SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ MỨC ĐỘ TỰ TIN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ HỘ SINH VỀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU
Trang 1SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
KIẾN THỨC VÀ MỨC ĐỘ TỰ TIN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ HỘ SINH VỀ
XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC
3 Khưu Thanh Nhân
4 Nguyễn Tấn Hùng
5 Lê Thị Thanh Tú
6 Trần Thị Hạnh
Trang 2THÁNG 07/2015 MỤC LỤC
TRANG
CHƯƠNG I 2
1 1 ĐẶTVẤNĐỀ 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG II 4
2.1.Định nghĩa 5
2.2 Tỉ lệ SPV 5
2.3 Nguyên nhân: 6
2.4 Triệu chứng 7
2.5 Mức độ phản ứng phản vệ và chẩn đoán SPV 8
CHƯƠNG III 21
3.1 PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
3.2- QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 27
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
6 ĐD/HS: điều dưỡng và hộ sinh
7 Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức: BVĐKKVTĐ
8 Điều dưỡng trưởng: ĐDT
9 Huyết áp: HA
10.Áp lực tĩnh mạch trung tâm:ALTMTT
11.TM: tĩnh mạch
12 SHH: suy hô hấp
13.NKQ : nội khí quản
Trang 4CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.ĐẶTVẤNĐỀ
Sốc phản vệ (SPV) (gồm sốc phản vệ và sốc dạng phản vệ) là tình trạng
dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩnđoán và điều trị kịp thời.Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây đến vài phút sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên Phản ứng phản vệ có thể biểu hiện tại nhiều
cơ quan như ngoài da hoặc niêm mạc: đỏ da, sẩn ngứa, nổi mề đay, phù…Tại đường tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy Tại đường hô hấp gồm khó thở dophù nề thanh quản hoặc khó thở kiểu hen Tại hệ tim mạch như mạch nhanh, loạn nhịp hoặc tụt huyết áp Do đó, cấp cứu sốc phản vệ phải khẩn trương để đảm bảo được đường thở, hô hấp và tuần hoàn, sau đó vận chuyển người bệnh đến khoa hồi sức – cấp cứu để tiếp tục xử trí, theo dõi và phòng sốc tái phát[3]
Sốc phản vệ được coi là một nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong [30],
vì thế vấn đề này ngày càng được quan tâm nhiều hơn Tỷ lệ sốc phản vệ đến nay vẫn chưa xác định được chắc chắn [18] Tuy nhiên SPV được ghi nhận ngày càng gia tăng trong những năm qua [23] Dựa trên các nghiên cứu quốc tế,
tỷ lệ SPV được ước tính khoảng 0,05-2% [22].Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy
tỷ lệ sốc phản vệ là 49,8/100000 người/năm [17], trong khi tỷ lệ này ở Anh là 7,9/100000 người/ năm [28]
Tỷ lệ SPV thay đổi theo từng nghiên cứu và khác nhau giữa các nhóm nguyên nhân, từng lứa tuổi, từng vùng Thuốc men, ví dụ như thuốc kháng khuẩn, kháng virus, và các chất chống nấm, là nguyên nhân phổ biến của SPV trên toàn thế giới SPV cũng có thể được kích hoạt bởi các tác nhân hóa trị liệu
và tác nhân sinh học [21].Thực phẩm là kích hoạt SPV phổ biến nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi Vết côn trùng và thuốc là nguyên nhân tương đối phổ biến gây SPV ở tuổi trung niên và cao tuổi … Ở nước ta, cùng với sự phát triển của các nghành công nghiệp hóa mỹ phẩm, dược
Trang 5phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường là sự gia tăng tình trạng dị ứng trong đó
có sốc phản vệ xảy ra ngày càng nhiều và có nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc
Các chứng cứ y văn cho thấy việc đánh giá và quản lý bệnh nhân SPV trong đội ngũ ĐD vẫn còn kém [28,29] Nghiên cứu của Tạ Thị Anh Thơ năm
