1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở quận hai bà trưng, hà nội

82 258 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 479,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ởtrường THCS thuộc Quận Hai Bà Trưng còn nhiều bất cập như: tính kế hoạch hoạt độngchuyên môn chưa thực sự khoa học,

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

› › ›

TRẦN HỒNG HẠNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

› › ›

TRẦN HỒNG HẠNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN VĂN PHÁN

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI đã nêu rõ: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc”

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết của Đảng, nhà trường các cấp cần phải tập trungđổi mới toàn diện hoạt động giáo dục, trong đó đổi mới khâu quản lý hoạt động chuyênmôn của đội ngũ giáo viên giữ vai trò trọng yếu Bởi vì trong nhà trường, đội ngũ giáo viêngiữ vai trò quan trọng nhất, họ là lực lượng chủ chốt quyết định chất lượng dạy học; hoạtđộng chuyên môn của giáo viên nếu được quản lý chặt chẽ, khoa học sẽ góp phần nâng caochất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI chỉ rõ: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tạo sự chuyển biến đồng bộ, vững chắc cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền giáo dục theo chuẩn hóa hiện đại hóa, xã hội hóa… Đổi mới phương thức quản lý giáo dục,

quản lý trường học… là khâu đột phá rất quan trọng để nâng cao

chất lượng giáo dục”.

Trong nhà trường THCS, đội ngũ giáo viên được tổ chức thành tổ chuyên môn theonhóm môn học Tổ chuyên môn là mắt xích quan trọng trong cơ cấu tổ chức của nhàtrường Hoạt động của tổ chuyên môn quyết định trực tiếp đến sự phát triển của nhà trường

và chất lượng dạy học của thầy và trò Tổ chuyên môn của giáo viên do hiệu trưởng thànhlập trên cơ sở những người có cùng nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn được đào tạo cũng nhưphẩm chất của họ; tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ lãnh đạo tổ hoàn thành nhiệm vụchuyên môn được giao

Chất lượng chuyên môn của giáo viên THCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cótrình độ quản lý hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn Để các tổ chuyên môn hoạtđộng có chất lượng và hiệu quả, thì các chủ thể quản lý phải có năng lực điều hành đến từnggiáo viên Trong trường THCS, các chủ thể quản lý hoạt động chuyên môn gồm: Hiệu trưởng,

Trang 4

phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên phải nắm vững chương trình mônhọc, phương pháp đặc trưng của từng môn học để chỉ đạo và tổ chức hoạt động chuyên môn.

Vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông cũng nhưtrường THCS đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, song mỗi địa bàn và cấp học khácnhau sẽ có nét đặc thù riêng Trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng có nét đặcthù riêng về quản lý hoạt động tổ chuyên môn cần làm rõ, từ đó có biện pháp quản lý hoạtđộng này, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục

Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và quản lý ở một số trường THCS QuậnHai Bà Trưng, Hà Nội; bản thân thấy rõ vai trò quan trọng của các chủ thể quản lý đối vớihoạt động của các tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục củanhà trường Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ởtrường THCS thuộc Quận Hai Bà Trưng còn nhiều bất cập như: tính kế hoạch hoạt độngchuyên môn chưa thực sự khoa học, chất lượng sinh hoạt chuyên môn chưa cao, phươngpháp quản lý còn chưa đổi mới, các chế độ dạy học và công tác thanh, kiểm tra chuyênmôn chưa duy trì chặt chẽ … ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học của giáo viên và

uy tín giáo dục của nhà trường

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động tổ

chuyên môn ở các trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ” làm luận văn cao học

của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Với quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, Đảng

và Nhà nước ta chủ trương coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước Trên cơ sở nhận thức đó, trong hơn hai thập kỷ qua, kể từ Hội nghị Trung ương 4khóa VII, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển giáo dục Trong đó, để nâng cao chất lượng giáo dục, Đảng hết sức coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục; những văn bản gần đây đã thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề này

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…”, để làm được điều này cần phải “…phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ…” Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Mọi việc thành bại

Trang 5

đều do cán bộ mà ra”; hay “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể Có vốn mới làm ra lãi Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi, không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”.

Các học giả nghiên cứu về lý luận quản lý, cũng như các nhà quản lý hiện đại trên thế giới đều cho rằng, cán bộ quản lý là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự thành bại của các

tổ chức trong việc thực hiện các mục tiêu chung

Trong trường THCS, Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn (TTCM) là các cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời họ cũng là chủ thể quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường; họ có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động chuyên môn trong nhà trường THCS Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng quản lý chuyên môn giỏi, nhiệt tình, mẫu mực, năng động, sáng tạo, tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, là nền tảng cho chiến lượcphát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước

Gần đây có một số tài liệu có liên quan đến việc bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn như: cuốn “Sổ tay hiệu trưởng trường dân tộc nội trú” của nhóm tác giả do ĐỗNgọc Bích chủ biên có nói về việc dựa vào đội ngũ cán bộ quản lý để đẩy mạnh hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; tăng cường kiểm tra việc dạy học trên lớp; xây dựng tập thể sư phạm và coi đây là giải pháp rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Tác giả Nguyễn Văn Lê trong cuốn “Người Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở” cũng có đề cập đến vai trò của các chủ thể quản lý trong việc xây dựng và triển khai kếhoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung của quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, còn nghiên cứu về quản lý hoạt động của

tổ chuyên môn chỉ đề cập đến khi có liên quan Tuy vậy, tất cả đều thống nhất về vai trò quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý chuyên môn cho các chủ thể, coinhư đây là một giải pháp then chốt nhằm đổi mới hoạt động quản lý chuyên môn trong các trường học

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu hơn cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn và trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà

Trang 6

trường THCS trên địa bàn cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục theo hướng chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay, các nhà quản lý giáo dục nói chung và người Hiệu trưởng nói riêng phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đối với tổ chuyên môn của mình để thông qua đó tác động tích cực vào quá trình nâng cao chất lượng giáo dục

Quản lý hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường THCS là một vấn đề rất cần thiết và được nhiều người quan tâm Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các nhà nghiên cứu đứng trên các góc độ khác nhau để khái quát các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn, nhưng đều có mục đích chung là nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục trong các nhà trường

Cho tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nói chung và khoa học quản lý giáo dục nói riêng Đối với cấp THCS, tại khoa quản lý giáo dục trường ĐHSP Hà Nội những năm qua có một số đề tài luận văn cao học, nghiên cứu về hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học ở cấp học này như: Biện pháp quản lý của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS tỉnh Thanh Hóa, Lê Thị Hoan,

