1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện văn lâm, tỉnh hưng yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

126 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường THPT nói chung, thực trạngsinh hoạt tổ chuyên môn theo NCBH ở các trường THPT công lập ở huyện VănLâm, tỉnh Hưng Yên nói riêng, từ đó

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯNG VƯƠNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĂN LÂM,

TỈNH HƯNG YÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

Lĩnh vực : Quản lý

Tên tác giả : Ths Bùi Thị Ngọc - Phó hiệu trưởng

Ths Đỗ Thị Thiết - Tổ trưởng Tổ Lí Công Thể

Năm học 2015- 2016

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH, CẤP CƠ SỞ

I Thông tin chung.

1 Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên: Bùi Thị Ngọc

Ngày sinh: 27/01/1971

Đơn vị công tác: Trường THPT Trưng Vương – Văn Lâm – Hưng Yên

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ Quản lý giáo dục; cử nhân Toán

Quyền hạn nhiệm vụ được giao: Phó hiệu trưởng

2 Cộng sự

Họ và tên: Đỗ Thị Thiết

Ngày sinh: 13/3/1978

Đơn vị công tác: Trường THPT Trưng Vương – Văn Lâm – Hưng Yên

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ Lí luận và phương pháp dạy học mônVật lí

Quyền hạn nhiệm vụ được giao: Tổ trưởng tổ Lí Công Thể

2 Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận:

Mục đích: Nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và công

Trang 3

tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường THPT nói chung, thực trạngsinh hoạt tổ chuyên môn theo NCBH ở các trường THPT công lập ở huyện VănLâm, tỉnh Hưng Yên nói riêng, từ đó đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt độngcủa tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn đáp ứng tốtmục tiêu đổi mới giáo dục của bậc học.

Nội dung: Đề tài có nội dung chủ yếu nghiên cứu lý luận về quản lý trường

học; điều tra thực trạng và phân tích ưu điểm, hạn chế của việc quản lý hoạt độngcủa tổ chuyên môn Xác định nguyên nhân, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nângcao chất lượng quản lí hoạt động của các tổ chuyên môn ở các trường THPT huyệnVăn Lâm, góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục theo tinh thần đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dungchính của đề tài được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường

THPT.

Trong chương 1, chúng tôi trình bày lí luận chung về quản lí và quản lí giáodục làm cơ sở lí luận để nghiên cứu đề tài Đó là:

- Quản lý giáo dục là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu

được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục củaĐảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam,bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới

- Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia,

hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, GV

và HS, nhằm tận dụng nguồn lực dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hộiđóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạtđộng của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chấtlượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới

- Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn trong trường THPT và Nội dung chủ yếucủa công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông

- Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý hoạt động của TCM

Những vấn đề trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng

Trang 4

và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường

THPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày một số nội dung cơ bản sau:

- Trình bày khái quát tình hình phát triển giáo dục và thực trạng giáo dục ởcác trường THPT công lập huyện Văn Lâm

- Khảo sát và đánh giá khái quát mức độ nhận thức, mức độ thực hiện vàphân tích thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môncủa Hiệu trưởng các trường THPT công lập huyện Văn Lâm, đó là:

+ Quản lí việc lập kế hoạch công tác của tổ chuyên môn và GV

+ Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn

+ Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

+ Quản lý hoạt động học của học sinh

+ Quản lý cơ sở vật chất – Trang thiết bị dạy học

+ Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; đánh giá xếp loại các

thành viên của tổ theo các quy định

+ Đánh giá ưu điểm, tồn tại và tìm hiểu nguyên nhân chủ quan, khách quan củanhững ưu điểm và tồn tại đó

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của Hiệu

trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trong Chương 1 và Chương 2, chúngtôi đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục,giúp cho Hiệu trưởng các trường THPT quản lý hoạt của các tổ chuyên môn ngàycàng hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT

Đó là các biện pháp:

- Nâng cao chất lượng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác của tổ chuyên môn và của giáo viên.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực thích ứng cho tổ trưởng,

nhóm trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên.

Trang 5

- Chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Tạo động lực làm việc cho cán bộ giáo viên trong đổi mới hoạt động giáo dục

- Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tìm những biện pháp hay trong các lĩnh vực mà giáo viên đảm nhận để viết sáng kiến kinh nghiệm

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Đề tài được áp dụng vào việc quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, có thể áp dụng một số biện pháp quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn cho các trường THPT của tỉnh

Hưng Yên và trên toàn quốc

Cán bộ quản lí, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn có thể vận dụng các sảnphẩm nghiên cứu của đề tài vào công tác quản lí hoạt động dạy và học; quản lí sinhhoạt của các tổ chuyên môn trong các nhà trường

4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến:

Đề tài có thể áp dụng trong công tác quản lí tổ chuyên môn, quản lí hoạt độngchuyên môn trong các trường THPT tỉnh Hưng Yên và một số trường THPT trêntoàn quốc (có điều kiện tương tự )

5 Hiệu quả lợi ích của sáng kiến:

Đề tài khái quát cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, phân tích những yếu

tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT, xác địnhtính cấp thiết của công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của Hiệu trưởng, chỉ

ra những bài học và mặt hạn chế, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của tổchuyên môn trong các trường THPT công lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn và

GV, xây dựng môi trường thân thiện, đoàn kết trong tổ chuyên môn cũng như trong

hội đồng sư phạm nhà trường Khích lệ GV hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp

trong chuyên môn nghiệp vụ

Trang 6

- Nâng cao năng lực thích ứng, cải thiện tâm lí ngại thay đổi của một số cán bộquản lí, tổ trưởng chuyên môn và GV GV có nghiệp vụ sư phạm tốt, nhanh nhạy trong

xử lý các tình huống sư phạm, có khả năng cảm hóa HS, biết định hướng phát triểntoàn diện HS theo mục tiêu giáo dục

- Tạo động lực làm việc cho cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.Động viên, khích lệ giáo viên có ý chí phấn đấu, có thời gian tập trung cho đổi mớisinh hoạt tổ chuyên môn

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV, xây dựng môi trường thân thiện,đoàn kết trong tổ Khích lệ GV hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp trong chuyênmôn nghiệp vụ

- CSVC trang thiết bị nhà trường trang bị tương đối đầy đủ, đồng bộ, hiện đại,kết nối Internet rộng rãi để truy cập, tham khảo tài liệu phục vụ tốt cho dạy và học.Thiết bị thiếu, hỏng được bổ xung kịp thời

- Cán bộ phụ trách phòng thiết bị phối hợp với giáo viên theo kế hoạch và tinhthần hợp tác cao, cải thiện đáng kể tâm lí ngại tìm thiết bị của giáo viên

- Sinh hoạt chuyên môn sau các tiết dự giờ không còn tập trung vào việcđánh giá giờ học, xếp loại giáo viên Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, thamgia phân tích nguyên nhân, kết quả để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.Giáo viên chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng họcsinh Động viên, khích lệ giáo viên có ý chí phấn đấu, có thời gian tập trung chođổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn GV đã có sự quan tâm, giúp đỡ học sinh trongquá trình học tập, nâng cao được chất lượng dạy và học

- GV có nghiệp vụ sư phạm tốt, nhanh nhạy trong xử lý các tình huống sưphạm, có khả năng cảm hóa HS, biết định hướng phát triển toàn diện HS theo mụctiêu giáo dục

- HS tích cực, tự giác học tập

6 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

Ban giám hiệu các THPT Trưng Vương, THPT Văn Lâm sẽ áp dụng sáng kiến vàoquản lý hoạt động của tổ chuyên môn năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017 và các nămtiếp theo sau khi rút kinh nghiệm

Trang 7

Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo Nếu có gian dối hoặckhông đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật.