2010 trên 140 ĐD cho thấy 17% ĐD nhận thức không đúng nguyên nhân gây sốc phản vệ là máu, 60% trả lời sai các biểu hiện tuần hoàn, hô hấp SPV, 25% trả lời sai các nguyên tắc ngừng tiếp xúc dị nguyên, 36% không trả lời đúng về thời gian theo dõi huyết áp, 72,1% trả lời sai về nồng độ kháng sinh thử
test[10] Nghiên cứu của Jacobsen và cộng sự năm 2012 cho thấy hầu hết NVYT nhận ra được dấu hiệu sốc phản vệ cổ điển, tuy nhiên một tỷ lệ rất nhỏ NVYT nhận ra sốc phản vệ không điển hình Ít hơn một nửa NVYT đã chọn ephedrine là thuốc ban đầu để cấp cứu SPV, tuy nhiên hầu hết NVYT không thể xác định chính xác các đường tiêm epinephrine và vị trí của đường
tiêm.Thống kê tại Mỹ cho thấy 60% SPV có liên quan đến thuốc [20]Trong khi
đó, ĐD/HS là người trực tiếp thực hiện các y lệnh về thuốc của Bác sỹ Vì vậy, ĐD/HS phải có trách nhiệm nhận ra SPV sớm và xử trí kịp thời, từ đó tuân thủ phát đồ điều trị giúp BN hồi phục sớm.Ngược lại, nếu không xử lý sớm và đúng, BN có thể tử vong cao
Kiến thức về sốc phản vệ là cần thiết đối với ĐD/HS tuy nhiên theo học thuyết của Bandura [14], con người dù có kiến thức, cũng sẽ không nổ lực thựchiện công việc khó nếu họ thiếu tự tin vào bản thân để xử lý tình huống đó Thực tế tại Việt nam cho thấy khi có SPV xãy ra Bác sĩ không thể có mặt kịp thời để quyết định chẩn đoán và xử trí trong khi đó ĐD/HS thiếu tự tin trong xửtrí sốc phản vệ và chăm sóc người bệnh sau SPV Điều đó, lý giải tỷ lệ tử vong
do SPV tại Viêt Nam khá cao
Trang 6Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức ( BVĐKKVTĐ ) là một bệnh viện Đa khoa hạng II nằm ở cửa ngõ Đông bắc thành phố trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh với 700 giường bệnh với hơn 669 nhân viên Bệnh viện có nhiệm vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong khu vực và các tỉnh lân cận.TạiBVĐKKVTĐ chưa có đề tài nào nghiên cứu kiến thức của điều dưỡng về SPV
và mức độ tự tin của ĐD/HS để xử trí khi BN có dấu hiệu SPV
Thực sự SPV là nỗi lo của BN và là nỗi ám ảnh của thầy thuốc.Vì vậy chúngtôi nghiên cứu đề tài này, với kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho Ban giám đốc và phòng ĐD Bệnh viện bước đầu đánh giá được trình độkiến thức và độ tư tincủa ĐD/HS về phòng chống, xử trí và chăm sóc bệnh nhân SPV, từ đó lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cho ĐD/HS nhằmgóp phần làm giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong do SPV, giảm nỗi lo của bệnh nhân và nỗi ám ảnh của thầy thuốc Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe của người dân tại khu vực
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1MỤC TIÊU CHUNG
Đánh giá thực trạng kiến thứcvề SPV và mức độ tự tin của ĐD/HStại các khoalâm sàng về cách xử trí và phòng ngừa SPV tại các khoa Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức năm 2015
2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ
2.2.1.Xác định tỉ lệ ĐD/HS có kiến thứcvề nguyên nhân và triệu chứng SPV, cách
xử trí và phòng ngừa SPV tại các khoa lâm sàngcủa BVĐKKVTĐ năm 2015.2.2.2 Xác định mức độ tự tin của ĐD/HS về cách xử trí và phòng ngừa SPV tại các khoa lâm sàng BVĐKKVTĐ năm 2015
Trang 7CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I Sốc phản vệ
1 Khái niệm Sốc phản vệ
Sốc phản vệ đã được mô tả từ rất lâu trong các văn tự cổ của Trung Quốc và
