SKKN DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINHSKKN DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINHSKKN DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINHSKKN DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINHSKKN DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINHSKKN DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINHSKKN DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINHSKKN DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINHSKKN DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU: 2
I Lý do chọn đề tài: 2
1 Cơ sở lý luận 2
2 Cơ sở thực tế: 3
II Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 4
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
1 Đối tượng nghiên cứu: 4
2 Kế hoạch nghiên cứu: 4
3 Phạm vi nghiên cứu: 4
IV Phạm vi và phương pháp ứng dụng: 4
1 Phạm vi ứng dụng 4
2 Phương pháp nghiên cứu: 4
V Tính mới trong đề tài: 5
PHẦN 2 NỘI DUNG: 6
1 Cơ sở lí luận: 6
2 Cơ sở thực tiễn: 6
3 Giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề nêu trên: 7
4 Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm: 7
4.1 Thực nghiệm: 7
4.2 Kết quả thực hiện: 14
PHẦN 3 KẾT LUẬN: 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 19
Trang 2Trong thời đại thông tin bùng nổ ngày nay, việc lập được các chương trình tự hoạt động cho máy tính, máy gia dụng là cần thiết Và để làm được việc đó cần có một quá trình nghiên cứu, học tập về ngôn ngữ lập trình lâu dài, qua đó nhà lập trình có thể chọn một ngôn ngữ lập trình thích hợp
Tin học là một môn học mới ở các trường phổ thông nên học sinh còn nhiều
bỡ ngỡ khi tiếp cận với môn học này Nội dung tin học lập trình lớp 11 là một nội dung mới lạ đối với đa số học sinh với nhiều khái niệm, thuật ngữ, cấu trúc dữ liệu
mà học sinh mới được tiếp xúc lần đầu Chính vì vậy mà học sinh dễ mắc sai lầm khi lập trình giải quyết các bài toán Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn mà học sinh thường gặp là rất phong phú nhưng có thể thấy một số nguyên nhân chính sau đây:
+ Học sinh thường gặp khó khăn khi xác định bài toán
+ Khó liên hệ phương pháp giải một bài toán trong toán học với thuật giải trong tin học
Tuy nhiên mọi thứ điều có điểm khởi đầu của nó, với học sinh việc học ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal là khởi đầu cho việc tiếp cận ngôn ngữ lập trình bậc cao,
Trang 3qua đó giúp các em hình dung được sự ra đời, cấu tạo, hoạt đông cũng như ích lợi của các chương trình hoạt động trong máy tính, các máy tự động… Qua đó người thầy phải có phương pháp giảng dạy tích cực nhằm giúp các em có thêm định hướng hình thành năng đồng thời giúp các em có thêm một một niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này
Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ
NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH”
2 Cơ sở thực tế
Trong các năm trước đây trong quá trình dạy môn tin học lớp 11 tôi nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại sau: đa phần học sinh khó tiếp cận với ngôn ngữ lập trình Pascal Hè năm 2014 tôi được Sở giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng cử đi học lớp
“ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỄN NĂNG LỰC HỌC SINH” Tôi thấy rất hiệu
quả qua phương pháp giảng dạy và đánh giá theo định hướng năng lực Từ đó tôi
chọn đề tài “DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH” để
chia sẽ một số kinh nghiệm nhỏ của mình
Trang 4II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Do gặp phải những khó khăn trên nên khi học về ngôn ngữ lập trình để giải các bài toán học sinh thường khó tiếp cận Vì vậy trong nội dung đề tài này tôi nêu
ra một phương pháp để giúp các em học sinh dần tiếp cận với ngôn ngữ lập trình pascal thông qua các bài toán thực tế và hình thành năng lực cho các em