Thủ trưởng đơn vị xác nhận Văn Lâm, ngày 25 tháng 3 năm 2015

Người báo cáo yêu cầu công nhận sáng kiến

Bùi Thị Ngọc

Trang 8

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

LÍ LỊCH KHOA HỌC

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 2

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

8 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3

9 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 4

10 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5

1.2 QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 5

1.2.1 Quản lý 5

1.2.2 Quản lý giáo dục 9

1.2.3 Quản lý nhà trường 10

1.3 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN .12

1.3.1 Trường THPT 12

1.3.2 Hoạt động của trường trung học phổ thông 13

1.3.3 Các nội dung quản lý trong nhà trường trung học phổ thông 14

1.4 TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 15

1.4.1 Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn trong trường THPT 15

1.4.2 Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn 17

1.5 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 20

1.5.1 Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, của GV 20

1.5.2 Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên 21

1.5.3 Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn 24

1.5.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; đánh giá xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định 30

Trang 9

1.5.5 Quản lý việc sử dụng CSVC, trang thiết bị, phương tiện - kĩ thuật phục

vụ dạy học 31

1.5.6 Quản lý đánh giá chất lượng hoạt động Tổ chuyên môn 32

1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TCM 33

1.6.1 Yếu tố khách quan 33

1.6.2 Các yếu tố chủ quan 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN 36

2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GD&ĐT HUYỆN VĂN LÂM 36

2.1.1 Quy mô trường, lớp 36

2.1.2 Chất lượng, hiệu quả Giáo dục và Đào tạo 37

2.2 THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 38

2.2.1 Lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh 38

2.2.2 Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo môn học 39

2.2.3 Cơ cấu tuổi và giới tính 40

2.2.4 Kết quả đánh giá xếp loại công chức, viên chức và xếp loại thi đua của công chức, viên chức 41

2.2.5 Về kết quả học tập của học sinh năm học 2013-2014 và 2014-2015 43

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP HUYỆN VĂN LÂM 44

2.3.1 Thực trạng quản lí hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn 45

2.3.2 Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch công tác của tổ chuyên môn và GV .46

2.3.3 Phân tích thực trạng quản lý việc dạy học của các tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh 47

2.3.4 Phân tích thực trạng quản lý hoạt động học của Hiệu trưởng đối với học sinh 61

2.3.5 Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm 66

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 71

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN 72

3.1 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP 72

3.1.1 Đảm bảo tính cấp thiết 72

Trang 10

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 72

3.1.3 Đảm bảo tính mục tiêu và pháp lý 72

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 73

3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 73

3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN 73

3.2.1 Nâng cao chất lượng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác của tổ chuyên môn và của giáo viên 73

3.2.2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực thích ứng cho tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên 76

3.2.3 Chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh 77

3.2.4 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh 79

3.2.5 Tạo động lực làm việc cho cán bộ giáo viên trong đổi mới hoạt động giáo dục 83

3.2.6 Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tìm những biện pháp hay trong các lĩnh vực mà giáo viên đảm nhận để viết sáng kiến kinh nghiệm. .84

3.2.7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 85

3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 87

3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA HỆ THỐNG BIỆN PHÁP 87

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 87

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 88

3.4.3 Thang đánh giá khảo nghiệm 88

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp 88

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93

1 KẾT LUẬN 93

2 KHUYẾN NGHỊ 94

3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG, TRIỂN VỌNG TRONG VIỆC VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 94

4 LỜI CAM ĐOAN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC

Trang 12

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSTĐ Chiến sĩ thi đua

CSTĐCS Chiến sĩ thi đua cơ sở

GVTHPT Giáo viên trung học phổ thông

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GDTX Giáo dục thường xuyên

GDCN Giáo dục chuyên nghiệp

GDQP-AN Giáo dục quốc phòng an ninh

LĐTT Lao động tiên tiến

TNTHPT Tốt nghiệp trung học phổ thông

SKKN Sáng kiến kinh nghiệm

SHCM Sinh hoạt chuyên môn

ƯDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 14

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh huyện Văn Lâm 36

Bảng 2.2 Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục của học sinh THCS, THPT công lập huyện Văn Lâm năm học 2014-2015 38

Bảng 2.3 Thống kê số liệu về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh 38

Bảng 2.4 Cơ cấu theo trình độ và độ tuổi đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 39

Bảng 2.5 Bảng thống kê số lượng giáo viên theo môn học 39

Bảng 2.6 Thống kê đội ngũ giáo viên theo độ tuổi, tính đến tháng 6/2015 40

Bảng 2.7 Kết quả xếp loại công chức, viên chức năm học 2013-2014 và năm học 2014- 2015 41

Bảng 2.8 Kết quả xếp loại thi đua của đội ngũ CBGV, năm học 2013-2014; và năm học 2014- 2015 42

Bảng 2.9 Thống kê kết quả sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014; 2014-2015 42

Bảng 2.10 Thống kê kết quả xếp loại học lực của các trường THPT trong huyện Văn Lâm hai năm học gần đây 43

Bảng 2.11 Kết quả học sinh đỗ TNTHPT năm học 2014-2015, thi vào các trường đại học năm 2015 43

Bảng 2.12 Thống kê kết quả thi học sinh giỏi tỉnh 9 môn năm học 2013- 2014 và năm học 2014-2015 44

Bảng 2.13 Các biện pháp quản lý nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn 46

Bảng 2.14 Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ quản lý thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên 48

