1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

34 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 17,2 MB

Nội dung

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” 2 Lĩnh vực: Quản lý 3 Tác giả : Họ và tên: Bùi Thị Nhung (nữ) Sinh: ngày12/ tháng 9/ năm 1973 Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non Chức vụ: Phó hiệu trưởng, trường mầm non Hoàng Tân Điện thoại: 0986724257 4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Hoàng Tân 5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Hoàng Tân 6 Các điều kiện để áp dụng sáng kiến: - Cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối - Trường lớp phải đảm bảo diện tích và an toàn tuyệt đối phù hợp với trẻ - Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên 7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: từ tháng 10 /2013 đến tháng 02/2015 TÁC GIẢ (ký, ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Trong những năm gần đây trẻ em đang phải đối mặt với những tổn thất nặng nề về tinh thần, tính mạng do sự bất cẩn của người lớn, của trẻ và những tác động của khách quan mang lại đã sảy ra những vụ việc thương tâm, dẫn đến những đứa trẻ bị ảnh hưởng về tinh thần, tổn thương về thể chất, còn có những đứa trẻ sấu số phải mất cả mạng sống.Vì vậy việc chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc tuyên truyền cho cha mẹ, cộng đồng có những hiểu biết về kiến thức Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ Bản thân tôi thấy đây là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng để bảo vệ cho tính mạng của trẻ 2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: - Điều kiện để áp dụng sáng kiến: +Cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối +Trường lớp phải đảm bảo diện tích và an toàn tuyệt đối phù hợp với trẻ +Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên -Thời gian áp dụng sáng kiến: từ tháng 10 /2013 đến tháng 02/ 2015 -Đối tượng áp dụng sáng kiến: Cán bộ quản lý mầm non, giáo viên mầm non 3 Nội dung sáng kiến : -Tính mới sáng tạo của sáng kiến : + Trước hết một trong những lý do tôi lựa chọn nội dung giáo dục trẻ Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non, đây là một lĩnh vực không mới nhưng tôi đã tìm ra những biện pháp mới riêng để nghiên cứu vấn đề này + Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, tôi đã dành thời gian lựa chọn, xây dựng được nội dung giáo dục Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non một cách cụ thể có hiệu quả -Khả năng áp dụng sáng kiến: +Tôi xin khẳng định biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở các trường mầm non trong Thị Xã với từng điều kiện nhà trường tuỳ khả năng của giáo viên - phụ huynh và trẻ mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênh lệch, phù hợp +Cách áp dụng: Sáng kiến giúp cho giáo viên và phụ huynh có những kiến thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ -Lợi ích của sáng kiến : Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” sẽ mang lại lợi ích sau : +Gíup cho giáo viên -phụ huynh -trẻ hiểu sâu hơn về cách phòng chống tai nạn thương tích và bảo vệ trẻ an toàn tuyệt đối +Gíup trẻ có những hiểu biết để tự mình phòng chống tai nạn thương tích 4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến : Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” đã mang lại hiệu quả đáng kể, giáo viên chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tổ chức có tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non một cách hiệu quả, đa số trẻ có kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ đúng đắn, từ đó hình thành ý thức trong từng hành động cụ thể, phụ huynh đã quan tâm tích cực đến vấn đề này, trẻ em trong nhà trường đã được bảo vệ an toàn tuyệt đối, không có trường hợp nào sảy ra tai nạn thương tích 5 Đề xuất kiến nghị : -Đối với cấp trường : +Xây dựng bộ tranh, ảnh giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ để tuyên truyền với phụ huynh và cộng đồng +Luôn chú ý đến