đậy chắc chắn hoặc khóa cẩn thận Không nên để trẻ một mình ởdưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm Nếu gia đình nào có điều kiện nên dạytrẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước
Trang 21Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loạithạch, kẹo cứng…Điều quan trọng nhất là phải luôn giám sát trẻ để chắcchắn rằng con mình luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên để việc cung cấp kiến thức được hiệu quả, dễ nhớ giáoviên nên làm tờ thông báo về một số cách phòng tránh tai nạn thương tíchđơn giản ở góc tuyên truyền Ở đó dán những hình ảnh đẹp, dễ bắt mắt đượcphụ huynh lưu tâm đọc hằng ngày
Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh
là việc vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên,khó ở đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọcnhững nội dung tuyên truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụhuynh dễ hiểu và dễ thực hiện
Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên
và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáodục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ Và cũng yên tâmhơn trong công tác phòng tránh tai nạn tại nhà vì phụ huynh đã có kiến thức
về cách phòng tránh tai nạn và họ biết điều gì mình nên làm Giáo viênphối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường
an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể
c.Điều kiện để thực hiện các biện pháp:
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một việc làm rất quantrọng vì đây là yếu tố cần thiết nhất để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
vì vậy:
Người quản lý phải nhận thức đúng về tầm quan trọng và mục tiêu củaviệc chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích chotrẻ Phải đầu tư xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể sát với thực tế của nhàtrường
Tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được an toàn, nhà vệsinh, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, không trơn trượt, các bồn nước,miệng cống có nắp đậy kín
Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, để xa tầm tay trẻ em những vậtchứa điện, những vật nhỏ,vật nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ Vậtdụng cá nhân, đồ chơi thường dùng cần để dưới thấp, trong tầm với để tiệncho trẻ sử dụng mà không phải leo trèo, đu người, rướn lên cao để lấy
Trang 22Giáo viên cần giáo dục và thực hiện đầy đủ tất cả các nội dung giáodục thói quen tự bảo vệ mình cho trẻ thường xuyên liên tục ở mọi lúc, mọinơi, thường xuyên theo dõi bao quát hoạt động của trẻ.Cô giáo phải gần gũi,quan tâm động viên trẻ khuyến khích trẻ thực hiện.
Thành lập ban giám sát trong nhà trường nhằm theo dõi chặt chẽ công tácphòng tránh tai nạn thương tích ở từng lớp và cảnh báo những nguy hiểm có thểxảy ra
d Mối quan hệ giữa các biện pháp :
Để đạt được mục tiêu mà đề tài đặt ra, mỗi biện pháp được xác địnhsao cho phù hợp với điều kiện nhà trường và tâm lý trẻ Sau quá trình liêntục thu thập, phân tích, tổng hợp, các biện pháp được đúc kết hàm súc nhằmđem lại cái nhìn chính xác hơn về chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ,qua đó điều chỉnh công việc được phù hợp với tình hình thực tiễn.Tuy mỗibiện pháp có những đặc điểm về tính chất, nội dung cụ thể khác nhau, nhưngluôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và nộidung cùng hướng tới việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng tránh tai nạngây thương tích cho trẻ trong nhà trường Mỗi biện pháp như mỗi bước trongquy trình sản xuất dây truyền, gắn kết chặt chẽ và có mối liên hệ khăng khítkhông thể tách rời, giúp giáo viên và nhân viên y tế có thể nhận thức sâu sắchơn tầm quan trọng của việc hiểu biết về y tế trong quá trình chăm sóc trẻ
e Kết quả khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Kết quả khảo nghiệm
Stt Nội dung khảo sát
Tổng số giáo viên
Đánh giá
1 Nắm được nội dung phòng tránh
2
Chú trọng lồng ghép tích hợp giáo
dục phòng tránh tai nạn thương
tích vào các môn học, các hoạt
động trong ngày của trẻ
Trang 23Có kiến thức về chăm sóc sức
khỏe sơ cứu, cấp cứu phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ
- Giá trị khoa học của vấn đề:
Như vậy càng khẳng định rằng kiến thức không rễ dàng có được mà
nó phải chải qua thời gian học tập, rèn luyện nghiên cứu và điều đặc biệt là
sự động viên kịp thời, sự tán dương của đồng nghiệp và sự ghi nhận kết quảđạt được của tập thể