Bảng 2.15 Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy 50

Bảng 2.16 Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp 52

Bảng 2.17 Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp 55

Bảng 2.18 Nhận thức về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên 58

Bảng 2.19 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 60

Bảng 2.20 Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh 62

Trang 15

Bảng 2.21 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc kiểm

tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 66Bảng 3.1 Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp 88Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 89Bảng 3.3 Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện

pháp 90

Trang 16

LÍ LỊCH KHOA HỌC

1 Họ tên nhóm tác giả: - Ths Bùi Thị Ngọc - Phó hiệu trưởng

- Ths Đỗ Thị Thiết - Tổ trưởng Tổ Lí- Công-Thể

2 Đơn vị công tác : Trường THPT Trưng Vương

3 Tên đề tài : “Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung

học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với nộidung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa

- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội

nhập quốc tế Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” Như vậy mục đích của giáo dục ngày nay không đơn thuần là

truyền thụ cho học sinh những tri thức mà loài người đã tích luỹ được qua nhiều thế hệ

mà còn phải bồi dưỡng cho học sinh biết làm chủ bản thân, độc lập trong suy nghĩ, tíchcực tìm tòi phát hiện ra cái mới trong học tập và nghiên cứu; biết tự giải quyết nhữngvấn đề mới nảy sinh trong thực tế cuộc sống

Công văn số 4509/BGDĐT- GDTrH ngày 3/9/2015 nêu rõ một trong các nhiệm

vụ trọng tâm của năm học 2015-2015 là “tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệuquả công tác quản lí đối với các cơ sở GDTrH theo hướng tăng cường phân cấp quản

lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôivới việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường ”; “ Tập trung phát triển đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lí giáo dục về năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dụctheo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới PPDH, KTĐG, tổ chứccác hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai tròcủa giáo viên chủ nhiệm lớp của tổ chức Đoàn, Đội, Hội, gia đình và cộng đồng trongviệc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh”

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở tổ chức việc dạy và học trong nhà trường Từthực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máyhoạt động của nhà trường Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạchhoạt động, đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh; duy trì kỷ cương nề nếp đến việcnâng cao chất lượng dạy học, đều phải thông qua sự quản lý và điều hành sinh hoạtcủa tổ chuyên môn Như vậy, tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các

kế hoạch giúp hiệu trưởng đến tận giáo viên và học sinh, vừa thực thi và báo cáo việcthực hiện các chương trình, kế hoạch với hiệu trưởng Vì thế, chỉ đạo đổi mới nâng cao

Trang 18

chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lýnhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mặt khác, đổi mới sinh hoạtchuyên môn trong nhà trường cũng chính là một trong những hình thức chủ yếu để bồidưỡng năng lực sư phạm cho tập thể giáo viên Đây không những là vấn đề quan trọngnhất mà còn là vấn đề then chốt quyết định chất lượng đội ngũ và hiệu quả giờ dạy

Là cán bộ quản lí, chúng tôi thường xuyên nắm bắt chất lượng sinh hoạt của các tổchuyên môn cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường nên luôn trăn trở, suynghĩ và nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổchuyên môn, phải tạo ra được bước đột phá trong quản lí hoạt động dạy và học đểnâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường Việc nghiên cứu đúc rút những kinhnghiệm để áp dụng chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả là thực sự cần thiết vàkịp thời đối với các trường THPT nói chung và trường THPT Trưng Vương nói riêng

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các nhàtrường THPT nói chung và thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ởcác trường THPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nói riêng, từ

đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trên địa bàn nghiêncứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục của bậc học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn ởcác trường THPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

4 Giả thuyết khoa học

Nếu phân tích rõ được lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ởtrường THPT của Hiệu trưởng, chỉ ra được thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyênmôn ở các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, thì có

Trang 19

thể đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp để các hoạt động của tổ chuyên môntrong các nhà trường đạt hiệu quả cao, qua đó có thể góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục trong các trườngTHPT ở tỉnh Hưng Yên.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ởtrường THPT

- Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở

các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trườngTHPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu nâng caochất lượng giáo dục

- Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động của

tổ chuyên môn ở trường các trường THPT công lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yêntrong 2 năm học gần đây (2013-2014, 2014-2015), làm cơ sở cho việc đánh giá và đề

ra biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong bốicảnh đổi mới giáo dục hiện nay

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp và hệ thống hoá

các tài liệu, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Điều tra, khảo sát thực tiễn

+ Phương pháp chuyên gia và phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD

- Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê toán học

8 Điểm mới của đề tài

Đề tài đã nghiên cứu, phân tích thực trạng việc quản lý hoạt động của tổ chuyênmôn ở các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Tìm ranhững hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng caochất lượng hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng những yêu cầu của đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục hiện nay

Trang 20

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dungchính của đề tài khoa học được trình bày trong 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường

trung học phổ thông

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường

THPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của Hiệu trưởng

các trường THPT công lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

10 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Đề tài khái quát cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục từ

đó nghiên cứu, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, phân tích những yếu tố ảnhhưởng đến việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT, xác định tínhcần thiết của công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của Hiệu trưởng, chỉ ranhững bài học và mặt hạn chế, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyênmôn trong các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Trang 21

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong thời gian qua, nhiều nhà khoa học đã đầu tư công sức, trí tuệ và tiền củavào công việc nghiên cứu HĐTCM và biện pháp QL HĐTCM Các đề tài nghiên cứucũng hết sức đa dạng, chủ yếu các tác giả tập trung nghiên cứu về mặt lý luận như: cácchức năng của QLGD; chức năng, phẩm chất, tiêu chuẩn của người QLGD; vai trò,công việc của người hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ QLGD trong nhà trường Có thể

kể tên một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Văn Lê, Hồ Sĩ Thế, Đặng Quốc Bảo,Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm, …

Hiện nay trong các nhà trường, người hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ QLGD cũngdành nhiều quan tâm, đầu tư thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về các biện pháp quản lý nhàtrường, quản lý HĐTCM với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này

Đó là những đề tài rất có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, giúp người hiệu trưởng cónhận thức đúng đắn và đầy đủ về công việc của mình từ đó xác định được cách làm đúngquy luật, phù hợp với thực tế, tình hình của cơ sở giáo dục mình quản lí

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều đề tài luận khoa học, nhiều tác giả nghiêncứu về quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của TCM Tuy nhiên việc nghiên cứu

về quản lý hoạt động của TCM ở các trường THPT công lập huyện Văn Lâm, tỉnhHưng Yên thì chưa có đề tài, tác giả nào nghiên cứu

Kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, dựa trên cơ sở lý luận về quản lý hoạtđộng của TCM kết hợp với thực trạng nghiên cứu về quản lý hoạt động của TCMtrong các trường THPT công lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, đề tài đưa ra một sốbiện pháp quản lý hoạt động của TCM trong các trường THPT công lập trong huyệnVăn Lâm, tỉnh Hưng Yên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường

1.2 Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý xuất hiện, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Đây làmột trong những loại hình lao động lâu đời và quan trọng nhất của con người, là công

Trang 22

vệc cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tính chất quyết địnhđến sự phát triển của toàn xã hội Xong chỉ những năm gần đây người ta mới thừanhận tính chất khoa học của nó và quản lý mới được coi là một ngành khoa học theođúng nghĩa Bất kì một tổ chức, một tập thể nào cũng đều có yếu tố quản lý trong đó

và điều đó quyết định tới hiệu quả hoạt động của tổ chức theo mục tiêu đề ra

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý tùy theo quan điểm và cáchtiếp cận Có người cho rằng quản lý là sự chỉ huy, lãnh đạo, sự cai quản, sự điều khiển,điều chỉnh… Tuy nhiên có thể nêu lên một số quan điểm có tính chất cốt lõi của một

số tác giả như sau:

Henry Fayol (1841 – 1925) nhấn mạnh: Quản lý là một hệ thống phát huy tác

dụng có tính chất độc lập không thể thay thế Theo ông “quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.