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh các lớp 11A1, 11A3 trường THPT Trần Văn Bảy năm học
2014-2015
2 Kế hoạch nghiên cứu:
Trực tiếp qua các bài dạy
3 Phạm vi nghiên cứu:
Khi dạy ngôn ngữ lập trình nói chung, ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal nói riêng là rất nhiều, rât phong phú Tuy nhiên trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ trình bày một phần của bài cấu trúc rẽ nhánh” dạng thiếu và dạng đủ”
IV PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 5ứng với điều kiện cần thỏa mãn Nên chọn tình huống công việc xuất phát từ thực tiễn cuộc sống hằng ngày, cấu trúc lại công việc theo ý đồ sư phạm, loại bỏ những tình huống không cần thiết, thu nhỏ kích thước bài toán Tổ chức lại tình huống đó theo ý tưởng sư phạm Căn cứ mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức liên quan, giáo viên cài đặt những chi thức định dạy cho học sinh vào trong đó theo trình tự và nội dung cần dạy một cách lôgic, để học sinh tiến hành chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng một cách say mê, hào hứng thông qua hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo
- Tình huống công việc thực tiễn, giúp tạo động cơ học tập, hướng đích cho học sinh, góp phần gắn bài học với thực tế sinh động diễn ra hằng ngày Góp phần hình thành nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng, góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề về học sinh
V TÍNH MỚI TRONG ĐỀ TÀI
Thâm nhập vào tình huống có thật trong thực tế để đặt vấn đề, tìm giải pháp, xây dựng thuật toán, phát hiện tình huống có vấn đề, tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, và giới thiệu chương trình tối ưu
Trang 6PHẦN 2 NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận:
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học
và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007
Chỉ thị số 55/2008/CT- BGTĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2011
Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt
động học tập Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ : “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Như vậy, chúng ta có thể thấy định
hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là
giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Với một số nội dung trong đề tài này, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện thông qua một số bài tập, dạng bài tập cụ thể
2 Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế giảng dạy ở trường thpt Trần Văn Bảy các năm qua, tôi nhận thấy khi học đến chương trình tin học lớp 11 đa số học sinh đều nhận xét bộ môn này rất khó
Các học sinh thường gặp khó khăn khi viết một chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Trang 7Tuy nhiên cũng có một số lượng không nhỏ học sinh rất yêu thích tin học và thích tìm hiểu một số bài toán, dạng toán ngoài phạm vi sách giáo khoa
3 Giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề nêu trên
Chọn tình huống công việc xuất phát từ thực tiễn cuộc sống hành ngày, cấu trúc lại theo ý đồ sư phạm, loại bỏ những tình huống không cần thiết, thu nhỏ kích thức bài toán, tổ chức lại tình huống đố theo ý đồ sư phạm Căn cứ mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức liên quan, giáo viên cài đặt những tri thức định dạy cho học sinh vào trong đó theo trình tự và nội dung một các loogic Băng biện pháp tích cực nhằm định hướng hình thành năng lực học sinh bằng cách : đặt vấn đề - tìm giải
pháp - xây dựng thuật toán - phát hiện tình huống có vấn đề - giới thiệu cú pháp – giới thiệu chương trình – và phát hiện tình huống có vấn đề nếu có, và tìm giải pháp
4 Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm
4.1 Thực nghiệm
a) Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Soạn bảng giá cước của nhà mạng Mobile để trình chiếu bảng giá cước dịch
vụ thuê bao 3G sau đây:
Gói cước
Cước thuê bao
(đồng/tháng)
Lưu lượng miễn phí
Lưu lượng trước khi điều hành tốc độ
Cước vượt lưu lượng miễn phí
Trang 8- Trình chiếu bảng giá cước:
Gói cước
Cước thuê
bao (đồng/tháng)
Lưu lượng miễn phí
Lưu lượng trước khi điều hành tốc độ
Cước vượt lưu lượng miễn phí
- Yêu cầu học sinh quan sát ( tập trung vào 3 gói MI10, MI30, MI50)
- Giả sử sau 1 tháng khách hàng sử dụng X MB ở một gói dịch vụ nào đó thì nhà mạng cho biết tiền họ phải trả và được tính theo qui định ở bảng giá cước tương ứng họ thuê
- Cho cả lớp thảo luận cách tính tiền cho X MB gói MI10
c) Tìm giải pháp
- Cho 3 học sinh phát biểu diễn đạt cách tính tiền bằng ngôn ngữ tự nhiên
- Giáo viên ghi lên bảng 3 ý diễn đạt của học sinh
- Giáo viên sửa các ý của học sinh và hoàn chỉnh thuật toán
Nếu X<=50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn đồng
Nếu X>50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn cộng thêm tiền phải trả cho số lưu lượng vượt quá 50
d) Xây dựng thuật toán
- Yêu cầu học sinh xác định : Input và Output của bài toán
- Học sinh phát biểu Input và Output của bài toán
- Giáo viên sửa nếu có sai sót
+ Input: Nhập X
+ Output: Tổng tiền phải trả
Trang 9- Giáo viên trình chiếu thuật toán còn thiếu bước 1 và bước 4 yêu cầu học sinh điền vào
B1: Nhập X
B2: Nếu X <=50 thì tiền phải trả 10.000
B3: Nếu X> 50 thì tiền phải trả 10.000 cộng tiền phải trả cho số lưu lượng vượt 50 MB
f) Giới thiệu về cú pháp và hoạt động của câu lện rẽ nhánh dạng thiếu
- Giáo viên ghi lên bảng cú pháp và hoạt động lệnh rẽ nhánh dạng thiếu
Câu lệnh Sai
Đúng
Trang 10 Ghi chú:
+ If, then : là các từ khóa
+ Điều kiện : là biểu thức lôgic
+ Câu lệnh : là câu lệnh trong pascal ( câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép) g) Giới thiệu chương trình
Trình chiếu chương trình cho học sinh quan sát không cần ghi chép lại chương trình
h) Phát hiện tình huống
Giáo viên đặt vấn đề Chương trình trên đã dùng 2 lần kiểm tra điều kiện X Vậy chỉ cần 1 lần kiểm tra điều kiện của X chúng ta có giải quyết được bài toán không?
i) Tìm giải pháp:
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Nếu điều kiện X <= 50 đúng thì điều kiện X >50 sẽ như thế nào?
+ Nếu X <= 50 sai thi X sẽ thế nào so với 50?
- Như vậy một số X chỉ có thể thuộc vào một trong 2 khả năng nhỏ hơn hoặc
Trang 11bằng 50 hay là lớn hơn 50
- Giáo viên cho 2 học sinh phát biểu diễn đạt lại tình huống tính tiền X MB theo cấu trúc
Nếu….thì….Nếu không thì…
- Giáo viên ghi lại diễn đạt của học sinh lên bảng
- Giáo viên sửa lại những sai sót nếu có và đưa ra cách diễn đạt hoàn chỉnh
+ Nếu X<=50 thì số tiền phải trả 10000
+ Nếu không thì số tiền phải trả là 10000 + tiền phải trả vượt số lưu lượng
Chú ý: trước từ khóa else không có dấu chấm phẩy(;)
k) Giới thiệu chương trình
- Trình chiếu chương trình cho học sinh quan sát không cần ghi chép lại chương trình
Điều kiện
Trang 12 Chú ý: Nhắc học sinh hai từ khóa If và Else trong câu lệnh rẽ nhánh dạng
đủ là cặp từ khóa một đôi liên kết vì vậy viết Else phải cùng cột với If
l) Làm việc nhóm
Lớp chia ra thành 4 nhóm để làm việc
- Chuẩn bị 2 đề bài,
- Nhóm 1 và nhóm 3 làm đề 1 Nhóm 2 và nhóm 4 làm đề 2
- 2 nhóm làm chung đề không ngồi gần nhau
- Cho các nhóm làm trong thời gian 7 phút viết vào Word
- Khi hết thời gian giáo viên thu bài các nhóm lên và sửa từng nhóm
- Nhóm 3 sửa bài nhóm 1 và nhóm 1 sửa bài nhóm 3
- Nhóm 4 sửa bài nhóm 2 và nhóm 2 sửa bài nhóm 4
- GV nhận xét các nhóm và cho điểm cộng trong quá trình sửa đúng và có ý tưởng hay
Nội dung đề :
Đề 1: Viết chương trình : nhận vào hai số nguyên không âm a và b viết
lên màn hình 2 số nguyên đó theo thứ tự tăng dần
