Nguyên nhân hạn chế của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Thái Bình là một tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên không ổn định, tình trạng lao động bỏ việc, tự do chuyển chỗ làm khá phổ biến, có nền kinh tế so với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng còn kém phát triển, các doanh nghiệp của tỉnh đa phần là những cơ sở sản xuất nhỏ, có quy mô, nguồn vốn và nguồn nhân lực tương đối hạn chế, nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho thị trường xung quanh.

- Một số nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của dịch covid, khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới các nước nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn, … gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Thái Bình, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi khó chủ động được nguồn nguyên liệu. Đồng thời những người sản xuất cũng luôn đứng trước nguy cơ mất vốn sản xuất, Sự biến động kinh tế thế giới trong những năm gần đây là khó khăn nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nói riêng.

- Những hệ lụy do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Thái Bình là rất lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tình trạng ứ đọng sản phẩm hàng hóa chưa tiêu thụ được vẫn tiếp diễn, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, lượng hàng hóa tồn kho lớn.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh lương thực, hoạt động vận tải, du lịch và dịch vụ bị thu hẹp, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác cũng gặp nhiều khó khăn. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Măc dù là tỉnh có thế mạnh về sản xuất công nghiệp nhưng các sản phẩm công nghiệp phục vụ xuất khẩu lại chưa đa dạng. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu chưa ổn định, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhiều trường hợp, mặc dù hợp đồng mua vải đã được ký với đối tác nhưng vẫn bị giao hàng chậm, có thời điểm chậm tới nửa tháng. Có một số doanh nghiệp khó khăn hơn do không tìm được nguồn hàng để mua, ảnh hưởng tới tiến độ, công nhân phải tạm ngừng sản xuất.

- Tư duy, nhận thức và trình độ của lãnh đạo, các nhà hoạch định và thực thi chính sách còn bất cập, ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực thi chính sách; Qua khảo sát cho thấy còn tồn tại nhiều bất cập trong nội dung của các chính sách đã ban hành và đang áp dụng việc chỉ đạo và thực thi chính sách còn vướng mắc cần tháo gở.

- Trong hoạt động quản lý, thúc đẩy xuất khẩu, cơ chế phối hợp giữa các Cơ quan chức năng cũng như giữa các cán bộ quản lý chưa tốt là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ quả như hiệu quả thực thi của chính sách thấp, không có sự liên kết phối hợp giữa người sản xuất, doanh nghiệp và nhà quản lý, …

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chưa thực sự tốt, chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Điều đó làm giảm hiệu quả thực thi của các chính sách thúc đẩy, hạn chế hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát. Không những vậy, trong nhiều trường hợp, nếu có tiêu cực xảy ra, sự hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý còn có thể ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của doanh nghiệp, các cơ quản quản lý.

- Chính sách của tình trong việc thúc đẩy sản xuất và hoạt động xuất khẩu chưa đủ mạnh. Kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may chưa cao, ngoài ngân sách từ các dự án của Trung ương, ngân sách của tỉnh chưa đáp ứng được các yêu cầu về nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển công nghiệp; đặc biệt là cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ chế biến xuất khẩu chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, khác biệt là hệ thống xử lý rác thải, hệ thống điện phục vụ sản xuất còn dùng chung với hệ thống điện sinh hoạt, thường xuyên bị mất điện đột ngột ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KHIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 40 - 42)