1999 Hiệu trưởng THCS chỉ đạo thực hiện chất lượng bộ môn, Nguyễn Huy Diễm, 1999 Thực trạng và biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS miền núi Thanh Hóa nhằm nâng cao kết quả dạy học, Lưu Hữu Hồng, 1999 Biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh THCS Thị xã Sơn La, Nguyễn Khắc Tâm, 2000 Hoàn thiện một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS Dân lập thành phố Hà Nội, Phan Quỳnh Anh: 2000 Một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS thànhphố Thái Nguyên, Trần Thị Minh Nguyệt, 2002 Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây Nguyễn Sĩ Khiêm, 2002 Một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh các trường THCS miền núi Chiêm Hóa – Tuyên Quang, Ma Ngọc Hưng, 2002 Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS thành phố Hải Phòng, Doãn Văn Quân, 2003 Một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng đối với giáo viên mới vào nghề của một số trường THCS ở Hải Phòng, Phạm Khánh Tường, 2003 Một số biện pháp quản lý

Trang 7

chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đối với các trường THCS ngoài công lập, Nguyễn Nho Hòa, 2004 Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS chuyên Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, Phạm Văn Kính, 2004 Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS Bán công thành phố Hà Nội, Đỗ Thị Dung, 2004 Một số biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCStỉnh Cao Bằng, Mạc Văn Nheo, 2004 Biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục hiện nay, Châu Hoàng Dũng, 2006 Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Đức Lợi, 2007.

Trong các luận văn kể trên, phần lớn đề cập đến việc quản lý của hiệu trưởng về hoạt động dạy học và các hoạt động chuyên môn của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường Mỗi đề tài nghiên cứu trên một phạm vi, thời gian khác nhau, đối tượng giáo viên và học sinh các cấp học khác nhau Kết quả nghiên cứu của các luận văn trên đã gợi ý, định hướng tạo nên nền tảng lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tác giả luận văn sẽ kế thừa, phát triển kết quả nghiên cứu đó để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài của mình Tuy nhiên, trong thực tế ở các nhà trường THCS, thì tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lý các hoạt động của giáo viên, Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý hoạt động chuyên môn thông qua các tổ trưởng Mặt khác, quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS ở địa bàn Quận Hai Bà Trưng có nét đặc thù riêng của nó, vì vậy cần nghiên cứu để có biện pháp phù hợp, thì chưa có luận văn nào nghiên cứu vấn đề này Do đó, đề tài luận văn sẽ nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng về các quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất biện pháp quản

lý hoạt động tổ chuyên môn của trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhằm nâng caochất lượng dạy học, giáo dục học sinh trong nhà trường

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 8

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS.

Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đó

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động chuyên môn ở các trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn trong nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở một

số trường THCS đại diện cho nhóm trường quản lý tốt, khá và trung bình qua sự đánh giá của Phòng giáo dục- đào tạo Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; đồng thời nghiên cứu các báo cáo tổng kết, các sản phẩm hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trên từ năm 2010 đến nay

5 Giả thuyết khoa học

Trong trường THCS, quản lý hoạt động tổ chuyên môn có vai trò quan trọng, quyếtđịnh chất lượng hoạt động chuyên môn; và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học,

giáo dục và uy tín của nhà trường đối với xã hội Vì vậy, trường THCS chỉ có thể quản lý hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn, khi chủ thể quản lý có nhận thức đúng và trách nhiệm

cao; các thiết chế quản lý ngày càng hoàn thiện; kế hoạch quản lý được xây dựng và triển khai đầy đủ; nội dung quản lý được triển khai hiệu quả gắn với đổi mới phương pháp quản lý; duy trì chặt chẽ nền nếp sinh hoạt chuyên môn; thanh, kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn được tăng cường và thường xuyên sơ tổng kết, rút kinh nghiệm quản lý hoạt động này

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 9

6.1 Phương phỏp luận nghiờn cứu

Đề tài được nghiờn cứu trờn cơ sở quỏn triệt sõu sắc cỏc quan điểm tư tưởng về giỏodục - đào tạo của Đảng, Nhà nước và Ngành Giỏo dục, nhất là chủ trơng đổi mớiQuản lýgiỏo dục, nõng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh trong nhà trường cỏc cấp của Thủ

đụ Hà Nội

Trong quỏ trỡnh nghiờn cứu, đề tài quỏn triệt và vận dụng cỏc quan điểm tiếp cận hệthống - cấu trỳc, logic - lịch sử và quan điểm thực tiễn

6.2 Phương phỏp nghiờn cứu

Để hoàn thành đề tài, tỏc giả luận văn sử dụng tổng hợp cỏc phương phỏp nghiờncứu khoa học giỏo dục như:

Cỏc phương phỏp nghiờn cứu lý luận gồm: Phương phỏp phõn tớch- tổng hợp, phõn

loại - hệ thống húa, khỏi quỏt húa cỏc tài liệu cú liờn quan để xõy dựng cơ sở lý luận của đề

tài

Cỏc phương phỏp nghiờn cứu thực tiễn gồm:

Luận văn sử dụng một số phương phỏp nghiờn cứu thực tiễn quản lý giỏo dục trường THCS trờn địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội như:

Quan sỏt hoạt động của cỏc tổ chuyờn mụn và phương phỏp quản lý của chủ thể quản lý chuyờn mụn

Điều tra bằng bảng hỏi ý kiến để tỡm hiểu, thu thập thụng tin thực tiễn liờn quan đến đề tài

Nghiờn cứu cỏc sản phẩm giỏo dục và tổng kết kinh nghiệm quản lý hoạt động tổ chuyờn mụn ở trường THCS

Tiến hành tham khảo ý kiến của chuyờn gia về những vấn đề liờn quan đến đề tài

Tổ chức tiến hành khảo nghiệm tớnh cần thiết và tớnh khả thi của biện phỏp đề xuất

Sử dụng toỏn thống kờ để xử lý số liệu từ cỏc kết quả nghiờn cứu

7 í nghĩa của luận văn

Kết quả nghiờn cứu luận văn, gúp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và làm sỏng tỏ thực trạng vấn đề nghiờn cứu, đồng thời đề xuất biện phỏp cú tớnh khả

Trang 10

thi trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Quận Hai Bà Trưng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh ở cấp học này trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; và kết quả nghiên cứu có thể vận dụng ở các Quận khác của Thành phố Hà Nội.

