Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
1,76 MB
Nội dung
1.MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non được quan tâm hàng đầu Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý trẻ, với bản chất tò mò, hiếu kỳ và luôn muốn khám phá những điều mới lạ, trẻ hay phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, mà không phải lúc nào cũng có người lớn ở bên để giúp đỡ Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số: 13/2010/TT – BGD&ĐT Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non Nội dung nêu rõ: “Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi dạy tại cơ sở giáo dục mầm non” Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “ Chính sách quốc gia, phòng tránh tai nạn thương tích” Song nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích ở trẻ em đang gia tăng mà những tai nạn thương tích đau lòng của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn, kém hiểu biết của người lớn, sự quản lý hoạt động còn chưa thực sự sát sao, là thứ “Họa bất kỳ” mà không ai mong muốn Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ Cần loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm, những đồ dùng, đồ chơi trong lớp cũng như ở sân trường phải đảm bảo thẩm mĩ và an toàn cho trẻ Tạo được môi trường thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi hoạt động của trẻ là điều thiết yếu, là điều kiện tốt để phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ, góp phần triển một cách toàn diện Là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường Đồng thời trang bị cho giáo viên, phụ huynh những kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp phòng tránh có hiệu quả Bên cạnh đó trang bị những kỹ năng cho giáo viên, phụ huynh và trẻ, giáo dục trẻ biết cách phòng tránh là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng vì hàng ngày trẻ tham gia nhiều hoạt động nhưng chỉ biết rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thích của bản thân, tò mò khám phá Vì vậy một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về cách phòng tránh và một số kỹ năng đơn giản để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết Căn cứ vào tình hình thực tế Bản thân là Phó hiệu trưởng muốn tham mưu với chủ đầu tư và Hiệu trưởng về phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ Đồng thời nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ bản thân khi cần thiết Lấy sự an toàn của trẻ làm cuộc sống của mình, làm sao trẻ đến trường phải đảm bảo tuyệt đối an toàn để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình Tạo được sự an toàn thân thiện cho trẻ hoạt động, vui chơi có ý nghĩa Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Bé Ngoan – Bỉm Sơn” 1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài: 1 Giáo viên có kiến thức, phương pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ có hiệu quả Đồng thời hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo về bản thân trước những mối nguy hiểm thường trực xung quanh Trẻ cảm thấy tự tin, có phản ứng nhanh để vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống 1.3 Đối tượng nghiên cứu: CBGV, phụ huynh, các bé ở các độ tuổi, cơ sở vật chất nhà trường 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Tai nạn thương tích nói chung Trong đó tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân Tai nạn không chủ định thường có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối…Tai nạn có chủ định như bạo lực, bạo hành…Thương tích thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng như cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ…Ngoài ra tổn thương của cơ thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ sát hay bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả Vì vậy phòng chống tai nạn thương tích là phòng chống tối thiểu những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của con người Do đó phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non là nhà trường, giáo viên, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động vui chơi, học tập Phòng chống tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển nhân cách trẻ Còn là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng và cần thiết với trẻ ở mọi lứa tuổi Giúp trẻ nhận ra những mối nguy hiểm trong tình huống cụ thể, đồng thời nhận thức được việc nên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh để giúp bản thân mình an toàn Có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích tốt, tự tin, sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống Để truyền tải cho trẻ những kỹ năng ngay từ khi còn nhỏ đòi hỏi người giáo viên phải thực sự hiểu trẻ, phải có những phương pháp dạy sao cho trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu Có như vậy mới giúp trẻ khắc sâu trong tâm trí, định hình cho mình những phản ứng phù hợp với mọi tình huống xảy ra hàng ngày Đồng thời cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường Không những phát triển về thể chất mà còn giúp trẻ về mặt nhận thức Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn Tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống 2 Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ mà chúng ta đã biết ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu không có ngôn ngữ sẽ khó phát triển được tư duy Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, cảm nhận được những tình cảm, sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của người lớn Giáo viên tạo môi trường an toàn tạo cho bản thân trẻ có những hành động, việc làm đẹp cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người Như vậy phòng chống tai nạn thương tích có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của trẻ 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm * Thuận lợi: -Tập thể giáo viên và lãnh đạo nhà trường luôn đoàn kết và có hướng phấn đấu vì mục đích chung là nâng cao chất lượng nhà trường nói chung và nâng cao hiệu quả phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường - Chủ đầu tư, Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho giáo viên yên tâm công tác - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn mong muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi - Nhà trường tổ chức tập huấn thực hành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và được tham gia chuyên đề của phòng giáo dục - Trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Đầu năm nhà trường đầu tư thêm cho mỗi lớp 2000.000đ mua thêm đồ dùng tăng cường cho trẻ được hoạt động và những đồ dùng đó đảm bảo trẻ hứng thú và an toàn - Học sinh tự tin, nhanh nhẹn, có nề nếp - Hằng năm ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch phòng, tránh thương tích cho trẻ * Khó khăn: - Nhà trường chưa vay được vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư cho giáo dục Chưa có các phòng đa chức năng - Có những cháu quá hiếu động nên trong quá trình tham gia các hoạt động và rèn kỹ năng gây khó khăn - Các cháu chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế nên kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích còn kém - Nhận thức của mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ đầu năm và cuối năm cũng có sự nhận thức khác - Nhiều phụ huynh do tính chất công việc chưa thực sự chú trọng đến sự an toàn của con khi ở nhà, để con chơi tự do và ít có thời gian trò chuyện với con về việc tự bảo về mình và cách nhận biết những nguy hiểm xung quanh - Một số giáo viên nắm kiến thức về cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ còn hạn chế Kỹ năng để dạy trẻ cách phòng tránh còn chưa sâu, chưa được chính xác *Kết quả khảo sát thực trạng: 3 Đầu năm học để nắm bắt được những kỹ năng về phòng, tránh tai thương tích của trẻ tôi đã tiến hành khảo sát thực tế từ các lớp để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp phù hợp với thực tế nhà trường Stt Kỹ năng của trẻ 1 Đồ vật, địa điểm gây nguy hiểm Biết tránh xa các mối nguy hiểm Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn 2 3 Tổng số trẻ 300 300 300 Tốt Khá Tb 80 = 21% 65 = 20% 50 = 17% 170= 51% 175= 51% 180= 60% 50 = 28% 60 = 29% 70 = 23% Ghi chú Nhìn vào kết quả khảo sát, việc phòng tránh tai nạn thương tích, việc dạy kỹ năng cho trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích hiệu quả chưa cao Do đó tôi đã nghiên cứu các biện pháp sau: 2.3 Các biện pháp để giải quyết vấn đề: * Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tập huấn kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ * Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng nguy hiểm và thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm *Biện pháp 3: Giáo viên xây dựng kế hoạch giám sát trẻ trong mọi hoạt động ở trường và chương trình tổ chức tham quan dã ngoại * Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 2.3.1 Biện pháp 1:Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tập huấn kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Để bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên và tập huấn các kỹ năng trước hết phải tạo một môi trường an toàn trong và ngoài lớp Nên tôi đã tham mưu với Chủ đầu tư, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng, tránh