SKKN Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng YênSKKN Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng YênSKKN Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng YênSKKN Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng YênSKKN Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng YênSKKN Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng YênSKKN Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng YênSKKN Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯNG VƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH
HƯNG YÊN
Lĩnh vực : Quản lý
Tên tác giả : Ths Nguyễn Văn Tuynh - Hiệu trưởng
Ths Bùi Thị Ngọc - Phó Hiệu trưởng Ths Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Hiệu trưởng
Trang 2Năm học 2015- 2016
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁOYÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH, CẤP CƠ SỞ
I THÔNG TIN CHUNG:
Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Nguyễn Văn Tuynh
Ngày sinh: 09/3/1958
Đơn vị công tác: Trường THPT Trưng Vương – Văn Lâm – Hưng Yên
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ Toán
Quyền hạn nhiệm vụ được giao: Hiệu trưởng
Cộng sự:
1 Họ và tên: Tô Minh Hải
Ngày sinh: 28/8/1961
Đơn vị công tác: Trường THPT Trưng Vương – Văn Lâm – Hưng Yên
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân Toán
Quyền hạn nhiệm vụ được giao: Phó hiệu trưởng
2 Họ và tên: Bùi Thị Ngọc
Ngày sinh: 27/01/1971
Đơn vị công tác: Trường THPT Trưng Vương – Văn Lâm – Hưng Yên
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ Quản lý giáo dục; cử nhân Toán
Quyền hạn nhiệm vụ được giao: Phó hiệu trưởng
3 Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền
Ngày sinh: 04/1/1976
Đơn vị công tác: Trường THPT Trưng Vương – Văn Lâm – Hưng Yên
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ Ngữ văn
Quyền hạn nhiệm vụ được giao: Phó hiệu trưởng
Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: cấp cơ sở, cấp ngành, cấp tỉnh
Tên đề tài SKKN: " Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ".
Trang 4II BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN BAO GỒM:
1 Tình trạng sáng kiến đã biết:
Chưa có sáng kiến nào về: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
2 Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận:
Mục đích của sáng kiến: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác
quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu
trưởng các trường THPT thuộc địa bàn huyện Văn Lâm; từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh của Hiệu
trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng caochất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường
Bản chất của sáng kiến:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập huyện VănLâm, tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnhHưng Yên
Tính mới của sáng kiến:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông công lập huyệnVăn Lâm, tỉnh Hưng Yên; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoahọc, phù hợp, giúp cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn nhằmnâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT trong bối cảnh hiện nay
3 Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài được áp dụng vào việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và có thể áp dụng một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh cho các trường THPT của tỉnh Hưng Yên và trêntoàn quốc
4 Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Trang 5Các trường THPT của tỉnh Hưng Yên và một số trường THPT trên toàn quốc( có điều kiện tương tự ).
5 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến:
Đề tài khoa học đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản
lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trườngtrung học phổ thông; tìm hiểu một số khái niệm có liên quan như : khái niệm quản lý,quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khái niệm năng lực, nội dung vàphương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, kiểm trađánh giá theo định hướng phát triển năng lực, quản lý hoạt động dạy học,hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, quản lý cơ sở vật chất –trang thiết bị phục vụ dạy học Bên cạnh đó đề tài cũng đi sâu nghiên cứu một số vấn
đề lý luận về các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông Việc nghiêncứu lý luận nói trên đã định hướng giúp cho nhóm tác giả nghiên cứu thực trạng và đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm một cách hiệu quả
6 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Ban giám hiệu các THPT Trưng Vương, THPT Văn Lâm sẽ áp dụng sáng kiến vàoquản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm học
2015 - 2016 và 2016 - 2017 và các năm tiếp theo sau khi rút kinh nghiệm
Chúng tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo Nếu có gian dối hoặc khôngđúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị Văn Lâm, ngày 5 tháng 4 năm 2016
Người báo cáo yêu cầu công nhận sáng kiến
Đại diện nhóm tác giả
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
LÍ LỊCH KHOA HỌC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Điểm mới của đề tài 5
9 Cấu trúc của đề tài 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT 6
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài 8
1.2.1 Quản lý 8
1.2.2 Quản lý giáo dục 12
1.2.3 Quản lý nhà trường 13
1.2.4 Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục Quốc dân 14
1.2.5 Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông 15
1.2.6 Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh 18
1.3 Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh 25
1.3.1 Khái niệm quản lý hoạt động dạy học 25
1.3.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo định hướng phát triển năng lực học sinh 25
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường THPT 28
1.4.1 Các yếu tố chủ quan 28
1.3.2 Các yếu tố khách quan 29
Trang 7Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN 32
2.1 Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội và giáo dục của huyện Văn Lâm 32
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 32
2.1.2 Tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội 32
2.1.3 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Văn Lâm 33
2.2 Thực trạng về đội ngũ trong các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu 36
2.2.1 Lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh 36
2.2.2 Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo môn học 36
2.2.3 Cơ cấu tuổi và giới tính 37
2.2.4 Kết quả đánh giá xếp loại công chức, viên chức và xếp loại thi đua của công chức, viên chức 38
2.2.5 Về kết quả học tập của học sinh năm học 2013-2014 và 2014-2015 41
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm 43
2.3.1 Phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 43
2.3.2 Phân tích thực trạng quản lý hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng đối với học sinh 55
2.3.3 Phân tích thực trạng quản lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học 60
2.3.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm 62
Tiểu kết chương 2 65
CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN .66
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 66
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết 66
Trang 83.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất 66
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 66
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 66
3.1.5 Đảm bảo tính mục tiêu và pháp lý 67
3.1.6 Đảm bảo tính hiệu quả 67
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 67
3.2.1 Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của việc tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh 67
3.2.2 Tăng cường hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học 71
3.2.3 Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngũ 77
3.2.4 Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 80
3.2.5 Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh 83
3.2.6 Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức dạy học 87
3.2.7 Tăng cường và đổi mới tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 90