Hi Lạp, chủ yếu liên quan đến thức ăn, gọi là “ đặc ứng” Trải qua nhiều năm đã córất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện Nhưng mãi đến năm 1902, khi giáo sư sinh lý học Charles Richat và cộng sự Paul Portier tiến hành tiêm độc tố của actini vào dưới da của chú chó Neptune đến lần thức ba, chó xuất hiện tình trạng: khó thở, nôn, ỉa đái bừa bãi và mất sau 25 phút Richet đặt tên cho hiện tượng này là sốc phản vệ (anaphylaxis) Từ đó, thuật ngữ sốc phản vệ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
SPVkinh điển:Biểu hiện nguy kịch nhất và nguy cơ gây tử vong của một
phản ứng dị ứng cấp, tình trạng tăng quá mẫn tức khắc xảy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên ở một người trước đó đã được mẫn cảm, hậu quả giải phóng
ồ ạt các chất trung gian hóa học gây tác động tới nhiều cơ quan đích
Theo Ủy ban Danh pháp Hiệp hội Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Châu
Âu (2004 - 2014):SPVlà một phản ứng quá mẫn toàn thân hoặc hệ thống nặng, đe
dọa tính mạng Nó được đặc trưng bằng các vấn đề của tuần hoàn và/hoặc hô hấp và/hoặc đường thở đe dọa tính mạng, tiến triển một cách nhanh chóng, thường kết hợp với biểu hiện da và niêm mạc [7]
2.Tỉ lệ SPV
Ước tính khoảng 1-2% dân số toàn thế giới có ít nhất một lần SPVtrong đời,
tỷ lệ SPVhàng năm là 0,005% còn ở Việt nam theo Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội
Dị ứng miễn dịch lâm sàng, có khoảng 8,5% dân số từng bị dị ứng thuốc, trong số này có 10% bị sốc phản vệ Trong số người bị SPV, ước có khoảng 10% tử vong [1]
Trang 8Theo tài liệu Tổ chức y tế thế giới năm 1996, số người bị SPVdo dùng thuốcở Châu Âu là 1% số dân Người ta đã ước tính cứ 10 vạn mũi tiêm kháng sinh thì
có 49 người bị sốc phản vệ, nguy cơ tử vong là 2 người trong 1 triệu người
Ở Hà Nội trong 3 năm (1987 –1991), khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 31 ca SPVdo kháng sinh, trong đó có 7 người tử vong
Qua nghiên cứu của Đỗ Minh Dương - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình Qua nghiên cứu 59 bệnh nhân dị ứng thuốc trong đó ó 10 bệnh nhân sốc phản vệ, chiếm 17%.[4]
3 Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến
là thức ăn, nọc côn trùng, hóa chất …
3.1 Thuốc:
Các loại kháng sinh, nhất là kháng sinh họ bêta lactam (penicillin,
ampicillin, amoxycilin…),Thuốc kháng viêm không steroid: salicylat, colchicin, mofen, indomethacin
Các thuốc khác: vitamin C, Vitamine B1, B12, aminazin, paracetamol, efferalgan-codein Thuốc gây mê, gây tê, thuốc cản quang có iốt Các loại dịch truyền: glucose, nutrisol, alvesin, bestamin, tryphosan
3.2 Máu và các chế phẩm của máu…
3.3 Huyết thanh bạch hầu, uốn ván, phòng dại……
3.4 Nọc của các sinh vật và côn trùng cắn…
3.5 Thực phẩm: dứa, tôm, cua, nhộng…
3.6 Hóa chất, latex …
Trang 94 Triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng: Sốc phản vệ có 3 đặc điểm
- Xãy ra đột ngột, khó lường trước được
- Rất nguy kịch, dễ gây tử vong
- Có thể hồi phục nhanh nếu điều trị đúng
Triệu chứng sốc phản vệ thường xuất hiện ngay (vài phút) hoặc sớm (30 phút – vài giờ) sau khi tiếp xúc tác nhân dị ứng:
Da, niêm mạc: da đỏ, mẩn ngứa (mày đay) khu trú, sau đó lan rộng ra toàn
thân – phù Quincke Thường gặp nhưng không phải luôn luôn có trong sốc phản vệ và đôi khi chúng xuất hiện muộn
- Cảm giác tức ngực, khó thở - ngạt thở, tím, SHH cấp
- Nghe phổi thấy ran ngáy, ran rít (giống như HPQ)
- Khó thở thanh quản (do co thắt thanh quản hoặc phù nề thanh quản).