8 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu gồm phần Mở đầu, 3 chương, 7 tiết, Kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 11

Chương 1 cơ sở lý luận về quản lý hoạt động

tổ chuyên môn trờng trung học cơ sở 1.1 Cỏc khỏi niệm liờn quan đến đề tài

1.1.1 Quản lý, quản lý giỏo dục và quản lý trường trung học cơ sở

* Khỏi niệm quản lý:

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngụn ngữ học xuất bản năm 1994 thỡ: “Quản lý

là trụng coi, giữ gỡn theo những yờu cầu nhất định Là tổ chức và điều khiển cỏc hoạt động theo những yờu cầu nhất định”

Theo tỏc giả Hà Sĩ Hồ: “Quản lý là một quỏ trỡnh tỏc động cú định hướng, cú tổ chức, lựa chọn trong số cỏc tỏc động cú thể dựa trờn cỏc thụng tin về tỡnh trạng của đối tượng nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nú phỏt triển tới mục đớch đó định”

Theo tỏc giả Trần Kiểm: “Quản lý là phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mụctiờu của từng cỏ nhõn biến thành những thành tựu của xó hội”

Tỏc giả Nguyễn Bỏ Sơn thỡ cho rằng: “Quản lý là tỏc động cú mục đớch đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quỏ trỡnh lao động”

Tỏc giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tỏc động cú mục đớch, cú kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (núi chung là khỏch thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiờu dự kiến”

Theo tỏc giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quỏ trỡnh định hướng, quỏ trỡnh cú mục tiờu quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiờu nhất định”

Từ cỏc quan niệm trờn, ta thấy mặc dự cú nhiều cỏch diễn đạt khỏc nhau về quản lý,nhưng đều cú những dấu hiệu chủ yếu đú là:

Quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhúm xó hội

Quản lý là những tỏc động cú tớnh hướng đớch, những tỏc động phối hợp nỗ lực của

cỏ nhõn thực hiện được mục tiờu của tổ chức

Trang 12

Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm trong quá trình hoạt động quản lý; do vậy cóthể khái quát: quản lý nói chung là quản lý các tổ chức của con người và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức đó.

Quản lý luôn tồn tại với tư cách là hệ thống Hệ thống quản lý được tạo bởi nhiều thành tố Các thành tố cơ bản thường được đề cập khi phân tích hệ thống quản lý là:

Chủ thể quản lý: là trung tâm thực hiện những hoạt động khai thác, tổ chức và thực hiện nguồn lực của tổ chức; thực hiện những tác động hướng đích, có chủ định đến đối tượng quản lý.Chủ thể là cá nhân hoặc tập thể

Đối tượng quản lý: là đối tượng chịu tác động và thay đổi dưới những tác động hướng đích, có chủ định đến đối tượng quản lý Đối tượng quản lý là con người (cá nhân và tập thể) trong tổ chức và các yếu tố được sử dụng là nguồn lực của tổ chức (thông qua việc khai thác, tổ chức và thực hiện)

Cơ chế quản lý: là phương thức vận động hợp quy luật của hệ thống quản lý, mà trước hết là sự tác động lẫn nhau một cách hợp quy luật trong quá trình quản lý Theo nghĩa này, cơ chế quản lý bao hàm cả những yếu tố của công cụ như: phương tiện, giải pháp của chủ thể quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hòa phối hợp hoạt động của con người và các bộ phận trong tổ chức trong việc đạt đến các mục tiêu đã đề ra Cơ chế quản lý có vai trò quan trọng trong việc thiết lập phương thức hoạt động hợp với quy luật khách quan cho hoạt động quản lý; nó tác động trực tiếp đến xác lập và vận hành mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đến định hướng tổ chức thực hiện và điều chỉnh hoạt động trong tổ chức

Mục tiêu quản lý: mục đích quản lý được cụ thể hóa bằng các mục tiêu quản lý, mục tiêu quản lý được hiểu là trạng thái cần và có thể có của tổ chức trong những giai đoạnnhất định được xác định theo tình thế của tổ chức và mối quan hệ giữa tổ chức và môi trường Trạng thái cần có là trạng thái mà tổ chức phải đạt được để có thể tồn tại và phát triển Trạng thái có thể có là trạng thái mà tổ chức có thể đạt được hoặc không đạt được tùythuộc vào khả năng và mức độ huy động các nguồn lực của tổ chức

Từ các yếu tố trên có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

Trang 13

Về thực chất, quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích của con người.

Những khái quát chung về quản lý, tạo cơ sở lý luận để nghiên cứu nhận thức rõ hơn về quản lý giáo dục

* Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường:

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là quá trình truyền đạt

và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển của xã hội loài người Thế hệ đi trước truyền đạt cho thế hệ đi sau, thế hệ đi sau phải có trách nhiệm lĩnh hội, kế thừa, phát triển và bổ sung những kinh nghiệm đó Giáo dục có một vị trí đặc biệt quan trọng, vừa là sản phẩm của xã hội đồng thời là nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Trong thời đại ngày nay, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định thúc đẩy

sự phát triển xã hội vì chỉ có giáo dục mới đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội Vì vậy giáo dục trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới

Giáo dục là một quá trình, là một hoạt động của xã hội, vì thế có sự quản lý, đó là quản lý giáo dục Quản lý giáo dục được hiểu một cách rất đa dạng tùy theo góc độ nghiên cứu, tiếp cận của các nhà khoa học

Theo nghĩa tổng quát: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ yêu cầu phát triển xã hội

Theo Từ điển Tiếng Việt: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có

ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường), nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà

xã hội đặt ra cho ngành giáo dục

Một số quan niệm về quản lý giáo dục:

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung

là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục”

Trang 14

Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế

hệ trẻ Đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thựchiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”

Mục đích của quản lý giáo dục trong nhà trường, là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả

để đào tạo lớp học sinh thông minh sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội

Những khái quát các quan niệm về quản lý, quản lý giáo dục trong nhà trường, tạo

cơ sở lý luận để nghiên cứu và nhận thức rõ hơn về quản lý giáo dục trường THCS

* Quản lý trường trung học cơ sở:

Mặt khác, quản lý trường học về bản chất là quản lý con người Điều đó tạo ra cho các chủ thể (người dạy và người học) trong nhà trường một sự liên kết chặt chẽ Trong nhà trường, giáo viên và học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quản lý Với tư cách là đối tượng quản lý, họ chịu tác động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) Với tư cách là chủ thể quản lý, họ là người tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý chung và biến nhà

Trang 15

trường thành hệ tự quản lý Cho nên, quản lý nhà trường không chỉ là trách nhiệm riêng của người hiệu trưởng, mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong nhà trường.

