Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của

tắm, xơ, hàng may mặc, … Tuy nhiên, một số năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này bị giảm sút.

Ở những thị trường khác, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may nhìn chung cũng tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn còn biến động, chưa thực sự tao được vị thế ổn định trên những thị trường đó. Những năm gần đây cũng đánh dấu mở rộng xuất khẩu trên nhiều thị trường mới như Úc, New zealand, Chi lê, …. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu ở thị trường này vẫn chưa đóng góp đáng kể cho tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng nó đã đánh dấu sự nỗ lực thích

ứng của ngành dệt may tỉnh trong thời kỳ kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn vượt qua được cuộc suy thoái.

2.1.1.4. Chất lượng mặt hàng dệt may xuất khẩu

Các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thái Bình đã triển khai thực hiện phương án cải tiến tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ngành may từ khâu đầu đến khâu cuối tại một số các nhà máy may. Kết quả bước đầu đã nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động ở các đơn vị may tăng lên từ 10 - 20 %, góp phần thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên do điều kiện kỹ thật, công nghệ còn hạn chế nên đa số sản phẩm dệt may xuất khẩu của tỉnh vẫn thuộc nhóm trung bình, hàm lượng công nghệ thấp, chất lượng còn khiêm tốn. Trong tương lai khi nhu cầu của khách hàng khắt khe hơn, khi sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh (như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, …) cải tiến hơn về chất lượng thì sản phẩm dệt may cần phải có một bước tiến lớn về chất lượng mới có thể giữ được các thị trường.

Hàng dệt may xuất khẩu của tỉnh cũng đã có sự đa dạng về chủng loại, thêm các mặt hàng mới có tiềm năng như áo len, áo nỉ, bít tất...bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu có tính truyền thống như áo comple, áo sơmi, quần các loại. Mẫu mã, hình thức và màu sắc cũng phong phú hơn. Các doanh nghiệp dệt may của tỉnh đã có sự đầu tư hơn về chất xám và sự sáng tạo trong sản phẩm.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnhThái Bình Thái Bình

2.1.2.1. Yếu tố chủ quan

Sự phát triển của hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng của tỉnh Thái Bình trong thời gian qua đã có nhiều bài học được rút ra: nếu lãnh đạo các ngành, các địa phương thiếu sự nhận thức trong quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển ngành sẽ dẫn tới tình trạng đầu tư tràn lan, cạnh tranh không lành mạnh, khai thác tài nguyên một cách thải quả, sử dụng các nguồn lực không hiệu quả dẫn tới sản phẩm ngành nghề thiếu sức cạnh tranh. Vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của địa phương, không những đòi hỏi phải có một chiến lược khoa học, phù hợp với bối cảnh cụ thể của địa phương mà còn cần sự nhận thức của lãnh đạo và những người thực thi chính sách để chính sách được xây dựng, điều chỉnh liên tục cho phù hợp với bối cảnh thị trường quốc tế và bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Các cấp lãnh đạo ở địa phương đối với việc hoạch định và thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản bao gồm lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp, cơ quan quản lý Nhà nước về sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản của địa phương. Các nhà lãnh đạo có vai trò đối với việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản của địa phương trên các góc độ: lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo, điều hành các ngảnh liên quan (nông nghiệp, thương mại, công nghiệp ) xây dựng nghiên cứu hoạch định chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản; lãnh đạo ngành thương mại chỉ đạo và tham gia trực tiếp vảo công tác xây dựng, ban hành chính sách xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu; lãnh đạo địa phương và lãnh đạo các ngành giám sát, điều chỉnh quả trình thực thi các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản.

- Tiềm năng, lợi thế về sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của địa phương

Việc thực thi các chính sách thúc đẩy mặt hàng nông sản chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi khai thác được những lợi thế sức mạnh của địa phương Tây thuộc vào vị trí địa lí, khí hậu, đặc điểm thổ nhưỡng, truyền thống canh tác mà mỗi địa phương có những lợi thể nhất định về sản phẩm hàng nông sản, Những đặc điểm này tác động đến năng suất, chất lượng sản phẩm mang lại những đặc điểm nổi bật, lợi thể so sánh cho các sản phẩm, đồng thời mang lại hình ảnh, thương hiệu cho mỗi vùng, địa phương sản xuất. Chính vì vậy đây là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định hiệu quả thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản.

2.1.2.2. Yếu tố khách quan

- Tình hình thị trường xuất khẩu hàng dệt may trong nước tác động rất lớn đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. Nhằm đảm bảo hiệu hoạt động sản xuất ở mỗi thời

điểm khác nhau phụ thuộc vào nền kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế, nhà nước có những biện pháp điều chỉnh đối với chính sách xuất khẩu hàng dệt may.

- Tình hình thị trường xuất khẩu hàng dệt may được đánh giá thông qua các yếu tố như giá cả nguyên vật liệu: vải, chỉ, nhu cầu thị hiếu, ảnh hưởng đến nhu cầu và sản lượng dẫn đến nhà nước có những sự điều chỉnh khác nhau đối với chính sách xuất khẩu hàng dệt may của quốc gia. Căn cứ vào các yếu tố đó để nhà nước quyết định các chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu, thông qua những biện pháp gián tiếp và trực tiếp để điều chỉnh mở rộng hay hạn chế hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh.

Điều kiện phát triển khoa học công nghệ, chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia trong những năm tiếp theo có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch định và thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của quốc gia nói chung và của tỉnh nói riêng.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w