1. Các tỷ số từ bảng cân đối kế toán :
- Hệ số tài trợ : là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn
- Hệ số thanh toán hiện hành : là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò rất quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp
Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, ta còn sử dụng chỉ tiêu “ Hệ số thanh toán nợ
ngắn hạn ”. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn ( tức phải thanh toán trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh)
Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán tức thời ( thanh toán nhanh ) cần tính và so sánh chỉ tiêu “ Hệ số thanh toán nhanh ”. Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
Để nắm được khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động là nhanh hay chậm, từ đó xác định được doanh nghiệp có đủ tiền, thiếu tiền hay thừa tiền phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Khi phân tích ta cần xem xét chỉ tiêu “ Hệ số thanh toán của vốn lưu động ”
- Các tỷ số nợ
+ Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu : Tỷ số này dùng để đánh gí sự độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp
+ Tỷ số nợ so với tổng tài sản : Tỷ số này dùng để đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty
2.Các tỷ số từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh :
Tỷ số trang trãi lãi vay : Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng bảo đảm của doanh nghiệp đối với các khoản nợ dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và mức độ an toàn đối với người cung cấp tín dụng. Khả năng thanh toán lãi vay không giống nhau giữa những giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh, giữa những giai đoạn khác nhau của vòng đời doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp khác nhau
3. Các tỷ số từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh
- Tỷ số hiệu quả hoạt động
+ Tỷ số hoạt động khoản phải thu : Tỷ số này cho chúng ta thấy chất lượng của khoản phải thu và hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp. Nó thường được biểu hiện dưới dạng vòng quay khoản phải thu
+ Tỷ số hoạt động khoản phải trả : Tỷ số này cho thấy hiệu quả của việc thanh toán nợ của doanh nghiệp. Nó thường được biểu hiện dưới dạng vòng quay khoản phải trả
+ Tỷ số hoạt động hàng tồn kho : Tỷ số này dùng để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho
+Tỷ số hoạt động tổng tài sản : Tỷ số này dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổng tài sản của công ty nói chung và nó được đo bằng chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản
- Tỷ số khả năng sinh lợi
+ Khả năng sinh lợi so với doanh thu : Hệ số này phản ánh một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, cho thấy lợi nhuận do doanh thu mang lại cao hay thấp
+Khả năng sinh lợi so với tài sản : Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với tài sản. Chỉ tiêu này không chịu ảnh hưởng của cơ cấu vốn. Nó cho biết cứ một đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
+Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu : Đây là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Thông qua chỉ tiêu này người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
PHẦN B:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG
MẠI MAY GARMEX SÀI GÒN