Quản lý trường học, là một dạng lao động đặc biệt, mà nét đặc trưng của nó là tính tích cực sáng tạo, năng lực vận dụng những tri thức đã có để đạt mục đích đặt ra một cách

có kết quả là sự cải biến hiện thực giáo dục Do đó chủ thể quản lý phải biết sử dụng khôngchỉ những chuẩn mực pháp quyền, mà còn sử dụng cả những chuẩn mực đạo đức, tâm lý…bảo đảm sự thống nhất và những mối quan hệ trong quá trình quản lý

Với tư cách là một tổ chức sư phạm, quản lý trường THCS khác hẳn với mọi hình thức quản lý xã hội khác; đó là bản chất sư phạm của hoạt động giáo dục trong đó giáo viên và học sinh vừa là khách thể quản lý, nhưng đồng thời là chủ thể tự quản lý; bởi họ là những con người đang tham gia một lĩnh vực hoạt động đặc thù là lấy “nhân cách đào tạo nhân cách”

Tính đặc thù của hoạt động quản lý trường THCS cũng như các nhà trường phổ thông khác, thể hiện ở hoạt động dạy và hoạt động học Từ những khái quát trên có thể hiểu:

Quản lý trường THCS: Là quản lý toàn diện các nguồn lực nhà trường, trong đó quản lý hoạt động dạy và học là trung tâm, nhằm đưa nhà trường vận hành theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, hướng tới phát triển toàn diện nhân cách học sinh THCS”

Quản lý tốt trường THCS sẽ góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có kiến thức, có tay nghề, năng

Trang 16

động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ theo hướng phát triển toàn diện nhân cách.

Tính đặc thù của quản lý các trường THCS phụ thuộc nhiều vào đặc điểm lao động

sư phạm của giáo viên, đó là:

Lao động của giáo viên được chuyên môn hóa cao;

Đối tượng chủ yếu của lao động sư phạm là học sinh phần lớn từ 11 đến 15 tuổi;Phương tiện lao động chủ yếu là tinh thần - là nhân cách người thầy;

Phân biệt giữa lao động trên lớp và lao động bên ngoài không hoàn toàn tách bạch;Mặt kinh tế của hoạt động gắn liền với mặt giáo dục;

Hiệu quả hoạt động là hiệu suất lao động của người giáo viên, là chất lượng thực hiện mục tiêu dạy học, giáo dục

Chính vì lao động của giáo viên được chuyên môn hóa cao, cho nên quản lý chuyên môn trong trường THCS phải tổ chức theo tổ chuyên môn; và quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là đặc thù trong quản lý trường THCS

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường THCS, bao giờ cũng được thực hiện theo những chức năng và nguyên tắc nhất định Các chức năng đó là: Chức năng kế hoạch hóa; Chức năng tổ chức; Chức năng chỉ đạo thực hiện và chức năng kiểm tra đánh giá; đó là chu trình khép kín của hoạt động quản lý giáo dục, nó được áp dụng cho mọi cán bộ quản lý trường học

Những khái quát chung về quản lý trường học cũng như trường THCS như trình bày trên, là cơ sở để nghiên cứu và nhận thức rõ hơn về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường phổ thông nói chung, các trường THCS nói riêng

Trang 17

1.1.2 Tổ chuyên môn và hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở

* Tổ chuyên môn:

Tổ chuyên môn là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của trường phổ thông với tập hợp các giáo viên cùng giảng dạy một nhóm môn học được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ

Trong Điều lệ trường Trung học có quy định: “… giáo viên của trường Trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THPT, THCS Mỗi

tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ một đến hai tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”

Tổ chuyên môn là nơi tập hợp những người có cùng nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, có sự tương đồng về trình độ đào tạo nên hiểu rõ được những khó khăn, thuận lợi từ

đó sẽ hạn chế những khó khăn và phát huy những thuận lợi trong những hoàn cảnh cụ thể

Tổ chuyên môn là một tập thể hạt nhân, một tế bào của hoạt động chuyên môn trong nhà trường Ở các thế hệ giáo viên nối tiếp nhau theo thứ bậc chuyên môn, nghiệp

vụ, mỗi người có thế mạnh, hạn chế riêng Nếu TTCM biết cách tổ chức khơi nguồn, phát huy thế mạnh, giảm bớt những hạn chế của mỗi người thì sẽ tạo dựng được môi trường hoạt động chuyên môn hữu ích nhất

* Nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở:

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học;

Phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm họccủa nhà trường;

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ;

Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên;

Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần

Trang 18

Việc tổ chức dạy học theo các bộ môn khoa học cơ bản dẫn đến đội ngũ giáo viên trong các trường THCS được chia thành các tổ chuyên môn theo sự phân cấp quản lý của nhà trường

Tổ chuyên môn trong trường THCS là diễn đàn tập trung các giáo viên có cùng chuyên môn dạy học, là nơi thể hiện sự phối hợp thống nhất giữa những con người lao động với tính chuyên môn hóa rất cao; là nơi khai thác, phát huy những thế mạnh chuyên môn của nhiều thế hệ giáo viên khác nhau, là nơi để mỗi giáo viên có điều kiện vươn lên bộc lộ năng lực và phẩm chất sư phạm của mình Trong đó đứng đầu mỗi tổ chuyên môn làmột tổ trưởng do hiệu trưởng chỉ định và giao nhiệm vụ, chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp

và điều hành mọi hoạt động của tổ

Tổ trưởng chuyên môn chính là người đóng vai trò trung tâm trong hoạt động quản lý chuyên môn của tổ; đây là một mắt xích trong hệ thống quản lý của nhà trường; các quyết địnhcủa Hiệu trưởng đều thông qua tổ trưởng để chuyển đến giáo viên Tổ trưởng chuyên môn trựctiếp tiếp nhận các chủ trương từ Hiệu trưởng để điều hành hoạt động của tổ, đồng thời cũng là người đại diện cho tổ phản ánh những ý kiến của tập thể giáo viên trong tổ đến Hiệu trưởng

Tổ trưởng chuyên môn là cán bộ quản lý cấp cuối cùng trong hệ thống giáo dục, là cán bộ quản lý trong trường THCS làm việc trực tiếp dưới quyền của hiệu trưởng; là ngườichịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản

lý kế hoạch cá nhân của tổ viên; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; đề xuất khen thưởng cho giáo viên

Tổ trưởng chuyên môn là người được tiếp thu những chủ trương đổi mới về môn học và có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn tổ viên của mình, biến những chủ trương ấy thành hiện thực thông qua các hoạt động chuyên môn trong tổ Để quản lý hoạt động chuyên môn, trước hết tổ trưởng chuyên môn phải là giáo viên có năng lực chuyên môn, là một trụ cột về chuyên môn, là một chuyên gia sư phạm, là người có quan hệ tốt với mọi người Luôn nhạy bén với cái mới và có khả năng động viên khích lệ các thành viên khác trong tổ nỗ lực nâng cao chuyên môn