cải tạo môi trường cho trẻ được hoạt động, cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo an toàn tuyệt đốicho trẻ -Đối với Phòng -Sở GD: -Hằng năm Phòng giáo dục & Đào tạo kết hợp với y tế mở lớp tập huấn trang bị kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu cho cán bộ giáo viên, nhân viên mầm non được học tập -Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn về nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: 1.1 Trong những năm gần đây cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng, gia đình và toàn xã hội quan tâm đặc biệt Các điều kiện trẻ em được học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ ngày càng tốt hơn Công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em được tăng cường hơn, song tình trạng tai nạn thương tích đối với trẻ em vẫn chưa giảm, có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.Trẻ em bị tai nạn thương tích thực sự đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, nó đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội 1.2 Vậy làm thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng tai nạn thương tích cho trẻ em Trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn” cho trẻ.Tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm, truyền thông lồng ghép nhằm nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng về kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, đồng thời tuyên truyền để trẻ hiểu, thực hiện tự bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình Thực tế còn nhiều trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi khi vừa chào đời, còn có trẻ em bị bạo lực, bị hành hạ, xâm hại gây thương tích trẻ em, bị ngã, bỏng, điện giật, ngộ độc, động vật cắn …Cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn cách phòng, tránh đạt kết quả Tăng cường vai trò, trách nhiệm của gia đình, đặc biệt là cha mẹ trong việc quản lý, chăm sóc, giáo dục con cái 2 Cơ sở lý luận của vấn đề: 2.1 Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách Mục đích chung của giáo dục mầm non là sự phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết của trẻ, hình thành kỹ năng bàn đầu (Đức –Trí -Thể -Mỹ ) đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp một Vì vậy việc giúp trẻ phát triển thể chất, tinh thần là không thể thiếu được, trẻ nhanh nhẹn tự tin thì mới có thể tham gia vào các hoạt động, trong quá trình tham gia vào hoạt động trẻ mới lĩnh hội được những tri thức Chính vì vậy Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư số 13/2010/TTBGD&ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non 2.2 Đối với trẻ em mầm non việc nhận thức những vấn đề mới là tìm hiểu chập chững chưa có nhận thức sâu sắc và cách phòng chống tai nạn thương tích cho chính mình Vì vậy phải cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết sơ đẳng về phòng chống tai nạn thương tích, tầm quan trọng của việc phòng chống tai nạn thương tích, từ đó trẻ có những kỹ năng bảo vệ cho bản thân 2.3 Trên thực tế nhiều giáo viên và phụ huynh chưa quan tâm sâu sắc đến vấn đề này, chưa dạy trẻ những kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích Gần đây chúng ta biết có những trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra đã nêu trên đài, báo, thông tin đại chúng Có trường hợp trẻ ngủ trưa ngậm quả trứng vào miệng không được phát hiện kịp thời dẫn đến bị tắc đường thở tử vong; trường hợp trẻ bị mắc kẹt trong cầu thang máy; có trường hợp rất là thương tâm trẻ bị chết đuối ở nhà vệ sinh; trường hợp trẻ mải chơi ngã vào nồi canh dẫn đến bị bỏng, hay trường hợp bé ra vườn nhà chơi bị rơi xuống hố ga và chết… Rất nhiều những tai nạn thương tâm xảy ra đã khiến tất cả chúng ta phải phân vân đặt câu hỏi: Nếu cô giáo và các bậc cha mẹ quan tâm chăm sóc đúng mực và kịp thời trẻ thì tai nạn đó có xảy ra hay không ? 