1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện phù cừ, tỉnh hưng yên theo định hướng đổi mới giáo dục (tt)

24 499 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 318 KB

Nội dung

Để thực hiện mục tiêu kế hoạch 2016 - 2020, phấn đấu đưa GD bậcTHCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên tạo chuyển biến mạnh mẽ về chấtlượng GD, nhất thiết phải xây dựng được đội ngũ nhà giáo nh

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước về GD, nhất là về chươngtrình, nội dung và chất lượng GD-ĐT, đồng thời chú trọng tới việc pháttriển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD

Để thực hiện mục tiêu kế hoạch 2016 - 2020, phấn đấu đưa GD bậcTHCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên tạo chuyển biến mạnh mẽ về chấtlượng GD, nhất thiết phải xây dựng được đội ngũ nhà giáo nhiệt tình, năngđộng có phẩm chất tốt và năng lực chuyên môn cao thông qua hoạt độngcủa các tổ chuyên môn ở các trường THCS, cần có những biện pháp tăngcường hiệu quả quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổchuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Với mục tiêu đó,tác giả đã chọn đề tài: “Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trườngTHCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên theo định hướng đổi mới GD” làm

đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động của tổchuyên môn theo định hướng đổi mới GD, nhằm nâng cao chất lượng sinhhoạt tổ chuyên môn, góp phần quyết định cho việc nâng cao chất lượngdạy và học trong các trường THCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đáp ứngyêu cầu đổi mới GD hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở cáctrường THCS; Nghiên cứu, khảo sát thực trạng về quản lí hoạt động tổ chuyênmôn ở các trường THCS huyện Phù Cừ theo định hướng đổi mới GD

4 Phạm vi nghiên cứu

Các nghiên cứu các biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn và khảosát số liệu ở 15 trường THCS của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trong thờigian 3 năm trở lại đây (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016)

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 2

Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCShuyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên theo định hướng đổi mới GD.

6 Giả thuyết khoa học

Qua thực tiễn kiểm tra, chúng tôi nhận thấy hoạt động của tổ chuyênmôn các trường chưa đáp ứng, còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng GDcủa bậc THCS huyện Phù Cừ thường ở mức thấp trong tỉnh Hưng Yên

Vì vậy, nếu đề xuất được những biện pháp quản lí hoạt động tổchuyên môn theo định hướng đổi mới GD phù hợp với thực tiễn GDTHCS của huyện, thì sẽ nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, năng lựcchuyên môn của đội ngũ GV theo hướng tích cực, góp phần nâng cao chấtlượng GD của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trong thời gian sớm nhất,đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD hiện nay

7 PP nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu: Đọc, phân tích, tổng hợp những văn bản, tài liệu

PP quan sát: Quan sát các hoạt động của GV, HS.

Điều tra - Khảo sát: Sử dụng các phiếu khảo sát, thăm dò,…

PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kiểm tra, đánh giá năng lực

quản lí, năng lực hoạt động của cán bộ quản lí, GV…

Tổng kết kinh nghiệm quản lí: Thông qua thực tiễn triển khai các

biện pháp quản lí, từ đó đúc rút ra các kinh nghiệm quản lí,

PP phân tích tổng hợp: Phân tích, tổng hợp hệ thống các dữ liệu trước

và trong quá trình nghiên cứu,

PP chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia về các lĩnh vực…

PP thống kê toán học: Sử dụng các công cụ trên máy tính nhằm thực

hiện việc thống kê, phân tích các số liệu khảo sát,…

8 Những đóng góp mới của đề tài

- Đề tài góp phần bổ sung và hoàn chỉnh cơ sở lí luận về quản lí hoạtđộng tổ chuyên môn ở trường THCS theo định hướng đổi mới GD

- Đề tài chỉ ra thực tiễn quản lí còn nhiều bất cập, hạn chế khiến hoạtđộng của các tổ chuyên môn không hiệu quả

- Đưa ra được hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng quản lí,phù hợp với với điều kiện thực tiễn tại địa phương

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ

Trang 3

lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở

trường THCS theo định hướng đổi mới GD

- Chương 2: Thực trạng về quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở cáctrường THCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên theo định hướng đổi mới GD

- Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các

trường THCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên theo định hướng đổi mới GD

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

Ở TRƯỜNG THCS THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1.Tổng quan về nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Ở Nga, đã đưa ra một số biện pháp quản lí của trường THCS, trong đóchú trọng tới việc phân công công việc hợp lí qua các thành viên; các nước nhưAnh, Mĩ đều lấy nhà trường làm đối tượng nghiên cứu, phân tích Trong đó có

