1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý sử dụng cơ sở vật chất trong trường mầm non

18 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 146,5 KB

Nội dung

Cơ sở vật chất của trường mầm non là hệ thống các phương tiện cần thiết được sử dụng vào các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, cơ sở vật chất là một trong những tiền đề để đổi mới hình

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí sử dụng cơ sở vật chất trong trường mầm non

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí trường mầm non

3 Tác giả:

Họ và tên: Vũ Thị Tem Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 20 tháng 9 năm 1970

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng, trường mầm non Văn Hội

Điện thoại: 0979858087

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Văn Hội

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường mầm non Văn Hội

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Con người, trường lớp, kinh phí, cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị…

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2015 - 2016

TÁC GIẢ

Vũ Thị Tem

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Trang 2

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường mầm non thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 - 72 tháng tuổi,

mà cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non Không thể chăm sóc - giáo dục trẻ nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng Cơ sở vật chất của trường mầm non là hệ thống các phương tiện cần thiết được sử dụng vào các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ,

cơ sở vật chất là một trong những tiền đề để đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết, là một bộ phận rất quan trọng của nhà trường, là thành tố không thể thiếu được trong công tác giáo dục trẻ, nó góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục Chúng ta xác định rằng cơ sở vật chất ở trường mầm non là của cải chung, là người hiệu trưởng nếu biết quản lí sử dụng bảo quản tốt thì sẽ đem lại hiệu quả cao Nếu hiệu trưởng biết quản lí, chỉ đạo giáo viên cán bộ nhân viên nhà trường bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường thì hiệu quả giáo dục càng đạt tốt hơn

Với những lí do đó việc nghiên cứu đưa ra sáng kiến “ Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí, sử dụng cơ sở vật chất trong trường mầm non”, mà người hiệu trưởng cần phải thực hiện để làm tốt công tác chăm sóc - giáo dục trẻ là rất cần thiết và hữu ích trong công tác quản lí trong trường mầm non

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

+ Điều kiện: Con người, trường lớp, kinh phí, cơ sở vật chất, đồ dùng, vật

liệu

+ Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2015 - 2016

+ Đối tượng để áp dụng sáng kiến: Lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh trường mầm non

3 Nội dung sáng kiến

+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Tham mưu xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc - giáo dục trẻ

Trang 3

Trang bị và bổ sung thường xuyên trang thiết bị nuôi dạy và phục vụ cho các phòng ban hoạt động

Quản lí, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng cho hiệu trưởng trường mầm non trong công tác quản lí, sử dụng cơ sở vật chất trong trường mầm non

+ Chỉ ra lợi ích thiết thực của sáng kiến: Sáng kiến nâng cao chất lượng hiệu quả quản lí của hiệu trưởng về sử dụng cơ sở vật chất của trường mầm non

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến

Quản lí sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người hiệu trưởng vì nếu chỉ có lo đầu tư mà không quản lí và sử dụng tốt cơ sở vật chất thì cơ sở vật chất sẽ nhanh chóng bị hỏng, không phát huy được hết tác dụng của cơ sở vật chất đã được đầu tư Chính vì thế cần làm tốt công tác kiểm tra, kiểm kê, bàn giao, gắn trách nhiệm về chuyên môn cũng như quản lí,

sử dụng cơ sở vật chất với từng cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên Đưa vào tiêu chí thi đua của năm học, có khen thưởng động viên kịp thời đối với cá nhân, tập thể làm tốt công tác quản lí, sử dụng cơ sở vật chất của trường, lớp