Mary ParKer Follett (1868 - 1933) nổi tiếng với thuyết hành vi trong quản lý cho

rằng quản lý là “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được mục đích của tổ chức”.

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì hoạt động quản lý

là “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”

Từ rất nhiều quan điểm khác nhau nêu trên, có thể hiểu khái quát về quản lýnhư sau: Quản lý là sự tác động, chỉ huy điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người, nhằm đạt được mục đích đề ra Sự tác động của quản

lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác, phấn khởi đem hết năng lực, trítuệ của mình tạo nên lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cả xã hội Khái niệm quản lýbao hàm những khía cạnh sau:

Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơthể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định, tồn tại trongkhông gian, thời gian cụ thể

Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ: Chủ thể quản lý và khách thể quản lý,giữa chúng có sự tác động tương hỗ, biện chứng với nhau

Trang 23

Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định Tác độngquản lý thường mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau.

Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp quy luật kháchquan Đó là các hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định đúng quyluật và có hiệu quả, nhưng cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, hướng đếnmục tiêu

Quản lý xét đến cùng, bao giờ cũng là quản lý con người Mục tiêu cuối cùngcủa quản lý là chất lượng, sản phẩm vì lợi ích phục vụ con người Người quản lý tựuchung lại là nghiên cứu khoa học, nghệ thuật giải quyết các mối quan hệ giữa conngười với nhau vô cùng phức tạp, không chỉ giữa chủ thể và khách thể trong hệ thống

mà còn là mối quan hệ tương tác với các hệ thống khác

Như vậy quản lý thể hiện rõ bản chất khoa học ở chỗ: hoạt động này luôn có tính

tổ chức, dựa trên những quy luật, nguyên tắc và phương pháp hoạt động nhất định Đồngthời hoạt động quản lý cũng chứa đựng sự sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử lítình huống với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, để đạt được mục tiêu đề ra Điều này chothấy quản lý cũng có tính nghệ thuật, đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học tập,trau dồi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng cần thiết

1.2.1.2 Chức năng của quản lý

Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ định của chủthể quản lý lên đối tượng quản lý Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủthể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý Nói tới các chức năng chủ yếu củaquản lý, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung đa số các tác giảđều thống nhất ở bốn chức năng sau:

Kế hoạch hoá: Đây là chức năng cơ bản trong các chức năng quản lí Kế hoạch

hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động và quyết định cáchthức, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lí đểđạt được mục tiêu Kế hoạch hoá giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng thể, toàn diện, từ đóthấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọnnhững phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức

và có khả năng ứng phó với sự thay đổi

Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các

thành viên, giữa các bộ phận trong một cơ quan nhằm làm cho họ thực hiện thành

Trang 24

công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của cơ quan đó Nhờ chức năng tổchức mà hệ thống quản lý trở nên có hiệu quả, cho phép các cá nhân góp phần tốt nhấtvào mục tiêu chung Tổ chức được coi là điều kiện của quản lý, đúng như V.I Lê-nin

đã khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng, muốn quản lý tốt…còn phải biết tổ chức vềmặt thực tiễn nữa”

Chỉ đạo: Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành

vi và thái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra Chỉ đạo thể hiệnquá trình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chứcnhằm góp phần thực hiện hoá các mục tiêu đã đặt ra

Chức năng chỉ đạo khơi dậy động lực của nhân tố con người trong hệ thốngquản lý, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người và quá trình giải quyếtnhững mối quan hệ đó để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu

Kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng xuyên suốt quá trình quản lý Mục đích

của kiểm tra nhằm bảo đảm các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sailệch, tìm nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệthống đạt mục tiêu đã định Kiểm tra là một quá trình bao gồm các bước: xây dựng cáctiêu chuẩn; đo lường việc thực hiện; đánh giá các tiêu chuẩn so với các kế hoạch.Kiểm tra là “tai mắt” của quản lý, là việc làm bình thường, không được cản trở đốitượng thực hiện mục tiêu

Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin Thông tin đầy đủ, kịpthời, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch Thông tin cũng cần cho các bộphận trong cơ cấu tổ chức, nó tạo nên mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức Nógiúp truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi hai chiều trong một tổ chức, giúp ngườiquản lí thực hiện các chức năng của mình nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL

Lãnh đạo/Chỉ đạo

Lập kế hoạch

Thông tin

Trang 25

1.2.2 Quản lý giáo dục

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới’’

Tác giả Phạm Minh Hạc cũng khẳng định: “QLGD là tổ chức các HĐDH Có

tổ chức được các HĐDH, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được GD, tức là cụ thể hoá đường lối GD của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước”.

Theo từ điển tiếng Việt, QLGD được hiểu như là việc thực hành đầy đủ các chứcnăng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục vàcác phần về tài chính, vật chất của các hoạt động

Trong thực tế cho thấy, Quản lý Giáo dục gồm các lĩnh vực:

Quản lý chính sách (hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực hiện chính sách vàphân bổ nguồn lực)

Quản lý hành chính (sử dụng nguồn lực con người, tài chính)

Quản lý sư phạm (sử dụng giáo viên, tổ chức quá trình dạy học )

Quản lý giáo dục theo cách tiếp cận khách thể đối tượng quản lý giáo dục thì hoạtđộng QLGD hướng vào quản lý nhà trường, giáo viên, cơ sở vật chất, học sinh, tàichính, quá trình sư phạm

Để đảm bảo cho hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở giáo dục đượcvận hành trơn chu, tối ưu, duy trì ổn định và phát triển thì không thể không nói đến vaitrò của Quản lý giáo dục

Có thể nói, sản phẩm của giáo dục là con người nên hoạt động quản lý giáo dụcmang tính nhân văn sâu sắc, hướng vào con người, nó thu hút sự quan tâm của mọingười và không được máy móc, dập khuôn Quản lý giáo dục gắn liền với việc quản lýcon người, đặc biệt là lao động sư phạm của người giáo viên mang tính liên tục, khôngtách bạch về thời gian Vì vậy trong công tác Quản lý giáo dục cần tạo điều kiện vềtinh thần và vật chất, nâng cao tiềm lực, để họ toàn tâm toàn ý cống hiến cho giáo dục

Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy rằng Quản lý giáo dục là sự tác động có

Trang 26

ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả tốt, phù hợp với xã hội.