Cũng từ đề tài này tôi nhận thấy đây là một dịp từng bước tích lũykiến thức cho giáo viên, giúp cho giáo viên tìm thấy trách nhiệm của mìnhtrong việc chăm sóc trẻ Trong hành trình ấy, chắc chắn các cô ý thức đượcrằng, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ là trách nhiệm, màcòn thể hiện tình cảm của người lớn đối với trẻ em Mong rằng, với sự quyếttâm của giáo viên sẽ giảm đi những nỗi đau thể xác và tinh thần của trẻ vì tainạn thương tích
III.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn
đề nghiên cứu
Như vậy, qua một số biện pháp tác động tới giáo viên và phụ huynhđặc biệt là các cháu học sinh ta nhận thấy kết quả có sự thay đổi rõ rệt.Giáoviên nắm chắc phương pháp, được trang bị đầy đủ kiến thức về phòng tránhtai nạn thương tích cho trẻ Trong lớp không có các đồ dùng đồ chơi gâynguy hiểm Môi trường trong và ngoài lớp luôn đảm bảo an toàn tuyệt đốicho trẻ 100% trẻ toàn trường không gặp phải những tai nạn thương tíchđáng tiếc Đồng thời Phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai nạnthương tích và rất tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên nhằm đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi.Từ những suy nghĩ đơn giản
của phụ huynh về tai nạn thương tích đối với trẻ, sau khi trò truyện, trao đổicùng giáo viên đã có những việc làm cụ thể và hiểu biết sâu sắc hơn về tầmquan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Phụ huynh có ý
Trang 24thức hơn trong công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho con em mình,
đã ủng hộ kinh phí xã hội hóa cùng nhà trường xây dựng nâng cấp sântrường và sửa chữa một số đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện cho cô và trẻ
trong mọi hoạt động Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” Góp phần thay đổi ý thức của giáo viên trong công tác giáo dục
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ , nâng cao ý thức của phụ huynh họcsinh trong việc phòng tránh tai nạn cho trẻ, không những ở trường mà còn ởnhà, nhằm giúp cho trẻ có sức khoẻ tốt, có thói quen tự bảo vệ bản thân.Tình cảm giữa cô và trẻ được gắn kết hơn qua quá trình chăm sóc, bảo vệ
trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn mỗi khi đến lớp, để “mỗi ngày đến trường
là trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng phòng, tránh khi gặp sự cố bấtngờ Có như vậy, mới góp phần tạo cho trẻ được sống và phát triển trongmôi trường an toàn và lành mạnh, hạn chế tối đa số lượng trẻ bị tai nạnthương tích
Việc chỉ đạo giáo viên, xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tainạn thương tích cho trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết trong các trường mầmnon Đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ, giúp giáo viên cóđược kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Bêncạnh đó cũng đã giúp cho trẻ có đựơc những kiến thức cần thiết trong lĩnhvực tự phòng tránh tai nạn cho chính bản thân mình Những chủ nhân tươnglai cần được giáo dục tốt để hình thành những thói quen, kỹ năng tự bảo vệchính mình Đây là tránh nhiệm và lương tâm, của mỗi người lớn chúng ta Như vậy , phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò hết sức to lớn đối với sựphát triển cho trẻ Vì thế mỗi chúng ta phải cùng nhau tìm những biện pháp
để khắc phục đến mức tối thiểu những tai nạn cho trẻ Vì trẻ em là chủ nhântương lai của đất nước, là thế hệ mà chúng ta ươm mầm xanh cho Tổ quốc
III.2.Kiến nghị
Trang 25Đề nghị Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Krông Ana tổ chức nhiềucác lớp tập huấn về Y tế cho cán bộ quản lý, giáo viên để có thêm nhiều kiếnthức sâu rộng về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Quảng Điền, ngày 2 tháng 3năm 2015
Người viết
Lê Thị Hằng
Trang 27TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ-NHÀ XUẤT BẢN
1 Tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên Cán bộ quản lý và giáo
viên mầm non 2014-2015
Tác giả : Hoàng Đức Minh; Lý ThịHằng -Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
3 Kĩ năng sơ cấp cứu các tai nạn
thương tích trong trường học
Báo điện tử Việt Nam net
4 Hướng dẫn thực hiện chương
trình giáo dục mầm non (3 độ
tuổi )
Tác giả:Trần Thị Ngọc Trâm ;Lê Thu Hương; Lê Thị Ánh Tuyết- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
5 Tâm lý học tuổi mầm non Tác giả: Nguyễn Như Mai- ĐH sư
phạm Hà Nội