2.4 Ở đâu đó trong rất nhiều các cơ sở mầm non, hàng ngày các con đang bị đối xử dã man Đây là hình ảnh mà đã gây nóng dư luận rất lâu sau khi công khai 2.5 Khi xem những hình ảnh này mỗi chúng ta ai cũng phải đặt câu hỏi vì sao một cô giáo, người mẹ hiền thứ 2 lại có những hành động vô nhân tính với con như vậy? Đây chính là bạo lực, hành hung đối với trẻ mầm non mà dư luận đã lên án, pháp luật cần nghiêm khắc xử phạt! 3 Thực trạng của vấn đề: 3.1 Tai nạn thương tích trong các trường Mầm non có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày 3.2 Là một người cán bộ quản lý, tôi đã rất quan tâm đến nội dung này, tôi luôn đặt câu hỏi? mình phải làm gì và mình sẽ làm như thế nào để cho các cháu trong nhà trường mình quản lý được bảo vệ an toàn tuyệt đối về tính mạng và tinh thần 3.3 Nhận thức được việc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách hiện nay, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội dung và trao đổi trực tiếp xin ý kiến đồng chí Hiệu trưởng để chỉ đạo nhà trường : “Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” 3.4 Để tiến hành “Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” đạt kết quả tốt, tôi đã thực hiện các biện pháp khảo sát (có sử dụng phiếu điều tra - phụ lục 1 và 2) ở trường tôi phụ trách tại thời điểm đầu năn học 2013-2014(tháng 10/2013) và kết như sau : Bảng 1:Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên (Phụ lục 1) Số giáo Hiểu sâu về vấn đề Hiểu nhưng chưa Không hiểu về nội dung viên giáo dục phòng chống đầy đủ giáo dục phòng chống tai tai nạn thương tích 10 nạn thương tích cho trẻ cho trẻ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 0 0% 10 100 % 0 0% =>Từ bảng trên cho thấy số giáo viên hiểu sâu sắc về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ chiếm tỷ lệ rất thấp 0 % giáo còn chưa thực sự hiểu sâu sắc là 10 giáo viên chiếm tỷ lệ 100 % Từ số liệu khảo sát ta thấy giáo viên còn chưa có được nhậ thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề này dẫn đến việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích sẽ không mang lại hiệu quả cao Bảng 1 :Kết quả dự giờ giáo viên : Số giáo Tổng số dự giờ Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ lượng viên 6 Giỏi Số 6 100 % 1 Khá Số Tỷ lệ lượng 17 % 3 Đạt yêu cầu Số Tỷ lệ lượng 50 % 2 33 % =>Từ số liệu của Ban giám hiệu nhà trường cho thấy kết quả dự giờ đạt loại giỏi của giáo viên chiếm tỷ lệ khá thấp: 1 tiết đạt loại giỏi chiếm tỷ lệ 17 %, bên cạnh đó số tiết đạt khá và yêu cầu chiếm tỷ lệ khá cao: 3 tiết khá chiếm 50 % ,đặc biệt là 2 tiết đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 33 % (gấp 2 lần tiết đạt giỏi ) Từ số lượng khảo sát có thể nhận thấy đa số giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non, việc dạy trẻ tự phòng chống tai nạn thương tích vẫn còn dừng lại ở mặt hình thức chưa mang lại hiệu quả giáo dục trên trẻ Qua quá trình điều tra tôi nắm được một số nguyên nhân sau : -Giáo viên chưa có sự hiểu biết thực sự sâu sắcvề vấn đề giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, chưa chú trọng đến vấn đề này, chưa có sự trang bị đầy đủ về kiến thức trong vấn đề này -Giáo viên gặp khó khăn không có thời gian trong việc tìm hình ảnh, phim tư liệu trên intenet có nội dung phù hợp để giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, chưa biết cách ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích một cách hợp lí Bảng 3 :Kết quả khảo sát trên trẻ (Phụ lục 2) Số trẻ 40 Mức độ Tốt Khá TB Nhận thức Số lượng 8 18 14 Tỷ lệ 20 % 45 % 35 % =>Kết quả trên cho thấy số trẻ có thể nhận thức khá là 18 trẻ chiếm 45 % và trung bình là 14 trẻ chiếm 35 % còn số trẻ có nhận thức tốt chỉ là 8 trẻ chiếm 20 % Với kết quả như trên ta thấy đa số trẻ chưa nắm được kiến thức cơ bản về phòng chống tai nạn thương tích, đa số trẻ đã có một số hiểu biết sử dụng đồ dùng , tiết kiệm năng lượng, nhưng phần lớn trẻ chưa nắm được nguyên nhân, hiệu quả của việc sảy ra tai nạn thương tích, ngoài ra quá trình quan sát, trò chuyện với trẻ tôi nhận thấy: +Về kỹ năng: Một số trẻ có những kỹ năng chủ động sử dụng đồ dùng, nhưng ở độ tuổi mầm non trẻ từ 0 đến 72 tháng tuổi, trẻ rất hiếu động sức đề kháng còn yếu lên nguy cơ đùa nghịch dẫn đến tai nạn thương tích rất cao +Thái độ: Đa số trẻ chưa tự tin, mạnh dạn chủ động chia sẻ thông tin với người lớn khi nhìn thấy một sự việc không an toàn 4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện: Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi đã lựa chọn các biện pháp sau để thực hiện có hiệu quả: 4.1 Biện pháp 1: Tôi đã cùng với Ban giám hiệu Nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non, thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non - Tuyên truyền với cán bộ giáo viên, và phụ huynh, cộng đồng, phổ biến xây dựng trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non một cách cụ thể có hiệu quả - Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về y tế, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, được học tập băng bó cứu thương, cầm máu, sơ cấp cứu thông thường nhằm đảm bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra - Y tế trường học nắm vững kiến thức và nội dung về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ -Tổ chức tốt dạy tốt chương trình về giáo dục sức khoẻ cho trẻ, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn, tránh các vật sắc nhọn…theo đúng quy định của hoạt động có lồng ghép - Quản lý trẻ trong các hoạt động, chú ý không cho trẻ mang các vật sắc nhọn, dễ cháy nổ ( kim băng, diêm, pháo…) nguy hiểm đến trường Đặc biệt trong các giờ chơi, giờ ngủ, giáo viên quan tâm đến trẻ chú ý không để trẻ cho đồ chơi vào miệng, vào mũi, dễ gây hóc, sặc, tắc thở Hệ thống điện cao không trong tầm với của trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ 4.4 Biện pháp 4: Tuyên truyền 4.4.1.Xây dựng các hình ảnh để tuyên truyền với phụ huynh: Như một số hình ảnh về tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn” cho trẻ tại các khu vực sân chơi và tại các lớp 4.4.2.Có thể nói tuyên truyền là một biện pháp mang lại hiệu quả rất cao Để thực hiện được điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên cần có sự kiên trì, nhiệt tình tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: 4.4.2.1.Viết bài tuyên truyền với cộng đồng (trên đài truyền thanh Phường ) để tuyên truyền tới tất cả mọi người dân có ý thức phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non 4.4.2.2.Mở hội thảo chuyên đề cho các giáo viên trong trường, các bậc phụ huynh, các ban nghành đoàn thể về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ để mọi người cùng có kiến thức sâu rộng về vấn đề này Để từ đó có biện pháp tốt về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4.4.2.3.Trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền tới phụ huynh của trường qua các hoạt động giao lưu, hoạt động đón trẻ… để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4.4.2.4.Trong các cuộc họp chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn, tôi luôn triển khai tới giáo viên tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non để giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về tinh thần và tính mạng 5 Kết quả đạt được: -Trên đây là một số biện pháp tôi đã chia sẻ với mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên tôi đã thu được kết quả như sau : Bảng 1:Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên : Số gíáo viên 10 Thời gian Tháng 10 /2013 Tháng 3 /2014 Hiểu sâu sắc về nội Không hiểu về nội dung giáo dục phòng Hiểu nhưng chưa dung giáo dục phòng chống tai nạn thương đầy đủ chống tai nạn thương tích Số lượng tích Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 0 0 % 10 100 % 0 0% 8 80 % 2 20 % 0 0% Kết quả trên cho thấy đã có sự thay đổi đáng khích lệ, số giáo viên hiểu sâu sắc về vấn đề này đã tăng lên rõ rệt từ 0 % tăng lên 80 %, số giáo viên hiểu chưa đầy đủ giảm từ 100 % xuống còn 20 % và đặc biệt không có giáo viên nào không hiểu về vấn đề này Giáo viên trường tôi phụ trách đã hiểu sâu sắc về nội dung, ý nghĩa, mục đích của giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, từ đó tạo điều kiện phát huy khả năng sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa giảm được tai nạn thương tích cho trẻ có hiệu quả cao Bảng 2 :Kết quả dự giờ giáo viên : Số giáo viên : Tổng số dự giờ Giỏi Khá Đạt yêu cầu 6 Thời Số gian lượng 9 6 100 % 1 17 % 3 50 % 2 33 % 6 100 % 5 83 % 1 17 % 0 0% 2 Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ =>So sáng đối chứng qua gần một năm thực hiện đề tài, tôi thấy chất lượng các hoạt động giáo dục đã tăng lên đáng kể Số hoạt động dự giờ đạt kết quả tốt từ 17 % nay đã tăng lên là 83%, số hoạt động đạt loại khá giảm xuống từ 50 % nay còn 17 % và đặc biệt không còn hoạt động nào xếp loại đạt yêu cầu Giáo viên đã biết lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào chương trình một cách hợp lý, linh hoạt, sáng tạo -Về bản thân tôi sau khi tích cực hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non, tôi thấy mình đã hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này Chính vì nhận thức tốt và vận dụng linh hoạt hơn vào thực tế của trường lớp nên quá trình chỉ đạo các nhóm lớp tổ chức các hoạt động nói chung và hoạt động phòng chống tai nạn thương tích nói riêng đã có sự tích hợp một cách gẫn gũi, hợp lý hơn, đã có nhiều hoạt động được đánh giá cao, nhìn bảng khảo sát trên có thể nhận thấy giáo viên đã có sự tiến bộ cả về nhận thức và kỹ năng trong việc phòng chống tai nạn thương tích: Đó là một bước tiến mà chúng tôi cho rằng rất đáng mừng đối với nhiệm vụ giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích trong năm học này Bảng 3 :Khảo sát trên trẻ : Qua một thời gian áp dụng các biện pháp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích với trẻ, tôi nhận thấy : -Trẻ đã có hiểu biết về nội dung phòng chống tai nạn thương tích, biết các nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích, và hành động không nên làm để tránh tai nạn thương tích và bảo vệ an toàn cho trẻ -Trẻ đã có kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày như: Không sử dụng những đồ dùng sắc nhọn, dễ gây nổ, cháy, không cần vào ổ điện, bàn là điện, không chơi gần ao hồ …đặc biệt là có kỹ năng hiểu biết xử lý tình huống: Biết gọi người lớn khi có những trường hợp không an toàn -Trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục phòng chóng tai nạn thương tích, trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình qua sản phẩm vẽ, tô màu …do chính tay trẻ tạo ra có nội dung phòng chống tai nạn thương tích Và kết quả cụ thể như sau : Nhận thức Số trẻ Kỹ năng Thái độ Mức độ Số 40 lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tốt 34 85 % 32 80 % 37 92,5 % Khá 5 12,5 % 6 15 % 3 7,5 % TB 1 2,5 % 2 5% 0 0% Từ bảng khảo sát trên tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt ở mặt nhận thức, số trẻ có nhận thức tốt trong việc phòng chống tai nạn thương tích tăng 65 % so với đầu năm học, số trẻ có nhận thức khá giảm từ 45 % xuống còn 12,5 % và số trẻ nhận thức trung bình giảm từ 35 % xuống còn 2,5 % Qua quá trình thực hiện các biện pháp quan sát, dự giờ, trò chuyện, tạo tình huống, trò chơi …tôi cũng thu được những kết quả rất cao về kỹ năng và thái độ của trẻ về phòng chống tai nạn thương tích, số trẻ có kỹ năng tốt chiếm 80 % khá chiếm 15 % và chỉ có 5 % trẻ có kỹ năng trung bình, số trẻ có thái độ tốt, tích cực chiếm đến 92, 5 % và đặc biệt không có trẻ nào có thái độ không tốt về vấn đề này Có được kết quả trên là sự cố gắng, nỗ lực không chỉ của giáo viên và các bé mà đặc biệt còn có sự góp sức không nhỏ của các bậc phụ huynh 6 Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: - Về nhân lực: +Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non +Các bậc phụ huynh học sinh +Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội +Tất cả trẻ em -Trang thiết bị, kỹ thuật : +Xây dựng bộ tranh, ảnh giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ để tuyên truyền với phụ huynh và cộng đồng +Môi trường cho trẻ được hoạt động, cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo an toàn tuyệt đốicho trẻ +Đồ dùng, đồ chơi, học liệu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ +Các tài liệu có nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, để giáo viên học tập nghiên cứu KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận : Đánh giá thực trạng: -Khi nghiên cứu vấn đề về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non, thì việc nhận thức của giáo viên và phụ huynh về vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non còn mờ nhạt, giáo viên và phụ huynh chưa quan tâm sâu sắc đến vấn đề này, trong các giờ tổ chức các hoạt động giáo viên chưa quan tâm, chưa lồng ghép tích hợp các nội dung để giáo dục cho trẻ có những hiểu biết những kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ -Trước thực trạng trên tôi đã tìm ra các giải pháp sau để thực hiện Các giải pháp đã thực hiện: -Biện pháp 1: Tôi đã cùng với Ban giám hiệu Nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non, thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non -Biện pháp 2: Xác định nội dung giáo dục trẻ Phòng chống tai nạn thương tích Tôi chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung tích hợp vào các hoạt động, các thời điểm trong ngày cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ -Biện pháp 3: Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng và kiểm tra định kì để bảo đảm tốt nhất cho môi trường học tập vui chơi của trẻ, để phòng chống tai nạn thương tích không đáng có cho trẻ trong trường mầm non -Biện pháp 4: Tuyên truyền Kết quả áp dụng các giải pháp: Sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi đã thu được 1 số kết quả sau: -Giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích, từ đó có thêm kỹ năng tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào các hoạt động của từng chủ đề một cách nhẹ nhàng, phù hợp Giáo viên có kỹ năng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào các thời điểm, chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ để đạt được mục tiêu đề ra -Trẻ nâng cao hiểu biết, có kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ phù hợp với khả năng của trẻ -Nhận thức của phụ huynh về vấn đề này đã được chuyển biến một cách tích cực -Áp dụng những biệp pháp trên, cho nên Trường mầm non của chúng tôi đã đạt được những kết quả: + 100 % trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tinh thần + Các cháu thực sự yêu trường, lớp, mến cô và chăm đi học đều + Phụ huynh đã có sự quan tâm, ủng hộ xây dựng các phong trào trong nhà trường về mọi mặt Chính vì vậy trường mầm non của chúng tôi đã luôn có được lòng tin yêu của Đảng, chính quyền địa phương và sự tin tưởng của phụ huynh và nhân dân 2 Khuyến nghị Để trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trẻ được an toàn khi ở trường, phụ huynh yên tâm công tác, tôi có một số ý kiến đề xuất sau : Đối với PGD&ĐT: Đề nghị Phòng Giáo dục kết hợp với y tế hàng năm mở lớp tập huấn trang bị thêm kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu để cán bộ giáo viên Mầm non được học tập Đối với Cán bộ giáo viên mầm non Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Chúng ta cùng chung sức, chung lòng: Phòng chống tai nạn thương tích, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về tinh thần và tính mạng, thực hiện tốt lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Mỗi đồng chí cán bộ giáo viên hãy nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi giáo viên: “ Con của các bạn cũng chính là con của chúng tôi, hãy gửi trọn niềm tin vào chúng tôi ” Vì cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của trẻ; góp phần giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non của Thị xã Chí Linh Tôi xin chân thành cảm ơn! Phụ lục 1: Phòng Giáo dục và Đào tạo……………………… Trường mầm non ………………………… PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON (Dành cho giáo viên) I THÔNG TIN CHUNG: -Tên giáo viên: …………………………………………………………………… -Số điện thoại: …………………………………………………………………… II NỘI DUNG ĐIỀU TRA: Xin đồng chí vui lòng đánh dấu(x) vào phương án trả lời phù hợp Câu hỏi 1: Đồng chí hiểu thế nào là giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ? a.Là việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ b Là việc trang bị kiến thức cho trẻ vào lớp một Câu hỏi 2: Theo đồng chí thì việc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ có phù hợp và cần thiết với trẻ mầm non không? a Rất phù hợp và cần thíêt b Phù hợp và không thực sự cần thiết c Không phù hợp và không cần thiết Câu hỏi 3: Theo đồng chí thì môi trường như thế nào đảm bảo an toàn đối với trẻ? a.Lớp học đủ diện tích, đủ ánh sáng b Sân chơi bằng phẳng không trơn trượt c Đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị đảm bảo an toàn tuyệt đối d Cả 3 đáp án trên Câu hỏi 4: Theo đồng chí muốn tuyên truyền việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ thì người giáo viên cần làm những gì? a Xây dựng mảng tuyên truyền với phụ huynh, và cộng đồng b Viết bài tuyên truyền trên đài truyền thanh của Phường c Mở hội thảo chuyên đề d Tuyên truyền qua tờ rơi Câu hỏi 5: Đồng chí hãy cho biết những thời điểm nào có thể tích hợp nội dung giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích a Hoạt động học b Hoạt động ngoài trời c Hoạt động vệ sinh d Hoạt động vui chơi đ Gìơ ăn, giờ ngủ e Tất cả các hoạt động trong ngày Câu hỏi 6: Để giúp cho việc tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non thông qua các hoạt động giáo dục hằng ngày đạt hiệu quả, đồng chí có đề xuất gì với ngành Gíao dục –Đào tạo các cấp? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Chí Linh, ngày … tháng……năm ……… Người điều tra Phụ lục 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo……………………… Trường mầm non ………………………… PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON (Dành cho trẻ) I THÔNG TIN CHUNG: -Tên trẻ: ……………………………………………….Lớp …………………… II NỘI DUNG ĐIỀU TRA: Câu hỏi 1: Con hãy kể về thứ tự các hoạt động trong ngày của con ở trường mầm non? a Trẻ kể rất lưu loát b Trẻ kể đôi khi còn nhầm lẫn c Trẻ không kể được Câu hỏi 2: Nhìn vào bức tranh con hãy chọn cho cô những hành động đúng để phòng tránh tai nạn thương tích? a Trẻ chọn đúng 10 tranh b Trẻ chọn được 6-9 tranh c Trẻ chọn được 1-5 tranh Câu hỏi 3: Khi đang chơi trong nhà mà thấy có cháy con sẽ làm gì? a Trẻ trả lời đúng b Trẻ trả lời có một số ý đúng c Trẻ không trả lời được Câu hỏi 4: Khi ra chơi con nhìn thấy một bạn trèo lan can con sẽ làm gi? a Trẻ trả lời đúng lưu loát b Trẻ trả lời ấm ấp c Trẻ không trả lời được Câu hỏi 5: Để phòng tránh tai nạn thương tích cho mình, khi chơi với đồ chơi các con chơi với những đồ chơi như thế nào để an toàn? a Trẻ trả lời đúng lưu loát b Trẻ trả lời ấm ấp c Trẻ không trả lời được Câu hỏi 6: Để phòng tránh tai nạn thương tích cho mình, khi chơi các con phải tránh những nơi như thế nào để an toàn? a Trẻ trả lời đúng lưu loát b Trẻ trả lời ấm ấp c Trẻ không trả lời được Chí Linh, ngày … tháng……năm ……… Người điều tra Phụ lục 3: GIÁO ÁN MINH HOẠ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG 1 NGÀY LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON ... để đạo nhà trường : ? ?Một số biện pháp đạo phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ trường mầm non? ?? 3.4 Để tiến hành ? ?Một số biện pháp đạo phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ trường mầm non? ??... ? ?Một số biện pháp đạo phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ trường mầm non? ?? mang lại lợi ích sau : +Gíup cho giáo viên -phụ huynh -trẻ hiểu sâu cách phòng chống tai nạn thương tích bảo vệ trẻ. .. hiệu Nhà trường xây dựng kế hoạch phịng chống tai nạn thương tích trường mầm non, thành lập ban đạo xây dựng trường học an tồn phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ trường mầm non -Biện pháp 2:

Ngày đăng: 08/11/2017, 01:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w