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 95
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 95
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 95
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 96
3.4.3 Thang đánh giá khảo nghiệm 96
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .96
3.4.5 So sánh kết quả khảo nghiệm 99
Tiểu kết chương 3 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102
1 Kết luận 102
2 Khuyến nghị 103
3 Những điều kiện áp dụng, triển vọng trong việc vận dụng và phát triển các giải pháp của đề tài 104
Trang 94 Lời cam đoan 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBGV,NV Cán bộ giáo viên, nhân viên
CSTĐCS Chiến sĩ thi đua cơ sở
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
ƯDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh huyện Văn Lâm 34
Bảng 2.2 Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục của học sinh THCS, THPT công lập huyện Văn Lâm năm học 2014-2015 35
Bảng 2.3 Thống kê số liệu về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh 36
Bảng 2.4 Bảng thống kê số lượng giáo viên theo môn học 36
Bảng 2.5 Thống kê đội ngũ giáo viên theo độ tuổi, tính đến tháng 6/2015 37
Bảng 2.6 Kết quả xếp loại công chức, viên chức năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015 38
Bảng 2.7 Kết quả xếp loại thi đua của đội ngũ CBGV, năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015 39
Bảng 2.8 Kết quả xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp do Hiệu trưởng đánh giá 40
Bảng 2.9 Thống kê kết quả sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014; 2014-2015 40
Bảng 2.10 Thống kê kết quả xếp loại học lực của các trường THPT trong huyện Văn Lâm hai năm học gần đây 41
Bảng 2.11 Kết quả học sinh đỗ TNTHPT năm học 2014-2015, thi vào các trường đại học năm 2015 41
Bảng 2.12 Thống kê kết quả thi học sinh giỏi tỉnh 9 môn năm học 2013- 2014 và năm học 2014-2015 42
Bảng 2.13 Thống kê kết quả thi giải Toán, Tiếng Anh qua Internet, giải Toán trên máy tính cầm tay CASIO cấp tỉnh 42
Bảng 2.14 Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ quản lý thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên 44
Bảng 2.15 Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy 46
Bảng 2.16 Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp 48
Bảng 2.17 Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp 50
Bảng 2.18 Nhận thức về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên 53
Bảng 2.19 Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh 56
Trang 12Bảng 2.20 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 60Bảng 2.21 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản
lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 61Bảng 3.1 Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp 96Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 98Bảng 3.3 Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
99
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL 11
Sơ đồ 1.2: Sự gắn kết giữa các Nhóm nhân tố 14Biểu đồ 3.2 Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi 100
Trang 14II Đơn vị công tác: Trường THPT Trưng Vương
III Tên đề tài : “Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, phát triển giáo dục được nhận thức như là con đường quan trọng nhất
để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đầu tư cho phát triển giáo dục chính là đầu tưcho phát triển bền vững, điều mà tất cả các quốc gia đều rất quan tâm
Giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới: xây dựng xã hội họctập cùng với các điều kiện bảo đảm học tập suốt đời; đại chúng hoá, đa dạng hoá, toàncầu hoá, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục…
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế với mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệptheo hướng hiện đại Giáo dục - Đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng Giáo dục đóngvai trò chủ yếu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nângcao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, đặt nền tảng cho
sự đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của đất nước đồng thời có tác dụng mạnh
mẽ đến tiến trình phát triển quốc gia Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chỉ rõ "Phát triển Giáo dục và Đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi
mới căn bản toàn diện của giáo dục Việt Nam, đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập,những đánh giá của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”.Nghị quyết trên cũng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động sángtạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt mộtchiều, ghi nhớ máy móc Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức họctập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học
Do đó, mỗi Nhà trường phải xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện Chương trìnhhành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục và Kế hoạch hành
Trang 16Trong bối cảnh đó, giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ, phải không ngừngnâng cao chất lượng đào tạo ở các cấp học, trong đó có bậc trung học phổ thông Việcnâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường không chỉ phụ thuộc vào chương trìnhgiảng dạy (sách giáo khoa, sách tham khảo), vào các điều kiện vật chất của nhà trường
mà phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên của nhà trường.Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyếtđịnh chất lượng dạy học Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũgiáo viên hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo Trong điềukiện của yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới hoạt động giảng dạy đòi hỏiphải đổi mới mạnh mẽ hoạt động quản lý Đổi mới quản lý trường học trở thành đòihỏi cấp bách, trong đó quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giảng dạy của giáoviên là vấn đề cơ bản, có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục
Hiện nay, các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung
và trên địa bàn Huyện Văn Lâm nói riêng đang thực hiện đổi mới tổ chức và quản lý hoạtđộng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh Chất lượng dạy học cónhững chuyển biến tích cực đạt hiệu quả giáo dục khá tốt, xong cũng còn nhiều mặt hạnchế Hiệu trưởng các nhà trường đã có nhiều cố gắng và tìm nhiều giải pháp quản lý hoạtđộng giáo dục Tuy đã đạt được nhiều kết quả và các thành tích, nhưng cũng còn có nhiềubất cập Điều này đã đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong mỗi cơ sở giáo dục, đặcbiệt là Hiệu trưởng Nhà trường cần phải có các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáodục để nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dụchiện nay của đất nước
Với những cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu cácbiện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thôngcủa tỉnh Hưng Yên nói chung và của huyện Văn Lâm nói riêng đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục phổ thông phù hợp với tình hình địa phương Vì vậy, chúng tôi quyết
định lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” để nghiên cứu Từ đó đề ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoa học
và phù hợp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, giúp cho Hiệu trưởng quản lýhoạt động dạy học có hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhàtrường trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước
Trang 172 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT thuộc
địa bàn huyện Văn Lâm; Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất
lượng dạy học trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện của các nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT theo địnhhướng phát triển năng lực của học sinh
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lựccủa học sinh của Hiệu trưởng trường THPT
4 Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinhtrong những năm qua đã được ngành quan tâm, chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao hoạt động dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Kết quả hoạt động dạy học theo định hướng mới đã có những kết quả đáng kể song vẫn còn những hạn chế nhất định.
