1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc

60 1,8K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 444 KB

Nội dung

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn

Trang 1

PHẦÀN I :

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦNSẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN

Trang 2

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN :

Công ty SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU May Sài Gòn(GARMEXSAIGON ) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào năm 1993, chuyên sảnxuất và kinh doanh các loại sản phẩm may mặc xuất khẩu và là đơn vị có uy tínchuyên nhập khẩu các trang thiết và nguyên phụ liệu công nghiệp dệt may Ngày 07/01/2004 Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu May Sài Gòn(Garmex Saigon) chính thức chuyển thành Công Ty Cổ Phần Sản Xuất –Thương Mại May Sài Gòn(Garmex Saigon js) theo quyết định 1663/QĐ-UBngày 05/05/2003 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh

Trụ sở chính của công ty : 236/7 Nguyễn Văn Lượng , P 17, GòVấp, TP.HCM

Điện thoại : 9844822 Fax : 9844746

-Xí nghiệp Garmex Bình Tân : E4/48 Khu Phố 5, Phường Bình TrịĐông B, Bình Chánh

Trang 3

-Cơ sở II- Bệnh viện ĐHYD : 213 An Dương Vương, Phường 11,Quận 5

-Công ty Liên Doanh Hongarmex : 333 Luỹ Bán Bích, Phường HoàThạch, Quận Tân Phú

II/Chức năng – nhiệm vụ của công ty 1.Chức năng

Công ty cổ phần SX- TM May Saigon chuyên sản xuất và kinh doanh cácloại sản phẩm may mặc xuất khẩu Những mặc hàng xuất khẩu chính củaGarmex Saigon js là Jacket cao cấp, quần áo trượt tuyết, quần tây, T- shirt, Poloshirt, quần áo thể thao bằng vải dệt kim – dệt thoi các loại

Garmex Saigon js đang được uỷ nhiệm sản xuất các sản phẩm mangnhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như : Nike, North Face, Reebok, ColumbiaSportswear, Hang Ten, Pacific Trail, Otto… cho các khách hàng chính là NI,Teijin Shoji, Mitsui, Yee Tung, Han Soll, Zydy, Fuda … để xuất sang các thịtrường Hoa Kỳ, Châu Aâu, Nhật Bản, Đài Loan…

2 Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, tổ chức xây dựng quy trình kỹ thuật may, tổ chức thi tuyểnvà đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, từng bước nâng cấp đổi mới trangthiết bị lạc hậu, phát huy các đề tài sáng kiến, cải tiến kỹ thuật sản xuất, nângcao hơn nữa hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị,tăng năng suất lao động nhằmmục đích tạo ranhiều sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng

- Đề ra các mục tiêu chất lượng để hỗ trợ chính sách chất lượng và cảitiến liên tục Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng nhằm đạt được chính sáchchất lượng, đảm bảo và chứng minh khả năng của công ty cung cấp sản phẩmđáp ứng các nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật định một cách ổn định,

Trang 4

đảm bảo nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, tạo thuận tiện cải tiến liên tục,phù hợp với yêu cầu của ISO 9001:2000

- Công ty xác định và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt đượcsự phù hợp các yêu cầu sản phẩm

Tổ chức và thực hiện công tác quản lý theo mô hình 1 Tăng trưởng bền vững

2 Tin cậy ở khách hàng3 Thăng tiến theo năng lực

4 Tiết kiệm để tích luỹ cho tăng trưởng

5 Tác phong công nghiệp và văn hoá trong doanh nghiệp 6 Thoải mái trong môi trường làm việc

7 Truyền thống được đề cao

Mô hình này nhằm từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quảnlý, đảm bảo phát huy được năng lực thật sự của nhân viên Từ đó nâng cao hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 5

III SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNGMẠI MAY SAIGON :

