Các kiến nghị hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 49 - 55)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3. Các kiến nghị hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của

Thái Bình

- Đối với Chính Phủ

+ Nhà nước cần tăng cường các chính sách phúc lợi cho người lao động, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm thị trường cả trong và ngoài nước là những hoạt động mà cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao doanh thu những tháng cuối năm.

+ Đầu tư phát triển nền công nghiệp hỗ trợ nhằm cung ứng nguồn nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu. Đồng thời, các DN cũng phải đẩy mạnh đầu tư các trang thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất; đào tạo đội ngũ nhân lực lành nghề, chuyên sâu; nâng cao năng lực quản trị DN cũng như tiết giảm các khoản chi phí, các thao tác dôi dư, ... để nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ.

+ Mặt khác, Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan cần xây dựng những cơ chế, chính sách phát triển ổn định, hỗ trợ DN phát triển, tránh sự đối xử, phân biệt giữa các DN trong nước với các doanh nghiệp FDI như hiện nay.

+ Chính phủ cùng các bộ, ngành cần nghiên cứu hỗ trợ cho DN mức vay ưu đãi để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất, giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan chính sách thuế, thủ tục hải quan, các loại phí, phụ phí; chính sách cấp phép đầu tư vào khâu dệt, nhuộm, về ưu đãi đầu tư tại khu công nghệ cao, … để DN yên tâm đầu tư và phát triển.

- Đối với Bộ Công thương và các Bộ ban ngành liên quan

+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu hàng hóa. Trong đó sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật đang gây khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay

+ Có các chính sách cụ thể để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như các chính sách thu hút công nghệ tiên tiến, hiện đại.

+ Tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định Thương mại tự do, Hiệp định Thương mại song phương và các biên bản ghi nhớ liên quan đến thương mại hàng hóa. Đồng thời, tăng cường nâng cao hiệu quả của Chương trính xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia. Tăng cường ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và những biện pháp bảo hộ không phù hợp với cam kết quốc tế.

- Đối với UBND tỉnh

+ Tăn cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu ngành dệt may. Công tác định hướng phải gắn kết với chính sách, biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực; hỗ trợ thêm kinh phí cho công tác xúc tiến xuất khẩu, …

+ Bên cạnh đó, để sản xuất nguyên phụ liệu theo quy trình khép kín đòi hỏi phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhằm bảo đảm môi trường cũng như sức khỏe người lao động. Vì vậy, cần quan tâm xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại các khu công nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc thành lập và đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp ven biển để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dệt nhuộm, đưa những dự án dễ gây ô nhiễm như dệt nhuộm vào các khu công nghiệp ven biển kết hợp với đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý môi trường tập trung nhằm hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Bên cạnh tuyên truyền, vận động, khích lệ các doanh nghiệp thi đua sản xuất, kinh doanh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cần vận động các doanh nghiệp tăng cường liên kết, hỗ trợ nhau từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, nắm bắt những khó khăn, vướng

mắc của các doanh nghiệp, đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ, giúp cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

3.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Đề tài Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình đặt ra mục tiêu là đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Qua nghiên cứu thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu dệt may của tỉnh, em đã phân tích và chỉ ra được các kết quả cũng như hạn chế của chính sách, đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu của khóa luận, nên các giải pháp mới chỉ tập trung giải quyết được vấn đề hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi chính sách. Vì vậy, để Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình đạt kết quả tốt hơn nữa, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình trong tình hình dịch covid 19.

Thứ hai, Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình sang các thị trường trên Thế giới.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của nước ta nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng đã có những thành tích đáng ghi nhận, sản lượng xuất khẩu tăng trưởng ổn định qua các năm, thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may trong tỉnh cũng được cải thiện đáng kể, thị trường xuất khẩu mở rộng, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu ngày càng đa dạng. Tuy vậy, ngành dệt may xuất khẩu tỉnh Thái Bình vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn như: sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nguồn nguyên liệu biến động thất thường, cơ sở kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ người lao động hạn chế, … Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Thái Bình đã có nhiều chính sách quan tâm đến các hoạt động thúc đẩy hàng dệt may bằng nhiều hình thức như hỗ trợ kinh phí, nguồn lực, các hình thức khác như hỗ trợ truyền thông, quảng cáo, nâng cấp các trang thiết bị, … Tuy nhiên để có thể phát triển hơn nữa ngành xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh phải cần có một chiến lược dài hạn và chính sách phù hợp trong thời gian tới. Thực tế đòi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình đặc biệt là nghiên cứu mang tính đồng bộ, tổng thể xuất khẩu hàng dệt may.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Khắc Bằng (2017), Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm sản của

tỉnh Hà

Tĩnh, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương Mại.

2. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

tháng 12 năm 2017, Thái Bình.

3. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

tháng 12 năm 2018, Thái Bình.

4. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

tháng 12 năm 2019, Thái Bình.

5. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

tháng 12 năm 2020, Thái Bình.

6. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2021), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

tháng 9 năm 2021, Thái Bình.

7. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2019), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình, NXB Thống kê.

8. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2020), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình, NXB Thống kê.

9. Nguyễn Tuấn Dũng (2018), Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế - Đại học Huế.

10. Đại học Kinh tế Quốc dân (2010), Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014), Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO, Luận án Tiến sĩ, Trường

Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Hoàng Đình Khải (2013), Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng dệt

may của tỉnh Thái Bình, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân.

13. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

14. Quốc hội (2005), Luật thương mại

15. Trần Thúy Quỳnh (2020), Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản

16. Đoàn Phúc Thanh (2000), Nguyên lý Quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Các website: http://www.thaibinh.gov.vn

http://www.socongthuong.thaibinh.gov.vn http://www.tapchicongthuong.vn

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 49 - 55)