Đối với huyện Văn Lâm, dân cư đông, có nhiều doanh nghiệp tốc độ phát triển kinh tếnhanh nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, làm hạnchế chất lượng giáo dục trong các nhà trường Nếu nghiên cứu tìm ra được các biện pháptăng cường quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mộtcách phù hợp hơn, sẽ nhất định tạo được chất lượng giáo dục cao trong nhà trường trunghọc phổ thông
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lí luận quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Công tác quản lý, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của họcsinh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, quản lý cơ sở vật chất - trangthiết bị dạy học
5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm.
Trang 185.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm.
5.4 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm 3nội dung: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên; quản lý hoạt động học của học sinh;quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý và
đề xuất các biện pháp quản lý, nội dung quản lý hoạt động dạy học theo định hướngphát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông nhằm gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các nhà trường
6.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông cônglập: THPT Trưng Vương; THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên từ năm học 2013-2014 đến nay
6.3 Khách thể khảo sát
+ Cán bộ quản lý giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên
+ Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn) các trường THPTcông lập trên địa bàn huyện Văn Lâm
+ Giáo viên các trường THPT Văn Lâm, THPT Trưng Vương
+ Học sinh các trường THPT Văn Lâm, THPT Trưng Vương
7 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc, phân tích khái quát các tài liệu liên quan đến trường THPT: Lí luận quản
lý nhà trường, Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, Văn bản pháp quy, Qui chế về cáclĩnh vực giáo dục phổ thông và trung học phổ thông
- Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về Giáo dục
- Đào tạo
- Tham khảo các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm sư phạm
Trang 197.3 Các phương pháp bổ trợ:
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp sơ đồ để minh họa
8 Điểm mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông công lập huyệnVăn Lâm, tỉnh Hưng Yên; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh một cách khoa học, phù hợp, giúp cho Hiệutrưởng quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dụctrong các trường THPT trong bối cảnh hiện nay
9 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh của Hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông công lập huyện VănLâm, tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh của Hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm,tỉnh Hưng Yên
Trang 20CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triểncủa đất nước Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một cách
tự giác, mà ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, nghiêncứu của các nhà khoa học Từ hơn hai nghìn năm trước đây, trên thế giới đã có nhiều nhàchính trị, nhà tư tưởng nghiên cứu về giáo dục, đặc biệt là quản lý giáo dục và đưa ranhiều những ý kiến, luận điểm khoa học được áp dụng vào thực tế và có những thànhcông lớn về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiêncứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm Việc chú trọng tới các biện pháp quản lýnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệtquan trọng Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà quản lý nước ngoài đã đề cập đếnvấn đề cốt lõi của quản lý và quản lý giáo dục như:
Platon (427-347 trước Công nguyên) ông đã khẳng định được vai trò tất yếu củagiáo dục trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối với giáo dục, phần nào nói lên tầmquan trọng của thể chế xã hội đối với giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, tuy rằngcác quan điểm của ông còn hạn chế về mặt bình đẳng trong giáo dục
Khổng Tử (551- 479 trước Công nguyên) với quan điểm dạy học là: “Dùng cách gợi mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ…Đòi hỏi học trò phải tập luyện, phải hình thành nền nếp, thói quen học tập” và “học không biết chán, dạy không biết mỏi” Quan điểm của ông muốn mang
lại hiệu quả dạy học phải đề cao đến các quy định về nền nếp dạy học, nâng cao trình độcủa người dạy để lựa chọn được những phương pháp dạy học theo hướng đề cao nănglực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học
Từ cuối thế kỷ XIV vấn đề dạy học và quản lý dạy học được nhiều nhà giáo dụcquan tâm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó là: Cômenxki (1592-1670), ông đã đưa ra quanđiểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên, theo ông quá trình dạy học để truyền thụ vàtiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suynghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳmột điều gì và ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn đó là:
Trang 21Nguyên tắc trực quan; Nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của học sinh; Nguyêntắc hệ thống và liên tục; Nguyên tắc củng cố kiến thức; Nguyên tắc giảng dạy theo khảnăng tiếp thu của học sinh (vừa sức); Dạy học phải thiết thực; Dạy học theo nguyên tắc
với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục Trên cơ sở lý luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiều nhà khoa học Xô Viết cũ đã có các thành tựu khoahọc đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học
Từ Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết về cảicách giáo dục, với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng
tư tưởng, thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởngthành, thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với laođộng sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội
Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêucầu thực tế của cách mạng Việt Nam qua các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng cộng sảnViệt Nam Các quan điểm chỉ đạo đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục quántriệt và thực hiện: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục làđầu tư phát triển; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân;mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; pháttriển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và củng cố quốc phòng anninh; đa dạng hoá các loại hình giáo dục; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắnliền với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục; ưu tiên đầu tưphát triển giáo dục vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộcthiểu số và các đối tượng diện chính sách; thực hiện dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục
Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển giáo dụcmột cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục mầm non,
Trang 22thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cảnước, tạo môi trường thuận lợi để cho mọi người học tập và học tập suốt đời.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập chung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo sơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Vấn đề quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã và đangđược các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm trong nhiều năm qua Nhiều nhà khoahọc Việt Nam thời kỳ hiện đại cũng đã có những công trình nghiên cứu về chân dungngười cán bộ quản lý nhà trường trong hoạt động dạy học, hoạt động QLGD đã đạtđược những thành tựu nhất định như: các nhà nghiên cứu, các nhà QLGD như: ĐặngQuốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị MỹLộc, Nguyễn Thị Phương Hoa… Nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động dạy học cónhiều tác giả có những nghiên cứu thành công như: Giang Lê Nho (2006), Đỗ VănTải (2006)… Đặc biệt, những năm gần đây dưới sự hướng dẫn của nhiều nhà nghiêncứu, nhà khoa học, đã có rất nhiều thạc sĩ chuyên ngành QLGD của các trường đạihọc, học viện làm luận văn về đề tài khoa học: Quản lý hoạt động dạy học trong nhàtrường Song việc nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực của học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm thì chưa có đề tài quản lýgiáo dục nào đề cập đến Xác định được tầm quan trọng của việc QL hoạt động dạyhọc trong nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh đổimới giáo dục hiện nay là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và họctrong nhà trường trung học phổ thông
1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý xuất hiện, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Đây
là một trong những loại hình lao động lâu đời và quan trọng nhất của con người, làcông vệc cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tính chất quyết
Trang 23định đến sự phát triển của toàn xã hội Song chỉ những năm gần đây người ta mới thừanhận tính chất khoa học của nó và quản lý mới được coi là một ngành khoa học theođúng nghĩa Bất kì một tổ chức, một tập thể nào cũng đều có yếu tố quản lý trong đó
và điều đó quyết định tới hiệu quả hoạt động của tổ chức theo mục tiêu đề ra
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý tùy theo quan điểm và cáchtiếp cận Có người cho rằng quản lý là sự chỉ huy, lãnh đạo, sự cai quản, sự điều khiển,điều chỉnh… Tuy nhiên có thể nêu lên một số quan điểm có tính chất cốt lõi của một
số tác giả như sau:
Henry Fayol (1841 – 1925) nhấn mạnh: Quản lý là một hệ thống phát huy tác
dụng có tính chất độc lập không thể thay thế Theo ông: “quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”
Mary ParKer Follett (1868 - 1933) nổi tiếng với thuyết hành vi trong quản lý cho
rằng quản lý là: “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được mục đích của tổ chức”.
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì hoạt động quản
lý là: “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.
Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.
Từ rất nhiều quan điểm khác nhau nêu trên, có thể hiểu khái quát về quản lýnhư sau: Quản lý là sự tác động, chỉ huy điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người, nhằm đạt được mục đích đề ra Sự tác động của quản
lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác, phấn khởi đem hết năng lực, trítuệ của mình tạo nên lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cả xã hội Khái niệm quản lýbao hàm những khía cạnh sau:
Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơthể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định, tồn tại trongkhông gian, thời gian cụ thể
Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ: Chủ thể quản lý và khách thể quản lý, giữachúng có sự tác động tương hỗ, biện chứng với nhau
Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định Tác động
Trang 24quản lí thường mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau.
Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp quy luật kháchquan Đó là các hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định đúng quyluật và có hiệu quả, nhưng cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, hướng đếnmục tiêu
Quản lý xét đến cùng, bao giờ cũng là quản lý con người Mục tiêu cuối cùng củaquản lý là chất lượng, sản phẩm vì lợi ích phục vụ con người Người quản lý tựu chung lại
là nghiên cứu khoa học, nghệ thuật giải quyết các mối quan hệ giữa con người với nhau
vô cùng phức tạp, không chỉ giữa chủ thể và khách thể trong hệ thống mà còn là mối quan
hệ tương tác với các hệ thống khác
Như vậy, quản lý thể hiện rõ bản chất khoa học ở chỗ: hoạt động này luôn có tính
tổ chức, dựa trên những quy luật, nguyên tắc và phương pháp hoạt động nhất định.Đồng thời hoạt động quản lý cũng chứa đựng sự sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong việc
xử lí tình huống với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, để đạt được mục tiêu đề ra Điềunày cho thấy quản lý cũng có tính nghệ thuật, đòi hỏi người quản lý phải không ngừnghọc tập, trau dồi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng cần thiết
1.2.1.2 Chức năng của quản lý
Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ định của chủthể quản lý lên đối tượng quản lý Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủthể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý Có thể hiểu chức năng quản lý làmột nội dung cơ bản trong quá trình quản lý, là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý.Nói tới các chức năng chủ yếu của quản lý, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhaunhưng nhìn chung đa số các tác giả đều thống nhất ở bốn chức năng sau:
Kế hoạch hoá: Đây là chức năng cơ bản trong các chức năng QL Kế hoạch
hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động và quyết định cáchthức, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của một hệ thống QL để đạtđược mục tiêu Kế hoạch hoá giúp nhà QL có cái nhìn tổng thể, toàn diện, từ đó thấyđược hoạt động tương tác giữa các bộ phận Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọnnhững phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ
chức và có khả năng ứng phó với sự thay đổi
Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong một cơ quan nhằm làm cho họ thực hiện thànhcông các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của cơ quan đó Nhờ chức năng tổchức mà hệ thống quản lý trở nên có hiệu quả, cho phép các cá nhân góp phần tốtnhất vào mục tiêu chung Tổ chức được coi là điều kiện của quản lý, đúng như V.I
Trang 25Lê-nin đã khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng, muốn quản lý tốt…còn phải biết tổchức về mặt thực tiễn nữa.”