1.2.3 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một trong những vấn đề cơ bản nhất của Quản lý giáo dục, vìnhà trường là cơ sở giáo dục, là hạt nhân của hệ thống giáo dục quốc dân, nơi tổ chức thựchiện mục tiêu giáo dục

- Khái niệm nhà trường: Nhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt

và đặc thù của xã hội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội,nhằm thực hiện chức năng truyền thụ các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhómdân cư nhất định trong cộng đồng và xã hội

Nhà trường được hình thành và hoạt động dưới sự điều chỉnh với các quy địnhcủa các chế định xã hội, có tính chất và nguyên lý hoạt động, có mục đích hoạt động rõràng và nhiệm vụ cụ thể; có nội dung và chương trình giáo dục được chọn lọc mộtcách khoa học, có tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ được đào tạo; có phương thức vàphương pháp giáo dục luôn luôn đổi mới, được cung ứng các nguồn lực vật chất cầnthiết; có kế hoạch hoạt động và được hoạt động trong một môi trường (tự nhiên và xãhội) nhất định, có sự đầu tư của người học, cộng đồng, nhà nước và xã hội

“Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, GV và HS Nhằm tận dụng nguồn lực dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp

và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới”.

Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động giảng dạy, quản lýhoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường Thông qua quátrình quản lý làm sao đưa các hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác đểdần đạt được các mục tiêu giáo dục Các hoạt động trong nhà trường bản thân nó đã

có tính giáo dục song cần có sự quản lý, tổ chức chặt chẽ mới phát huy được hiệuquả của bộ máy

Các nội dung chủ yếu của QLGD trên cơ sở quản lý nhà trường bao gồm:

- Nhà trường là thực thể trung tâm của bất kỳ sự biến đổi nào trong hệ thốnggiáo dục

Trang 27

- Nhà trường tự chủ giải quyết những vấn đề sư phạm - kinh tế - xã hội của mìnhvới sự tham gia tích cực và trách nhiệm của những thực thể hữu quan ngoài nhà trường.

- Nâng cao trách nhiệm và tính tự quản của mỗi GV

- Hình thành các cơ cấu cần thiết để các thực thể hữu quan ngoài nhà trường cóthể thực sự tham gia vào việc điều phối công việc nhà trường Đồng thời, tăng cườngtrách nhiệm và quyền của GV khi tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý trongnhà trường

- Hình thành các thiết chế hỗ trợ về tài chính và các nguồn lực cần thiết khác để

GV thực sự tham gia công việc quản lí nhà trường Hình thành cơ chế phân cấp quản

lý tài chính, nhân sự, thực hiện cải tiến thích hợp nội dung và phương pháp giảng dạyphù hợp với đặc điểm cụ thể của nhà trường

- Tạo môi trường sư phạm và xây dựng nhà trường thành một hệ thống mởnhằm công khai hoá các hoạt động của nhà trường

- Hình thành thiết chế đánh giá kết quả hoạt động sư phạm của nhà trườngdựa trên những thực thể trực tiếp tham gia quá trình sư phạm và quá trình quản lýnhà trường

Mục tiêu của quản lý nhà trường:

- Đảm bảo kế hoạch giáo dục kế tiếp, tuyển sinh vào đúng số lượng theo kếhoạch giáo dục hàng năm, đúng chất lượng theo quy định của bộ GD&ĐT Duy trì sĩ

số HS và hạn chế tối đa số HS lưu ban, bỏ học

- Đảm bảo chất lượng, hiệu quả, quá trình dạy học và giáo dục, tiến hành cáchoạt động giáo dục theo đúng chương trình, đảm bảo đạt yêu cầu của các môn học

- Xây dựng đội ngũ GV của nhà trường đồng bộ, có đủ loại hình và chất lượngngày càng cao Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ có nghiệp vụ tương ứng thíchhợp, am hiểu về đặc thù giáo dục trong công việc của mình

- Từng bước hoàn thiện, nâng cao CSVC, trang thiết bị, phương tiện - kỹ thuật,phục vụ tốt các HĐDH và giáo dục

- Xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất ở địaphương

- Thường xuyên cải tiến công tác quản lý trường học theo tinh thần dân chủ hoánhà trường, đảm bảo tiến trình đồng bộ có trọng điểm, hiệu quả các HĐDH và giáo dục

Trang 28

Trong lý luận và thực tiễn khẳng định, quản lý nhà trường gồm hai loại:

- Quản lý các chủ thể bên ngoài nhà trường nhằm định hướng và tạo điều kiệncho nhà trường hoạt động và phát triển

- Quản lý các chủ thể bên trong nhà trường nhằm cụ thể hoá các chủ trươngđường lối, chính sách giáo dục thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để đưanhà trường đạt các mục tiêu đề ra

Tóm lại, QLGD trong nhà trường chính là quản lý các thành tố của quá trìnhdạy học và có thể biểu diễn bằng hình sau:

Hình 1.2: Quản lý các thành tố của quá trình dạy học 1.3 Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1 Trường THPT

Trung học phổ thông là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay,

nó sau tiểu học, trung học cơ sở và trước cao đẳng hoặc đại học Trung học phổ thôngkéo dài 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12) Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh phải vượtqua kì thi Trung học phổ thông Quốc gia vào tháng 7 hàng năm

Trường phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước Người đứng đầumột ngôi trường được gọi là "Hiệu Trưởng" Trường được sự quản lý trực của Sở GiáoDục, cơ quan hành chính trực thuộc tỉnh, thành phố Quy chế hoạt động do BộGD&ĐT ban hành

Trong điều 26- Luật giáo dục có ghi: “Giáo dục trung học phổ thông được thựchiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớp mười phải

có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười năm tuổi”

QL

TR

TH HH HH H

P N

M

ĐK

M: Mục tiêu dạy học N: Nội dung dạy học P: Phương pháp dạy học TH: Thầy giáo

TR: Trò (HS) ĐK: Điều kiện (CSVC - Trang thiết bị)

QL: Quản lý

Trang 29

Khoản 4, Điều 27 Mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Giáo dục trung học phổthông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học

cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật vàhướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếptục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”

1.3.2 Hoạt động của trường trung học phổ thông

- Trường THPT dạy các môn học mang tính phổ thông, cơ bản Một số trườngtrung học là Trường Chuyên, chỉ đào tạo các học sinh năng khiếu

