DE CUONG NCKH MAU - nghiên cứu khoa học ď 2 stress th tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập...
Trang 1SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC
Đề cương nghiên cứu khoa học
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁC ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC TỪ THÁNG 8 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2015
Chủ nhiệm đề tài: ………
Giáo viên hướng dẫn: Ts Đặng Trần Ngọc
Thanh
Ngày 28/08/2015
Trang 2• ĐẶT VẤN ĐỀ
• MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• TỔNG QUAN TÀI LIỆU
• ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• DỰ TRÙ NGUỒN LỰC
• TÀI LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ (1)
• Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể
trước những tình huống căng thẳng [10]
• Y văn cho thấy nhân viên ngành y tế, trong đó có Điều
dưỡng(ĐD) là nhóm ngành nghề có nguy cơ bị stress rất cao [2,
8, 12, 14, 15]
• Môi trường y tế ĐD cung cấp dịch vụ đang phải đối mặt với
nhiều yếu tố rủi ro như người bệnh quá tải, nhân lực thiếu,
thiếu phương tiện để chăm sóc đáp ứng nhu cầu người bệnh,
áp lực tâm lý do pháp lý bảo vệ người hành nghề còn bất cập, mâu thuẩn trong công việc
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ (2)
• ĐD là người tiếp xúc với người bệnh nhiều
nhất, phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, bệnh tật và tử vong của người bệnh [2]
• Nếu không biết cách cân bằng, stress sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho ĐD-HS như kiệt sức, nghỉ ốm, chuyển công tác, và mắc
phải một số sai sót y khoa trong quá trình
chăm sóc và điều trị cho người bệnh [11].
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ (3)
• Dịch vụ do ĐD cung cấp được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những trụ cột của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế [13] Vì vậy, sức khỏe tinh thần của ĐD cần
được đảm bảo
• Ngoài ra, sức khỏe tâm thần đang là một vấn đề bức thiết mà WHO quan tâm, với nhiều chương trình và kế hoạch hành động được tiến hành trên toàn cầu
• Ở Việt Nam chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng được đưa vào chương trình y tế quốc gia, đã và đang được triển khai thành mạng lưới rộng khắp ở tất cả tỉnh thành trên cả nước [3]
Trang 6• Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức là bệnh viện hạng 2, với
số lượng điều dưỡng là 257 người
• Hiện tại chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về mức độ stress của điều dưỡng tại bệnh viện
• Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ stress của các điều dưỡng, để ban lãnh đạo bệnh viện hiểu được những khó khăn mà điều dưỡng đang gặp phải
• Từ đó có những giải pháp phù hợp giúp điều dưỡng có sức khỏe tốt hoàn thành tốt công viêc được giao
Trang 7MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trang 8TỔNG QUAN TÀI LIỆU(1 )
1.Khái niệm stress [9]
• Thuật ngữ 'stress' bắt nguồn từ chữ La tinh stringi, có nghĩa là 'bị kéo căng ra'
• Stress là một khái niệm khó giải thích Một số định nghĩa về stress trong y văn như sau:
- Stress là một sự kiện môi trường
- Stress là một đáp ứng sinh lý
- Stress là một tiến trình nhận thức – hành vi
Trang 9TỔNG QUAN TÀI LIỆU(2 )
1 Khái niệm stress [9]
• Tuy nhiên, người có công lớn trong việc nghiên cứu stress liên quan đến y học là Hans Selye người Canada
• Theo Selye: “Stress là nhịp sống luôn có mặt ở bất kỳ thời điểm nào của sự tồn tại của chúng ta Một tác động bất kỳ tới một cơ quan nào đó đều gây ra stress Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương, ngược lại có hai loại stress khác
nhau, đối lập nhau: stress bình thường khỏe mạnh là Eustress, stress độc hại hay stress tiêu cực là Dystress Trước tác nhân, con người thường huy động năng lượng sinh lý và năng lực tâm
lý để đối phó- quá trình stress xuất hiện nhằm thích ứng với tác nhân”
Trang 10TỔNG QUAN TÀI LIỆU(3 )
2 Các giai đoạn của stress
- Giai đoạn đầu: con người cảm thấy có khó khăn.
- Giai đoạn hai: con người thích nghi với những khó khăn.
- Giai đoạn ba: giai đoạn cuối cùng, con người
không còn khả năng chịu đựng nữa.
Trang 113 Phân loại stress:
Có rất nhiều cách phân loại stress dựa trên những tiêu chí khác nhau Sau
đây là một số cách phân loại phố biến:
-Căn cứ vào mức độ stress:
-Căn cứ vào nguyên nhân gây stress:
Trang 12TỔNG QUAN TÀI LIỆU(5 )
4.Nguyên nhân gây stress
• Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress, nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân cơ bản sau:
- Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
- Những căng thẳng từ xã hội và gia đình
- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ
chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…
- Suy nghĩ của các bạn:
Trang 135 Các yếu tố ảnh hưởng gây stress ĐD:
• Công việc nguy cơ lây nhiễm cao
• Thời gian làm việc kéo dài
• Làm việc căng thẳng, khối lượng công việc lớn
• Phải chứng kiến cái chết và sự chịu đựng đau đớn của bệnh nhân
• Thời gian nghỉ ngơi chưa hợp lý, chât hẹp, nóng bức …
Trang 146 Hậu quả của stress
Trang 15TỔNG QUAN TÀI LIỆU(8 )
Viện Y học lao động và
Vệ sinh môi trường
NVYT khoa hồi sức cấp cứu,
BCH 23% nhân viên có điểm stress ở
mức cao, 42% có điểm stress ở mức trung bình
Refai Yassen Al-Hussein
BCH Tỷ lệ stress của NVYT là 36,9%
Trần Thị Ngọc Mai và
cộng sự (2013)
BCH ĐD ở khoa Hồi sức cấp cứu
mắc stress cao hơn ĐD làm ở các khoa khác
M t số NC trong và ngoài nước về stress NVYT ột số NC trong và ngoài nước về stress NVYT
Trang 161 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
– Dân số mục tiêu: Điều dưỡng làm việc tại Bệnh viện
Đa khoa khu vực Thủ Đức.