Chỉ đạo: Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành
vi và thái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra Chỉ đạo thể hiệnquá trình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chứcnhằm góp phần thực hiện hoá các mục tiêu đã đặt ra
Chức năng chỉ đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy độnglực của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệ giữa conngười với con người và quá trình giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện vànhiệt tình phấn đấu
Kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng xuyên suốt quá trình quản lý Mục đích
của kiểm tra nhằm bảo đảm các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sailệch, tìm nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệthống đạt mục tiêu đã định Kiểm tra là một quá trình bao gồm các bước: xây dựng cáctiêu chuẩn; đo lường việc thực hiện; đánh giá các tiêu chuẩn so với các kế hoạch.Kiểm tra là “tai mắt” của quản lý, là việc làm bình thường, không được cản trở đốitượng thực hiện mục tiêu
Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin Thông tin đầy đủ, kịpthời, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch Thông tin cũng cần cho các bộphận trong cơ cấu tổ chức, nó tạo nên mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức Nógiúp truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi hai chiều trong một tổ chức, giúp người
QL thực hiện các chức năng của mình nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL
Trang 26đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới’’.
Tác giả Phạm Minh Hạc cũng khẳng định: “QLGD là tổ chức các HĐDH Có tổ
chức được các HĐDH, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được GD, tức là cụ thể hoá đường lối GD của Đảng và biến đường lối
đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước”.
Theo từ điển tiếng Việt: QLGD được hiểu như là việc thực hành đầy đủ các chứcnăng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục vàcác phần về tài chính, vật chất của các hoạt động
Trong thực tế cho thấy, Quản lý Giáo dục gồm các lĩnh vực:
Quản lý chính sách (hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực hiện chính sách vàphân bổ nguồn lực)
Quản lý hành chính (sử dụng nguồn lực con người, tài chính)
Quản lý sư phạm (sử dụng giáo viên, tổ chức quá trình dạy học )
Quản lý giáo dục theo cách tiếp cận khách thể đối tượng quản lý giáo dục thì hoạtđộng QLGD hướng vào quản lý nhà trường, giáo viên, cơ sở vật chất, học sinh, tàichính, quá trình sư phạm
Để đảm bảo cho hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở giáo dục đượcvận hành trơn chu, tối ưu, duy trì ổn định và phát triển thì không thể không nói đến vaitrò của Quản lý giáo dục
Có thể nói, sản phẩm của giáo dục là con người nên hoạt động quản lý giáo dụcmang tính nhân văn sâu sắc, hướng vào con người, nó thu hút sự quan tâm của mọingười và không được máy móc, dập khuôn Quản lý giáo dục gắn liền với việc quản lýcon người, đặc biệt là lao động sư phạm của người giáo viên mang tính liên tục, khôngtách bạch về thời gian Vì vậy trong công tác Quản lý giáo dục cần tạo điều kiện vềtinh thần và vật chất, nâng cao tiềm lực, để họ toàn tâm toàn ý cống hiến cho giáo dục
Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy rằng Quản lý giáo dục là sự tác động có
ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệthống giáo dục đạt kết quả tốt, phù hợp với xã hội
Trang 271.2.3 Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một trong những vấn đề cơ bản nhất của Quản lý giáo dục, vìnhà trường là cơ sở giáo dục, là hạt nhân của hệ thống giáo dục quốc dân, nơi tổ chức thựchiện mục tiêu giáo dục Khi nghiên cứu về nội dung khái niệm quản lý giáo dục, khái niệmtrường học được hiểu là tổ chức cơ sở mang tính Nhà nước - xã hội trực tiếp làm công tácgiáo dục - đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước
Quản lí nhà trường là một bộ phận của QLGD, nhà trường chính là nơi tiến hànhgiáo dục - đào tạo có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định
- Khái niệm nhà trường: Nhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt
và đặc thù của xã hội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội,nhằm thực hiện chức năng truyền thụ các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhómdân cư nhất định trong cộng đồng và xã hội
Nhà trường được tổ chức và hoạt động với chức năng truyền thụ và lĩnh hội trithức nhân loại để nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng và
xã hội Nhà trường được hình thành và hoạt động dưới sự điều chỉnh với các quy địnhcủa các chế định xã hội, có tính chất và nguyên lý hoạt động, có mục đích hoạt động rõràng và nhiệm vụ cụ thể; có nội dung và chương trình giáo dục được chọn lọc mộtcách khoa học, có tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ được đào tạo; có phương thức vàphương pháp giáo dục luôn luôn đổi mới, được cung ứng các nguồn lực vật chất cầnthiết; có kế hoạch hoạt động và được hoạt động trong một môi trường (tự nhiên và xãhội) nhất định, có sự đầu tư của người học, cộng đồng, nhà nước và xã hội
“Quản lý trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, GV và HS Nhằm tận dụng nguồn lực dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở của hệthống giáo dục, tồn tại bởi sự gắn kết giữa các nhóm nhân tố sau:
Nhóm nhân tố cơ bản: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo
Nhóm nhân tố động lực: Lực lượng đào tạo (thày); Đối tượng đào tạo (Trò):
Nhóm nhân tố gắn kết: Hình thức tổ chức đào tạo; Điều kiện đào tạo;
Môi trường đào tạo; Bộ máy đào tạo; Qui chế đào tạo
Có thể bố trí 10 nhân tố trên trong một hình sao mà nút bấm quản lý ở trung
Trang 28hành đồng bộ, tạo ra sự phát triển toàn vẹn của quá trình đào tạo, trong đó, người Hiệutrưởng của nhà trường mới là người dùng nút bấm một cách hợp lý, sáng tạo nhất, cónghệ thuật nhất
- Mục tiêu đào tạo (M)
- Nội dung đào tạo (N)
- Phương pháp đào tạo (P)