1 Sơ đồ tổ chức :

GHI CHÚ: Điều hành

Giám sát kiểm tra Quan hệ qua lại

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN TỔNG GIÁM ĐỐCBAN ISO

Phòng tổ chức

Hành chánh chánh Kế toánPhòng tài

Phòng Kế hoạch Xuất Nhập khẩu

XÍ NGHIỆP

GARMEX AN NHƠN XÍ NGHIỆP

GARMEX BÌNH TIÊN XÍ NGHIỆP

GARMEX TÂN XUÂN

XÍ NGHIỆP

GARMEX BÌNH TÂN

Phòng Kinh Doanh dịch vụ

Trang 6

2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận :

2.1 Hội đồng quản trị :

Có những quyền hạn và trách nhiệm sau - Quyết định chiến lược phát triển công ty

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được uỷ quyềnchào bán của từng loại, quyết định huy động vốn thêm theo hình thức khác - Quyết định phương án đầu tư

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông quahợp đồng mua bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản được trong sổ kế toán của công ty

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và cán bộ quản lý quantrọng khác của công ty, quyết định mức lương và các lợi ích khác của các cánbộ quản lý đó

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thànhlập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổphần của doanh nghiệp khác

- Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội cổ đông

- Kiến nghị cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lýcác khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh

- Triệu tập, duyệt chương trình, nội dung họp Đại hội cổ đông hoặc thực hiệncác thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội cổ đông thông qua quyết định

- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty

- Các quyền và trách nhiệm khác quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ củacông ty

Trang 7

2.2 Ban tổng giám đốc

a)Chức năng và nhiệm vụ

- Điều hành và chịu trách nhiệm về tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty theo đúng nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, nghịquyết của Đại hội cổ đông, điều lệ công ty và các quy định của pháp luật

- Bảo toàn phát triển vốn theo phương án sản xuất kinh doanh đã đượcĐại hội cổ đông thông qua hoặc Hội đồng quản trị phê duyệt theo phân cấp

- Xây dựng chiến lược dài hạn, kế hoạch hàng năm, các dự án đầu tư,phương án liên doanh, phương án hợp tác kinh doanh của các đơn vị trực thuộc,đề án tổ chức quản lý và qui hoạch đào tạo cán bộ, lao động của công ty vàtrình Hội đồng quản trị chuẩn y Tổ chức thực hiện các phương án, chương trìnhđã được phê duyệt

- Quyết định hình thức và giá mua, giá bán nguyên vật liệu, sản phẩm(trừ những sản phẩm dịch vụ do Nhà nước qui định)

- Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị xúc tiếnthương mại và các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất phát triển kinhdoanh

- Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luậtđối với các chức danh phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danhquản lý trong công ty thuộc thẩm quyền ngoại trừ các chức danh do Hội đồngquản trị bổ nhiệm

- Ký các hợp đồng kinh tế theo luật định

- Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính và kếtquả sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ

Trang 8

- Đại diện công ty trong việc khởi kiện, khởi tố các vụ án có liên quanđến quyền lợi của công ty khi được Hội đồng quản trị của công ty uỷ quyềnbằng văn bản

b)Quyền hạn và trách nhiệm

- Tổng giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất về các hoạtđộng quản lý và điều hành của công ty

- Có quyền từ chối thực hiện những quyết định của chủ tịch, phó chủtịch hay các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệhoặc trái nghị quyết của Đại hội cổ đông, đồng thời có trách nhiệm thông báongay cho kiểm soát viên

- Có quyền tuyển dụng, thuê mướn, bố trí lao động, cho thôi việc vớingười lao động hoặc quyết định lương phụ cấp, khen thưởng, kỷ luật và các chếđộ phúc lợi đối với người lao động kể cả các cán bộ quản lý thuộc thẩm quyềnbổ nhiệm của Tổng giám đốc nhưng không trái với luật lao động

- Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trongnhững trường hợp khẩn cấp như thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố và chịutrách nhiệm về các quyết định này, đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng quảntrị

- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông và phápluật về những sai phạm nghiệp vụ gây tổn thất cho công ty

2.3 Ban kiểm soát : Có những trách nhiệm và quyền hạn sau

Trưởng ban kiểm soát có trách nhiệm phân công kiểm soát viên phụ trách từngloại công việc

a) Kiểm soát viên có trách nhiệm và quyền hạn như sau :