- Có thể phù phổi cấp do tăng tính thấm thành mạch
Tiêu hóa: thường có đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Trang 105.2 Diễn biến trung bình
Bệnh nhân hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran khắp người, khó thở, co giật, đôi khi hôn mê, đau bụng, da tím tái, niêm mạc nhợt, đồng tử giãn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được
5.3 Diễn biến nặng
Xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng Người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, mạch huyết áp không đo được, tử vong sau vài phút, hãn hữu kéo dài vài giờ [16]
Trang 116 Chẩn đoán sốc phản vệ
Chẩn đoán SPVkhi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
6.1.Xuất hiện đột ngột các triệu chứng ở da, niêm mạc (ban đỏ, ngứa, phù môi -
lưỡi - vùng hầu họng) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:
- Triệu chứng hô hấp (khó thở, khò khè, ho, giảm oxy máu)
- Tụt HA hoặc các hậu quả: ngất, đại tiểu tiện không tự chủ
6.2.Xuất hiện đột ngột và có2 trong 4 triệu chứng sau đây khi người bệnh tiếp xúc
với dị nguyên hoặc các yếu tố gây phản vệ khác:
- Các triệu chứng ở da, niêm mạc
- Các triệu trứng hô hấp
- TụtHA hoặc các hậu quả của tụt HA
- Các triệu chứng tiêu hóa liên tục (nôn, đau bụng)
6.3 Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với 1 dị nguyên mà người bệnh đã từng bị dị ứng.
- Trẻ em: ↓ ít nhất 30% HA tâm thu hoặc ↓HA tâm thu so với tuổi
- Người lớn: HA tâm thu < 90mmHg hoặc ↓30% giá trị HA tâm thu.[7]
7 Nguyên tắc xử trí và phác đồ xử trí SPV
7.1 Nguyên tắc xử trí
- Là một một cấp cứu được thực hiện ngay tại chỗ
- SPVluôn có nguy cơ xuất hiện trở lại trong nhiều giờ sau do vậy cầnđược theo dõi tối thiểu 48 giờ ở khoa hồi sức hoặc khoa cấp cứu sau khi đã được xử trí tại chỗ
- Adrenalin là thuốc cơ bản, đầu tay để điều trị sốc phản vệ
- Điều dưỡng được sử dụng Adrenaline theo phác đồ khi bác sĩ không có mặt
Trang 12- Adrenalin là thuốc quan trọng nhất không có chống chỉ định tuyệt đối trong cấp cứu sốc phản vệ[11]
7.2.Phác đồ xử trí sốc phản vệ(Theo thông tư số 08/199- TT – BYT, ngày 04 tháng 05 năm 1999)
Xử trí cấp cứu:
Cần điều trị ngay khi nghi vấn có tình trạng phản vệ Hai biện pháp chính là duy trì HA max >90 và bảo đảm tốt tình trạng oxy hóa máu (PaO2 >90 mmHg)
Xử trí tại chỗ:
1 Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi,
nhỏ mắt, mũi)
2 Đặt bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp.