- Lượng lực đào tạo (T)
- Đối tượng đào tạo (Tr)
- Điều kiện, nguồn lực đào tạo (Đ)
- Quản lý giáo dục (Q) mà hạt nhân hệ thống GDQD là nhà trường
Chính vì vậy cần có một chuyển biến quan trọng trong nhận thức về quản lý, đó làquản lý là hoạt động lôi cuốn tất cả các thành viên trong nhà trường cùng tham gia, từ cán
bộ giáo viên, nhân viên, học sinh… Quản lý nhà trường còn được hiểu như là quá trình lôicuốn tất cả mọi người vào hoạt động của nhà trường, là công việc chung của toàn bộ cácthành viên trong nhà trường chứ không của riêng đội ngũ cán bộ quản lý
1.2.4 Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.4.1 Vị trí trường trung học phổ thông
Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐTngày 28 tháng 3 năm 2011 xác định rõ:
- Vị trí của trường trung học: Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệthống giáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng (Điều 2)
1.2.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn trường trung học
Theo Điều 3- Điều lệ trường trường trung học phổ thông:
1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trìnhgiáo dục phổ thông
2 Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; theo quy định của pháp luật
3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý họcsinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trọng phạp vi được phân công
5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục Phốihợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục
6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định củaNhà nước
Q L
M
Tr P Đ
N
T h h h h h
Sơ đồ 1.2: Sự gắn kết giữa các
Nhóm nhân tố
Trang 297 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8 Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục
9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
- Những quy định về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong trườngtrung học (Điều 15,16,17,20,21,22,23)
- Những quy định về các hoạt động giáo dục và công tác quản lý các hoạt độngtrong trường học (Điều 24,25,26)
- Những quy định về nhiệm vụ của các thành viên trong trường trung học (Điều18,19,30,31,32,33,34,35,36)
Việc bổ nhiệm ban giám hiệu nhà trường thì tuỳ theo việc phân cấp trường loại1,2,3 mà cấp trên bổ nhiệm cán bộ quản lý (Điều 18)
1.2.4.3 Vai trò của trường trung học phổ thông
THPT là cấp học nối tiếp cấp trung học cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dânnhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông Trường THPT có vai trò hết sức quan trọng trongviệc trang bị kiến thức tương đối toàn diện ở cấp THPT giúp các em có cơ sở vữngchắc để tiếp tục học đại học, cao đẳng, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
Đặc điểm về bậc học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hóa nguyện vọng củahọc sinh THPT theo 2 hướng chính
Một là, đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục học cao hơn vào các trường Đạihọc, Cao đẳng
Hai là, tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều kiện sẽhọc lên
Vì vậy, trường THPT là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển, áp dụngcác phương pháp, các biện pháp quản lý để thực hiện kế hoạch giáo dục, nhiệm vụ nămhọc và xa hơn là thực hiện mục tiêu giáo dục lâu dài của nhà trường
Để đạt được những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính chất quyết định và cũng làđộng lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con người, là đội ngũ các thầy, côgiáo mà trong đó có đội ngũ các thầy cô THPT
1.2.5 Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
Trang 30học sinh Vì thế, ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên THPT là tập hợp những giáo viên thành mộtlực lượng có tổ chức, chung lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ, đó là: thực hiện mục tiêu giáo dục
đề ra cho lực lượng của tổ chức mình Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó vớinhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật
1.2.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên THPT
Đội ngũ giáo viên THPT là những người có trình độ đại học hoặc sau đại học
về chuyên môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
+ Tiêu chuẩn giáo viên trung học phổ thông
- Phẩm chất đạo đức trong sáng;
- Đạt trình độ chuẩn về đào tạo chuyên môn;
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Lý lịch bản thân rõ ràng
+ Chức năng, nhiệm vụ:
- Giáo dục, giảng dạy theo đúng chương trình, kế hoạch, soạn bài, chuẩn bị thínghiệm, kiểm tra đánh giá quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, tham gia cáchoạt động giáo dục, các hoạt động bộ môn;
- Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục;
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, pháp luật của nhà nước và điều lệ nhà trường;
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo;
- Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động giáo dục
1.2.5.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THPT
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp GD&ĐT
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánhg giá cao công lao của các thầy giáo,
cô giáo, của nhà trường đối với việc đào tạo thế hệ trẻ
Đội ngũ giáo viên THPT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Họ là nhữngngười trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường THPT, trang bị kiến thức toàndiện, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh
Từ sự phân tích trên, ta thấy rõ: đội ngũ giáo viên có nhiệm vụ, vai trò rất quantrọng trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT của mỗi quốc gia Vì vậy cần phải đổi mớicông tác QL đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục
1.2.5.3 Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
Điều 18 – Điều lệ trường trung học ghi :
Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng Nhiệm kỳcủa Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2
Trang 31nhiệm kỳ ở một trường trung học.