Trang 9

- Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, cácbáo cáo quyết toán năm tài chính của công ty và kiến nghị khắc phục những saiphạm

- Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ công ty cung cấp tìnhhình số liệu, tài liệu và thuyết minh các hoạt động kinh doanh của công ty

- Trình Đại hội cổ đông báo cáo thẩm tra bản tổng kết năm tài chính - Báo cáo Đại hội cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường, nhữngưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội đồng quản trị và giám đốc theoý kiến độc lập của mình Chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kếtluận của mình Nếu biết sai phạm mà không báo cáo phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về trách nhiệm kiểm soát viên

- Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát cho Hội đồng quản trị - Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, phát biểu ý kiến và kiếnnghị nhưng không được tham gia biểu quyết Nếu có ý kiến khác với Hội đồngquản trị thì có quyền yêu cầu ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp vàđược trực tiếp báo cáo trước Đại hội cổ đông gần nhất

- Trưởng ban kiểm soát hoặc 2/3 kiểm soát viên có quyền yêu cầu Hộiđồng quản trị họp phiên bất thường hoặc yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tậpĐại hội cổ đông bất thường

b)Kiểm soát viên không có lương mà chỉ hưởng thù lao theo quyếtđịnh của Đại hội cổ đông Chi phí cho kiểm soát viên được coi là chi phí củacông ty

2.4 Phòng tổ chức hành chính :

- Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về tổ chức bộ máy hoạt động sảnxuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty

Trang 10

- Tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên, bố trí công táchợp lý tuỳ theo trình độ chuyên môn và phẩm chất của từng người

- Cùng với phòng kế toán tài chính xây dựng tổng quỹ lương cho công ty,tiền thưởng cho công nhân viên để kích thích họ làm việc có hiệu quả

- Quản lý hành chánh toàn bộ nhà máy, quản lý giờ giấc làm việc, cácloại giấy tờ, sổ sách hành chính Thực hiện nghiêm chỉnh công tác lưu trữ tàiliệu của xí nghiệp

- Tổ chức chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt côngtác an toàn lao động

2.5 Phòng tài chính kế toán :

- Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện thu chi vàgiám đốc tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Tổ chức việc hạch toán kế toán theo chế độ hiện hành, phân tích vàphản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tíchhoạt động kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch củadoanh nghiệp Thực hiện quyết toán hàng quý, năm và báo cáo lên cho bantổng giám đốc, hội đồng quản trị và các cơ quan chức năng

Trang 11

V/ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty :

2 Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận :

2.1 Kế toán trưởng a)Trách nhiệm

- Tổ chức thực hiện, thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán chung toàncông ty, tổ chức điều hành bộ máy kế toán công ty

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,thanh toán nợ

- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản,phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản- Lập báo cáo tài chính, phân tích thông tin, số liệu kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Vật tư- NPL Theo dõi hàng gia công

Kế toán công nợBán hàng

Kế toán kê khai thuế- kế toán

Kế toán thanh toán

Nhân viên thủ quỹ- chứng từ thanh toán

Trang 12

- Tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, quyết địnhkinh tế và tài chính của công ty

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật - Tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán

b)Quyền hạn

- Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán

- Điều hành toàn diện công tác chuyên môn đối với nhân viên phòng kếtoán công ty và các bộ phận kế toán các xí nghiệp trực thuộc công ty

- Có ý kiến bằng văn bản với TGĐ về tuyển dụng, thuyên chuyển, tănglương, khen thưởng, kỷ luật các nhân viên kế toán

- Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiếncủa người ra quyết định Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáolên cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậuquả của việc thi hành quyết định đó

- Sắp xếp nhân viên phù hợp theo yêu cầu công tác, bảo đảm gọn , năngsuất và hiệu quả cao

-Ký tất cả các chứng từ thu chi, tiền mặt –ngân hàng, các tín dụng vayngân hàng ( có chữ ký KTT, các chứng từ đó mới có giá trị)