Như vậy, tổ trưởng chuyên môn không chỉ có vai trò là “thợ cả” trong “tổ thợ” mà quan trọng hơn còn là người có năng lực tổ chức các hoạt động chuyên môn; và biết cách

Trang 19

làm cho tổ viên nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần cho sự tiến bộ của bản thân và cho tập thể

* Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở:

Trong trường THCS, tổ chuyên môn là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục- Đào tạo, của Sở và Phòng Giáo dục – Đào tạo, của địa phương, của nhà trường về giáo dục, là nơi trực tiếp thực hiện mọi quá trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Vì vậy, mọi hoạt động của tổ chuyên môn nếu được quản lý tốt thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và chất lượng giáo dục trong nhà trường

Hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS là hoạt động giảng dạy của giáo viêncũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, được hiệu trưởng phân công, mà các thành viên trong tổ phải thực hiện đầy đủ theo quy định của trường và ngành Giáo dục

- Đào tạo Đây là hoạt động quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi trường; nó đòi hỏi sự tuân thủ nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện và tình hình học sinh ở mỗi địa phương

Cụ thể hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS bao gồm:

Lập kế hoạch hoạt động giảng dạy của từng giáo viên, của tổ chuyên môn và kế hoạch thực hiện đổi mới giáo dục THCS, đổi mới chương trình nội dung dạy học;

Lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để họ nắm vững ý đồ nội dung sách giáo khoa và kiến thức nâng cao do bộ môn phụ trách; lập và tổ chức thực hiện

kế hoạch hoạt động bồi dưỡng học sinh;

Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH và sinh hoạt chuyên môn để nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên;

Tổ chức cho các thành viên trong tổ thực hiện kiểm tra, theo dõi giám sát và đánh giá lẫn nhau về hoạt động chuyên môn, sử dụng phương tiện thiết bị, đồ dùng dạy học, chuẩn bị bài dạy, soạn giáo án, ra đề kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh;

Tổ chức các hoạt động hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp tổ để chọn giáo viên thigiáo viên dạy giỏi các cấp;

Trang 20

Tổ chức và động viên mọi người tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục, dạy học nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường;

Tham gia vào các hoạt động chung của nhà trường như: công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác xã hội hóa giáo dục, công tác đoàn thể và các phong trào thi đua khác…

Tóm lại, trên cơ sở khái quát làm rõ những kiến thức về tổ chuyên môn, nhất là các hoạt động cơ bản về chuyên môn của tổ chuyên môn trường THCS như trình bày trên, tạo

cơ sở nghiên cứu làm rõ hơn về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường phổ thông nói chung, các trường THCS nói riêng, góp phần hình thành cơ sở lý luận của đềtài luận văn

1.1.3 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS

Như trình bày trên, tổ chuyên môn trong trường THCS là nơi tập hợp các giáo viên

có cùng chuyên môn dạy học, với tính chuyên môn hóa rất cao, mỗi giáo viên có điều kiện vươn lên bộc lộ năng lực và phẩm chất sư phạm của mình Đứng đầu mỗi tổ chuyên môn là

tổ trưởng, người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động chuyên môn của tổ

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS, về thực chất chính là quản lý hoạt động dạy học của giáo viên cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường do các

tổ chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

Từ kết quả nghiên cứu khái quát về quản lý giáo dục, quản lý trường THCS, tổ chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn trường THCS, cùng với nhận thức về lý luận quản lý giáo dục, có thể quan niệm:

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch và tổ chức chặt chẽ của chủ thể quản lý đến toàn bộ hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn và giáo viên, cũng như các hoạt động giáo dục khác nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

Trang 21

Quan niệm trên chỉ rõ: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

là chủ thể quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Mặc dù tổ trưởng là người trực tiếp nhưng không phải là duy nhất, mà dưới tổ trưởng còn có tổ phó, trên tổ trưởng còn có Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cùng tham gia quản lý hoạt động tổ chuyên môn Điều đó càng thấy rõ vai trò quan trọng của quản lý hoạt động tổ chuyên môn, cùng với nhiệm vụ mà nó phải thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS gồm: quản lý kế hoạch hoạt động giảng dạy của giáo viên và của tổ cũng như kế hoạch đổi mới chương trình nội dung dạy học; kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và học sinh; hoạt động đổi mới PPDH và sinh hoạt chuyên môn của giáo viên; công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chuyên môn, sử dụng phương tiện thiết bị, đồ dùng dạy học, chuẩn bị bài dạy, soạn giáo án, ra

đề kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh; hoạt động thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp; viết sáng kiến kinh nghiệm; và các hoạt động chung của nhà trường như: công tácgiáo dục ngoài giờ lên lớp, xã hội hóa giáo dục, công tác đoàn thể và thực hiện phong trào thi

đua “Dạy tốt - Học tốt”…

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn diễn ra ở trường THCS như trình bày ở trên, do

tổ chuyên môn cũng như từng giáo viên thực hiện, và phụ thuộc vào hiệu quả của những tác động trực tiếp của chủ thể quản lý; điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng dạy học,giáo dục học sinh

1.2 Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở

1.2.1 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, giáo dục của

tổ chuyên môn

Trong trường THCS, quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, giáo dục là hoạt động đầu tiên, thường xuyên của các chủ thể quản lý; thực hiện tốt hoặc chưa tốt nhiệm vụ này sẽ ảnh hưởng đến quản lý các nội dung quản lý khác cũng như chất lượng dạy học, giáo dục

Điều 27 Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh

Trang 22

tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Đối với cấp THCS: Mục tiêu giáo dục nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả học tập bậc tiểu học, nắm vững và hoàn thiện học vấn THCS theo quy định để tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc học nghề, tham gia cuộc sống lao động Mỗi môn học ở trường THCS do tổ chuyên môn đảm nhiệm cũng như mỗi bài dạy của giáo viên đều có mục tiêu dạy học cụ thể Do đó, trách nhiệm của các chủ thể quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS là phải nắm vững các mục tiêu dạy học, giáo dục như trình bày ở trên, quản lý chặt chẽ, theo dõi và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đó qua từng học kỳ,từng năm học để khắc phục những hạn chế nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu dạy học, giáo dục của nhà trường.