- Giáo viên của trường trung học phổ thông phải tốt nghiệp đại học Sư Phạm,hoặc tương đương

- Năm học được chia làm hai học kì, học kì đầu thường bắt đầu vào cuối thángTám kéo dài tới đầu tháng Một, học kỳ hai bắt đầu từ đầu tháng Một cho tới cuối thángnăm năm sau

- Học sinh phải thi vào lớp 10 từ một kỳ thi tuyển chọn vào giai đoạn nghỉ hècuối năm lớp 9 để được xếp vào lớp 10

Trang 30

1.3.3 Các nội dung quản lý trong nhà trường trung học phổ thông

1.3.3.1.Quản lý hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là trọng tâm trong các nhà trường, vì vậy quản lý hoạt độngdạy học của giáo viên và học tập của học sinh (hay quản lý chuyên môn) là trọng tâmcủa hoạt động quản lý nhà trường Quản lý chuyên môn bao gồm quản lý chươngtrình, quản lý thời gian, nề nếp dạy và học, quản lý việc kiểm tra, đánh giá, quản lýchất lượng dạy học Phát huy tính tự giác, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đi đôivới việc giám sát, kiểm tra của các bộ phận, tổ chuyên môn là các biện pháp quản lýmang lại chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy học

1.3.3.2 Quản lý hoạt động giáo dục

Trong các nhà trường, cùng với hoạt động dạy học là trung tâm còn có nhữnghoạt động giáo dục khác nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục toàn diện (giáo dục đạođức và công dân, giáo dục văn hoá - thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, kỹthuật tổng hợp và hướng nghiệp )

1.3.3.3 Quản lý nguồn nhân lực- nhân sự

Nội dung quản lý nhân lực - nhân sự luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trongcông tác quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng Quản lý nhân lực - nhân

sự thông qua việc tuyển dụng, sử dụng đúng người, đúng việc là một động lực quantrọng, quyết định chất lượng dạy học và giáo dục Bên cạnh đó quản lý học sinh vàquản lý lớp học cũng là một nội dung quản lý đặc thù của quản lý nhà trường

1.3.3.4 Quản lý nguồn lực vật chất và tài chính

* Quản lý cơ sở vật chất:

- Quản lý cơ sở vật chất gồm các nội dung chủ yếu sau: phân tích thực trạng;đánh giá nhu cầu; xây dựng kế hoạch sử dụng, bảo quản, bổ sung, tu sửa, mua sắmmới; chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, công năng phòng học bộmôn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

Trang 31

thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu của quá trình giáo dục, chứ không phải kiềm chế quátrình giáo dục.

1.3.3.5 Quản lý các hoạt động kiểm tra - thanh tra và thông tin trong quản lý

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về kiểm tra - thanh tra, baogồm kiểm tra - thanh tra của cấp trên và của lãnh đạo nhà trường về mọi hoạt độngtrong trường

- Đảm bảo các kênh thông tin (hai chiều, nhiều chiều) và xử lý thông tin phục

vụ các hoạt động nhà trường và phục vụ công tác quản lý nhà trường

1.3.3.6 Quản lý các quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường và giữa nhà trường với cộng đồng

Nhà trường là một thể thống nhất, các tổ chức, các bộ phận chức năng trong nhàtrường có mối quan hệ hợp tác, phối hợp chặt chẽ với nhau Mối quan hệ rất đa dạng, phong phú và có những vai trò khác nhau trong đời sống nhà trường

Hiệu trưởng phải là người đảm nhiệm việc kết nối các mối quan hệ trên để chomỗi thanh viên mỗi tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp cho cáchoạt động của nhà trường diễn ra bình thường, xuyên suốt theo đúng kế hoạch

1.4 Tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông

1.4.1 Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn trong trường THPT

* Vị trí của tổ chuyên môn:

Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐTngày 28 tháng 3 năm 2011 xác định cơ cấu tổ chức của trường THCS, THPT và trườngphổ thông có nhiều cấp học gồm có:

a) Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư

thục, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có);

b) Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lýcủa trường THCS, THPT Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệhợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn

Trang 32

thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chươngtrình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêugiáo dục

* Chức năng tổ chuyên môn:

- Trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm làhoạt động giáo dục và dạy học

- Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trungdựa vào đó để quản lí nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng chủ yếu vẫn là hoạtđộng chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường

- Tổ chuyên môn có mối quan hệ cộng đồng, hợp tác, phối hợp với các bộ phậnnghiệp vụ và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường

- Đặc biệt, đó là nơi có điều kiện sâu sát để hiểu biết tâm tư, tình cảm và nhữngkhó kăhn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên giúp đỡ nhau.Chính vì thế tổ chuyên môn có vai trò tập hợp đoàn kết các thành viên trong tổ để hàonthành tốt nhiệm vụ của người giáo viên

* Nhiệm vụ tổ chuyên môn:

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường trung học cơ sở,trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theoThông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 xác định rõ:

Điều 16 Tổ chuyên môn

1 Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết

bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặcnhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2

tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm

vụ vào đầu năm học

2 Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kếhoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của

Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường

b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loạicác thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 33

c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

3 Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần

1.4.2 Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn trong trường phổ thông có nhiệm vụ chính là dạy học,nhiệm vụ kiêm nhiệm là quản lý và điều hành hoạt động của tổ Trong giai đoạn hiệnnay, nhiệm vụ quản lý của người tổ trưởng chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

1.4.2.1 Tổ trưởng chuyên môn với vai trò là giáo viên

a) Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam năm 2005 nêu rõ:

* Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sởgiáo dục khác

* Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

- Lý lịch bản thân rõ ràng

* Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục

nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.

b) Điều lệ trường phổ thông đã quy định như sau:

Điều 30 Giáo viên trường trung học

Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhàtrường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tácĐoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cốvấn Đoàn) đối với trường trung học có cấp THPT, giáo viên làm tổng phụ trách ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặccấp THCS)

Điều 31 Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học

1 Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thựchành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lênlớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức,tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

Trang 34

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đểnâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sựkiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước họcsinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ cácquyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trongdạy học và giáo dục học sinh

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

2 Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này,còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chứcgiáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;

b) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên

bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinhcủa lớp mình chủ nhiệm;

c) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khenthưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểmtra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnhviệc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

d) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

1.4.2.2 Tổ trưởng chuyên môn với vai trò là người quản lý

* Trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn là người trợ giúp cho Ban lãnh đạo nhà trường về cáchoạt động chuyên môn của tổ, nhóm do mình phụ trách Tổ chức xây dựng kế hoạchgiảng dạy của tổ, nhóm Tổ chức các hoạt động chuyên đề, tiết dạy mẫu trong tổ,nhóm chuyên môn