đề cập tới việc phân cấp quản lí trong nhà trường, chú trọng tới việc xây dựng

tổ chuyên môn và bồi dưỡng đội ngũ GV Ở Nhật Bản, mô hình sinh hoạt tổchuyên môn theo nghiên cứu bài học (Lesson Study) được ra đời từ rất lâu,được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Mĩ, Đức, Hàn Quốc,Singapore, Phần Lan, Thái Lan, Việt Nam

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trong các công trình nghiên cứu về quản lí GD ở Việt Nam đã có một

số công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường, như: Hà Sỹ Hồ, Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị

Mỹ Lộc,…Các tác giả đề cập đến các vấn đề chung về lí luận quản lí, lí luận quản lí GD, các nội dung về quản lí nhà trường.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ, nhiềutác giả nghiên cứu về quản lí nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyênmôn trong phạm vi cấp trường, chưa có công trình nghiên cứu ở phạm virộng hơn ở cấp Phòng GD

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lí

Quản lí là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí

để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạtđộng của con người nhằm đạt được mục tiêu và ý chí của nhà quản lí đề ra,phù hợp với quy luật khách quan

1.2.2 Tổ chuyên môn, hoạt động tổ chuyên môn, ban nghiệp vụ

Tổ chuyên môn là một đơn vị trong trường học, nơi thực thi các nhiệm

vụ, chính sách, các PP đổi mới GD, đồng thời cũng là nơi phản hồi một cáchchính xác nhất tính hiệu quả của PP GD của đơn vị cơ sở

Ban nghiệp vụ: tiêu chuẩn là những giáo viên giỏi, có phẩm chất đạo

Trang 5

đức, nhiệt tình và có sưc lan tỏa

1.2.3 Quản lí hoạt động tổ chuyên môn

Quản lí hoạt động tổ CM là điều khiển, chỉ đạo các tổ chuyên môn thựcthi các nhiệm vụ, chính sách, các PP đổi mới GD, đồng thời cũng tiếp nhậnnhững phản hồi một cách chính xác nhất tính hiệu quả từ cơ sở nhằm cónhững điều chỉnh hợp lí để cho hệ thống vận động theo ý muốn của ngườiquản lí nhằm đạt được những mục đích đề ra

1.2.4 Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới GD

Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới GD cầnxác định là điều khiển, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực thi các nhiệm vụ,

chính sách, các PP đổi mới GD, đồng thời cũng tiếp nhận những phản hồi

một cách chính xác nhất tính hiệu quả từ cơ sở nhằm có những điều chỉnhhợp lí để cho hệ thống vận động theo ý muốn của người quản lí nhằm đạtđược những mục tiêu đổi mới GD đã đề ra

1.2.5 Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn

Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn là các PP tác động trựctiếp hoặc gián tiếp của nhà quản lí vào các hoạt động của tổ chuyên môn,thông qua các quyết định quản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra

1.3 Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

1.3.1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ

Xây dựng các kế hoạch chuyên môn dựa trên phân tích đặc điểm tìnhhình, các điểm yếu, điểm mạnh của nhà trường và tổ chuyên môn cũng nhưviệc xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua của năm học dựa trên nhiệm vụ năm họccủa ngành, của nhà trường và quy chế chuyên môn do nhà trường đề ra

1.3.2 Hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch hoạt động cá nhân của tổ viên

Tổ chuyên môn hướng dẫn và đôn đốc các thành viên trong tổ hoàn thànhviệc đăng kí các mục tiêu, tìm ra giải pháp, hoàn thành việc đăng ký các kếhoạch vào đầu năm

1.3.3 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các chuyên đề

Tổ chuyên có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụcho các tổ viên thông qua nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn như kiểm tragiáo án, dự giờ thăm lớp, tổ chức hội giảng, tổ chức nhận xét, đánh giá việc

Trang 6

thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện báo cáo các chuyên đề,

1.3.4 Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

Việc định hướng dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng pháttriển năng lực, phẩm chất người học đã trở thành quan điểm GD chínhtrong mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD hiện nay

1.3.5 Tham gia đánh giá, xếp loại những thành viên của tổ

Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tham gia đánh giá, xếp loại các thành viêncủa tổ theo Chuẩn nghề nghiệp GV trung học và các quy định khác hiện hành

1.3.6.Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với GV

Tổ chuyên môn có nhiệm vụ đề xuất, giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; cótrách nhiệm đề xuất khen thưởng và kiến nghị, đề xuất thi hành kỉ luật đối vớiGV

1.4 Định hướng đổi mới GD

1.4.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới GD

Đổi mới GD-ĐT là nhiệm vụ hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhànước và của toàn dân Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đitrước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Đổi mới cănbản, toàn diện GD và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cần thiết,

từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế,chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng,

sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD-ĐT

1.4.2.Định hướng đổi mới GD THCS và đổi mới hoạt động tổ chuyên môn

Nâng cao chất lượng GD toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, cung cấp họcvấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp, tiếp cận trình độcác nước phát triển trong khu vực và trên thế giới

Đổi mới căn bản hình thức và PP thi, kiểm tra và đánh giá kết quả

GD, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan; Đẩy mạnh việc ứng dụngCNTT, công tác phân luồng sau THCS gắn với định hướng nghề nghiệp,

- Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

- Đổi mới việc thực hiện chuyên đề bồi dưỡng GV trong tổ theohướng đi vào giải quyết các nhiệm vụ thực tế, trọng tâm như thực hiện chỉđạo đổi mới hình thức tổ chức dạy học; dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực, phẩm chất người học;

Trang 7

- Đổi mới công tác dự giờ và đánh giá GV.

- Đổi mới trong việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo hình thức liên trường

1.5 Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS theo định hướng đổi mới GD

1.5.1 Chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS

Để hoạt động của các tổ chuyên môn đi vào nề nếp, cần sự chỉ đạo, đônđốc, kiểm tra sát sao của các cấp quản lí, trong đó nổi bật lên vai trò của bộphận chuyên môn của Phòng GD-ĐT và Ban giám hiệu các trường THCS

Kế hoạch tổ chuyên môn và của các thành viên trong tổ chuyên môn,yêu cầu tiến độ hoàn thành, thời gian duyệt và kiểm tra,…

a Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

* Quy trình xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn gồm các

bước:

* Kĩ năng xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn

* Nội dung chính

* Hình thức trình bày:

b Kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn

Tăng cường kiểm tra giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch

tổ chuyên môn ở các trường THCS thông qua kế hoạch kiểm tra định kì,kiểm tra đột xuất Tăng cường kiểm tra các hoạt động chuyên môn như thựchiện chuyên đề, hội giảng có liên quan tới cụm trường, từ đó có nhữngquyết định quản lí điều chỉnh một cách phù hợp, hiệu quả

1.5.2 Quản lí việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các chuyên đề của tổ chuyên môn ở các trường THCS

*Quản lí công tác bồi dưỡng thường xuyên:

Thực hiện quy định trong TT 27/2015/TT-BGD-ĐT ngày 30/10/2015

và TT 31/2011/TT-BGD-ĐT ngày 08/8/2011về Ban hành Chương trìnhbồi dưỡng thường xuyên với cán bộ quản lí và GV THCS

*Quản lí việc thực hiện các chuyên đề của tổ chuyên môn:

Các tổ chuyên môn phải lập kế hoạch theo hướng dẫn, đáp ứng yêu cầu

về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm của năm học và yêu cầu đổi mới GD

1.5.3 Quản lí việc đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn ở các trường THCS

Trang 8

*Quản lí việc tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học:

*Quản lí việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:

Phát huy trí tuệ tập thể, tăng cường khả năng giao lưu, hoạt động nhómtrong đội ngũ GV; tạo khối đoàn kết, thống nhất, nhất trí cao trong tổ; Gópphần thay đổi tích cực hình thức, PP đánh giá GV theo các tiêu chí đánh giámới; Tạo không khí tích cực trong sinh hoạt CM

*Quản lí hoạt động khai thác, ứng dụng CNTT trong giảng dạy:

*Quản lí việc vận dụng các PP và KT dạy học tích cực trong giảng dạy:

*Quản lí hoạt động hội giảng:

*Quản lí hoạt động nghiên cứu đề tài, viết sáng kiến kinh nghiệm 1.5.4 Quản lí các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học của tổ chuyên môn ở các trường THCS

Đòi hỏi sự phối hợp chặt chặt chẽ giữa tổ chuyên môn, GV vớinhân viên phụ trách thiết bị nhằm quản lí, khai thác có hiệu quả phục

vụ tốt hoạt động giảng dạy và học tập của GV và HS

1.5.5 Quản lí việc đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ chuyên môn ở các trường THCS

Cần chỉ đạo cụ thể đối với các nhà trường, các tổ chuyên môn trong việcđổi mới công tác kiểm tra, đánh giá GV theo CV 5555/2014 của Bộ GD-ĐT