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trang 4

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường mầm non thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 - 72 tháng tuổi,

mà cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non Không thể chăm sóc - giáo dục trẻ nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng Cơ sở vật chất của trường mầm non là hệ thống các phương tiện cần thiết được sử dụng vào các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ,

cơ sở vật chất là một trong những tiền đề để đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết, là một bộ phận rất quan trọng của nhà trường, là thành tố không thể thiếu được trong công tác giáo dục trẻ Nó góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục Chúng ta xác định rằng cơ sở vật chất ở trường mầm non là của cải chung, là người hiệu trưởng nếu biết quản lí sử dụng bảo quản tốt thì sẽ đem lại hiệu quả cao Nếu hiệu trưởng biết quản lí, chỉ đạo giáo viên cán bộ nhân viên nhà trường bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường thì hiệu quả giáo dục càng đạt chất lượng tốt hơn

Với những lí do đó việc nghiên cứu đưa ra sáng kiến “ Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí, sử dụng cơ sở vật chất trong trường mầm non”, mà người hiệu trưởng cần phải thực hiện để làm tốt công tác chăm sóc - giáo dục trẻ là rất cần thiết và hữu ích trong công tác quản lí trường mầm non

2 Cơ sở lý luận của vấn đề

Theo Điều lệ trường mầm non ban hành tại văn bản hợp nhất số 5/VBHN -BGDĐT tại chương IV từ Điều 27 đến Điều 30; Điều 7 Quy định về tiêu chuẩn đánh

giá chất lượng giáo dục trường mầm non theo Thông tư số 25/2014/TT - BGDĐT Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 02

/2014/QĐ-BGDĐT, ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ Chỉ thị số 11/CT- UBND, ngày 4/9/2015 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016;

Trang 5

Căn cứ Hướng dẫn số 1056/SGDĐT-GDMN ngày 08/9/2015 thực hiện nhiệm

vụ giáo dục mầm non năm học 2015 - 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương;

Căn cứ vào Kế hoạch số 02/ PGD&ĐT- GDMN, ngày 8 tháng 9 năm 2015 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang về thực hiện nhiệm vụ GDMN huyện Ninh Giang năm học 2015 - 2016;

Từ những cơ sở lí luận đó tôi đã tiến hành điều tra thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lí, sử dụng cơ sở vật chất trong trường mầm non để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ

3 Thực trạng của vấn đề

3.1 Thực trạng về cơ sở vật chất trong trường mầm non

Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I (sau 5 năm), trường tập trung tại một khu trung tâm của xã, việc đầu tư xây dựng cơ bản được xã quan tâm Trường, lớp đảm bảo cho công tác chăm sóc, giáo dục và đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia Diện tích sử dụng bình quân tối thiểu 24m2 cho một trẻ, trường được xây dựng thiết kế 2 tầng đảm bảo an toàn, thuận lợi cho sinh hoạt của trẻ cũng như việc đưa đón trẻ hàng ngày

Các công trình đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định

về vệ sinh trường học hiện hành

Bố trí công trình đảm bảo độc lập giữa nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ; Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi; Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy

Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng số nhóm, lớp theo các độ tuổi của nhà trường

+ Phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật + Tổ chức bán trú: Khu vực nhà bếp và kho

+ Khối phòng hành chính gồm:

Trang 6

- Văn phòng trường; Phòng hiệu trưởng; Phòng phó hiệu trưởng; Phòng y tế; Phòng bảo vệ; Phòng dành cho nhân viên; Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; Nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

+ Sân vườn gồm: Sân chơi chung; sân chơi an toàn giao thông; khu vườn cổ tích; khu vui chơi phát triển vận động; cây xanh; vườn cây ăn quả

Nhà trường tích cực trong việc cải tạo, tu bổ cơ sở hạ tầng xuống cấp để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

3.2 Thực trạng về trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

- Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;

- Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;

- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;

- Hệ thống đèn, hệ thống quạt Phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn

- Máy tính, ti vi, đầu đĩa, loa

Khu bếp ăn tổ chức bán trú: Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều

- Có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;

- Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú; Có đủ nước sử dụng, chất lượng nước đảm bảo theo quy định;

- Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định; Đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ

- Bếp ăn được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhà trường mua sắm, bổ sung thiết bị chăm sóc, giáo dục đảm bảo nhu cầu thiết yếu theo từng nội dung