Trang 35

Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo nhà trường về các hoạt động chuyên môn,cũng như chất lượng giảng dạy của tổ, nhóm do mình phụ trách

a/ Quản lý giảng dạy của giáo viên

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả nămhọc nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kếhoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kếhoạch năm học của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng,

đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng

của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡnghọc sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy họcđúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phốichương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó;viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạyhọc, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinhyếu kém );

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viênmới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy họctheo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụngCNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra,đánh giá )

- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định vềhoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ củatổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện

hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình,chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kếhoạch dự giờ của các thành viên trong tổ );

Trang 36

- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học);

- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luậtgiáo viên

b/ Quản lý học tập của học sinh

- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện phápnâng cao chất lượng giáo dục;

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thựchiện mục tiêu giáo dục

- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng)

Tham gia kiểm tra chuyên môn, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môncủa giáo viên theo yêu cầu của hiệu trưởng Tổ chức các hoạt động tuyển chọn, bồidưỡng học sinh giỏi Triển khai các hoạt động chung của nhà trường tới các thành viêncủa tổ, nhóm chuyên môn Tổ chức tham gia các phong trào thi đua, viết SKKN

* Những phẩm chất và năng lực cần có của người tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành

tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của

Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổmình quản lý Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt;

có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, họcsinh Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biếtlắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, có năng lực giaotiếp, đặc biệt năng lực khái quát, phán đoán, tổng hợp; bởi vì người TTCM vừa làmnhiệm vụ của một người GV, vừa làm nhiệm vụ của một nhà quản lý GD

1.5 Nội dung chủ yếu của công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông

1.5.1 Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, của GV

Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của trường đã được thông qua góp ý, chỉnh sửa và được Hội đồng sư phạm quyết nghị Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyênmôn xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch hoạt động của tổ Kế hoạch cá nhân củagiáo viên trước khi được hiệu trưởng phê duyệt, đã được tổ trưởng, tổ phó chuyên

Trang 37

môn duyệt nhằm giúp chỉnh sửa để hoàn thiện Kế hoạch hoạt động của tổ chuyênmôn do TTCM xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp của tổ viên, định hướng củaHiệu trưởng và được Hiệu trưởng phê duyệt.

Kế hoạch cá nhân, kế hoạch của tổ chuyên môn được phê duyệt phải được tổchức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học; trong quá trình thực hiện cần có nhữngđiều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế

Trên cơ sở kế hoạch đã được Hiệu trưởng duyệt, Hiệu trưởng chỉ đạo cácTTCM thực hiện triển khai kế hoạch của TCM, của giáo viên trên cơ sở bám sát kếhoạch nhiệm vụ năm học nhà trường để thực hiện theo tuần, theo tháng, theo năm:

- Triển khai kế hoạch giáo dục;

- Triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn;

- Triển khai kế hoạch dạy học của giáo viên;

- Triển khai thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên

1.5.2 Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên

1.5.2.1 Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Quản lý HĐGD, thực chất là quản lí nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ GV GVtruyền đạt những kiến thức, kỹ năng và những giá trị về tư tưởng, phẩm chất cần đượctrang bị cho HS Đồng thời, GV có nhiệm vụ phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tựbồi dưỡng để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng HĐDH của mình Trong quátrình GD&ĐT, GV vừa là đối tượng quản lí, vừa là chủ thể quản lí của HĐDH Quản

lý hoạt động giảng dạy của GV bao gồm:

- Quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV

- Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

- Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV

- Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của GV

- Quản lý việc KT - ĐG kết quả học tập của HS

- Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn

- Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV

- Quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn học của GV

Trong quản lí việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV, người hiệu trưởng phảithấy đây là khâu có vai trò vô cùng quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng và

Trang 38

hiệu quả của cả chu trình dạy học Cần tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát GV thựchiện tốt các nội dung trong khâu này, sao cho đảm bảo được các yêu cầu sau:

+ Người GV phải phân tích được nhu cầu, trong đó xác định được vị trí của bàihọc, phân tích được đặc điểm của đối tượng người học về kiến thức nền, hứng thú họctập, phong cách học tập và sự kì vọng, mong muốn của người học

+ Đánh giá được nhu cầu xã hội liên quan đến nội dung giáo dục, tầm quantrọng và các điều kiện về CSVC – kĩ thuật phục vụ cho bài học Từ việc phân tíchđược nhu cầu ban đầu đó, người GV phải xác định được mục tiêu của bài dạy mộtcách chính xác, phù hợp Sau đó để thực hiện mục tiêu đã xác định, GV phải lựa chọnnội dung, kết hợp các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học, lựa chọn hình thức

tổ chức dạy học để xây dựng thành một kế hoạch bài soạn hoàn chỉnh Đồng thời vớicác công việc đó phải quan tâm xây dựng môi trường học tập phù hợp có ảnh hưởngtích cực giúp GV thực hiện được kế hoạch bài dạy

Trong việc quản lí các hoạt động dạy học của GV, người hiệu trưởng cần căn

cứ trên kế hoạch bài soạn và các nội dung chuẩn bị của GV để tổ chức việc giám sát,đánh giá mức độ hiệu quả việc thực thi kế hoạch đã được xây dựng Quan tâm đánhgiá việc thực hiện mục tiêu của bài dạy, mức độ truyền đạt nội dung bài học đến HS,tính hiệu quả của việc lựa chọn, phối hợp thực hiện các phương pháp, phương tiện và

kĩ thuật dạy học, sự phù hợp của việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học Căn cứ vàokết quả của bài dạy người GV, rút kinh nghiệm về tất cả các nội dung đã thực hiện Từ

đó đánh giá hiệu quả giảng dạy để có kế hoạch cải tiến cho phù hợp, nâng cao chấtlượng và hiệu quả của hoạt động giảng dạy tiếp theo

Đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, người hiệu trưởng phảiquản lí nghiêm túc công tác KT - ĐG để có căn cứ đánh giá hiệu quả giảng dạy của

GV Từ đó xác định, điều chỉnh biện pháp quản lí cho phù hợp, tác động đến hoạtđộng giảng dạy của GV và tạo môi trường tích cực cho hoạt động học tập của HS Kếtquả học tập HS chính là kết quả giảng dạy của GV, kiểm tra được coi như hiệu trưởng

đã thu được thông tin phản hồi Có thông tin phản hồi làm cơ sở để điều chỉnh quátrình dạy học Trong quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cần đảm bảoviệc thực hiện qui chế kiểm tra ghi điểm theo đúng qui định của ngành giáo dục Đồngthời đòi hỏi đánh giá xếp loại HS phải được thực hiện công bằng khách quan, phản ảnhđúng chất lượng và hiệu quả của HĐDH