3 Adrenaline là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ:
Adrenaline dung dịch 1/1.000 (ống 1 ml=1 mg): tiêm dưới da hoặc tiêm bắp ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:
+ Người lớn: 0,5-1 ống
+ Trẻ em: cần pha loãng 1 ống 1 ml (1 mg) + 9 ml nước cất = 10 ml (dung dịch 1/10.000) Sau đó tiêm 0,1 ml/kg, không quá 0,3 mg (có thể tính liều adrenaline 0,01 mg/kg cho cả trẻ em và người lớn)
Tiêm adrenaline liều như trên mỗi 10-15 phút một lần cho đến khi HA trở lạibình thường
Ủ ấm, nằm đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút một lần (tư thế nằm nghiêng nếu có nôn)
Nếu sốc quá nặng, đe dọa tử vong: ngoài đường tiêm dưới da, có thể tiêmadrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua đường tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc bơm qua màng nhẫn giáp
Tiếp tục truyền TM adrenaline để duy trì HA:
Bắt đầu bằng liều 0,05 - 0,1 microgam/kg/phút
Trang 13 Điều chỉnh liều để duy trì HA 90 mmHg
4 Metylprednisolone 1 mg/kg/4-6 giờ tiêm TM, hoặc hydrocoltisone hemisuccinate 5 mg/kg/4-6 giờ, tiêm TM
Xử trí suy hô hấp cấp:
Tùy theo tình huống và mức độ khó thở :
Thở oxy qua xông mũi 4-6 l/ph
Nếu SHH nặng, ngạt thở cấp :
Bóp bóng Ambu lưu lượng cao (8-10 l/ph, 100%)
Đặt ống NKQ ( nội khí quản) ngay
Nếu đặt ống NKQ khó khăn : chọc màng nhẫn giáp, hoặc mở khí quản cấp cứu
Nếu phù nề, co thắt thanh môn: MKQ cấp cứu(chọc màng nhẫn giáp nếu rất cần cấp cứu)
Nếu co thắt phế quản:aminophyline tiêm TM 5-6 mg/kg,
Promethazine 0,5-1 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch
Natrichlorua 0,9% truyền tĩnh mạch 1-2 l/24h
Nếu sốc nặng, kéo dài:
Nên đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm đo và theo dõi ALTMTT
Truyền plasma, albumin
Trang 14Phối hợp truyền dopamin, dobutamin
Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa
Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc vết cắn
Chú ý:
Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổn định
Khi cấp cứu nên tận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi (vì tĩnh mạch to,
nằm phía trong động mạch đùi, dễ tìm)
Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và adrenaline thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào nếu có
Điều dưỡng có thể sử dụng adrenaline tiêm dưới da theo phác đồ khi y, bác sĩ không có mặt, sau đó gọi thêm người đến trợ giúp
Adrenalin dễ gây nôn ở trẻ em, có nguy cơ gây cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi nên cần theo dõi điện tim
Các thuốc kháng histamin ít có hiệu quả để điều trị sốc
Sốc phản vệ sẽ rất nặng nếu xảy ra ở những người đang dùng thuốc chẹn
b giao cảm
8 Tiên lượng và biến chứng:
- Nếu được phát hiện sớm, điều trị sớm và đúng: phục hồi hoàn toàn, không di chứng
- Trong thể tối cấp: tử vong ngay do ngừng tim hay ngạt thở cấp
- Phát hiện muộn và điều trị không đúng: sốc không hồi phục gây tử vong
9 Nội dung trong hộp chống sốc (Theo thông tư số 08/1999- TT – BYT, ngày 04 tháng 05 năm 1999)
Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc (tổng cộng : 07 khoản )
1 Adrenaline 1% - 1mg: 02 ống
Trang 152 Nước cất 10 ml: 02 ống
3 Bơm tiêm vô khuẩn 10ml: 02 cái ; bơm tiêm 1ml: 02 cái
4.Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon
(Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg: 02 ống)
5 Phương tiện khử trùng (bông, băng, gạc, cồn)
6 Dây garo