2.2 Kế toán tổng hợpa)Trách nhiệm

- Kiểm tra, chỉnh sửa các số liệu kế toán toàn công ty trên mạng Accnet

- Lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo quy định Lập báo cáo GT TSLcho Cục Thống Kê theo quy định

- Thực hiện và theo dõi các khoản vay

- Thực hiện đúng theo chế độ kế toán của nhà nước – BTC- Thực hiện các công việc theo sự phân công của kế toán trưởng

Trang 13

- Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với công ty và nhà nướcb)Quyền hạn

- Ký các báo cáo quyết toán, báo cáo nhanh

- Trực tiếp yêu cầu các chỉnh sửa số liệu từ các đơn vị trực thuộc, các khâutrong phòng kế toán khi kiểm tra số liệu không đúng

- Có quyền tham gia, góp ý, có sáng kiến đối với các nghiệp vụ liên quan đếncông việc của mình hoặc các nghiệp vụ khác trong phòng tài chính kế toán,kiến nghị lên, giảm lương đề bạc phù hợp với khả năng của mình

- Đào tạo nâng cao anh văn chuyên ngành

2.3Kế toán vật tư nguyên phụ liệu và theo dõi hàng gia cônga)Trách nhiệm

- Kiểm tra phiếu nhập xuất kho về số lượng, giá cả hàng nhận gia công, đốichiếu hợp đồng đã ký : đúng chính xác

- Thanh lý hợp đồng ( khi có hợp đồng thanh lý nguyên phụ liệu, phiếu nhậpkho NPL thừa)

- Chuyển chứng từ cho khâu thanh toán làm lệnh chi trả

- Kiểm tra theo dõi xuất nhập tồn nguyên phụ liệu, đối chiếu hợp đồng, đơn đặthàng ( riêng FOB thì theo từng đơn đặt hàng )

- Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với công ty và nhà nướcb)Quyền hạn

- Đề nghị thanh toán cho khách hàng khi chứng từ đầy đủ

- Trực tiếp đối chiếu số liệu liên quan công việc với các phòng ban và kháchhàng

- Có quyền tham gia, góp ý, có sáng kiến đối với các nghiệp vụ liên quan đếncông việc của mình hoặc các nghiệp vụ khác trong phòng tài chính kế toán,kiến nghị lên, giảm lương đề bạc phù hợp với khả năng của mình

Trang 14

- Đào tạo nâng cao trình độ, anh văn chuyên ngành

2.4 Kế toán công nợ :

- Báo cáo công nợ hàng tuần

- Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với công ty và nhà nướcb)Quyền hạn

- Trực tiếp liên hệ với khách hàng trong nước thu hồi nợ và trả nợ

- Có quyền tham gia, góp ý, có sáng kiến đối với các nghiệp vụ liên quan đếncông việc của mình hoặc các nghiệp vụ khác trong phòng tài chính kế toán,kiến nghị lên, giảm lương đề bạc phù hợp với khả năng của mình

- Đào tạo nâng cao trình độ, anh văn chuyên ngành2.4Kế toán kê khai thuế – kế toán TSCĐ

Trang 15

- Ký các báo cáo kê khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, lập hồ sơhoàn thuế, báo cáo tăng giảm TSCĐ, hoá đơn bán hàng

- Có quyền tham gia, góp ý, có sáng kiến đối với các nghiệp vụ liên quan đếncông việc của mình hoặc các nghiệp vụ khác trong phòng tài chíonh kế toán,kiến nghị lên, giảm lương đề bạc phù hợp với khả năng cỷa mình

- Đào tạo nâng cao trình độ, anh văn chuyên ngành 2.6 Nhân viên thủ quỹ – Chứng từ thanh toán XNKa)Trách nhiệm

- Không làm thất, thiếu hụt tiền của công ty

- Trực tiếp thu,chi tiền mặt theo phiếu thu, chi đã phê duyệt của kế toán trưởngvà tổng giám đốc

