DE CUONG NCKH MAU - nghiên cứu khoa học ď 2 stress thanh tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài...
Trang 2SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰCTHỦ ĐỨC
Nhóm thực hiện : Nhóm II Giáo viên hướng dẫn : TS.ĐD Đặng Trần Ngọc Thanh
Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2015.
Trang 3MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1 STRESS NGHỀ NGHIỆP 4
2 CÁC YẾU TỐ DỄ GÂY STRESS CHO ĐIỀU DƯỠNG 7
3 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC 8
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
1 Đối tượng nghiên cứu 9
2 Phương pháp nghiên cứu 10
PHỤ LỤC: Phiếu điều tra 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO …18
DỰ TRÙ NGUỒN LỰC 19
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huốngcăng thẳng [10].Y văn cho thấy.nhân viên ngành y tế, trong đó có Điều dưỡng(ĐD) lànhóm ngành nghề có nguy cơ bị stress rất cao [2, 8, 12, 14, 15] Môi trường y tế ĐD cungcấp dịch vụ đang phải đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro như người bệnh quá tải, nhân lựcthiếu, thiếu phương tiện để chăm sóc đáp ứng nhu cầu người bệnh, áp lực tâm lý do pháp
lý bảo vệ người hành nghề còn bất cập, mâu thuẩn trong công việc Ngoài ra, ĐD làngười tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất, phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, bệnhtật và tử vong của người bệnh [2] Nếu không biết cách cân bằng, stress sẽ gây ra nhiềuhậu quả nghiêm trọng cho ĐD-HSnhư kiệt sức, nghỉ ốm, chuyển công tác, và mắc phảimột số sai sót y khoa trong quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh [11] Theokhảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu[1],hơn 20% số ĐD than phiền rằng họ thường xuyên có các biểu hiện cảm thấy nhức đầu, cócảm giác lo âu và căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất thường
Dịch vụ do điều dưỡng cung cấp được Tổ chức y tế thế giới đánh giá là một trongnhững trụ cột của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế [13].Vì vậy, sức khỏe tinh thần của ĐDcần được đảm bảo.Ngoài ra, sức khỏe tâm thần đang là một vấn đề bức thiết mà WHOquan tâm, với nhiều chương trình và kế hoạch hành động được tiến hành trên toàn cầu.ỞViệt Namchăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng được đưa vào chương trình y tế quốcgia, đã và đang được triển khai thành mạng lưới rộng khắp ở tất cả tỉnh thành trên cảnước [3].Tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức là bệnh viện hạng 2, cho đến hiện tạichưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về mức độ stress của điều dưỡng tại bệnh viện Chonên nghiên cứu này được thực hiện với mục đich giúp Ban lãnh đạo bệnh viện có cái nhìntổng quan vềsức khỏe tinh thần của đội ngũ ĐD,từ đóđưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thờigiúp họ có sức khỏe tốt và hoàn thành tốt công việc được giao góp phần nâng cao chấtlượng chăm sóc và hài lòng người bệnh
Trang 5MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 MỤC TIÊU CHUNG:
Khảo sát mức độ stress của các điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa khu vực ThủĐứctháng 8 năm 2015
2 MUC TIÊU CỤ THỂ:
2.1 Khảo sát một số đặc điểm về điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 năm 2015
2.2Khảo sát mức độ stress của các điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa khu vực ThủĐức từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 năm 2015
2.3 So sánh mức độ stress các điều dưỡng giữa các khối Nội, Ngoại, Nhi, Nhiễm, Sản, Liên chuyên khoa, Hồi sức cấp cứu […?…] tại Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 năm 2015
Trang 6TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Khái niệm stress [9]
Thuật ngữ 'stress' bắt nguồn từ chữ La tinh stringi, có nghĩa là 'bị kéo căng ra' Stress là một khái niệm khó giải thích Một số định nghĩa về stress trong y văn như sau:
- Stress là một sự kiện môi trường Ở đây, stress được dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân công kích làm cho cơ thể khó chịu, gây ra trạng thái bất ổn cho con người Thí dụ, người ta nói: 'tiếng ồn là stress chủ yếu ở các thành phố'
- Stress là một đáp ứng sinh lý Ở đây, stress được dùng để chỉ hậu quả của tác nhân công kích này Thí dụ, người ta cũng lại nói: 'Tôi bị stress vì tiếng ồn của các thành phố'
- Stress là một tiến trình nhận thức – hành vi Ở đây, người ta muốn nhấn mạnh đến cơ chế và vai trò tâm lý của stress
Với các định nghĩa như nêu trên, thường mỗi định nghĩa tập trung vào một khía cạnh nhất định, và dường như định nghĩa này có phần loại trừ định nghĩa khác, điều này gây ra sự phức tạp, hỗn loạn trong việc hiểu biết về nó Mỗi định nghĩa ở khía cạnh riêng
lẻ đó là một phối cảnh không đầy đủ, vì vậy đòi hỏi phải có một hệ thống phối cảnh hòa hợp về stress
Tuy nhiên, người có công lớn trong việc nghiên cứu stress liên quan đến y học là Hans Selye người Canada Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã đưa ra một định nghĩa về stress như sau vào cuối đời: Stress là nhịp sống luôn có mặt ở bất kỳ thời điểm nào của sựtồn tại của chúng ta Một tác động bất kỳ tới một cơ quan nào đó đều gây ra stress Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương, ngược lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau: stress bình thường khỏe mạnh là Eustress, stress độc hại hay stress tiêu cực là Dystress Trước tác nhân, con người thường huy động năng lượng sinh lý và năng lực tâm lý để đối phó- quá trình stress xuất hiện nhằm thích ứng với tác nhân
Trang 7Những nguyên nhân gây ra hiện tượng stress có thể rất khác nhau, nhưng phản ứng của cơ thể đối với chúng lại đều giống nhau Tất cả các phản ứng này đều diễn ra theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: con người cảm thấy có khó khăn
- Giai đoạn hai: con người thích nghi với những khó khăn
- Giai đoạn ba: giai đoạn cuối cùng, con người không còn khả năng chịu đựng nữa
Ba giai đoạn này như một qui luật chung điều hòa hành vi của mọi sinh vật khi bị rơi vào những điều kiện đặc biệt căng thẳng và giống như tiến trình của một phản ứng thích nghi không đặc hiệu của cơ thể đối với những tác động mạnh mẽ, đột ngột khác nhau của môi trường
2 Phân loại stress :
Có rất nhiều cách phân loại stress dựa trên những tiêu chí khác nhau Sau đây làmột số cách phân loại phố biến:
- Căn cứ vào mức độ stress:
+ Stress bình thường: Sự đáp ứng là thích hợp và giúp cho cá thể có được những phản
ứng đúng, nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động từ bên ngoài
+ Stress bệnh lý: Khả năng đáp ứng của cá thể tỏ ra không đầy đủ hay không thích
hợp, không thể tạo ra ngay một cân bằng mới, vì vậy xuất hiện rối loạn chức năng, thểhiện qua các dấu hiệu tâm thần, cơ thể và tập tính tạm thời hay kéo dài
- Căn cứ vào nguyên nhân gây stress :
+ Stress sinh thái: Là stress mà yếu tố gây nên có nguồn gốc sinh thái Nó phát sinh
từ mối quan hệ giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài chủ thể
+ Stress do chấn thương bệnh tật: Là một trong những nguyên nhân gây nên stress
sinh thái, vì nó trực tiếp làm tổn hại suy giảm đến chức năng hoạt động của thực thể,
+ Stress do tiếng ồn và các tác động vật lý, sinh hóa: Đó là những nguyên nhân gây
nên stress sinh thái
+ Stress tâm lý – xã hội: Các yếu tố tâm lý – xã hội tác động gây nên stress
+ Stress sinh lý: Học thuyết hành vi đưa ra mô hình ( S-R) kích thích – phản ứng Quan
điểm này nhấn mạnh đến những đáp ứng thần kinh và thể dịch
Trang 83 Nguyên nhân gây ra stress
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress, nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân cơ bản sau:
- Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm
- Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành,các vấn đề tài chính, công việc gây áp lực, quá tải, môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc, phong cách quản lý độc đoán, tập trung quá nhiều sức lực vào nhiệm vụ, hiệu quả đem lại,… hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa…), quan hệ bạn bè không tốt, tình yêu tan vỡ hay bị phụ bạc…
- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…
- Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều
đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực Ví dụ: nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị sa thải…
45 Hậu quả của stress:
Stress là một chất muối làm cho cuộc đời thêm thi vị, thiếu nó không có cuộcsống Cuộc sống không có stress sẽ không có thách thức gì, chẳng có trở ngại nào cầnphải vượt qua, chẳng có địa hạt mới nào để chiếm lĩnh, chẳng có lý do gì để trao dồi trítuệ, hoặc nâng cao năng lực Nhưng điều tai hại gây chết người là trong nhiều tìnhhuống , nó buộc ta xài quá mặn Y văn cho thấy, stress nếu không biết cách cân bằng sẽ
để lại rất nhiều hậu quả tai hại và trầm trọng:
Trang 9- Trí óc sẽ bị tổn thương vì ảnh hưởng của quá nhiều các loại hormonglucocorticoid sản xuất từ nang thượng thận Khả năng nhận xét giảm, trí nhớ rối loạn,tính tình cau có, dễ giận dữ, tâm trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, có thể rơi vào vòngtrầm cảm, lo lắng, hay khóc, mất ngủ, giảm khả năng làm việc, lạm dụng rượu, thuốc cấm
- Hoạt động tim mạch rối loạn Hormon do stress khiến cho nhịp tim nhanh, mạch máu cohẹp, huyết áp và nhịp tim thường trực lên cao, khiến cho tim mệt mỏi, tính đàn hồi củamạch máu giảm đưa tới bệnh tim mạch, máu cục, rồi một ngày nào đó có thể bị tai biếnnão
- Stress khiến cho tình trạng bệnh hen suyễn, nghẹt phế quản trở nên trầm trọng hơn Tiêuhóa rối loạn, dạ dày không có đủ máu nuôi dưỡng, niêm mạc bao tử tổn thương, đưa nôn
ói, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, trào ngược thực quản, giảm cân, rồi loét dạ dày, viêmruột già
- Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng với các bệnh nhiễm giảm, dễ nhiễm trùng, cảmcúm
- Stress khiến cơ thể mập hơn vì chất béo được huy động để tăng năng lượng Chúng sẽtập trung nhiều hơn ở vùng bụng, vùng mông, mặc dù các vùng khác vẫn mỏng manh
Trang 10- Cơ bắp căng đau nhất là ở vùng lưng, cổ, bả vai, da đầu.
- Da khô, vẩy nến, viêm, trứng cá, lở môi, lở miệng
- Tóc rụng, nhưng may mắn là hết stress thì tóc mọc lại
- Người bị stress, đêm nằm ngủ thường hay nghiến răng, sẽ đưa tới đau nhức khớp xươnghàm, không chăm sóc răng lợi chu đáo, sâu răng
- Trong trường hợp trầm trọng, nạn nhân của stress có thể rơi vào một tâm bệnh gọi
là Hội chứng Hậu Chấn Thương (Post Traumatic Stress Syndrome) Bệnh nhân sẽ sốngtrong tâm trạng bất ổn, có những ác mộng, những hồi tưởng lại kinh nghiệm đau thươngtrong quá khứ, sức khỏe tổng quát suy giảm
Nếu stress không được kiểm soát, nó có thể tác động xấu đến sức khỏe của chúng
ta Stress không những ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên mà còn làm giảm sự tậptrung chú ý trong công việc, dễ gây ra tình trạng sai sót làm nguy hại đến tính mạngngười bệnh Căng thẳng nghề nghiệp tuy “vô hình” nhưng những ảnh hưởng của nó đếnsức khỏe, tâm sinh lý, thể chất của nhân viên y tế Nó không khác nào một mầm bệnh âmthầm diễn ra bên trong con người, những biểu hiện của nó phải trải qua thời gian dài mớithấy rõ nên nhiều người có tâm lý đánh giá chưa đúng đắn về sự nguy hiểm của loại nguy
cơ này
5.Các nguyên cứu trong và ngoài nước về tình trạng stress của nhân viên y tế
Theo khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, sức ép quá lớn củacông việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế bị stress rất cao, khảo sát tại một khoa hồi sức cấpcứu, gần 23% nhân viên có điểm stress ở mức cao, 42% có điểm stress ở mức trung bìnhnhư phản xạ vận động bị kéo dài, giảm trí nhớ và giảm tập trung chú ý Kết quả theo dõinhịp tim cho thấy, sự căng thẳng xuất hiện ngay từ khi công việc bắt đầu cho đến khi kếtthúc, sự căng thẳng có xu hướng tăng lên vào cuối ca làm việc Tình trạng này tăng cao ởnhững bệnh viện lớn (nơi tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu mỗi ngày)