tai nạn, thương tích ( băng, nẹp cứu thương…); củng cố và phát triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích; phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong trường Một số lớp xây dựng từ trước nên sàn nhà vệ sinh có những vũng nước đọng gây nguy hiểm cho trẻ, được nhà trường lưu tâm chú ý, nâng cấp lại sàn vệ sinh, xử lý các vũng nước đọng Giờ đây sàn nhà vệ sinh luôn róc nước, khô thoáng, nhà trường đã trang bị cho mỗi phòng vệ sinh một thảm nhựa chống trơn để đảm bảo cho trẻ không bị trượt ngã do trơn khi vào vệ sinh Ngoài lớp học đồ chơi cũ nhà trường đã sơn, vít lại ốc và thay ốc đã cũ, hen ghỉ do mưa nắng Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng Ngoài việc tham gia đầy đủ vào các chuyên đề do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức giáo viên còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình 4 giáo dục ngoại khóa về phòng, tránh tai nạn thương tích cho phù hợp và đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế Sinh hoạt chuyên môn tháng 10 đã đưa ra thảo luận về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Sau đó tổ chức và tham gia thi trắc nghiệm tìm hiểu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng về nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn, thương tích đã được Bộ quy định trong chương trình của từng độ tuổi Cần chú trọng việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ Bên cạnh việc trang bị kiến thức qua tài liệu những buổi nghe giảng thì chưa đủ, chưa sâu được kiến thức Nên tháng 12 tôi tham mưu với chủ đầu tư và Hiệu trưởng tổ chức buổi tập huấn “ Thực hành sơ cứu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ” Nhà trường đã mời hai Bác sĩ của bệnh viện Bỉm Sơn về trao đổi, thực hành BS: Lê Anh Dũng - Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn đang hướng dẫn cho giáo viên thực hành cách xử trí khi trẻ bị dị vật đường thở 5 BS: Trần Anh Tuấn- Bệnh viện Đa khoa Thị xã Bỉm Sơn Hướng dẫn thực hành băng bó khi bị gãy xương hở Tất cả giáo viên đều được thực hành để nâng cao kiến thức, kỹ năng thì phải bình tĩnh xử trí, sơ cứu ban đầu, tại chỗ nếu trẻ không may gặp phải như sặc, bỏng, điện giật, đuối nước, gãy xương…đồng thời báo cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ Kết quả: Từ những trao đổi, thảo luận, thi trắc nghiệm,qua buổi tập huấn thực hành sơ cứu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thực sự rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung cấp Giáo viên đã tự nâng cao được kiến thức, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ 2.3.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng nguy hiểm và thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm Những loại đồ dùng nguy hiểm như dao, kéo, hột hạt…Nếu chúng ta không cho trẻ sử dụng thì trẻ không có kỹ năng, không có kỹ năng không được trải nghiệm và không tạo ra được sản phẩm, Nên ngay từ nhà trẻ từ 24-36 tháng trở đi chúng ta vẫn cho trẻ sử dụng được như kéo, các hột hạt Đặc biệt phải dạy kỹ năng, trẻ tuân thủ theo kỹ năng và yêu cầu, đảm bảo an toàn mới cho trẻ sử dụng Như cách sử dụng kéo giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng khi chưa sử dụng, kéo trong hộp để quay đầu cắt xuống dưới và để trong hộp Khi phát cho trẻ hoặc trẻ mẫu giáo phát đồ dùng cho bạn dạy trẻ cách cầm hay đưa cho bạn tay phải nắm đầu kéo và khi có yêu cầu của cô mới được sử dụng Cô giáo hướng dẫn trẻ cách sử dụng kéo, bút an toàn Những đồ chơi nhỏ như sâu hột hạt, hoa ở góc khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát, bao quát được tất cả trẻ, chia nhóm để trẻ hoạt động, tất cả các hoạt động khi trẻ trong lớp Khi chơi xong hướng dẫn trẻ cất dọn cẩn thận lên giá và 6 không để trẻ tự ý lấy chơi Khi sử dụng dao để thực hành, hột hạt để xâu vòng, gắn hạt vòng vào số tương ứng đều phải dạy trẻ cách sử dụng, không cho hột hạt vào mũi, tai, miệng Khi thấy an toàn mới cho trẻ sử dụng Bạn nào không tuân thủ theo nguyên tắc sẽ xử lý theo nội quy mà trẻ đã được học thường xuyên Các cháu đang thực hành làm sữa chua hoa quả dầm Như chúng ta đã biết đồ chơi không thể thiếu đối với trẻ, đồ chơi cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ Theo nội quy của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy sước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như đứt tay, xước da Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ Giáo viên sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động Ví dụ: Đối với lứa tuổi nhà trẻ ngoài những đồ vật sẵn có như hột hạt, hoa…, giáo