Nhóm giải pháp hoàn thiện quá trình tổ chức chính sách

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 45 - 46)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quá trình tổ chức chính sách

- Hoạch định chính sách

Nâng cao hiệu quả công tác phân tích môi trường và dự báo vì đây là những việc cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của tỉnh Thái Bình. Tập trung đầu tư phát triển tại các trung tâm nghiên cứu, phân tích, dự báo về xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng của tỉnh.

Cần thực hiện rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung trên địa bàn tỉnh và các huyện gắn với quy hoạch phát triển nông thôn một cách hợp lý theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó ưu tiên quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Các chính sách cần xây dựng theo định hướng dài hạn, bài bàn, có cân nhắc tới hiệu quả các chính sách và hướng tới xuất khẩu hàng dệt may phát triển, gia tăng lợi ích cho tất cả các đối tượng.

- Tổ chức triển khai chính sách

+ Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể cho các chính sách, đồng thời xây dựng, góp ý và đánh giá chính sách. Bên cạnh đó, cần tăng cường kỷ luật trong việc thực thi chính sách, điều chỉnh chính sách kịp thời và tổng kết, rút kinh nghiệm cho từng chương trình mục tiêu.

+ Đối với các cán bộ, công chức tham gia thực thi chính sách, cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng với các yêu cầu đặt ra của thực

thi chính sách. Tỉnh cũng cần có các quy chuẩn đạo đức trong việc giao tiếp giữa các cán bộ và DN, người nông dân cho phù hợp.

+ Cần rà soát và thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch, dự án về xuất khẩu hàng dệt may, trong đó tỉnh cần tiếp tục rà soát, tiến hành điều tra tổng thể trên toàn tỉnh với các vùng sản xuất công nghiệp xuất khẩu hàng dệt may. Cần thay đổi các chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó cân nhắc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch được xây dựng một cách chi tiết.

- Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách

+ Thành lập đội ngũ chuyển trách về đánh giá các hoạt động liên quan tới thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may nhằm theo dõi diễn biến thị trường, có các đánh giá khách quan về tình hình thị trường để đưa ra các giải pháp nhằm ứng phó với các tiêu chí, chuẩn mực cụ thể, bao quát hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh.

+ Quá trình triển khai các quy hoạch, dự án liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may cần theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng dệt may của tỉnh, trong trường hợp có sai phạm làm phá vỡ các quy hoạch đề ra cần có các biện pháp xử lý cứng rắn các trường hợp vi phạm. Ngoài ra cần xây dựng những kênh hỗ trợ, góp ý thường xuyên của người dân cũng như doanh nghiệp để báo lên các cấp cơ quan điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 45 - 46)