Nhân viên y tế, trong đó có các điều dưỡng, có những điều kiện lao động rất đặcthù, đó là trách nhiêm cao, thời gian lao động dài ( trực 24/24 giờ, tua 3-4 ngày, trực 2 ca
3 kíp, hoặc 3 ca 4 kíp), làm việc cả vào ngày nghỉ, ngày lễ, đối tượng phục vụ là nhữngngười bệnh, nguy cơ lây nhiễm (HIV/ AIDS, viêm gan B, viên gan C, lao, tả…) chế độ
Trang 11lương bổng chưa thỏa đáng, áp lực bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, và cả lãnh đạo đơn vị.Trong bệnh viện, điều dưỡng là người có thời gian tiếp xúc, trao đổi, chăm sóc bệnh nhânnhiều nhất.Với những điều kiện làm việc căng thẳng, sức khỏe tâm thần của điều dưỡng
có thể bị ảnh hưởng, từ đó, ảnh hưởng đến thái độ tiếp xúc với bệnh nhân và ảnh hưởngđến kết quả điều trị[4]
Theo nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai, Nguyễn Hữu Hùng, Trần Thị Thanh
Hương tại đại học Thăng Long và đại học Thành Tây năm 2013[4] kết quả chỉ ra: Nhóm
tác nhân gây stress thường xuyên nhất và mức độ cao nhất đối với điều dưỡng là các nhómliên quan đến: (1) Chứng kiến cái chết và sự chịu đựng đau đớn của bệnh nhân (2) Khốilượng công việc lớn với mức độ gây stress Các điều dưỡng làm việc ở khoa Hồi sức cấpcứu có tần suất mắc stress cao hơn điều dưỡng làm ở các khoa khác
Qua nghiên cứu của Tiến sĩ điều dưỡng Đặng Trần Ngọc Thanh và cộng sự tại 7khoa ICU của 7 bệnh viện (BV) đa khoa cấp I tại TPHCM (BV 115, Nguyễn Trãi, TrưngVương, Nguyễn Tri Phương, An Bình, Đa khoa Sài Gòn, Gia Định) năm 2008 kết quả đãchỉ ra các yếu tố liên quan chán nản công việc của điều dưỡng là công việc quá tải, căngthẳng tại nơi làm việc, tuổi tác, thời gian làm việc và sự hỗ trợ của đồng nghiệp là nhữngyếu tố gây chán nản trong công việc của ĐD [5]
Refai Yassen Al-Hussein (2006) sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá mức độstress của ĐD tại 07 BV Thành nh phố Mosul-Iran và mức độ stress của ĐD được tìmthấy là khoảng 10% [15] Một số nghiên cứu ở Việt nam có sử dụng DASS 21 để đo lườngstress của nhân viên NVYT Nghiên cứu của Trần Thanh Thúy (2011) thực hiện tại BVUng Bướu Hà Nội cho thấy tỷ lệ stress của NVYT là 36,9% [12]
Nguyễn Ngoc Hà và cộng sự sử dụng bộ câu hỏi Expanded Nursing Stress Scale(ENSS) để khảo sát tình trạng stress của 150 ĐD tại 3 BV đa khoa Thái nguyên Kết quảcho thấy ĐD có tình trạng stress ở mức độ thấp [16]
Trang 126 Một số nét tổng quan về Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức là bệnh viện hạng 2, với số lượng điềudưỡng là 251 người Cho đến hiện tại chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về mức độstress nghề nghiệp của điều dưỡng tại bệnh viện.Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiệnnhằm khảo sát mức độ stress nghề nghiệp của các điều dưỡng trong bệnh viện, một phần
là đểBan lãnh đạo Bệnh viện hiểu được áp lực công việc mà điều dưỡng đang gặp phải,
từ đó có những giải pháp phù hợp để điều dưỡng có đủ sức khỏe và tinh thần ngày càngphục vụ người bệnh tốt hơn
Trang 13ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU( 1)1.Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2 Đối tượng nghiên cứu:
2.1 Dân số mục tiêu: Điều dưỡng làm việc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ
Đức
2.2 Đối tượng chọn mẫu: Điều dưỡng làm việc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực
Thủ Đức trong thời gian từ tháng 01/8/2015 đến 30/8/2015
3 Cỡ mẫu nghiên cứu: Được tính theo công thức Taro Yamane (1973),biết được số
lượng quần thể là : 257
n = N
1+N e2 n= 1+257∗(0,05∗0,05)257 =156
Trong đó: n:là cỡ mẫu nghiên cứu
N: Số lượng điều dưỡng : 257
e:Sai số (0,05)
⇒ Cỡ mẫu cần thiết có tính đến hao hụt là: 156
4 Tiêu chí chọn-loại mẫu
4.1.Tiêu chí chọn mẫu:
- ĐD hiện đang công tác tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện Đa khoa Khu vưcThủ Đức
- Là nhân viên hợp đồng hoặc dài hạn > 9 tháng
- Đang chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân
- Sẵn sàng và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu
4.2.Tiêu chí loại trừ:
- Không đáp ứng được tiêu chí chọn
- Không hoàn tất bộ câu hỏi