0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Phân tích kết cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI MAY GARMEX SÀI GÒN.DOC (Trang 33 -38 )

I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN :

2. Phân tích kết cấu nguồn vốn

Tiếp theo ta xem xét sự biến động của nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trước hết ta phân tích kết cấu của nguồn vốn

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) TỔNG NỢ 63.652.326.108 73,39 62.208.594.499 66,19 -1.443.731.609 -2,27 TỔNG VỐN CSH 23.077.235.248 26,61 31.769.294.622 33,81 8.692.059.374 37,66 TỔNG NGUỒN VỐN 86.729.561.356 100 93.977.889.121 100 7.248.327.765 8,35

Căn cứ vào bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy : Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2007 là 86729561356 đồng tăng lên đến 93977889121 đồng vào năm 2008. Như vậy năm 2008 so với năm 2007 tăng 7248327765 đồng tương ứng với 8,35%.

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên là do ảnh hưởng của các nhân tố :

Một là khoản mục nợ phải trả năm 2007 là 63652326108 đồng chiếm 73,39% trong tổng số nguồn vốn. Nhưng sang năm 2008 giảm còn 62208594499 đồng chiếm 66,19% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp đã giảm khoản nợ là 1443731609 đồng tương ứng với 2,27%

Hai là khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2007 là 23077235248 đồng chiếm 26,61% trong tổng nguồn vốn, chiếm một tỷ lệ rất thấp. Qua năm 2008 là 31769294622 đồng chiếm 33,81% trong tổng nguồn vốn. Như vậy năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng 8692059374 đồng tương ứng với 8,35%.

Qua bảng phân tích trên cho ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2008 so với năm 2007 có tăng lên nhưng không đáng kể. Nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn chủ yếu là được tài trợ bằng nguồn nợ vay. mặc dù năm 2008 khoản nợ vay của doanh nghiệp có giảm và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng không đáng kể làm cho tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn vốn vẫn còn khá cao

Ta sẽ xem xét sự biến động của khoản mục nguồn vốn là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố nào, bảng phân tích sau sẽ cho ta thấy được :

Các khoản mục

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) I/ NỢ NGẮN HẠN 43.358.545.450 68,12 46.331.579.465 74,48 2.973.034.015 6,86 1. Vay ngắn hạn 4.853.077.580 7,62 4.243.963.917 6,82 -609113663 -12,55 2. Nợ DH đến hạn trả 0 0 0 0 0 0 3. Phải trả người bán 2.361.673.078 3,71 3.361.268.330 5,40 999.595.252 42,35 4. Người mua trả tiền trước 7.936.120.371 12,47 8.154.810.849 13,41 218.690.478 2,75 5. Thuế&các khoản nộp NN 2.197.958.587 3,45 2.179.065.100 3,50 -18.893.487 -0,86 6. Phải trả công nhân viên 14.415.633 0,02 2403.843.472 3,86 2.389.427.839 16575,25 7. Các khoản phải trả, nộp khác 25.995.300.201 40,83 25.988.627.797 41,78 -6.672.404 -0,22 II/NỢ DÀI HẠN 20.182.264.071 31,71 15.589.261.145 25,06 -4.593.002.926 -22,76 1. Vay dài hạn 20.182.264.071 31,71 15.589.261.145 25,06 -4.593.002.926 -22,76 III/ NỢ KHÁC 111.516.587 0,17 287.753.889 0,46 176.237.302 158,04 1. Chi phí phải trả 111.516.587 0,17 287.753.889 0,46 176.237.302 158,04 TỔNG NỢ 63.652.326.108 100 62.208.594.499 100 -1.443.731.609 100

Qua bảng phân tích trên ta thấy nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng nợ. Cụ thể là :

Năm 2007, nợ ngắn hạn là 43358545450 đồng chiếm 68,12% trong tổng nợ. Năm 2008 là 46331579465 đồng chiếm 74,48% trong tổng nợ. Như vậy so

với năm 2007 yhì năm 2008 nợ ngắn hạn tăng 2973034015 đồng tương ứng 6,86% chủ yếu là do ảnh hưởng của các khoản mục phải trả người bán và phải trả công nhân viên

Đối với khoản mục phải trả người bán : Năm 2007 là 2361673078 đồng chiếm 3,71% trong tổng nợ. Năm 2008 là 3361268330 đồng chiếm 5,4% trong tổng nợ. Năm 2008 so với năm 2007 thì khoản phải trả người bán của doanh nghiệp tăng 999595252 đồng tương ứng với 42,35%

Đặc biệt là khoản mục phải trả công nhân viên tăng đáng kể. Năm 2007 là 14415633 đồng chiếm 0,02% trong tổng nợ. Nhưng qua năm 2008 là 2403843472 đồng chiếm 3,86% trong tổng nợ. Như vậy năm 2008 đã tăng so với năm 2007 là 2389427839 đồng tương ứng với 1657,25%.