- Nhận tiền mặt từ các ngân hàng hoặc các đơn vị khác về nhập quỹ theo phiếuđã phê duyệt của kế toán trưởng và tổng giám đốc

- Báo cáo quỹ tiền mặt hàng tháng

- Lập hồ sơ xin mở L/C, hồ sơ thanh toán XNK, phải chính xác, kịp thời dựađúng theo các điều khoản và các quy định khác của hợp đồng và các chứng từkhác đã được tổng giám đốc phê duyệt

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về mất mát hay thiếu hụt về tiền của công ty, nếuphạm vi mức độ lớn sẽ bị kỷ luật hay truy tố trước pháp luật

b)Quyền hạn

- Ký phiếu thu, chi sau khi trả hoặc nhận tiền

- Liên hệ với khách hàng liên quan đến công việc của mình

- Có quyền tham gia, góp ý, có sáng kiến đối với các nghiệp vụ liên quan đếncông việc của mình hoặc các nghiệp vụ khác trong phòng tài chính kế toán,kiến nghị lên, giảm lương đề bạc phù hợp với khả năng của mình

- Đào tạo nâng cao trình độ, anh văn chuyên ngành

Trang 16

2.7 Kế toán thanh toán

a)Trách nhiệm

- Kiểm tra các chứng từ liên quan đến thanh toán, cập nhật các nghiệp vụ phátsinh vào hệ thống Accnet

- Lập phiếu thu chi tiền mặt – ngân hàng

- Theo dõi và báo cáo quỹ tiền mặt và ngân hàng - Tập hợp và báo cáo các chi phí đã thực hiện - Tính lương và lập phiếu chi trả lương

- Quyết toán về thai sản, ốm đau BHXH

- Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với công ty và nhà nước - Báo cáo quỹ và tập hợp các chi phí khác hàng tháng

b)Quyền hạn

- Ký các phiếu thu,chi và quyết toán về thai sản ốm đau BHXH

- Có quyền tham gia, góp ý, có sáng kiến đối với các nghiệp vụ liên quan đếncông việc của mình hoặc các nghiệp vụ khác trong phòng tài chính kế toán,kiến nghị lên, giảm lương đề bạc phù hợp với khả năng của mình

- Đào tạo nâng cao trình độ, anh văn chuyên ngành

Trang 17

Chứng từ gốc

Sổ cáiSổ nhật ký

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chínhSổ nhật ký chung

Bảng cân đối số dư và số phát sinh

Trang 18

PHẦN II:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNGMẠI MAY GARMEX SÀI GÒN QUA HAI NĂM

2003 VÀ 2004

Trang 19

PHẦN A: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1 Khái niệm báo cáo tài chính :

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin được cung cấp bởi hệ thống kếtoán tài chính nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồnvốn chủ sở hữu, kết quả kinh doanh và các luồng tiền trong một kỳ kế toán,giúp cho người sử dụng phân tích và đánh giá tình hình tài chính và tình hìnhkinh doanh trong một kỳ kế toán và dự đoán luồng tiền trong tương lai Báo cáotài chính là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định kinh tế

Bản chất và vai trò của báo cáo tài chính

Trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, báo cáo tài chính đượcxác định là loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tìnhhình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, đượcthể hiện thông qua các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau do nhà nước qui địnhthống nhất và mang tính pháp lệnh Nó cung cấp cho người sử dụng thấy đượcbức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụchủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như các chủ đầu tư, Hộiđồng quản trị doanh nghiệp, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên vàtoàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu đểđánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tàichính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc giám sát tìnhhình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Trang 20

Các chỉ tiêu, các số liệu trên các báo cáo tài chính là nhưng cơ sở quantrọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn,hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Những thông tin của báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trongviệc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, là những căncứ quan trọng để đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, cácchủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp

Những báo cáo tài chính còn là những căn cứ quan trọng để xây dựngcác kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứkhoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trịdoanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính củadoanh nghiệp cho các đối tượng chủ yếu thuộc phạm vi bên ngoài doanhnghiệp, do vậy phải đáp ứng yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin là :Thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu

Nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, báo cáo tài chính phải đượclập và trình bày theo những nguyên tắc : Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích,nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, so sánh được

 Trách nhiệm lập, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính :

Tất cả các doanh nghiệp độc lập và phụ thuộc có tư cách pháp nhân đầyđủ, thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải lập báo cáo tài chính theo mẫu quiđịnh, theo kỳ báo cáo và đúng thời hạn qui định

a)Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính doanh nghiệp

Trang 21

Đối với doanh nghiệp nhà nước:

- Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng côngty và doanh nghiệp độc lập không nằm trong tổng công ty phải lập báo cáo tàichính theo định kỳ quý và năm Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất 20 ngàysau khi kết thúc quý Thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất 30 ngày sau khi kếtthúc năm tài chính.

- Đối với tổng công ty kỳ báo cáo là quý và năm, thời hạn gửi báo cáonăm chậm nhất là 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính

- Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh: Kỳ lập báo là năm,

thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc năm tài chính

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoàivà các loại hình hợp tác xã: Kỳ lập báo cáo là năm, thời

hạn gửi báo cáo năm chậm nhất là 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính b)Nơi nhận báo cáo tài chính

Các loại doanhnghiệp

Thời hạn lập BCNơi nhận báo cáoCơ quan

tài chính

Cơ quan thuế

Cơ quan thống kê

Doanh nghiệp cấp trên

Cơ quanđăng ký KD1.DN nhà nước

2.DN có vốn đầu tư nước ngoài

3.Các loại DN khác

Quý, nămNămNăm

Ngoài ra báo cáo tài chính còn được công khai trước đại hội cổ đông, đại hộicông nhân viên chức, thị trường chứng khoán, ngân hàng v.v….Báo cáo tài chínhcòn được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập hoặc bộ phận kiểm toán nộibộtrước khi công khai báo cáo để đảm bảo tính chính xác

Trang 22

 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH :

 Khái niệm của phân tích báo cáo tài chính :

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu vàso sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ Thông qua việc phân tíchbáo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quảkinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai

 Mục đích của phân tích báo tài chính :

Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và đồngthời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài doanhnghiệp Do vậy việc phân tích báo cáo tài chính là giúp người sử dụng thông tinđánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng củadoanh nghiệp

 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính :

-Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp : Mốiquan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Vì vậy,hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần có đủthông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình ta Báo cáo tàichính tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều phía :øi chính đã qua, thựchiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán sinh lợi, rủi ro và dự đoán tìnhhình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng

- Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâmcủa họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy họ đặcbiệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiềnnhanh; từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tứcthời của doanh nghiệp Ngoài ra các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng

Trang 23

cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu bởi vì số vốn chủ sở hữunày là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro

- Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phảiquyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng, thanhtoán chậm hay không Cũng như các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tíndụng, nhóm người này cũng cần phải biết được khả năng thanh toán hiện tại vàthời gian sắp tới của khách hàng

- Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố nhưsự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn Vì vậy họcần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinhdoanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp

- Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, cácchủ ngân hàng … còn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chínhcủa doanh nghiệp Đó là các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, chủ quản, cácnhà phân tích tài chính, những người lao động Những nhóm người này có nhucầu thông tin về cơ bản giống như các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủdoanh nghiệp …bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến kháchhàng hiện tại và tương lai của họ

 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH :

 Nội dung phân tích báo cáo tài chính :

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinhtrong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Nói cách khác,tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức,huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh

Trang 24

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệpphải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, các quỹ xí nghiệp,vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác Doanh nghiệp cónhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh.Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cáchhợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quảnlý kinh tế – tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước Việc thường xuyêntiến hành phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho người dử dụng thông tin nắmđược thực trạng tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh Trên cơ sở đó đềxuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chấtlượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh Việc phântích báo cáo tài chính bao gồm các nội dung chủ yếu sau :

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính

- Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh

- Phân tích bảng cân đối kế toán

- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

- Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn- Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động

- Phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh

Trang 25

 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính :

Phân tích báo cáo tài chính thường được tiến hành bằng 2 phương pháp :Phương pháp phân tích ngang và phương pháp phân tích dọc báo cáo tài chính

Phân tích ngang báo cáo tài chính là việc so sánh, đối chiếu tình hìnhbiến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáotài chính ; còn phân tích dọc là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mốitương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáođể rút ra kết luận

IV PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN :1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính :

Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụngthông tin biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay khôngkhả quan

Trước hết cần tiến hành so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốngiữa cuối kỳ với đầu năm Bằng cách này sẽ thấy được quy mô vốn mà doanhnghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

2 Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh :

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phảicó tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động Việc bảo đảm đầy đủnhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanhđược tiến hành liên tục và có hiệu quả

Để đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phảitập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồnvốn

Trang 26

Do đó khi phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản với nguồn tài trợthường xuyên

3 Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán

Theo quan điểm của luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp baogồm tài sản lưu động và tài sản cố định Hai loại tài sản này được hình thànhchủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu Ta có cân đối sau:

B NGUỒN VỐN =A.TÀI SẢN[I +II +IV +V(2,3) +VI ]+ B.TÀI SẢN(I +II+III)

Cân đối này chỉ mang tính lý thuyết Trong thực tế thường xảy ra mộttrong hai trường hợp là : Vế trái > Vế phải hoặc ngược lại

4 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản :

Sau khi phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kếtoán là đi sâu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng nhưbiến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán

V PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH :1 Phân tích tổng quát báo cáo kết quả kinh doanh :

Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, cần xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong báocáo kết quả kinh doanh Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biếnđộng giữa kỳ này với kỳ trước Qua việc phân tích này sẽ thấy được tình hìnhbiến động cụ thể của từng chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp

Ngoài ra để biết được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc phântích báo cáo kết quả doanh không dừng lại ở việc so sánh tình hình biến độngcủa từng chỉ tiêu mà còn so sánh chúng với doanh thu thuần Thông qua việc so

Trang 27

sánh này, người sử dụng thông tin sẽ biết được hiệu quả kinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp so với các kỳ trước là tăng hay giảm hoặc so với các doanhnghiệp khác là cao hay thấp

2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế :

Căn cứ vào phần I “Lãi, lỗ” trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sửdụng thông tin sẽ sơ bộ biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến độngcủa chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế ” trong kỳ của doanh nghiệp

VI PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH :1 Các tỷ số từ bảng cân đối kế toán :

- Hệ số tài trợ : là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính củadoanh nghiệp, nó cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổngsố nguồn vốn

- Hệ số thanh toán hiện hành : là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khảnăng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này cóvai trò rất quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp

Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp trong kỳ báo cáo, ta còn sử dụng chỉ tiêu “ Hệ số thanh toán nợ

Trang 28

ngắn hạn ” Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn( tức phải thanh toán trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinhdoanh)

Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanhtoán tức thời ( thanh toán nhanh ) cần tính và so sánh chỉ tiêu “ Hệ số thanhtoán nhanh ” Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo

Để nắm được khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động lànhanh hay chậm, từ đó xác định được doanh nghiệp có đủ tiền, thiếu tiền haythừa tiền phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Khi phân tích tacần xem xét chỉ tiêu “ Hệ số thanh toán của vốn lưu động ”

- Các tỷ số nợ

+ Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu : Tỷ số này dùng để đánh gí sự độc lậpvề mặt tài chính của doanh nghiệp

+ Tỷ số nợ so với tổng tài sản : Tỷ số này dùng để đánh giá mức độ sửdụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty

2.Các tỷ số từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh :

Tỷ số trang trãi lãi vay : Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng bảođảm của doanh nghiệp đối với các khoản nợ dài hạn Nó cho biết khả năngthanh toán lãi vay của doanh nghiệp và mức độ an toàn đối với người cung cấptín dụng Khả năng thanh toán lãi vay không giống nhau giữa những giai đoạnkhác nhau của chu kỳ kinh doanh, giữa những giai đoạn khác nhau của vòng đờidoanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp khác nhau