7 Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.[12]
10 Danh mục thuốc dễ gây dị ứng cần theo dõi khi tiêm thuốc(Theo Thông tư số 08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999)
- Kháng sinh
- Vitamin: Vitamin B1, Vitamin C, Vitamin B12
- Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Analgin, Paracetamol, Seda, salicylate
- Thuốc gây tê, gây ngủ, dãn cơ: Novocain, thiopental, vecuronium,
tracuronium
- Một số nội tiết tố:Insulin, ACTH
- Dung dịch truyền:Dextran, đạm
- Một số vaccine và huyết thanh:Kháng độc tố bạch hầu, uốn ván
- Các chất cản quang có iod [12]
12.Phòng ngừa SPV
SPVdo thuốc gây những hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe củangười bệnh Một số biện pháp dưới đây được coi là hữu ích trong việc phòng vàhạn chế SPV do thuốc:
Hỏi kỹ tiền sử bản thân và gia đình có bị dị ứng thức ăn, hóa chất, côn trùng cắnvà thuốc trước khi sử dụng thuốc
Ghi vào bệnh án hoặc sổ khám bệnh những thông tin khai thác được về tiền
sử dịứng của người bệnh
Trang 16Phải chú ý theo dõi người bệnh khi sử dụng các thuốc dễ gây dị ứng (danh mục thuốc dễ gây dị ứng)
Đường uống là an toàn hơn đối với tất cả các loại thuốc, chỉ dùng đườngTiêmkhi không có thuốc uống hoặc người bệnh không thể uống thuốc được
Không được dùng các thuốc đã gây dị ứng hoặc SPVcho NB
Trước khi tiêm Penicillin, Streptomycin phải làm test cho người bệnh.Thử test phải theo đúng kỹ thuật, phải có sẵn các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ Nếungười bệnh có cơ địa dị ứng và kết quả test da dương tính thì không được dùng thuốc
Khi đang tiêm thuốc, nếu bệnh nhân có cảm giác khác thường (bồn chồn, hoảng hốt, da lạnh tái nhợt…) thì phải ngừng ngay việc tiêm thuốc và kịp thời xử
đó ghi rõ các thuốc gây dị ứng và nhắc người bệnh đưa phiếu này cho thầy thuốc mỗi khi khám chữa bệnh.[12]
Tuyên truyền rộng rãi, làm cho mọi người hiểu rõ tác hại của việc sử dụng
Trang 17thuốc không đúng chỉ định, nắm vững danh mục những thuốc dễ gây sốc phản vệ, cách đề phòng và xử lí kịp thời những tai biến dị ứng nghiêm trọng do dị ứng thuốc.[1]
Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ cần được trang bị kiến thức dự phòng sốc phản
vệ và cách sử dụng bơm tiêm adrenalin tự động định liều nếu có[11]
II.Các nghiên cứu về kiến thức NVYT về SPVtrong và ngoài nước
1 Ngoài nước
Jacobsen và cộng sự năm 2012 đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá kiến thức của nhân viên y tế về điều trị sốc phản vệ với epinephrine, bao gồm dùng thuốc, đường dùng, chống chỉ định và nhận thức để sử dụng Adrenaline Khảo sát
có chứa hai phần chính: dữ liệu nhân khẩu học / tự đánh giá sự tự tin với sự chăm sóc quá mẫn và đánh giá kiến thức về SPV Có tổng cộng 3.537 nhân viên y hoàn thành khảo sát Trong số những người được hỏi, 98,9% xác định được chính xác một trường hợp sốc phản vệ cổ điển, trong khi chỉ có 2,9% xác định chính xác SPVkhông điển hình Về điều trị, 46,2% được xác địnhAdrenaline là thuốc ban đầu được lựa chọn; 38,9% chọn các bắp thịt (IM) đường dùng, và 60,5% xác định các
cơ delta như là vị trí ưa thích (11,6% đùi) Trong số những người được hỏi, 98,0%
là tự tin rằng họ có thể nhận ra sốc phản vệ; 97,1% là tự tin rằng họ có thể quản lý quá mẫn; 95,4% là tự tin rằng họ có thể sử dụng kiêm tiêm tự độngAdrenaline[20]