Trang 7

Qua kết quả khảo sát thực trạng, căn cứ tình hình thực tế của trường, tôi đề xuất biện pháp “ Nâng cao chất lượng quản lí, sử dụng cơ sở vật chất trong trường mầm non” như sau:

4 Các biện pháp thực hiện

4.1 Nghiên cứu các tài liệu về xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường mầm non

Người quản lí phải nắm chắc được nội dung những yêu cầu cụ thể, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non thì mới xây dựng đúng kế hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị và làm tốt công tác quản lí, sử dụng cơ sở vật chất Do đó tôi đã nghiên cứu Điều lệ trường mầm non, chương trình Giáo dục mầm, tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, tiêu chuẩn chất lượng kiểm định giáo dục, danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu của mầm non Từ những căn cứ các tài liệu, tôi rút ra những vấn đề cần thiết của cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của trường mầm non

4.2 Xây dựng kế hoạch xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp với thực tế của trường

Đây là biện pháp đầu năm học đồng thời nó cũng xuyên suốt trong năm học Xây dựng kế hoạch qua thực tế số trẻ trong độ tuổi đến trường, nguồn thu bao nhiêu

và làm những việc gì trước việc gì sau

Khi lập kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường, hiệu trưởng cần phải căn cứ vào:

- Quy định, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho từng khối phòng , nhóm lớp, từng trẻ

- Nguồn kinh phí huy động được trong hoàn cảnh thực tiễn của nhà trường Nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhu cầu của phụ huynh học sinh

Việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường là một quá trình lâu dài Hiệu trưởng cần phải tính toán kỹ lưỡng để có kế hoạch trước mắt và lâu dài một cách thích hợp

Trang 8

Có kế hoạch xây dựng tổng thể cơ sở vật chất, trang thiết bị Có kế hoạch bổ sung nâng cấp sân vườn: Sân tập thể dục, sân chơi an toàn giao thông, vườn cổ tích, khu vui chơi, khu phát triển vận động, mở rộng khu tiếp nhận; sơ chế thực phẩm, xây dựng nhà xe cố định cho cán bộ, giáo viên, nhân viên … Tất cả các vấn đề trên hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng và phải thực sự đảm bảo nguyên tắc sử dụng lâu dài, bền đẹp, phù hợp với đặc điểm trường mầm non vùng nông thôn Bên cạnh

kế hoạch xây dựng mới thì vấn đề mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cũng góp phần lớn đảm bảo tốt các hoạt động ở trường mầm non Vậy bản thân tôi phải nghiên cứu xem mua những cái gì trước, cái gì sau theo kế hoạch đề nghị của chuyên môn cũng như các bộ phận Khi có kế hoạch mua sắm đồ dùng trang thiết bị, điều đầu tiên phải quan tâm đó là chất lượng còn về số lượng, chưa có điều kiện thì bổ sung dần trong kỳ học, năm học và năm tiếp theo Đồ dùng trang thiết bị được lựa chọn phù hợp bậc học mầm non đồng thời đảm bảo tính an toàn, đẹp và bền

4.3 Công tác tham mưu với các cấp có thẩm quyền, chính quyền địa phương về công tác bổ sung xây dựng cơ sở vật chất

Để kế hoạch bổ sung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trở thành hiện thực thì công tác tham mưu của Hiệu trưởng quyết định đến sự thành công của kế hoạch Nhà trường làm văn bản báo cáo dựa theo tiêu chí trường chuẩn, kiểm định chất lượng và nhu cầu thực tế của nhà trường về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Tham mưu lãnh đạo địa phương về kế hoạch xây dựng bổ sung cơ sở vật chất của trường đảm bảo đạt theo chuẩn tiến tới chuẩn mức độ II: Xây dựng bổ sung hội trường; phòng hành chính; phòng đoàn thể; phòng thể chất, âm nhạc, nhà để xe cố định cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; xây dựng mở rộng khu tiếp nhận thực phẩm bếp tổ chức bán trú Bổ sung trang thiết bị cho công tác chuyên môn và chăm sóc giáo dục trẻ