Bên cạnh quản lý mục tiêu dạy học, giáo dục thì các chủ thể quản lý hoạt động của

tổ chuyên môn trường THCS còn phải quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học của giáo viên Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung dạy học trong chương trình bậc tiểu học; nhất là phải hoàn thành có chất lượng nội dung giáo dục THCS Ngoài nội dung dạy học cơ bản nhằm đảm bảo kiến thức của bậc THCS, còn có những nội dung nâng cao của một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh, do vậy nó cần phải được quản lý

Hiện nay chương trình giáo dục THCS đã có quy định cụ thể về chuẩn kiến thức,

kỹ năng và các yêu cầu về thái độ đối với học sinh Trong chương trình giáo dục THCS, các môn học và hoạt động giáo dục đều có chương trình chuẩn, ngoài ra còn có chương trình nâng cao để đáp ứng nguyện vọng của học sinh, do vậy nó cần phải được quản lý Để quản lý có kết quả nội dung và chương trình dạy học, giáo dục của tổ chuyên môn ở trườngTHCS, chủ thể quản lý cần phải nắm vững những nội dung và chương trình đó theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quán triệt giáo viên trong tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc Đồng thời cần quản lý chặt chẽ, theo dõi và đánh giá việc thực hiện ở tổ chuyên môn qua từng học kỳ, từng năm học để khắc phục những hạn chế nhằm thực hiện

có kết quả nội dung và chương trình dạy học, giáo dục của tổ chuyên môn và của trường

do tổ đảm nhiệm

1.2.2 Chỉ đạo quản lý thực hiện quy chế và hoạt động sinh hoạt chuyên môn

* Về chỉ đạo quản lý thực hiện quy chế hoạt động chuyên môn:

Trang 23

Quy chế hoạt động chuyên môn ở trường THCS là hệ thống các quy định mang tínhchuẩn mực và pháp lý, có tác dụng hướng dẫn hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, tạo sựnhất quán trong các hành động chuyên môn của giáo viên trong nhà trường; nó là cơ sở cho việc hình thành nền nếp, kỷ cương trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Vì vậy, trong trường THCS các chủ thể giáo dục cần chỉ đạo và quản lý tốt việc thực hiện quy chế hoạt động tổ chuyên môn, đó là điều kiện cơ bản, tiên quyết để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh

Chỉ đạo và quản lý tốt việc thực hiện quy chế hoạt động tổ chuyên môn cần tập trung vào các vấn đề như:

Chỉ đạo nghiên cứu nắm vững những vấn đề cơ bản trong chương trình, nội dung

và phương pháp dạy học bộ môn

Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ chương trình, kế hoạch dạy học, giáo dục học sinh từng khối, lớp; đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện của các tổ, nhóm chuyên môn và từng giáo viên

Chỉ đạo đội ngũ giáo viên tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện các khâu trong quy trình dạy học như: soạn bài, giảng bài, chấm bài, chữa bài tập… Các chủ thể quản lý chuyên môn không nên nặng về quản lý hành chính các khâu này, mà nên chú trọng chất lượng thực sự của chúng

* Về quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở tổ chuyên môn:

Sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn, thực chất là sinh hoạt khoa học, ở đó sự trao đổi học thuật về chuyên môn, về sư phạm được diễn ra dân chủ để mọi người học hỏi vàrút kinh nghiệm lẫn nhau Theo định kỳ, ở trường THCS mỗi tháng các tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt chuyên môn hai lần, hoặc sau khi dự giờ dạy của giáo viên cần sinh hoạt ngay

để rút kinh nghiệm; và yêu cầu các giáo viên phải có mặt đầy đủ, trừ những lý do đặc biệt

Nội dung sinh hoạt chuyên môn thường tập trung giải quyết những vấn đề chuyên môn của các giáo viên Cụ thể như việc xuất hiện những vấn đề mới hoặc phức tạp, khó khăn trong nội dung dạy học; việc thiết kế bài soạn theo hướng đổi mới, thống nhất những mục tiêu và nội dung kiến thức cơ bản của từng bài dạy; lựa chọn phương pháp, phương tiện thiết bị dạy học và xác lập tiến trình dạy học Hoặc thống nhất hình thức kiểm tra chất

Trang 24

lượng học sinh; trao đổi rút kinh nghiệm sau khi tổ chức dự giờ theo hướng đổi mới

phương pháp dạy học; trao đổi về các đề tài và hướng nghiên cứu khoa học của bộ môn Hoặc có thể mời chuyên gia đến trao đổi về lý luận dạy học bộ môn, phương hướng thực hành ứng dụng lý thuyết vào thực tế, việc này có thể do tổ trưởng chuyên môn đảm nhiệm hoặc sử dụng giáo viên giỏi trao đổi kinh nghiệm cá nhân…

Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng do tổ trưởng chuyên môn xây dựng, trình Ban Giám hiệu nhà trường phê duyệt, công khai, thông báo đến từng nhóm chuyên môn và từng giáo viên và tổ chức triển khai thực hiện Để buổi sinh hoạt chuyên môn đạt chất lượng, trong kế hoạch phải chỉ rõ những vấn đề gì giáo viên cần quan tâm, trao đổi bàn bạc khi dự sinh hoạt chuyên môn, tổ chức rút kinh nghiệm khi nào để người dự sinh hoạt chủ động chuẩn bị ý kiến phát biểu, làm rõ những mặt đạt, mặt chưa đạt theo nội dungsinh hoạt và đề xuất những biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn Trong các buổi dự giờ để đánh giá trình độ chuyên môn của từng giáo viên vàrút kinh nghiệm chung cho tổ chuyên môn, yêu cầu các phiếu đánh giá bài dạy phải được lưu giữ để làm căn cứ xem xét sự chuyển biến và tiến bộ về kiến thức chuyên môn của từng giáo viên và học sinh

1.2.3 Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn của giáo viên

* Về quản lý đổi mới phương pháp dạy học:

Đổi mới phương pháp dạy học là khâu trọng tâm trong đổi mới giáo dục trong nhà trường hiện nay nói chung, trường THCS nói riêng Để đổi mới phương pháp dạy học có kết quả cần gắn với đổi mới đồng bộ các nhân tố khác của quá trình dạy học như: đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và hình thức tổ chức, phương tiện và đánh giá kết quả dạy học, điều quan trọng nhất là đổi mới tư duy, cách nghĩ của người dạy khi sử dụng phương pháp dạy học Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy học là công việc thường xuyên của các giáo viên, chỉ đạo hoạt động này là của cán bộ quản lý chuyên môn, do vậy

để đạt kết quả cần quản lý tốt hoạt động này, cụ thể như sau:

Tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập nghiên cứu, nắm vững định hướng đổi mới phương pháp dạy học, làm cho mọi giáo viên nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng: đổi

Trang 25

mới phương pháp dạy học là yêu cầu cốt lõi của đổi mới giáo dục, điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, cần tổ chức, chỉ đạo các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp dạy học, bằng cách lập kế hoạch tổ chức các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp theo thời gian tuần, tháng, học kỳ, năm học