viên sáng tạo thêm một số đồ chơi theo chủ đề: Khâu quần áo, cài khuy… bằng nhiều chất liệu khác nhau như xốp, vải, thảm đục lỗ… Với những đồ chơi hiện nay đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu nhựa độc hại như chì, các chất gấy rối loạn nội tiết, gây ung thư… một số là loại nhựa giòn dễ vỡ gây hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho 7 trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến…khi dùng song phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ chơi mới ngay đảm bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ kịp thời Kết quả: Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ rất hiệu quả, Kỹ năng trẻ sử dụng đồ dùng dễ gây nguy hiểm để tạo ra sản phẩm rất tự tin Đồ dùng đồ chơi các lớp luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ 2.3.3 Biện pháp 3: Giáo viên xây dựng kế hoạch giám sát trẻ trong mọi hoạt động ở trường và chương trình tổ chức tham quan dã ngoại Giáo viên luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình, bằng các giác quan: Mắt nhìn, tay sờ và…ngậm vào miệng để nếm thử Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật Muốn giám sát được sự an toàn của trẻ giáo viên lên kế hoạch cho các hoạt động Giáo viên không nên để trẻ hoạt động một mình dù chỉ trong tích tắc Trẻ phải luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ trong mọi hoạt động Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài để tham gia các hoạt động ngoài trời Bàn giao số trẻ khi giao ca Đóng cửa, cổng trường khi không có người ra vào Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như tập vông, tay xinh…(gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng ) để xem ai có gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻ nhặt được hoặc mang từ nhà đến -Với Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào nhau (chọc vào mắt nhau) Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không để trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục VD: Ở nhà trẻ Chủ đề: “ Mẹ và những người thân yêu của bé”: lồng ghép các câu hỏi: Những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần?(các đồ dùng sử dùng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo…) Cô kịp thời giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi 8 chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt để trẻ có thể ghi nhớ ngay và cẩn thận hơn khi chơi -Hoạt động ăn: Vào giờ trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ Kiểm tra thức ăn trước khi ăn cho trẻ ăn, uống Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng Đối với nhà trẻ không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất gây sặc cho trẻ Vì thế cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ Đối với trẻ mẫu giáo hầu hết tự xúc ăn nên dạy trẻ ngoài việc ăn uống lịch sự Thì đảm bảo tránh hóc, sặc rất quan trọng, khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ Giáo dục trẻ và tuân thủ quy định khi ăn không được vừa ăn, vừa nghịch, nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn -Hoạt động ngoài trời: Trẻ rất ham chơi nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương…nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương Vì vậy trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời giáo viên chú ý đếm trẻ, kiểm tra khu vực sân trẻ quan sát có chủ đích Giao hẹn sân chơi quy định, phải đảm bảo đó là nơi thoáng mát… Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phòng rắn cắn, ong đốt, kiến cắn Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, đá, sỏi…khỏi nơi vui chơi của trẻ, vì vậy cô phải luôn bao quát ở bên trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường Thì các chương trình tham quan dã ngoại của trẻ rất quan trọng như Tham quan cánh đồng lúa, chợ Bỉm Sơn, Lữ đoàn 368, công viên, sân bóng, trường tiểu học…Mỗi lần tổ chức Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với phụ huynh bàn bạc đưa ra cách đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi gặp phải Ví dụ: Khi đưa trẻ tham quan cánh đồng lúa phải đảm bảo về phương tiện, khi trẻ hoạt động đảm bảo trẻ không bị thương tích Đối với trẻ nhà trẻ yêu cầu có bố mẹ đi kèm 9 Các cháu tham quan trải nghiệm cánh đồng lúa ( Thôn Nghĩa môn - Phường Lam Sơn) Hay khi tổ chức cho trẻ tham quan chợ Bỉm Sơn Để đảm bảo an toàn có thẻ đeo ngực đầy đủ thông tin, đội mũ một màu và dây đeo tay kết nối giữa các cháu trong nhóm Các cháu tham quan trải nghiệm tại chợ Bỉm Sơn 2.3.4 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non thì chưa đủ mà trẻ cần rèn luyện ở gia đình Môi trường gia đình