Hạn chế của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 38 - 40)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.2. Hạn chế của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

Thứ nhất, về quá trình tổ chức chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

- Công tác hoạch định chính sách còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ban, ngành trong tỉnh, dẫn đến một số chính sách chưa phù hợp, chưa sát với thực tiễn, nguồn lực để thực thi chính sách có nhiều hạn chế nên chưa có những chính sách đủ mạnh, đồng bộ để có thể tạo được sự phát triển trong công nghiệp.

- Hoạch định chính sách chủ yếu dựa trên các đánh giá, quan điểm của người hoạch định, việc lấy ý kiến tham gia của các đối tượng chịu sự điều chính trực tiếp của chính sách còn ít, việc tiếp thu ý kiến của các ban, ngành trong tỉnh chưa thực sự chủ động.

- Chưa tạo được kênh thông tin góp ý hiệu quả giữa người sản xuất, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý hoạt động xuất khẩu trong quá trình hoạch định chính

sách. Cùng với đó các biện pháp hỗ trợ của Tỉnh chưa thực sự đồng bộ, thường chỉ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn, chưa mang tính ổn định, lâu dài.

- Nhận thức về đánh giá chính sách xuất khẩu hàng dệt may còn đơn giản, mặc dù Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo đề án xuất khẩu nhưng công tác đánh giá mới ở mức cơ bản, chưa đi sâu và giải quyết cụ thể các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của địa phương. Đồng thời, công tác đánh giá chủ yếu từ phía cơ quan ban hành chính sách, các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ một bộ phận thường xuyên có các báo cáo thường niên về hoạt động kinh doanh có liên quan tới xuất khẩu, vì vậy hiệu quả đánh giá chưa cao.

- Thiếu các tiêu chí đánh giá một cách khoa học, toàn diện, việc đánh giá chính sách chưa căn cứ trên các bộ tiêu chí đánh giá chính sách được thiết kế phù hợp với từng loại chính sách, kinh phi tính cho việc đánh giá chính sách còn hạn chế. Công tác đánh giá chính sách là khâu rất quan trọng góp phần xác định rõ các vấn đề, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Tuy nhiên hiện nay chi phí cho công tác đánh giá của tỉnh còn hạn chế. - Công tác triển khai chính sách thực hiện chưa thực sự hiệu quả, sự liên kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp, cán bộ quản lý, nhà khoa học trong quá trình triển khai còn thấp dẫn đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may chưa cao.

- Công tác quy hoạch các dự án chưa thực sự hiệu quả, một số dự án sản xuất, chế biến xuất khẩu không đảm bảo đúng tiến độ hoặc chuyển đổi mục đích dự án.

Thứ hai, về nội dung các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

- Một số nội dung của các chính sách chưa thực sự phù hợp, sát với thực tế, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của hoạt động xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh và chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có. Thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, còn phụ thuộc vào các thị trường lớn như Trung Quốc nhất là đối với sản phẩm gỗ, chuối, lợn thịt trong khi thị trưởng nảy thiếu ổn định và không bền vững. Tuy đã có những hoạt động nhằm mở rộng thị trường tuy nhiên chủ yếu vẫn tập trung tại các thị trường trong khu vực Châu Á.

- Chính sách về hàng hóa chủ lực của tỉnh đã được xác định, tuy nhiên mới chỉ hướng tới việc xuất khẩu qua thể hiện mà chưa chỉ rõ ràng nhưng hưởng để thực hiện chuyển đổi việc xuất khẩu các mặt hàng nhằm nâng cao giá trị cho hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, chính sách cũng chưa giải quyết được vấn đề thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ các nhà máy sản xuất hàng dệt may.

- Quy định về nộp thuế xuất khẩu trước khi thông qua hàng hóa chưa hợp lý, gây khó khăn cho DN xuất khẩu. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu, huy động vốn phục vụ

hoạt động xuất khẩu chưa thực sự hiệu quả, thủ tục hành chính con rườm rà, thời hạn cho vay vốn ngắn, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

- Chính sách xúc tiến xuất khẩu đặc biệt là quảng bá các mặt hàng dệt may chủ lực chưa đem lại hiệu quả cao. Đồng thời, công tác dự báo còn yếu, chưa phát huy được vai trò cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, các biện pháp hỗ trợ: bảo hiểm xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu chưa mang lại nhiều hiệu quả. Hiện nay bảo hiểm xuất khẩu vẫn chưa thu hút được sự quan tâm tham gia của nhiều doanh nghiệp, trong khi đó trợ cấp xuất khẩu thì rất hạn chế.

- Công tác thanh kiểm tra phát hiện xử lý sai phạm trong quy trình thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may chưa tốt. Thực tế hiện nay vẫn thưởng xuyên xảy ra những vi phạm, thậm chí những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động xuất khẩu, quản lý xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 38 - 40)