1.5.6 Quản lí các hoạt động khác của tổ chuyên môn ở các trường THCS

Các hoạt động phối hợp Công đoàn, Đoàn thanh niên và các đoàn thểkhác cần được lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp cho các hoạt động có sự chuẩn bịchu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, thực hiện và đạt kết quả cao

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lí và hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS theo định hướng đổi mới GD

1.6.1 Nhận thức chung về ý nghĩa, vai trò của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện cácnhiệm vụ chuyên môn của trường THCS

1.6.2 Năng lực quản lí của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

Lãnh đạo tổ chuyên môn không hề trải qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn

về quản lí, vì vậy có nhiều hạn chế trong quản lí, điều hành tổ chuyên môn

Trang 9

PP và KT dạy học tích cực; khai thác, ứng dụng CNTT vào quản lí và dạyhọc,… đã tạo nên những thách thức không hề nhỏ đối với GV và cán bộquản lí, đòi hỏi những sự tâm huyết, trách nhiệm, cũng như những nghiêncứu về khoa học quản lí nhằm áp dụng vào thực tiễn hoàn thành mục tiêu đổimới GD theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN THEO

ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1 Mục đích, yêu cầu khảo sát

2.1.2 Nội dung khảo sát

2.1.3 Đối tượng và địa bàn khảo sát

2.1.4 PP điều tra, khảo sát

- PP nghiên cứu hồ sơ:

- PP điều tra bằng phiếu (An ket):

Trang 10

2.2 Sơ lược đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, GD huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

2.2.1 Đặc điểm lịch sử, địa lí

2.2.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

2.2.3 Tổ chức bộ máy các trường THCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 2.2.4 Thực trạng GD các trường THCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trong các năm qua

Giáo dục bậc THCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên thực sự chưa pháthuy được tiềm năng và các thế mạnh vốn có, thể hiện ở tỉ lệ HS đạt học lựcgiỏi, điểm trung bình/HS thi vào THPT và chất lượng học sinh giỏi còn thấp

2.2.5 Kế hoạch, mục tiêu GD các trường THCS huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

Tập trung mọi nguồn lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, phấn đấu100% các trường THCS huyện Phù Cừ đạt chuẩn quốc gia; Thực hiện thànhcông việc đổi mới căn bản và toàn diện GD, tạo được niềm tin trong nhân dân.Phấn đấu nâng cao chất lượng GD toàn diện, nâng tỉ lệ HS khá, giỏi bằng vớimặt bằng chung của tỉnh; chất lượng HS sau tốt nghiệp THCS được nâng cao

2.3 Thực trạng nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động

Khảo sát 173 cán bộ quản lí, GV về đánh giá tầm quan trọng của các hoạtđộng chuyên môn Kết quả thu được kết quả đánh giá tầm quan trọng của cáchoạt động chuyên môn ở các trường THCS huyện Phù Cừ qua bảng dưới đây:

Trang 11

Khảo sát 85 GV ở 15 trường THCS huyện Phù Cừ về đánh giá chấtlượng thực tiễn các hoạt động chuyên môn, sau khi xử lí số liệu cho thấy: ở một

số hoạt động: 3-Nghiên cứu khoa học, viết SKKN: 3,95 đ; 11-Sinh hoạt chuyênmôn theo cụm trường: 3,42 đ và 12-Sinh hoạt chuyên môn trên trang trườnghọc kết nối: 3,39 đ, là các hoạt động có điểm số trung bình ở mức thấp hơn hẳn

so với các hoạt động khác

Bảng 2.8 - Kết quả đánh giá về chất lượng các hoạt động của tổ chuyên

môn ở các trường THCS huyện Phù Cừ

2.4.2 Thực trạng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và của tổ viên

Qua thực tế kiểm tra hồ sơ của các tổ chuyên môn, tác giả nhận thấycòn rất nhiều tồn tại, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, thể hiệnqua: mục tiêu không rõ ràng; nội dung kế hoạch còn sơ sài, chung chunghoặc không thực sự khả thi, Việc hướng dẫn tổ viên xây dựng và quản lí

kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức

2.4.3 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các chuyên đề

Trang 12

Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các chuyên

đề thực sự chưa đáp ứng yêu cầu Cần những biện pháp quản lí tác độngmạnh mẽ để sớm đi vào nề nếp

2.4.5 Thực trạng việc tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

Đánh giá hoạt động Soạn giáo giáo án theo hướng đổi mới phát triểnnăng lực HS và hoạt động Kiểm tra đánh giá năng lực HS qua biểu đồ sau:

Ngày đăng: 27/04/2018, 00:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w