thường mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm và ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như tin rằng có thể bảo vệ con mọi lúc mọi nơi 10 Để xóa đi suy nghĩ chủ quan này của phụ huynh, đầu năm triển khai họp phụ tới các lớp Khi họp chung, tôi đã nỗ lực làm tốt công tác về tình hình sức khỏe của trẻ, nguyên nhân và cách phòng tránh một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ, nhằm giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ Hướng dẫn giáo viên thông qua bảng tuyên truyền: Bảng được thiết kế đẹp, kích thước to rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng Đây là nơi trao đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả Theo từng chủ đề, giáo viên đánh máy nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp, để phụ huynh tham khảo Ví dụ: Ở chủ điểm “Bé và gia đình” nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như sau: -Tuần 1: Phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng lửa( Lại gần bếp) -Tuần 2: Phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng nước sôi (Phích nước, canh nóng) -Tuần 3: Phòng tránh tai nạn thương tích do đồ vật sắc nhọn (Dao, kéo)… Ngoài ra hướng dẫn giáo viên trao đổi với phụ huyn như: +Thông qua một số tình huống không an toàn với trẻ trong thực tế giáo viên chủ động xây dựng và mời phụ huynh kín đáo quan sát biểu hiện của con em mình VD: Lớp 4-5 tuổi ( Cô Lê Thị Nhàn) Vờ bỏ quên ấm đun nước không cắm điện Trẻ đã xúm lại rồi rủ nhau vào nhà vệ sinh lấy nước để cắm điện… Ngay lập tức giáo viên cùng phụ huynh quay trở lại lớp giải thích cho trẻ hiểu rằng trẻ có thể bị điện giật nếu trẻ tự mình cắm nước uống, trẻ có thể bị ngã khi vào nhà vệ sinh một mình…Qua một số hình thức tuyên truyền và một vài tình huống thực tế tận mắt chứng kiến đã làm thay đổi suy nghĩ cơ bản từ phía phụ huynh Phụ huynh đã nhận thấy sự thiết thực và tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nên tích cực phối hợp với giáo viên để giáo dục trẻ Trong năm học nhà trường tổ chức thi trắc nghiệm về “Một số cách Phòng tránh và xử trí tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non" Phụ huynh tham gia rất nhiệt tình và đầy đủ và tặng quà trong chương trình Tập huấn Nội dung câu hỏi trắc nghiệm (xem phần phụ lục) 11 Giáo viên và phụ huynh nhận quà trong phần thi trắc nghiệm phòng, tránh tai nạn thường gặp ở trẻ Bản chất việc hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ dừng lại ở nhận thức, mà nó còn bao gồm cả việc bắt chước những hành động đúng, nên làm trong thời điểm nào đó Đồng tình với quan điểm này của tôi nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, giáo viên và phụ huynh đều cố gắng làm gương cho trẻ từ việc nhỏ nhất VD: Dùng lót tay khi bắc xoong nồi trên bếp nóng, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, rửa sạch và gọt hoa quả trước khi ăn….Thay vì la mắng, cấm đoán trẻ như trước, phụ huynh đã giải thích hoặc đưa ra các tình huống cụ thể trong thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế? Nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào?Tôi và phụ huynh cũng thường xuyên trao đổi với nhau về những tình huống không an toàn mà trẻ vô tình gặp phải hoặc những hoàn cảnh được người lớn tạo ra nhằm giúp trẻ học cách ứng phó Đồng thời cùng nhau thống nhất cách giáo dục trẻ trong những tình huống như vậy Kết quả: Những chuyển biến tích cực trong nhận thức và sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh đã nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích trẻ Bằng những biện pháp thiết thực trên, việc giáo dục kỹ năng phòng, tránh tai nạn cho trẻ trong năm học đạt kết quả cao 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân và nhà trường - Đối với giáo viên: Có kế hoạch cho việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Đồng thời có kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo được môi trường an toàn, xây dựng được những tình huống cụ thể cho trẻ trải 12 nghiệm Việc lựa chọn các tình huống dạy trẻ gần gũi, thiết thực với cuộc sống của trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày - Đối với phụ huynh: Nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích đối với trẻ nhỏ, Đã hiểu, phấn khởi và biết rất rõ trách nhiệm trong việc phối hợp cùng với giáo viên và nhà trường rèn kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong gia đình trẻ Tận dụng tối đa các tình huống thông qua các hình thức nghệ thuật để giáo dục trẻ Giúp trẻ tiếp cận và lĩnh hội các kỹ năng cơ bản một cách tốt nhất, hiệu quả nhất - Đối với trẻ: Số lượng trẻ hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích tăng cao rõ rệt Hầu hết trẻ đã biết nhận ra và tránh xa các mối nguy hiểm, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn để giúp bản thân an toàn Kết quả phân loại kỹ năng trẻ đạt được như sau: Stt Kỹ năng của trẻ 1 Đồ vật, địa điểm gây nguy hiểm Biết tránh xa các mối nguy hiểm Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn 2 3 Tổng số trẻ 300 300 300 Tốt 130 (40,3%) 110 (31%) 95 (30%) Khá Tb Ghi chú 140 30 (41%) (18,7%) 150 40 (50%) (19%) 160 45 (50,3%) (19,7%) Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích sự tích cực ở trẻ Lắng nghe ý kiến của trẻ, trên cơ sở đó cùng trẻ đúc kết những kinh nghiệm xử lý tình huống tối ưu nhất trong từng trường hợp Bản thân là quản lý – phó hiệu trưởng nhà trường luôn lấy công tác chăm lo sức khỏe cho trẻ làm trọng tâm, lấy sự an toàn của trẻ làm cuộc sống của mình Luôn trau dồi học tập, nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Xây dựng môi trường an toàn thân thiện để trẻ học tập và vui chơi 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ * Kết luận: Sau một năm thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ”, tôi thấy khả năng ứng phó trước các nguy cơ không an toàn của trẻ nâng cao rõ rệt Đã không còn tình trạng trẻ bị ngã do chạy nhảy, va đập…Bên cạnh đó ý thức tránh xa các đồ vật, địa điểm không an toàn của trẻ cũng được hình thành Bản thân tôi cũng có thêm những kỹ năng sống và làm việc vô cùng quý giá, điều này giúp tôi thực hiện tốt hơn việc chỉ đạo giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng và kỹ năng sống cho trẻ nói chung Giáo viên đã nắm vững được nội dung, biện pháp và cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong suốt thời gian thực hiện đề tài Tôi đã rút ra nhiều bài 13 học bổ ích: Giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, có kiến thức, kỹ năng luôn tìm tòi tạo ra môi trường thật tốt quanh trẻ;Trong lớp không có các đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm Từ những đồ dùng, đồ chơi đến bữa ăn, giấc ngủ luôn an toàn với trẻ; Tạo được niềm tin nơi phụ huynh rằng họ đang có người đồng hành trên con đường xây đắp hạnh phúc và tương lai phồn thịnh cho thế hệ măng non chủ nhân của đất nước Từ những công văn của Phòng, Sở giáo dục và nội quy của nhà trường về triển khai các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích trong trường học nhằm mục đích giúp mọi người biết cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tránh được những điều đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn về con người và tài sản *Kiến nghị: -Đối với nhà trường: Xây phòng thể chất để trẻ được rèn luyện thể chất trong môi trường rộng rãi, an toàn hơn Đầu tư xây dựng những môi trường học tập thân thiết với trẻ, tạo cho trẻ những không gian vui chơi an toàn ngay tại trường như đầu tư thêm đồ chơi một số góc bằng chất liệu gỗ -Đối với phòng giáo dục: Mở lớp dạy thực hành kỹ năng cần thiết về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ theo từng độ tuổi và cách lồng ghép vào tiết học cho tất cả các cán bộ giáo viên toàn ngành được tham gia học tập XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ HIỆU TRƯỞNG Vũ Thị Mai Anh Bỉm Sơn, ngày 30 tháng 5 năm 2017 Tôi xin cam kết đây là sáng kiến của tôi, không copy của người khác Người viết Ngô Thị Hà XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN THỊ XÃ BỈM SƠN 14 Phụ lục TRƯỜNG MN BÉ NGOAN Điểm: CÂU HỎI PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẦM NON Họ và tên giáo viên/ Phụ huynh……………………………………………… Phụ Huynh Bé Lớp:………… Thời gian nộp bài: Bạn đạt 1 điểm/ 1 câu Nếu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn 1 đáp án duy nhất: Câu 1: Môi trường an toàn cho trẻ đó là: a An toàn về thể lực sức khỏe b An toàn về tâm lí c An toàn về tính mạng d Cả 3 phương án trên Câu 2: An toàn về thể lực đó là: a Chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ, vệ sinh phòng tránh bệnh tật tốt b Đảm bảo VSATTP c Tại các lớp cần có túi cứu thương, chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ, vệ sinh và phòng tránh bệnh tật tốt, đảm bảo VSATTP Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh Câu 3: An toàn về tâm lý đó là: a Bắt trẻ nghe lời bằng cách dọa trẻ một cách kín đáo b Yêu thương và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ Tạo không khí thân mật, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ Trẻ tin tưởng rằng cô và mọi người yêu trẻ c Quan tâm đặc biệt ngay lúc đầu, sau đó thì kệ trẻ tự hoạt động Câu 4: An toàn về tính mạng đó là: a Không để xảy