Nội dung thực hành đổi mới cần xác định cụ thể dựa trên chương trình môn học, chú trọng các khâu của quy trình hoạt động này, từ việc chuẩn bị giáo án mẫu, cử giáo viêndạy thử nghiệm, dự giờ rút kinh nghiệm Hoặc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức tham quan dự giờ học hỏi kinh nghiệm… Để hoạt động đổi mới phương pháp dạy học diễn ra thường xuyên, các chủ thể quản lý cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên cũng như của các tổ chuyên môn

* Về kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn của giáo viên:

Trong trường THCS, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của cán bộ quản lý giáo dục các cấp Nhờ có kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn mà hoạt động quản lý trở nên khép kín

và điều chỉnh kịp thời những sai sót, bất cập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh

Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên, cần tập trung vào các vấn

đề như: tiến độ thực hiện chương trình, nội dung và kế hoạch dạy học, giáo dục học sinh ở các khối, lớp, phát hiện những vấn đề chưa hợp lý để điều chỉnh kịp thời; chất lượng giáo

án và chất lượng giờ dạy trên lớp, dạy thực hành; tiến hành các hoạt động kiểm tra và đánhgiá kết quả học tập của học sinh có chặt chẽ và diễn ra đúng kế hoạch thời gian không Nhất là việc ra đề, hướng dẫn ôn tập, tổ chức kiểm tra, thi, chấm bài, chữa bài…

Kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên phải tiến hành thường xuyên, có thể thông báo trước hoặc đột xuất; hình thức đa dạng, cần kết hợp và gắn với hình thức dạy học khác như: dự giờ thăm lớp, kiểm tra giáo án, sổ sách chuyên môn… Kiểm tra luôn gắn liền vớiđánh giá, trong đánh giá cần chỉ rõ ưu điểm để người được kiểm tra phát huy, chỉ rõ nhược điểm để khắc phục, rút kinh nghiệm kịp thời và giúp giáo viên phấn đấu vươn lên

Trang 26

* Tóm lại, quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, quản lý thực

hiện quy chế và hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn; và việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn, là những nội dung cơ bản của quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS; làm rõ những nội dung đó tạo cơ sở lý luận, định hướng cho những nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động

tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

*

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; tác giả nhận thấy rằng: quản lý hoạt động tổ chuyên môn là nội dung quan trọng trong giáo dục trường THCS Cơ sở lý luận liên quan đến quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn trường THCS được trình bày khoa học, trong đó có đề cập đến các khái niệm có liên quan đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS như: khái niệmquản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường THCS; khái niệm và nội hàm về tổ chuyên môn và hoạt động của tổ chuyên môn trường THCS

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả quan niệm: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS, chính là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch và tổ chức chặt chẽ của chủ thể quản lý đến các hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên, cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc, giáo dục học sinh

Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS cần tập trung vào quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung dạy học, giáo dục, thực hiện quy chế và hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn; và việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên… Làm rõ những nội dung đó tạo cơ sở lý luận, định hướng cho những nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trang 27

Chương 2 THỰC TRẠNG quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các

trờng Trung học cơ sở quận hai bà trng, hà nội

2.1 Vài nột về đặc điểm hoạt động dạy học, giỏo dục và đội ngũ cỏn bộ quản

lý chuyờn mụn ở cỏc trường trung học cơ sở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

2.1.1 Vài nột về đặc điểm hoạt động dạy học, giỏo dục ở cỏc trường trung học cơ

sở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trong những năm học gần đõy, được sự quan tõm tạo điều kiện về mọi mặt của Quận ủy, HĐND, UBND, sự giỳp đỡ phối hợp của cỏc phũng, ban, ngành và cỏc đoàn thể, cựng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng, mạng lưới trường và hoạt động giỏo dục THCS trờn địa bàn đó phỏt triển tớch cực

Hiện tại trờn địa bàn Quận Hai Bà Trưng cú 15 trường THCS cụng lập trờn 20 phường Số trường, số lớp đỏp ứng nhu cầu học tập của con em nhõn dõn trờn địa bàn Tỷ

lệ chung của cỏc trường THCS trờn toàn quận khoảng 40 học sinh/lớp, nếu bố trớ đủ cho học sinh học 1 ca/ ngày thỡ cũn thiếu 66 phũng học Hiện tại trờn địa bàn quận cũn 04 phường chưa cú trường THCS: phường Bựi Thị Xuõn, Đồng Tõm, Đống Mỏc, Ngụ Thị Nhậm; cũn nhiều trường chưa cú đủ cỏc phũng học chức năng, nhà giỏo dục thể chất Do thiếu phũng học nờn một số trường phải bố trớ cho học sinh học 2 ca như: THCS Tõy Sơn, Trưng Nhị, Tụ Hoàng… nờn đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học

* Về học sinh: Số lượng học sinh cấp THCS chủ yếu ở loại hỡnh cụng lập, hệ thống

THCS ngoài cụng lập số lượng ớt, hiện tại cú sự mất cõn bằng về chất lượng giỏo dục học sinh và điều kiện dạy học vỡ vẫn cũn cỏc trường quỏ tải và ngược lại cú trường ớt học sinh

Về chất lượng giỏo dục học sinh: thực hiện Chỉ thị của Bộ và cỏc văn bản hướng dẫn của

Sở, Phũng GD&ĐT Quận, cỏc trường THCS trờn địa bàn quận đó tổ chức chỉ đạo quản lý chặt chẽ hoạt động chuyờn mụn núi chung và hoạt động dạy học núi riờng, do đú chất lượng giỏo dục học sinh luụn được đảm bảo, chất lượng đại trà luụn được giữ vững và chấtlượng học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước

* Về đội ngũ giỏo viờn: Thực hiện Chỉ thị 40/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bớ thư

Trung ương, quyết định Số 09/2005/QĐTTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chớnh phủ; Chỉ thị 35/CT-TU của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch 79/KH-UB của UBND Thành phố về

Trang 28

việc xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Phòng GD&ĐT

đã chỉ đạo các trường THCS trong toàn Quận đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao “bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo” Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về đường lối, quan điểm phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học

và sáng tạo” do Công đoàn giáo dục Việt Nam phát động

Các nhà trường đã có những giải pháp ổn định đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh toàn diện, luôn rèn luyện phẩm chất theo các tiêu chí của “nhà giáo mẫu mực” và có năng lực sư phạm vững vàng Các trường THCS thường xuyên thực hiện phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và thực hiện có hiệu quả cuộc

vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”

Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên THCS Quận Hai Bà Trưng tương đối ổn định, tỷ lệ giáo viên văn hóa/lớp là 2.26 so với tỷ lệ quy định và 2.1 giáo viên/lớp (thừa 52 giáo viên) Số giáo viên có số lượng đạt chuẩn là 100% và đạt trên chuẩn là hơn 70%, tỷ lệ này tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn Thành phố

