Thực trạng nhóm chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm hàng dệt may

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.1. Thực trạng nhóm chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm hàng dệt may

- Tình hình thị trường xuất khẩu hàng dệt may được đánh giá thông qua các yếu tố như giá cả nguyên vật liệu: vải, chỉ, nhu cầu thị hiếu, ảnh hưởng đến nhu cầu và sản lượng dẫn đến nhà nước có những sự điều chỉnh khác nhau đối với chính sách xuất khẩu hàng dệt may của quốc gia. Căn cứ vào các yếu tố đó để nhà nước quyết định các chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu, thông qua những biện pháp gián tiếp và trực tiếp để điều chỉnh mở rộng hay hạn chế hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh.

Điều kiện phát triển khoa học công nghệ, chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia trong những năm tiếp theo có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch định và thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của quốc gia nói chung và của tỉnh nói riêng.

2.2. Phân tích thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu dệt may của tỉnh Thái Bình

2.2.1. Thực trạng nhóm chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu khẩu

Nhằm đảm bảo các quy định theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Thái Bình quyết định phê duyệt đề án “Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực có lợi thế cạnh tranh để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Bình đến năm 2020”

Công tác hoạch định và ban hành chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu được các cấp, các ngành quan tâm. UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề án để thúc đẩy phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực dệt may, cụ thể:

- Chương trình phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; trong đó mục tiêu của của Chương trình là: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình.

- Ban hành các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Bình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh: UBND tỉnh đã quan tâm xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, cụ thể là đã ban hành các quyết định số 11/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030; Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND v/v Ban hành Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020 đến năm 2030.

- Xây dựng các đề án quy hoạch:

+ Lĩnh vực công nghiệp: Ban hành Quyết định số 2171/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030. Đối với ngành dệt may, UBND tỉnh đã xây dựng và phê duyệt đề án quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

+ Lĩnh vực thương mại: Ban hành Quyết định 3192/QĐ-UBND ngày 18/11/2020 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025

Các chính sách do UBND Tỉnh ban hành đã có những tác động nhất định tới hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh. Chính sách xuất khẩu dệt may có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tự do hỏa từng bước thị trường và khuyến khích xuất khẩu dệt may. Đồng thời cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu hàng dệt may được chuyển dần từ quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng công cụ pháp luật, kế hoạch, chính sách, ... Chính sách trợ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu và thưởng xuất khẩu đã góp phần làm cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may có sự gia tăng liên tục trong nhiều năm, tạo ra được thị trường mới đầy tiềm năng.

Như vậy, nhìn chung các chính sách định hướng hoạt động sản xuất hàng dệt may phục vụ xuất khẩu của tỉnh Thái Bình đã tương đối cụ thể và mang lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, các chính sách chủ yếu trong ngắn hạn, chưa có một chính sách chuyên biệt về sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Bên cạnh những mặt tích cực, còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Có thể kể đến như hiện nay chưa có một chiến lược xuất khẩu hàng dệt may mang tính dài hạn, chính sách quản lý xuất khẩu hàng dệt may bằng hạn ngạch được thu hẹp dần, chính sách quy định quyền tham gia xuất khẩu trực tiếp vô hình chung đã tạo vị thế độc quyền cho một số doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w