ra tai nạn và thất lạc b Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường, nhà Sân chơi và đồ chơi ngoài trời phù hợp.Trường lớp không gần đường giao thông lớn Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp c Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ Các đồ dùng đồ chơi nguy hiểm cho trẻ phải cất ngoài tầm tay của trẻ, khi cho chơi phải giám sát chặt chẽ Nhà VS phù hợp với lứa tuổi, bể cống phải có nắp đậy Không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà của người lạ Giáo viên và phụ huynh cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn cho trẻ d Tất cả các phương án trên Câu 5: Khi trẻ bị tai nạn cần phải: a Bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ, người thân và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ b Hỏi trẻ nguyên nhân gây ra tai nạn , gọi điện ngay cho bố mẹ, người thân đến xử trí c Cả 2 phương án trên 15 Câu 6: Hiện tượng sau đây là biểu hiện của tai nạn nào? Trẻ đang ăn, uống, hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa, thở rít, mặt đỏ, chảy nước mắt, trẻ khó thở dữ dội, mặt môi tím tái và có thể ngừng thở, nặng hơn là trẻ bất tỉnh, đái dầm a Dị vật đường thở b Điện giật c Đuối nước d Bỏng Câu 7: Cách nào sau đây cấp cứu trẻ bị dị vật đường thở: a Người cấp cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ 1 chân vuông góc, đặt đầu trẻ trên đầu gối dốc xuống, 1 tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ nhẹ 1- 5 lần giữa hai xương bả vai b Đặt trẻ nằm sấp vắt ngang phần bụng sát cơ hoành lên 1 cẳng tay hoặc lên đùi người cấp cứu tay kia vỗ giữa 2 xương bả vai 1-5 lần c Cả 2 cách trên đều đúng Câu 8: Khi sơ cấp cứu trẻ bị dị vật đường thở nếu dị vật bật ra mà trẻ không thở lại bình thường thì phải làm gì? a Làm sơ cứu lại b Tiến hành hô hấp nhân tạo và chuyển ngay đến y tế Câu 9: Nếu sơ cấp cứu dị vật không thoát ra được thì: a Phải lấy ngón tay móc dị vật ra b Đặt trẻ ngồi vào lòng, một tay đỡ lấy lưng trẻ, tay kia nắm lại thành quả đấm, ngón cái nằm trong, ấn mạnh vào trong và lên trên ở điểm giữa rố và mũi ức 4 lần c Áp miệng mình vào miệng trẻ, thổi nhẹ để không khí lọt qua chỗ bị tắc Đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu d Lần lượt từ a-b-c nếu dị vật vẫn chưa ra được Câu 10: Khi trẻ bị điện giật cứu trẻ thoát khỏi dòng điện bằng cách: a Nhanh chóng ngắt cầu giao hoặc rút cầu chì b Dùng gậy gỗ ( tre) khô gỡ dây điện khỏi cơ thể trẻ c Kéo trẻ khỏi nguồn điện bằng cách đeo găng tay cao su, hoặc cuốn ni lông, vải khô; chân đi guốc dép khô hoặc đứng trên tấm ván khô d Tất cả các phương án trên đều đúng Câu 11: Nếu trẻ ngạt thở tim ngừng đập trong khi chờ y tế đến hoặc trước khi đưa trẻ đi bệnh viện, phải: Khẩn trương, kiên trì thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho tới khi trẻ thở lại ( Có khi phải làm 3-4 giờ mới hồi phục được) a Đúng b Sai Câu 12: Khi trẻ bị đuối nước cần xử trí tại chỗ như thế nào? a Dùng dụng cụ hút nước trong cơ thể trẻ ra b Vớt trẻ lên rồi cởi nhanh quần áo ướt Làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống thập rồi lay mạnh, ép vào lồng ngực để tháo nước ở 16 đường hô hấp ra ngoài Sau đó lau miệng sạch và tiến hành hô hấp nhân tạo ( hà hơi thổi ngạt), xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi trẻ thở lại, nhịp tim đập lại c Chuyển đến cơ sở y tế ngay Câu 13: Thông tin sau đúng hay sai: Nhiều tai nạn dẫn đến ngạt thở, ngừng thở và tim ngừng đập Khi trẻ bị tình trạng trên cha mẹ hoặc cô giáo cần bình tĩnh để xử lí cấp cứu ngay bằng cách: làm thông đường thở, hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài lồng ngực Nếu được cấp cứu ngay bằng các động tác chính xác, trẻ có thể sống lại Muộn quá 5 phút, não bộ thiếu Oxy sẽ khó hồi phục được a Đúng b Sai Câu 14: Kiểm tra nhịp thở bằng cách: a Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc Ghé tai gần miệng, mũi nghe hơi thở Nhìn lồng ngực xem có di động không b Sờ tay vào mũi Câu 15: Kiểm tra nhịp đập của tim thật nhanh trong vòng 5 giây bằng cách: a Áp tai vào lồng ngực để nghe nhịp đập của tim b Bắt mạch ở các mạch máu lớn c Cả 2 cách a và b đều được Câu 16: Khi làm thông đường thở cho trẻ cần: a Đặt trẻ nằm thẳng, cúi cổ xuống sao cho cằm gần cổ để dễ làm động tác Hà hơi thổi ngạt b Nới rộng quần áo, mở rộng miệng trẻ để lấy các vật lạ, đờm rãi ra khỏi miệng Đặt bàn tay xuống dưới gáy, còn tay kia đặt ở trán làm cho đầu trẻ ngửa ra sau tối đa Câu 17: Để hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho trẻ bạn có chọn cách sau không? *Hà hơi thổi ngạt: Sau khi làm thông đường thở ta quỳ bên trái ngang