Ngoài ra khoản mục người mua trả tiền trước cũng tăng nhưng không đáng kể

Tuy nhiên khoản mục nợ dài hạn cũng giảm đáng kể nên làm cho tổng nợ của doanh nghiệp năm 2008 giảm so với năm 2007

Ngoài ra ta cũng có thể xem xét ảnh hưởng của khoản mục mục nợ đến tổng nguồn vốn của doanh nghiệp qua bảng phân tích sau

Qua bảng phân tích trên ta thấy khoản mục nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2007, nợ ngắn hạn chiếm 49,99% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2008, tuy giá trị của khoản mục nợ ngắn hạn tăng lên nhưng tỷ trọng của nó so với tổng nguồn vốn giảm và giảm không đáng kể vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn ( chiếm 49,3% trong tổng nguồn vốn).

Tuy vậy đây vẫn là tình hình tốt cho doanh nghiệp vì xét từng khoản mục cụ thể ta thấy :

- Khoản Vay ngắn hạn của doanh nghiệp giảm xuống mặc dù tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn tăng. Năm 2007 chiếm 5,59% trong tổng nguồn vốn và đến năm 2008 giảm còn 4,52% trong tổng nguồn vốn sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệp giảm đi vì khoản chi phí lãi vay giảm xuống

- Các khoản phải trả người bán năm 2007 chiếm 2,72% trong tổng nguồn vốn. Năm 2008 tăng lên 3,57%. Điều này cho thấy doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất nên cần nhiều nguồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để phục vụ cho việc sản xuất

- Khoản mục người mua trả tiền trước có giá trị tăng lên tuy nhiên tỷ trọng của nó so với tổng nguồn vốn lại giảm. Năm 2007 chiếm 9,15% trong tổng nguồn vốn nhưng năm 2008 chỉ còn 8,68% vì mức tăng của khoản mục này thấp hơn mức tăng của tổng nguồn vốn

- Trong đó khoản mục phải trả công nhân viên là tăng đáng kể. Năm 2007 chiếm 0,01 % trong tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2008 tăng lên đến 2,56%. Lý do tăng của khoản mục này là doanh nghiệp chưa chi tiền lương năm 2008 cho công nhân viên

- Các khoản mục còn lại như Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ; các khoản phải trả phải nộp khác giảm xuống nhưng không đáng kể

- Khoản mục nợ dài hạn của công ty giảm một lượng đáng kể. Năm 2007 chiếm 23,27% trong tổng nguồn vốn. Còn năm 2008 chỉ chiếm 16,59 % trong tổng nguồn vốn. Với việc giảm nợ dài hạn sẽ làm cho chi phí lãi vay của doanh nghiệp giảm xuống

Qua việc phân tích trên cho thấy khoản mục nợ phải trả của doanh nghiệp giảm. Vậy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên là do nguồn vốn

chủ sở hữu tăng. Chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp tăng.

Để thấy rõ sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu là do những yếu tố nào ta lập bảng phân tích sau

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ Trọng (%) I/NGUỒN VỐN, QUỸ 22.750.000.000 98,58 31.750.294.622 99,94 9.000.294.622 39,56 1.Nguồn vốn kinh doanh 22.750.000.000 98,58 22.750.000.000 71,61 0 0

2.Lợi nhuận chưa PP 0 0 8.608.875.263 27,10 8.608.875.263 0

3.Quỹ dự phòng TC 0 0 391.419.359 1,23 391.419.359 0

4.NV ĐTXDCB 0 0 0 0 0 0

II/NGUỒN KINH PHÍ, QUỸ KHÁC 3.272.355.248 1,42 19000000 0,06 -308235248 -94,19

1.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0 0 0 0 0

2.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 308.235.248 1,34 0 0 -308.235.248 -100

3.Nguồn kinh phí sự nghiệp 19.000.000 0,08 19000000 0,06 0 0

TỔNG NGUỒN VỐN CSH 23.077.235.248 100 31.769.294.622 100 8692.059.374 37,66

Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên do ảnh hưởng của các nhân tố sau :

- Lợi nhuận chưa phân phối tăng lên. Năm 2007 là 0 đồng còn sang năm 2008 là 8608875263 đồng chiếm 27,10 % trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Khoản lợi nhuận này bằng 0 năm 2003, vì cuối năm khoản lợi nhuận này được trích lập quỹ hết. Sang năm 2008 khoản lợi nhuận này được giữ lại để chia cổ tức cho cổ đông, trích lập quỹ phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi sau khi có nghị quyết của Đại hội cổ đông.

- Nguồn kinh phí, quỹ khác giảm xuống. Năm 2007 là 327235248 đồng chiếm 1,42% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Còn năm 2008 là 19000000 đồng chiếm 0,06%. Như vậy năm 2008, nguồn kinh phí quỹ giảm 308235248 đồng tương ứng với 94,19%. Lý do của việc giảm khoản mục này là nguồn kinh phí sự nghiệp của năm 2007 không được sử dụng ở năm 2008 và cuối năm 2008 doanh nghiệp không trích lập thêm nguồn này.

Ngoài ra quỹ khen thưởng năm 2007 đã được sử dụng hết ở năm 2008 và nó không được trích lập vào cuối năm 2008

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI MAY GARMEX SÀI GÒN.DOC (Trang 33 -38 )

×