Những thành công của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.1. Những thành công của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

- Về quá trình tổ chức chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

+ Công tác hoạch định chính sách, dự báo thị trường được Thái Bình quan tâm đúng mực. Tỉnh đã xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp, cũng như các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may.

+ Công tác tổ chức thực hiện chính sách về cơ bản được thực hiện hiệu quả. Cách thức triển khai các quy định, chính sách cụ thể, nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ban, ngành... đồng thời đảm bảo chủ trì, nhằm phối hợp các bên liên quan. Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện chính sách của tỉnh đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, cải tiến công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động…

+ Thực hiện đánh giá định kỳ hoạt động xuất khẩu thông qua các báo cáo từ các cấp địa phương, phiếu khảo sát đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Công tác báo cáo được thực hiện chủ yếu bởi Cục thống kê Thái Bình và Ban Chỉ đạo đề án xuất khẩu tỉnh (Sở Công thương tỉnh Thái Bình), phối hợp với các đơn vị liên quan như Cục Hải quan, Cục Thuế tỉnh Thái Bình. Các báo cáo phản ánh được kết quả thực hiện so với mục tiêu đặt ra với các số lượng thống kế tương đối đầy đủ về các chỉ

tiêu như quy mô, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu...

- Về nội dung các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

+ Chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu, đi đôi với phát triển công nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh giúp sản lượng xuất khẩu hàng dệt may có mức ổn định, sản xuất công nghiệp cơ bản đáp ứng được nhu cầu, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân đồng thời góp phần phát triển hoạt động xuất khẩu chung của tỉnh.

+ Chính sách về mặt hàng xuất khẩu của tỉnh tập trung vào những sản phẩm chủ lực, có giá trị cao, cơ cấu các mặt hàng từng bước cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng các sản phẩm đã qua gia công và giảm dần tỷ trọng.

+ Chính sách về thị trường xuất khẩu của tỉnh trong giai đoạn hiện nay là đa dạng hóa thị trường, tiếp tục duy trì được các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, …Các DN của tỉnh với sự hỗ trợ của Nhà nước không ngừng tìm kiếm các đối tác xuất khẩu ở những thị trường mới, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, tăng thị phần tại những thị trường truyền thống, tăng cường sự hợp tác với các quốc gia xuất khẩu liền kề như Thái Lan, Lào.

+ Chính sách về nghiên cứu thị trường, hàng hóa, các chính sách thương mại đã được tỉnh quan tâm, đầu tư. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án xuất khẩu chỉ đạo, thực hiện đề án phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với các báo cáo về hoạt động xuất khẩu hàng hóa, thị trường xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu, …góp phần định hướng hoạt động xuất khẩu trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 37 - 38)