Định hướng hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 43 - 45)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1.3. Định hướng hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của

Thái Bình

3.1.3.1. Về hoạch định chính sách

Trước hết, cần xác định tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030, trong đó cần có mục tiêu, giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn; đồng thời tiến hành rà soát toàn bộ hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các đối tượng, từ đó xác định những vấn đề khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân gây nên những khó khăn tồn tại đó, trên cơ sở khả năng và nguồn lực để thiết lập các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể để để tra chính sách thúc đẩy xuất khẩu cần đạt được. Từ đó, tiến hành xác định các định hướng chính và giải pháp cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Trong quá trình hoạch định, cần có sự phối hợp cung cấp thông tin từ nhiều phía, bao gồm cả cán bộ quản lý các ngành có liên quan, người sản xuất và các doanh nghiệp xuất

khẩu nhằm đóng góp đầy đủ những ưu điểm và hạn chế của các chính sách xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh hiện nay.

Dựa trên những thông tin nêu trên, cán bộ quản lý tiến hành thực hiện tổ chức, hoạch định cụ thể chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh. Việc hoạch định chính sách phải căn cứ trên đường lối chính trị hiện tại, phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội địa phương và bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Đồng thời tận dụng được khoa học công nghệ phải hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp, tiết kiện thể gian, chi phí cho các đối tượng tham gia hoạt động xuất khẩu.

3.1.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách

Từ việc hoạch định chính sách, cán bộ quản lý nhà nước lựa chọn những phương án khả thi nhằm thực hiện thành công các hoạch định nêu trên. Trong thực tế, đây là quá trình rất phức tạp và có liên quan tới rất nhiều đối tượng. Tỉnh cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng đối tượng tại các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, nhằm giao phó đúng người, đúng việc. Đồng thời, tùy vào điều kiện tự nhiên của địa phương để áp dụng các mục tiêu khác nhau như nâng cao giá trị các mặt hàng dệt may xuất khẩu hay gia tăng sản lượng hàng dệt may xuất khẩu.

Sau khi xác định các mục tiêu cần đạt được, thực hiện phân chia nhỏ công việc, tiến hành lập các quy hoạch, chương trình, dự án tương ứng với từng nhóm công việc nhỏ. Từ đó, xác định mức độ ưu tiên của các chương trình, dự án này nhằm phần bổ nguồn nhân lực, vật lực và tài chính một cách hợp lý.

Việc lập các quy hoạch, chương trình, dự án cần được xem xét kỹ lưỡng trên tổng thể hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tỉnh thông qua việc xác định các nhân tố chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp khi thực hiện, đồng thời cần phù hợp với xu hướng xuất khẩu hàng dệt may chung của khu vực và trên thế giới.

Khi triển khai, phải đảm bảo sự phối hợp giữa các tác nhân tham gia hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, tạo thành một cơ chế chia sẻ thông tin liền mạch, Tỉnh cũng cần bố trí ngân sách hợp lý và ưu tiên cho những khu vực trọng điểm về sản xuất xuất khẩu hạ tầng giao thông đường bộ, …

3.1.3.3. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chính sách

Trên cơ sở mục tiêu, giải pháp và căn cứ vào tiêu chí đánh giá kết quả đạt được, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Nhằm định giá việc thực thi các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may một cách khách quan, trước hết, cần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt

may. Từ đó tiến hành xây dựng cơ chế và các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chính sách. Việc đánh giá cần được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm xác định những cơ hội, thách thức xảy ra.

Sau khi thực hiện đánh giá hiệu quả chính sách, cần xác định rõ các ưu, nhược điểm của chính sách, từ đó tỉnh tiến hành trao đổi, thống nhất với các bên liên quan nhằm tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn hoặc điều chỉnh chỉnh sách xuất khẩu hàng dệt may cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Ngoài ra, Tỉnh cũng có thể thuê các đơn vị bên ngoài chuyên đánh giá về hiệu quả các chính sách công, cụ thể ở đây là chính sách xuất khẩu hàng dệt may hoặc các tổ chức, chuyên gia tước ngoài nhằm có được sự tư vấn đầy đủ, hợp lý, tận dụng được các cơ hội khi Việt nam đang tích cực tham gia các tổ chức, hiệp định tự do thương mại trên Thế giới.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 43 - 45)