Điều19 – Điều lệ trường trung học ghi:
1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3Điều 20 của Điều lệ này;
c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường
và các cấp có thẩm quyền;
d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhàtrường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trìnhcấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểmtra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đốivới giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồnglao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xétduyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thànhchương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiềucấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên,học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiệncông tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thựchiện công khai đối với nhà trường;
k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởngcác chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệutrưởng phân công;
b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệutrưởng uỷ quyền;
d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng
Trang 32các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1.2.6 Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1.2.6.1.Khái niệm năng lực
Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của
cá nhân đối với một công việc Khái niệm năng lực được dùng ở đây
là đối tượng của tâm lý, giáo dục học Có nhiều định nghĩa khác nhau
về năng lực:
Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.
Năng lực gồm những kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn có của
cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong tình huống linh hoạt (Weinert 2001)
Năng lực là một tập hợp các, kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với hoạt động thực tiễn (Barnett, 1992).
Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động Năng lựchành động là một loại năng lực, nhưng khi nói phát triển năng lựcngười ta cũng hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động chính
vì vậy trong lĩnh vực sư phạm nghề, năng lực còn được hiểu là: Khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực,khái niệm năng lực được sử dụng như sau:
Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêudạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
Trong chương trình các môn học, những nội dung học tập vàhoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các nănglực;
Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong
Trang 33Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn,đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạtđộng và hành động dạy học về mặt phương pháp;
Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trongcác tình huống ;
Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạothành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học;
Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trongcác tiêu chuẩn nghề; Đến một thời điểm nhất định nào đó, HS cóthể/phải đạt được những gì?
Khái niệm phát triển năng lực trong dạy và học tích cực đượchiểu đồng nghĩa với phát triển năng lực hành động Năng lực hànhđộng bao gồm:
- Năng lực tìm tòi khám phá
- Năng lực xử lý thông tin
- Năng lực vận dụng giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
1.2.6.2.Mô hình cấu trúc của năng lực
Năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào bốicảnh và mục đích sử dụng những năng lực đó Các năng lực còn là những đòi hỏi củacác công việc, các nhiệm vụ, và các vai trò vị trí công việc Vì vậy, các năng lực đượcxem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân và những đòi hỏi của côngviệc Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc củachúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và các thành phần nănglực cũng khác nhau
Theo quan điểm của các nha sư phạm nghề Đức, cấu trúc chung của năng lựchành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:
Trang 34Các thành phần cấu trúc của năng lực
Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc
lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Trong đó bao gồm cả khả năng
tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ
hệ thống và quá trình Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực, nội dung
chuyên môn, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn.
Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những
hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ vàvấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương phápchuyên môn Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử
lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức
Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống xã hội xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sựphối hợp sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác
Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được
những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cánhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trịđạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực
Trang 35chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người
ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ năng lực của GV bao gồm những
nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học.
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triểnnăng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức,
kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và nănglực cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Nănglực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này
Mô hình năng lực theo OECD: Trong các chương trình dạy học hiện nay của
các nước thuộc OECD, người ta cũng sử dụng mô hình năng lực đơn giản hơn, phân
chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên môn.
Trang 36Nhóm năng lực chung bao gồm:
• Khả năng hành động độc lập thành công;
• Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ;
• Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất
Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt.
Ví dụ nhóm năng lực chuyên môn trong môn Toán bao gồm các năng lực sau đây:
• Giải quyết các vấn đề toán học;
• Lập luận toán học;
• Mô hình hóa toán học;
• Giao tiếp toán học;
• Tranh luận về các nội dung toán học;
• Vận dụng các cách trình bày toán học;
• Sử dụng các ký hiệu, công thức, các yêu tố thuật toán
1.2.6.3 Nội dung và PPDH theo quan điểm phát triển năng lực
Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trongtri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển cáclĩnh vực năng lực:
Trang 37Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích
cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn
đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt độngtrí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổimới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằmphát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻcủa các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm pháttriển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp
Để giải quyết vấn đề đổi mới PPDH theo định hướng hình thành và phát triểnnăng lực HS chúng ta cần tập trung vào các yếu tố sau:
Giáo viên tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy việc học tập tích cực chủ động của HS Tạo môi trường hỗ trợ học tập (gắn với bối cảnh thực).
Khuyến khích HS phản ánh tư tưởng và hành động, khuyến khích giao tiếp.
Tăng cường trách nhiệm học tập.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, chia sẻ, trao đổi tranh luận,…
Cung cấp đầy đủ cơ hội để HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo.
Giảng dạy như quá trình tìm tòi.
1.2.6.4 Kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việckiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá Đánh giákết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tìnhhuống ứng dụng khác nhau, coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập,động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học Việc kiểmtra, đánh giá không chỉ là việc xem HS học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HShọc như thế nào, có biết vận dụng không
Đẩy mạnh đánh kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặcđiểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học
Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận: Câu hỏi, bài tập kiểm tra được ra theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm kháchquan có nhiều lựa chọn đúng
1.2.6.5 Những nét đặc thù trong hoạt động dạy học của giáo viên THPT
Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, đặc trưng trong nhà trường, là hìnhthức nhanh nhất để học sinh nắm được kiến thức cơ bản và khoa học của nhân loại, làcon đường cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu giáo dục
Trang 38Sứ mệnh độc đáo của người thầy giáo là đào tạo nhân cách toàn diện cho thế
hệ trẻ Thầy giáo với cương vị là người hướng dẫn, điều khiển hoạt động nhận thứccủa học sinh, người thầy giáo phải là nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà đạo đức; phải
là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo Để đạt mục tiêu giáo dục tốt nhất trongnhà trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có biện pháp quản lý hoạt động dạy họcmột cách khoa học, phù hợp thông qua các chức năng quản lý: Kế hoạch, tổ chức, chỉđạo, kiểm tra
Quá trình dạy học là quá trình thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trongquá trình dạy học: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
Hoạt động dạy của giáo viên: Đó là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển
hoạt động nhận thức - học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tòi khám phá tri thức,qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học tập của bản thân Hoạt động lãnh đạo, tổchức, điều khiển của người giáo viên đối với hoạt động nhận thức - học tập của ngườihọc sinh thể hiện như sau:
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó có biệnpháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của người học trong quátrình giảng dạy của mình
Hoạt động học của học sinh là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức,
tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử lí và biến đổithông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, tựlàm phong phú những giá trị của mình
Quá trình học của người học có thể diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của người giáoviên như diễn ra trong tiết học (trường hợp thứ nhất), hoặc dưới sự tác động gián tiếp củagiáo viên như việc tự học ở nhà của học sinh (trường hợp thứ hai)
Trong trường hợp thứ nhất, tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh thểhiện ở các mặt:
- Tiếp nhận những nhiệm vụ, kế hoạch học tập do giáo viên đề ra
Trang 39- Tiến hành thực hiện những hành động, thao tác nhận thức - học tập nhằm giảiquyết những nhiệm vụ học tập được đề ra.
- Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức học tập của mình dưới tác động kiểm tra.đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân
- Phân tích những kết quả hoạt động nhận thức - học tập dưới tác động của giáoviên, qua đó mà cải tiến hoạt động học tập
Trường hợp thứ hai: quá trình hoạt động độc lập, học tập thiếu sự lãnh đạo trựctiếp của giáo viên thì điều đó được thể hiện như sau:
- Tự lập kế hoạch hoặc cụ thể hoá nhiệm vụ học tập của mình
- Tự tổ chức hoạt động học tập bao gồm việc lựa chọn các phương pháp vàphương tiện của mình
- Tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh tiến trình hoạt động học tập
- Tự phân tích các kết quả hoạt động nhận thức - học tập mà cải tiến phươngpháp học của mình
1.2.6.6 Mối quan hệ của hoạt động dạy và học trong nhà trường THPT
Dạy và học là hai hoạt động tác động và phối hợp với nhau, nếu thiếu một tronghai hoạt động đó thì quá trình dạy học không diễn ra Chẳng hạn, nếu thiếu hoạt độngdạy của giáo viên thì quá trình đó chuyển thành quá trình tự học của người học Cònthiếu hoạt động học của người học thì hoạt động dạy không diễn ra, do đó không diễn
ra quá trình dạy học Quá trình dạy và học liên hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời
và từ đó tạo nên hiệu quả cho quá trình dạy học Vì vậy quản lí quá trình dạy học đòihỏi phải quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả tối ưu trong trường hợp có sự thống nhất biệnchứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó sự nỗ lực của giáo viên và của họcsinh trùng nhau tạo ra sự cộng hưởng của chính quá trình dạy học đó
Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học phải cộng tác trong việcphát huy các yếu tố chủ quan của mỗi cá nhân (phẩm chất và năng lực cá nhân) nhằmxác định nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các hình thức, tận dụng cácphương tiện và điều kiện, đánh giá kết quả thu được
Các công việc trên của họ được thực hiện theo một kế hoạch, có tổ chức, tuânthủ sự chỉ đạo và được sự kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý dạy học Nói cụ thểhơn, trong quá trình dạy học đã xuất hiện đồng thời các hoạt động của chủ thể quản lýdạy học, của người dạy và của người học như sau: chủ thể quản lý dạy học tác độngđến người dạy và người học thông qua việc thực hiện các chức năng: kế hoạch hoá, tổ
Trang 40Người dạy vừa chịu tác động của chủ thể quản lý dạy học, vừa tự kế hoạch hoáhoạt động dạy học, tự tổ chức việc dạy và tổ chức việc học cho người học, tự chỉ đạohoạt động dạy của mình và chỉ đạo hoạt động học của người học, đồng thời tự kiểm trađánh giá kết quả dạy của mình và kiểm tra đánh giá kết quả học của người học.
Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và kiểm tra hoạt độnghọc của mình theo kế hoạch, cách tổ chức, chỉ đạo và phương thức kiểm tra đánh giácủa người dạy
1.3 Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1.3.1 Khái niệm quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là quá trình người Hiệu trưởng lên kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của họcsinh, quản lý CSVC- TTBDH dạy học nhằm đạt mục tiêu đã đề ra
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học là những cách thức cụ thể mà chủ thể quản lý
(trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn là hiệu trưởng) tác động đến các thành tố của dạyhọc nhằm tạo ra những thay đổi của chúng theo mục tiêu đã xác định
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học có thể được xây dựng từ những phươngpháp quản lý chung như phương pháp tâm lý - giáo dục, phương pháp hành chính – tổchức và phương pháp kinh tế Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động dạy học, có thể xácđịnh các biện pháp quản lý theo các thành tố và nội dung của hoạt động dạy
1.3.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
- Quản lý hoạt động học của học sinh
- Quản lý cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học
1.3.2.1 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bao gồm:
- Quản lý việc thực hiện chương trình
Trước hết, Hiệu trưởng là phải nắm vững chương trình, tổ chức cho giáo viênthực hiện nghiêm túc chương trình và dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng và chươngtrình giảm tải thống nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo
Để việc quản lý thực hiện chương tình dạy học đạt kết quả, Hiệu trưởng phảichú ý sử dụng thời khoá biểu, sổ đầu bài các lớp như là công cụ để theo dõi, điều khiển
và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học, để kịp thời điều chỉnh những lệchlạc trong quá trình thực hiện nội dung và mặt bằng chương trình dạy học