6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2.2. Thực trạng nhóm chính sách thúc đẩy thị trường xuất khẩu hàng dệt may
Đối với các chính sách về hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình đã ban hành các chính sách như chính sách phát triển công nghiệp gắn với ưu tiên phát triển cụm công nghiệp, chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm xuất khẩu, các chính sách này chịu tác động của một số quy định, chỉ đạo chung về phát triển công nghiệp, hoạt động xuất khẩu của Nhà nước nói chung và UBND tỉnh Thái Bình nói riêng.
Trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, để góp phần hoàn thành mục tiêu GRDP những tháng cuối năm 2021 tăng 13%, UBND tỉnh đã phát động cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh thi đua sản xuất, kinh doanh. Hưởng ứng phát động của UBND tỉnh, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, người lao động hăng say làm việc tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi. Để vượt qua khó khăn về thị trường trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giải pháp của công ty là tập trung đổi mới quy trình sản xuất, đầu tư khoa học công nghệ theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tạo sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nội địa và chinh phục thị trường quốc tế.
Để thúc đẩy xuất khẩu thị trường hàng dệt may của tỉnh, UBND Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Chính sách thúc đẩy sản xuất hàng dệt may đã được tỉnh Thái Bình quan tâm thông qua việc ban hành các chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ. CN hỗ trợ ngành dệt may, nguyên liệu tập trung vào sản xuất những sản phẩm có thị trường lớn và giá trị gia tăng cao như sợi, vải các loại và giả da; Phụ kiện tập trung vào phục vụ cho ngành may là bông tắm và mex các loại; đẩy mạnh việc thành lập và đầu tư hạ tầng KCN ven biển để đáp ứng phát triển công nghiệp dệt hoàn tất sản phẩm.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phát triển thị trường
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu tổng quát đã xác định, đến năm 2020, CNHT sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển quan trọng, chủ yếu sản xuất và cung cấp các linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước; đến năm 2025, CNHT của tỉnh sẽ tham gia quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới. Đặc biệt, Thái Bình sẽ đặc biệt tập trung phát triển CNHT cho ngành điện tử, cơ khí chế tạo và dệt may, coi đây như một khâu đột phá để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới và góp phần nâng cao giá trị tăng thêm của ngành.
Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng đang ởgiai đoạn đầu và từng bước phát triển. Thời gian qua, CNHT ngành dệt may đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may phát triển, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 300 doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày, trong đó có 44 DN CNHT (5 DN đầu tư nước ngoài, 39 DN, cơ sở sản xuất trong
nước). Các DN CNHT ngành dệt may, da giày chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực dệt nhuộm, kéo sợi. Hiện tại, có 41 DN hỗ trợ ngành dệt, trong đó 23 DN dệt nhuộm và 18 DN sản xuất xơ, sợi. Các DN dệt và sản xuất xơ, sợi chủ yếu có quy mô trung bình, quy mô lớn với dây chuyền tương đối hiện đại như Công ty TNHH Hợp Thành, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Cường, Công ty Cổ phần Bitexco Nam Long, Công ty Cổ phần Damsan, Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý. Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt, sợi của các DN trên chủ yếu là châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, tiêu thụ một phần ở trong nước. Đây là một trong những lợi thế rất lớn phát triển CNHT ngành dệt may của địa phương.
Như vậy, thực tế số doanh nghiệp dệt may đầu tư vào tỉnh rất nhiều song lại chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ cho ngành may mặc. Phần lớn các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu nước ngoài nên đây là thách thức không nhỏ đối với ngành dệt may. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may, da giày của tỉnh chủ yếu làm gia công nên nguyên liệu sản xuất đều do đối tác cung cấp hoặc chỉ định, các doanh nghiệp không được quyền lựa chọn. Đó là một trong những điểm yếu của ngành dệt may chưa phát triển tương xứng với vị trí của ngành. Định hướng đẩy mạnh phát triển CNHT ngành dệt may chính là để các doanh nghiệp trong tỉnh đón đầu các hiệp định thương mại quốc tế, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, góp phần tích cực vào chiến lược phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh thông qua việc tổ chức, triển khai hàng loạt các dự án, hoạt động xúc tiến thương mại sôi động, thiết thực góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy các quan hệ thương mại trong và ngoài nước. Phát hành bản tin Công nghiệp – Thương mại, Cung cấp thông tin về hoạt động công nghiệp thương mại của địa phương để đưa lên các trang website của Bộ Công Thương, website của tỉnh, thu thập thông tin giá cả các mặt hàng thiết yếu... cung cấp thông tin cho các đồng chí lãnh đạo và doanh nghiệp kịp thời, chính xác về thông tin về thị trường xuất nhập khẩu, cơ chế chính sách, thông tin về các hiệp định thương mại, thuế quan, về các hoạt động của ngành...