Trang 13 Đề 2: Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của 3 số nguyên a, b, c
nhận vào từ bàn phím
- Chương trình các em viết có thể có nhiều lỗi
- Dưới đây là chương trình sau khi sửa
Lời giải hoàn chỉnh
Write(‘ Nhap vao 2 so nguyen: ’);readln(a,b);
If a<b then writeln(a:7,b:7) Else writeln(b:7,a:7);
Readln;
End
Trang 14Đề 2:
4.2 Kết quả thực hiện:
Từ việc lấy tình huống tính cước thuê bao 3G là tình huống có thực trong thực tế gắn liền với công nghệ thông tin và viễn thông Trình chiếu bảng giá cho học sinh quan sát để học sinh hiểu cách tính tiền cho từng loại dịch vụ là góp phần phát triển năng lực đọc hiểu Việc ta hạn chế 3 giói MI10, MI30, MI50 là việc làm thu nhỏ kích thước của bài toán để học sinh dễ nhận ra vấn đề chia 2 trường hợp Việc giáo viên tính tiền cho goi MI10 là thu nhỏ kích thước bài toán một lần nữa và định hướng cho diễn đạt mệnh đề Nếu…thì… rồi dẫn đến thuật toán và chương trình cho máy tính thực hiện
Việc viết thuật toán cho bài toán trước khi viết chương trình cho máy tính là nhằm luyện năng lực giải quyết vấn đề thông qua công nghệ thông tin và truyền thông ( CNTT-TT) Năng lực nhìn nhận các công việc phải làm theo một qui trình công nghệ Các bước thực hiện các công việcđể giải quyết một nhiệm vụ, một bài toán phải được thực hiện theo một trình tự, việc nào làm trước, việc nào làm sau, khi nào thì kết thúc
Từ thuật toán diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên, giáo viên đặt vấn đề viết
Write(‘ Nhap vao 3 so nguyen: ’);readln(a,b,c);
If a>b then Max:=a Else Max:=b;
If Max< c then Max:=c;
Writeln(‘ So lon nhat la:’, Max);
Readln;
End
Trang 15chương trình cho máy tính thực hiện là tình huống gợi vấn đềvì nó liên quan đến nhiều điều học sinh đã biết nhưng vẫn còn vướng mắc mà học sinh chưa biết giải quyết Nếu học sinh tính bằng tay và bút với giấy nhấp thì không có vấn đề Nhưng viết chương trình cho máy tính thực hiện thì học sinh chưa biết diễn đạt mệnh đề Nếu …thì… cho máy hiểu Đây là vấn đề mâu thuẩn về những điều đã có ở học sinh với yêu cầu đặt ra cho học sinh vào thời điểm dạy học Học sinh chưa thể vượt qua khó khăn này ngay Tình huống này cũng huy động nhiều khả năng của bản thân học sinh vì học sinh chỉ chờ giáo viên dạy cho họ câu lệnh diễn đạt mệnh đề Nếu…thì… cho máy tính hiểu, còn lại những việc như khai báo X, nhập vào X, lệnh thông báo tính tiền phải trả thì học sinh đã biết cách thực hiện ở những bài học trước Như vậy tình huống thỏa mãn ba yêu cầu của tình huống đó là
+ Tồn tại vấn đề + Gợi nhu cầu nhận thức + Huy động tiềm năng của bản thân học sinh Khi giáo viên dạy cho học sinh câu lệnh IF – THEN để học sinh hiểu được chương trình viết cho máy tính tức là học sinh đã vượt qua khó khăn, tức là phủ định cái mà trước đây học sinh không biết, tri thức của học sinh được tích lũy thêm Học sinh biết cách viết chương trình cho lớp bài toán cần phải phân chia trường hợp Như vậy học sinh đã có thay đổi về chất trong tư duy, và có thể hiểu việc giáo viên dạy dần cho học sinh từng câu lệnh là cho học sinh tích lũy về lượng Đến một thời điểm nào đó học sinh có thể viết chương trình cho một lớp bài toán mới tức là học sinh đã thay đổi về chất Đây là qui luật lượng đổi, chất đổi
Trước đây chúng ta nói nhiều đến rèn chúng ta nói nhiều đến rèn luyện kĩ năng cho học sinh, bay giờ chúng ta nói đến tiếp cận, hình thành năng lực cho học sinh Nếu coi năng lực là chất thì kĩ năng là lượng Trong từng bài, dạy cho học sinh tiếp nhận tốt những kĩ năng để tích lũy dần về lượng Đến một lượng nào đó học sinh sẽ có được năng lực mà ta muốn hình thành( có biến đổi về chất) Như vậy muốn hình thành năng lực nào đó cho học sinh thì chúng ta phải hình thành và rèn luyện tốt nhiều kĩ năng có liên quan đến năng lực đó