Çetinkaya và cộng sự tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức của các 86 nha sĩ ở Istanbul về các triệu chứng và dấu hiệu và điều trị hiện nay về sốc phản vệ Bảng câu hỏi với 15 câu hỏi liên quan đến sốc phản vệ được sử
dụng để thu thập số liệu Kết quả cho thấy không ai trong số đối tượng nghiên cứu nhận thứchoàn toàn các triệu chứng và dấu hiệu của sốc phản vệ Khoảng một nửa số người tham dự (48,8%) biết Adrenaline là loại thuốc đầu tiên trong điều trị sốc phản vệ và giữ nó trong văn phòng của họ (55,6%), nhưng chỉ có
Trang 18một phần ba của các nha sĩ (31,5%) chọn đường tiêm bắp như là đường hiệu
quả nhất để tiêm Adrenaline[19]
Grossman và cộng sự (2013)tiến hành nghiên cứu cắt ngang đánh giá kiến thức và thực hành điều trị sốc phản vệ trong cấp cứu Nhi khoa của bác sĩ Kết quả cho thấy trong số 1114 Bác sĩ, 620 (56%) hoàn thành khảo sát Đa số (93,5%) BS xác định Adrenalinelà lựa chọn điều trị cho SPV, nhưng chỉ có 66,9% sử dụng đường tĩnh mạch[25]
2 Tại Việt Nam
Tại Việt nam, một số nghiên cứu cho thấy rằng ĐD thiếu kiến thức về
SPVcũng như việc tự tin trong xử trí và chăm sóc bệnh nhân khi có sốc phản vệ TạThị Anh Thơ đã tiến hành trên 140 ĐD làm việc tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện K và cho thấy 17% ĐD nhận thức không đúng khi coi các chế phẩm máu không nằm trong nguyên nhân SPV, trên 60% trả lời sai về các biểu hiện tuần hoàn, hô hấp của SPV, 25% trả lời sai về các nguyên tắc ngừng tiếp xúc dị nguyên
và cho bệnh nhân nằm tại chỗ trong xử trí SPV, 36,4% không trả lời đúng về thời gian theo dõi huyết áp, và 72,1% trả lời sai về nồng độ kháng sinh thử test [10]
Tương tự, nghiên cứu của Trần Thành Phát và cộng sự tiến hành trên 160 Điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh tại các khoa lâm sàng bệnh viện An Bình cho thấy 78.88% trả lời sai các thứ tự ưu tiên trong xử trí sốc và 65.63% chưa nắm liều lượng thuốc Adrenaline khi xử trí sốc, và 42.5% trả lời sai về nồng độ kháng sinh thửtest [8]
Phạm Văn Thắng tiến hành nghiên cứu hồi cứu mô tả nhằm nhận xét một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị 10 bệnh nhân (BN) bị sốc phản vệ (SPV) do thuốc tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (BVNTW) từ 1996-2009 Kết quả cho thấy BN có Tuổi <12 tháng (5/10), trẻ trai (7/10) Địa điểm xảy ra SPV: tại nhà
1 BN, tại cơ sở y tế 3 BN và 6 BN tại BV Chỉ có 2 BN có tiền sử dị ứng Lý do dùng thuốc chủ yếu nhiễm khuẩn hô hấp cấp Loại thuốc dùng chủ yếu là kháng
Trang 19sinh trong đó Cephalosporin thế hệ 3 (6/10BN), 1 do Ampixillin, 1 do Analgin Triệu chứng lâm sàng khởi phát cấp tính với suy thở, cơn ngừng thở, tím tái
(100%), mạch nhanh nhỏ, ngừng tim (2/10), kích thích vật vã, ngất xỉu (2/10) Ngoài da ban đỏ ngứa (6/10), rét run, nôn, ỉa lỏng (3/10) Trẻ vào HSCC trong tìnhtrạng suy thở nặng, thở máy (6/10) Suy tuần hoàn với mạch nhỏ/không bắt được,
HA không đo được, trẻ vật vã hoặc li bì, hôn mê Thể tối cấp gặp 3/10 BN, thể cấp 7/10 BN Xử trí: Không có BN nào được đặt đầu thâp khi xử trí tại tuyến trước, tất
cả được thở oxy, cho Adrenalin nhắc lại và đúng liều (4/10) BN Tiêm Adrenalin 9/10 BN, có 7/10 BN được tiêm TM Tất cả được cho Coticorid và truyền dịch điện giải.Tại khoa HSCC, BN được điều trị thở máy 6/10 hoặc thở O2, tiếp tục dùng Adrenalin.Truyền dịch điện giải, Colloid và cho Corticoid Kết quả có 4 BN
tử vong, thể tối cấp (3), thể cấp 1 BN.[9]