đầu trẻ Ta hít một hơi dài, bịt hai lỗ mũi trẻ và mở rộng miệng trẻ, sau đó áp miệng mình vào miệng trẻ, thổi nhẹ nhàng, rồi bỏ miệng mình ra để cho hơi thở ở lồng ngực trẻ thoát ra, lấy hơi tiếp 1 lần nữa Mỗi phút khoảng 20 - 25 lần Tiếp tục Hà hơi cho đến khi trẻ thở được Lưu ý: - Quan sát khi thổi vào, lồng ngực trẻ phồng lên là được, nếu lồng ngực không nhô lên là có dị vật làm tắc khí quản và cần lấy dị vật ra và móc miệng lại cho hết đờm rãi - Thổi vừa phải, không thổi quá mạnh, vì như vậy sẽ làm rách phế nang gây chảy máu - Đầu trẻ trong suốt thời gian này phải ngửa hết ra sau * Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: 17 Trong trường hợp tim ngừng đập phải xoa bóp tim - Đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng ( Giường hoặc ván) - Xác định vị trí để bóp tim: Điểm giữa của mũi ức và phần đáy của cổ Bóp tim ngoài lồng ngực: Dùng gót bàn tay ấn sâu 2,5 - 3 cm rồi thả ra, nhịp 3 lần/ 2 giây( Mỗi lần ép đếm từ 1 đến 5) Chỉ ép lồng ngực sau 1 động tác thổi ngạt và xoa bóp tim, thấy trẻ hồi tỉnh dần lại là tốt Tiếp tục làm như vậy cho đến khi tim đập đều và trẻ thở được a Có b Không Câu 18: Khi trẻ có hiện tượng sau bạn chuẩn đoán xem nguyên nhân gây ra là gì? " Chỉ vài phút sau xung quang vết cắn bị phù nề, tấy đỏ Trẻ thấy nhức buốt chỗ cắn Sau 30 phút hay 1 giờ trẻ vã mồ hôi mặt tía nhợt, nôn ọe, ỉa chảy, mạch nhanh" a Chó cắn b Rắn cắn Câu 19: Bạn hãy đánh dấu (R) vào cách xử trí rắn cắn và (C) vào cách xử trí chó cắn trong các tình huống sau: -Ngay sau khi bị cắn, nên buộc ngay 1 ga rô phía trên vết cắn độ vài cm ( ) - Rủa ngay vết cắn bằng nước xà phòng rồi băng lại và chuyển đến cơ sở y tế có huyết thanh và vắcxin để điều trị càng sớm càng tốt ( ) - Rửa sạch và rạch rộng vết cắn, nếu có thể làm ngay giác hút để hút máu lẫn nọc độc ra bớt, có thể rửa bằng dung dịch thuốc tím loãng Chuyển gấp trẻ lên y tế để tiêm huyết thanh chống độc ( ) - Theo dõi con vật cắn trong vòng 10 ngày Nếu thấy con vật có biểu hiện lạ như: Run rẩy, xù lông, hung dữ, thè lưỡi và dãi lòng dòng, tấn công đột ngột đồng loại hay người đến gần là biểu hiện của con vật bị dại ( ) Câu 20: Khi trẻ bị bỏng bạn cần làm gì? a Rửa hoặc ngâm vết thương bằng nước sạch để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ vết phồng Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ thì bôi dầu cá lên vết bỏng Nếu bỏng nặng phải đưa ngay trẻ đến y tế b Ngâm chỗ bỏng vào đá lạnh không cần nước rồi băng kín đưa đến y tế Chúc các bạn hoàn thành xuất sắc bài thi của mình! 18 MỤC LỤC NỘI DUNG STT Trang Mục lục Mở đầu 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 Nội dung 2 2.1 Cơ sở lí luận 2 2.2 Thực trạng của vấn đề 3 Thuận lợi 3 Khó khăn 3 Khảo sát 3 Các biện pháp thực hiện 4 1 2 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4 2.4 3 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tập huấn kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng nguy hiểm và thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm Biện pháp 3: Giáo viên xây dựng kế hoạch giám sát trẻ trong mọi hoạt động ở trường và chương trình tổ chức tham quan dã ngoại Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 10 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12 Kết luận, kiến nghị 13 Kết luận 13 Kiến nghị 13 Phụ lục 15 4 6 8 TÀI LIÊU THAM KHẢO 19 1 Tạp trí giáo dục Mầm non từ 2013 đến 2016 2 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mâm non các độ tuổi 3 Bồi dưỡng thường xuyên Mudule 37 – Quản lý nhóm/ lớp học mầm non 4 Nguồn tài liệu tham khảo qua mạng Internet 5 Các trò chơi và hoạt động ngoài lớp học cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề- NXB Giáo dục Việt Nam 6 Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – Sức khỏe cho trẻ mầm non ( Tác giả: Phạm Mai Chi – Vũ Yến Khanh – Nguyễn Thị Hồng Thu) 7 Cẩm nang y tế trường học – Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội 20 ... nghiệm chợ Bỉm Sơn 2.3.4 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh việc hình thành kỹ phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Dạy trẻ kỹ phịng tránh tai nạn thương tích trường mầm non chưa đủ mà trẻ cần... tránh tai nạn thương tích cho trẻ nên tích cực phối hợp với giáo viên để giáo dục trẻ Trong năm học nhà trường tổ chức thi trắc nghiệm ? ?Một số cách Phịng tránh xử trí tai nạn thường gặp trẻ mầm. .. thực tốt việc đạo giáo dục kỹ phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng kỹ sống cho trẻ nói chung Giáo viên nắm vững nội dung, biện pháp cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ suốt thời