Trang 29

3 Các tỷ số từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh

- Tỷ số hiệu quả hoạt động

+ Tỷ số hoạt động khoản phải thu : Tỷ số này cho chúng ta thấy chấtlượng của khoản phải thu và hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp Nó thườngđược biểu hiện dưới dạng vòng quay khoản phải thu

+ Tỷ số hoạt động khoản phải trả : Tỷ số này cho thấy hiệu quả củaviệc thanh toán nợ của doanh nghiệp Nó thường được biểu hiện dưới dạngvòng quay khoản phải trả

+ Tỷ số hoạt động hàng tồn kho : Tỷ số này dùng để đánh giá hiệuquả quản lý hàng tồn kho Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòngquay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho

+Tỷ số hoạt động tổng tài sản : Tỷ số này dùng để đánh giá hiệu quảhoạt động của tổng tài sản của công ty nói chung và nó được đo bằng chỉ tiêuvòng quay tổng tài sản

- Tỷ số khả năng sinh lợi

+ Khả năng sinh lợi so với doanh thu : Hệ số này phản ánh một đơn vịdoanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận

Đây là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanhthu, phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, cho thấy lợi nhuậndo doanh thu mang lại cao hay thấp

+Khả năng sinh lợi so với tài sản : Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợiso với tài sản Chỉ tiêu này không chịu ảnh hưởng của cơ cấu vốn Nó cho biếtcứ một đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

+Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu : Đây là chỉ tiêu quan trọngtổng quát phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và khảnăng sinh lợi của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung Thông qua chỉ tiêunày người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lợi và hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp

Trang 30

PHẦN B:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG

MẠI MAY GARMEX SÀI GÒN

I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐIKẾ TOÁN :

1 Phân tích kết cấu tài sản :

Các khoản mục

Năm 2007Năm 2008Chênh lệchGiá trị

Giá trị(đồng)

Giá trị(đồng)

(%)

TổngTSLĐ&ĐTNH38.908.035.89544,8649.455.377.03952,6210.547.341.14427,11

TổngTSCĐ&ĐTDH47.821.525.46155,1444.522.512.08247,38-3.299.013.379-6,9Tổng TÀI SẢN86.729.561.35610093.977.889.1211007.248.327.7658,36

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy :

Năm 2007, Giá trị tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thấp hơn tổngtài sản cố định và đầu tư dài hạn Nhưng sang năm 2008, giá trị của tổng tài sảnlưu động và đầu tư ngắn hạn lại cao hơn tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn.Cụ thể là :

Năm 2007, giá trị tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 44,86%trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp còn qua năm 2008 thì chiếm đến52,62% trong tổng giá trị tài sản So với năm 2007 thì năm 2008 giá trị tổng tài

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Sơ đồ tổ chức   : - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
1. Sơ đồ tổ chức : (Trang 5)
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán  - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
i ểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán (Trang 11)
3.Hình thức kế toán - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
3. Hình thức kế toán (Trang 17)
Bảng tổng hợp  chi tieát - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
Bảng t ổng hợp chi tieát (Trang 17)
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN : - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN : (Trang 30)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:      - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
ua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: (Trang 31)
Qua bảng số liệu trên cho thấy giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên chủ yếu là chịu ảnh hưởng của các khoản mục tiền mặt, tiền gửi  ngân hàng và hàng tồn kho - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
ua bảng số liệu trên cho thấy giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên chủ yếu là chịu ảnh hưởng của các khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và hàng tồn kho (Trang 33)
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2008 so với năm 2007 có tăng lên nhưng không đáng kể - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
ua bảng phân tích trên cho ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2008 so với năm 2007 có tăng lên nhưng không đáng kể (Trang 34)
Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên do ảnh hưởng của các nhân tố sau : - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
ua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên do ảnh hưởng của các nhân tố sau : (Trang 37)
II/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH  - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại may garmex sài gòn.doc
II/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w