4.4 Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động các cấp, các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh nhà trường hỗ trợ kinh phí, bổ sung trang thiết bị để nhà trường thực

Trang 9

hiện tốt công tác chăm sóc – giáo dục trẻ Vậy xuất phát từ đâu mà công việc càng khó và khó mấy mà có toàn thể nhân dân cùng chung sức thì công việc cũng thành công? Đó chính là sự tin tưởng vào chính quyền địa phương vào nhà trường Đối với nhà trường muốn làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục tham gia vào việc xây dựng

cơ sở vật chất, nhà trường đã xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ để có một nề nếp chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Từ đó mọi người, mọi ngành thấy được sự cần thiết trong công tác đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị

Nhà trường xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với các tổ chức đoàn thể

xã hội, tuyên truyền các bậc phụ huynh đóng góp tiền học phí, tiền ăn cho các cháu đảm bảo đúng, đủ, cùng tham gia các hội thi của nhà trường Kết hợp với Trạm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ, tổ chức cho các cháu uống vắc xin và tiêm phòng đầy đủ, qua đó tạo niềm tin của mọi người đối với các cô giáo, các cháu Thực

tế này là nguồn thông tin đến với mọi người dân một cách thuận lợi, nên phụ huynh tích cực tự nguyện ủng hộ nhà trường Bên cạnh đó trường còn tuyên truyền về việc chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua các hội thi, hội diễn, các hoạt động đoàn thể, họp phụ huynh và qua giờ đón, trả trẻ giữa phụ huynh và giáo viên Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, tập thể ủng hộ để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho trường Với sự ủng hộ của dân và sự đầu tư của xã, đã bổ sung xây dựng cho trường có cơ ngơi khang trang, đủ các phòng ban và cơ bản đầy đủ trang thiết bị Để có được thành công trên thì trước tiên cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường gương mẫu ủng hộ trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, làm động lực mọi người noi theo Giáo viên tích cực làm các đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương Giáo viên tạo môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động một cách tích cực

4.5 Tăng cường công tác quản lí, sử dụng, bảo quản hiệu quả trang thiết

bị nhà trường

Đây là biện pháp hữu hiệu vô cùng quan trọng trong việc quản lí, sử dụng, bảo

Trang 10

quản cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ đem lại thành công lớn cho nhà trường Thực hiện huy động tối đa điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo tốt công tác chăm sóc, giáo dục, gắn trách nhiệm bảo quản sử dụng có hiệu quả cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên

Tổ chức xây dựng hệ thống phòng, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng

Trang bị và bổ sung thường xuyên trang thiết bị nuôi dưỡng, dạy và phục vụ cho các phòng ban hoạt động

Tổ chức sử dụng thích hợp, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

Tổ chức bảo quản hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị

Thiết bị, đồ dùng đồ chơi phải được sắp xếp khoa học, dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản, chống ẩm, chống mối mọt, có dụng cụ phòng cháy chữa cháy

Tùy theo tính chất của thiết bị mà bố trí diện tích và địa điểm thích hợp, đảm bảo cho giáo viên và trẻ thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng

Phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục mầm non

Phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, bổ sung vật tư tiêu hao

Phân công cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng, khai thác, bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị theo đúng chức năng, đúng nhiệm vụ và có

hồ sơ sổ sách theo dõi đầy đủ theo quy định của ngành Hàng tháng, hàng kỳ kiểm tra

và lập văn bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị để có kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa và

bổ sung kịp thời Quán triệt cho mọi thành viên trong trường: Thiết bị giáo dục được trang bị từ mọi nguồn đều là tài sản của nhà trường Giáo viên, nhân viên, học sinh đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ những tài sản đó

+ Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung thông qua phó hiệu trưởng và những người giúp việc

Ngày đăng: 08/11/2017, 01:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w