Trang 39

Đối với việc quản lí hồ sơ chuyên môn của GV, người hiệu trưởng cần đảm bảo

GV có đầy đủ các loại hồ sơ theo qui định như: kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ ghiđiểm, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ tự bồi dưỡng chuyên môn Đối với các loại hồ sơtrên cần phải được xây dựng có nội dung hình thức theo đúng qui định, phù hợp vớinhiệm vụ của từng GV và nhiệm vụ chung của nhà trường Đảm bảo tính khả thi, giúpngười GV tổ chức hoạt động giảng dạy một cách hiệu quả

Trong việc quản lí công tác giảng dạy của GV người hiệu trưởng phải xác địnhđây là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, cần được thực hiện thường xuyên nhằmchuẩn hóa, nâng cao phẩm chất năng lực cho GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.Quản lí công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV có ý nghĩa quan trọngđối với việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Vì chính đội ngũ GV làlực lượng biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực bằng việc hoàn thành các nhiệm vụ,trách nhiệm của bản thân Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐDH cần tạo điềukiện, cơ hội, môi trường thuận lợi cho GV tham gia học tập, nâng cao năng lực chuyênmôn và nghiệp vụ Biết lựa chọn con người một cách phù hợp về năng lực, sở trường, cótính chiến lược phù hợp với yêu cầu của nhà trường và xã hội để thực hiện bồi dưỡngnâng cao trình độ Biết tổ chức khai thác tốt khả năng chuyên môn, sở trường của GV vàocông tác giảng dạy và giáo dục HS

1.5.2.2 Quản lý hoạt động học tập của HS

Quản lý HĐHT của HS có vai trò vô cùng quan trọng nhằm tạo ra ý thức tốttrong học tập, giúp HS lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, phương pháp học tậpđúng đắn, từ đó phát huy vai trò chủ động tích cực và sáng tạo của người học

Các hoạt động trong giờ lên lớp là những hoạt động mà HS phải thực hiện cácnhiệm vụ như: chấp hành nội qui, quy chế học tập dưới sự tổ chức điều khiển của GV.Thực hiện giờ tự học bao gồm các hoạt động ngoài thời gian học tập trên lớp, thường

là ở nhà, thư viện gồm chủ yếu là các hoạt động làm bài tập được giao, các nội dungchuẩn bị cho bài học mới hoặc tự tìm hiểu để mở rộng nội dung kiến thức có liên quanđến bài học

Giờ học ngoại khóa là các hoạt động học tập không nằm trong phân phốichương trình, được tổ chức để giúp HS củng cố, khắc sâu, liên hệ, mở rộng những kiếnthức đã học gắn với các hoạt động thực tế, gần gũi với thiên nhiên, các cơ sở sản xuất,địa danh văn hóa, các tổ chức xã hội

Trang 40

Trong quản lý HĐHT cần chú ý đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh THPT làluôn khát khao với cái mới, nhạy cảm với những vấn đề xã hội nên ngoài hoạt độnghọc tập các em còn có nhu cầu vui chơi giải trí và giao lưu Do đó quản lý hoạt độnghọc tập phải đồng thời với quản lý hoạt động vui chơi Sao cho phối hợp được hài hòahai hoạt động này tránh tình trạng HS tham gia vào các hoạt động một cách tùy tiệnảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập Người quản lý cần tổ chức tốt việc phối hợpgiữa các lực lượng giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội Phối hợp tốt giữaGVCN - Đoàn thanh niên - cha mẹ HS cùng tham gia giáo dục toàn diện, giúp đưa HSvào nền nếp kỉ luật chặt chẽ, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của các lựclượng cùng tham gia công tác giáo dục HS.

1.5.3 Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Nội dung hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm tập trung vào các vấn đề chủyếu: Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá; tổ chức các tiết thao giảng,

dự giờ, thăm lớp; triển khai các chuyên đề chuyên sâu; thảo luận về các kỹ năng đặcthù của bộ môn; xác định yêu cầu và cách thức tổ chức ôn thi tốt nghiệp, thi tuyển sinhđại học, cao đẳng, thi học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; ứng dụng công nghệthông tin; bổ trợ kiến thức…nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ lên lớp

1.5.3.1 Sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên NCBH

*Khái niệm:

- Là hoạt động SHCM nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan

đến người học như: HS học như thế nào? HS đang gặp khó khăn gì trong học tập? nộidung và PPDH có phù hợp, có gây hứng thú cho HS không, kết quả học tập của HS cóđược cải thiện không? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?

- Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến

khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS học chưa đạt kết quả như mong muốn và cóbiện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham giavào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, PPDH chophù hợp với đối tượng HS của lớp, trường mình

* Mục đích sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên NCBH

- Đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, GV quan tâmđến khả năng học tập của HS, đặc biệt là những HS có khó khăn về học tập

Ngày đăng: 24/07/2016, 20:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Bí thư
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại GV trung học theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dạy và học tích cực. Nhà xuất bản đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), "Dạy và học tích cực
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2010
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Chỉ thị số 5516/BGDĐT-NGCBQLGD V/v hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011-2012 về xây dựng và nâng cao chất lượng NG và CBQLCSGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ giáo dục và Đào tạo (2011)
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu hội thảo- tập huấn đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), "Tài liệu hội thảo- tập huấn đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2015
7. PGS.TS. Đặng Xuân Hải (2015), Năng lực thích ứng với thay đổi trong bối cảnh đối mới giáo dục và nhà trường THPT. Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS. Đặng Xuân Hải (2015), "Năng lực thích ứng với thay đổi trong bối cảnh đối mới giáo dục và nhà trường THPT
Tác giả: PGS.TS. Đặng Xuân Hải
Năm: 2015
8. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 (QĐ 771/QĐ- TTg) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012)
Tác giả: Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2012
9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, "Đại cương khoa học quản lý
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
14.Nguyễn Văn Lê. Khoa học quản lý nhà trường. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Lê. "Khoa học quản lý nhà trường
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
15.Nguyễn Đức Chính (2002), Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà xuất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Chính (2002), "Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2002
16. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ(2015), Động lực và tạo động lực cho giáo viên và nhân viên ở trường THPT. Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ(2015), "Động lực và tạo động lực cho giáo viên và nhân viên ở trường THPT
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Năm: 2015
17. Vũ Thị Sơn (2012), “Phát triển giáo viên của nhà trường qua sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học”. Tạp chí GD&XH, số 21 (81) , tháng 11 – 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Thị Sơn (2012), “"Phát triển giáo viên của nhà trường qua sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
Tác giả: Vũ Thị Sơn
Năm: 2012
18. Nguyễn Ngọc Quang (1988), Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục 19. UNESCO, Học tập: Một kho báu tiềm ẩn (Vũ Văn Tảo dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Quang (1988), "Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục19." UNESCO
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1988
13.Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w