– Đối tượng chọn mẫu: Điều dưỡng làm việc tại Bệnh
viện Đa khoa khu vực Thủ Đức trong thời gian từ tháng 01/8/2015 đến 30/8/2015.
Trang 17-Tiêu chí chọn mẫu:
• ĐD hiện đang công tác tại bệnh viện Đa khoa Khu vưc Thủ Đức
• Là nhân viên hợp đồng hoặc dài hạn > 9 tháng
• Sẵn sàng và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu
-Tiêu chí loại trừ:
• Không đáp ứng được tiêu chí chọn
• Không hoàn tất bộ câu hỏi
• Trong quá trình tham gia bị sự cố không thể tiếp tục
• Đối với những người đã được chọn trong danh sách, nhưng vắng mặt tại thời điểm khảo sát (nghỉ phép, nghỉ ốm, ra trực) thì hẹn lần 2 nếu vẫn vắng mặt thì loại khỏi mẫu nghiên cứu
Trang 18PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (3)
3 Cỡ mẫu nghiên cứu: Theo công thức Taro Yamane (1973)
• n:là cỡ mẫu nghiên cứu
• N: Số lượng điều dưỡng : 257
• e:Sai số (0,05)
⇒ Cỡ mẫu cần thiết có tính là: 156
4 Kỹ thuật chọn mẫu: Chon mẫu ngẫu nhiên phân tầng để chọn ra số ĐD tại mỗi
khoa, sau đó chọn ĐD tại mỗi Khoa bằng PP chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
Trang 19STT Khoa Số lượng ĐD Số lượng ĐD chọn
Trang 205 Công cụ thu thập số liệu: sử dụng bộ câu hỏi soạn
sẵn gồm 2 phần:
Phần 1 Câu hỏi khảo sát thông tin về đặc tính của đối
tượng tham gia nghiên cứu gồm 11 câu
Phần 2 Câu hỏi khảo sát tình trạng stress của Điều
dưỡng Sử dụng bộ câu hỏi ENSS gồm 54 câu BCH được French và đồng nghiệp phát triển năm 1995 (French et al, 2000).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (5)
Trang 21• Phương án trả lời BCH ENSS: chọn 1 trong 4 cách (1 = chưa bao giờ stress, 2 = Thỉnh thoảng stress, 3 = Thường xuyên stress, 4 = vô cùng stress)
• Tổng số điểm BCH dao động từ 54- 216 Mức độ stress được chia làm 3 mức độ như sau (Polit & Hungler, 1999)
Trang 226 Quy trình thu thập số liệu:
- Xin phép Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Điều dưỡng
trưởng khoa
- Tiếp xúc với điều dưỡng trong danh sách được chọn tại mỗi Khoa
- Giải thích và mời ĐD tham gia nghiên cứu
- Phát bộ câu hỏi vào giờ nghỉ trưa
- Sau 30 phút thu lại bộ câu hỏi
Trang 236 Đạo đức trong nghiên cứu:
• Đề cương thông qua hội đồng khoa học của bệnh viện
• Các đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu được giải thích mục đích, quy trình nghiên cứu
• Các đối tượng tham gia nghiên cứu được tự do ngưng tahm gia nghiên cứu bất cứ lúc nào
• Đảm bảo tính bảo mật về thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu
Trang 247 Tính khả thi :
• Thời gian thực hiện: + Thu thập số liệu: 01/9 – 30/9/2015
+ xử lý số liệu: 10/2015
+ Hoàn thiện: 11/2015
• Nhân lực: 5 điều dưỡng, và sự hỗ trợ của bác sĩ trưởng
khoa, sự hợp tác của các điều dưỡng
• Vật lực: Bảng câu hỏi
• Kinh phí: 10.000.000 đồng
Trang 25PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (9)
Nguyên v t li u ật liệu ệu Văn phòng phẩm 500.000 đồng
In ấn tài li uệu 1.000.000 đồngPhân tích số li uệu 2.500.000 đồng
Bảng dự trù kinh phí
Trang 261 Nguyễn Hồng Vỹ (2007), “Nguy cơ stress tăng cao ở nhân viên y tế”, Bệnh viện E Trung Ương http://ehospital.vn/Home/ttsk/2007/05/292.aspx
2 Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh(2008) tình hình stess NN của nhân viên điều dưỡng, tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 *
3 Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ Nguyên, Ngô Tích Linh(2009), Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009, tạp chí Y hoc TP Hồ Chí Minh, tập 14
4 Trần Thị Ngọc Mai, Nguyễn Hữu Hùng, Trần Thị Thanh Hương (2013) Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học tại trường Đại học Thăng Long và Thành Tây Tạp chí Y học thực hành (914) - SỐ 4/2014.
5 Đặng Trần Ngọc Thanh (2008), “Các yếu tố liên quan đến sự chán nản công việc của người điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực của các bệnh viện đa khoa TP.HCM”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ 4, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
6 Sheldon Cohen (1983), A global measure of perceived stress, Journal of Health and Social Behavior; 24: 385-396.
7 Niosh (2007), Stress at work, Publication No 99 http://www.cdc.gov/niosh/topics/stress/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 27CẢM ƠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!