Tuy nhiên, trong toàn quận vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ đổi mới; một bộ phận nhỏ giáo viên có biểu hiện thiếu ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, năng lực dạy học còn thấp… ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội

Bên cạnh đó, các chế độ chính sách đối với giáo viên như tiền lương, phụ cấp theo lương chưa được thỏa đáng nên chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạođược động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp

Như vậy, những khái quát về đặc điểm hoạt động dạy học, giáo dục và đội ngũ giáoviên trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội như trình bày trên tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS hiện nay

2.1.2 Vài nét về đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn trường trung học cơ sở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trang 29

Những năm qua UBND Quận chỉ đạo Phòng GD&ĐT thường xuyên, tích cực phối hợp với các cơ quan tham mưu kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong toàn quận nói chung, các trường THCS nói riêng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng hiệu quả việc đổi mới giáo dục ở các cấp học Các trường THCS coi nhiệm vụ xây dựng đội ngũcán bộ quản lý đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là nhiệm vụ trọng tâm.Bởi lẽ, năng lực của đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý giáo dục nói chung và chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên nói riêng của từng nhà trường.

* Về số lượng cán bộ quản lý chuyên môn: Muốn có chất lượng quản lý tốt,

trước hết phải đủ về số lượng cán bộ và có lượng dự trữ nhất định, số cán bộ dự trữ có thể cho đi học và trong nguồn quy hoạch Qua khảo sát cho thấy, toàn Quận có 18 trường THCS (trong đó có 3 trường ngoài công lập), với biên chế 42 cán bộ quản lý trường (mỗi trường có 1 Hiệu trưởng và 1-2 phó hiệu trưởng) Trong tổng số 42 cán bộ quản lý có 29 là nữ, tuổi đời bình quân của đội ngũ này là trên 40 tuổi, 100% là đảng viên có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý tốt; như vậy số lượng cán bộ quản lý trường THCS Quận Hai Bà Trưng đủ so với biên chế

Đối với cán bộ quản lý tổ chuyên môn trường THCS được biên chế như sau: mỗi Tổchuyên môn có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó (mỗi trường có 3 hoặc 4 tổ chuyên môn) trong 15trường công lập có 92 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; tuổi đời bình quân của đội ngũ này là45,36 tuổi, đảng viên là 59 chiếm 64,14% Về trình độ đào tạo: có 03 là Thạc sĩ (01 ngànhquản lý giáo dục) chiếm 3,38%; có 76 là cử nhân đại học chiếm 82,72% và 13 là cao đẳngchiếm 14,13%

Đội ngũ này về cơ bản có trình độ chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm dạy học tốt, lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, là nòng cốt trong xây dựng tổ chuyên môn cũng như xây dựng nhà trường; như vậy số lượng cán bộ tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng đủ so với biên chế

* Về trình độ đào tạo, thâm niên công tác của cán bộ quản lý chuyên môn: Theo

nguồn cung cấp từ Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng: trình độ chuyên môn và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường THCS (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) ngày càng được nâng cao, 100% đạt chuẩn và trên chuẩn Trong đó số cán bộ quản lý giáo

Trang 30

dục có trình độ thạc sỹ là 7 chiếm 17,94%, trình độ đại học là 32 chiếm 82,06%, trình độ cao đẳng là 0 chiếm 0,00% 100% cán bộ quản lý giáo dục trường THCS đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và trung cấp lý luận chính trị; số cán bộ có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học cao hơn so với yêu cầu

Về đội ngũ cán bộ quản lý tổ chuyên môn trường THCS, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý chuyên môn (Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn) ngày càng được nâng cao; về cơ bản có trình độ đại học và chưa được bồi dưỡng về kiến thức nghiệp vụ quản lý giáo dục Tuy có nhiều kinh nghiệm dạy học, với độ tuổi thường cao hơn cán bộ quản lý cấp trường, vì chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nên thường tư duy theo lối mòn, ngại đổi mới, quản lý chuyên môn theo kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học… điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn của cán bộ quản lý cấp trường

Đánh giá chung, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn trường THCS trên địa bàn quận vẫn còn một bộ phận chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ đổi mới, do các nguyên nhân khác nhau nên còn biểu hiện thiếu trách nhiệm

và tâm huyết với nghề, năng lực quản lý hoạt động tổ chuyên môn còn thấp, nhất là đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

2.2 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS Quận

Hai Bà Trưng, Hà Nội

2.2.1 Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thông qua việc tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, phiếu trưng cầu ý kiến đối với 86cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đại diện cho 18 trường THCS trên địa bàn Quận Hai

Bà Trưng Đồng thời thông qua trao đổi, tọa đàm với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục vàgiáo viên về vấn đề hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường Kết hợp với số liệu thống kêthu thập được từ Phòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng, có thể đánh giá thực trạng hoạt động

tổ chuyên môn các THCS trên địa bàn Quận như sau:

* Kết quả khảo sát cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các trường THCS Quận Hai Bà Trưng (Phụ lục 2):

Trang 31

Về chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở tổ chuyên môn của nhà trường, các ý kiến

được hỏi cho rằng: tốt 40,69%, khá 55,8%, trung bình 3,51% ; như vậy chất lượng sinhhoạt chuyên môn được các tổ chuyên môn duy trì về cơ bản là khá tốt

Cụ thể hơn, chúng tôi khảo sát về chất lượng thực hiện các nội dung hoạt độngchung của tổ chuyên môn trong sinh hoạt chuyên môn kết quả như sau: Tổ chức sinh hoạthọc thuật và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên: bảo đảm tốt 45,34%, bảođảm 51,16%, chưa bảo đảm 3,5%; như vậy về cơ bản các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạthọc thuật và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên được bảo đảm

Việc thực hiện chế độ báo cáo chuyên môn và ghi chép sổ sách sinh hoạt chuyênmôn; bảo đảm tốt 47,67%, bảo đảm 48,83%, chưa bảo đảm 3,5%; Hoạt động dự giờ thămlớp và tổ chức dự giờ góp ý kiến về chuyên môn cho giáo viên: bảo đảm tốt 34,88%, bảođảm 59,30%, chưa bảo đảm 5,82%; việc quản lý thực hiện chương trình giảng dạy và sửdụng thiết bị dạy học của giáo viên: bảo đảm tốt 43,02, bảo đảm 47,67%, chưa bảo đảm9,31%; như vậy việc tổ chức các hoạt động chuyên môn trên về cơ bản được các tổ chuyênmôn bảo đảm

Khi được hỏi về: Tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn sau đây như thế nào? Kết quả các ý kiến trả lời là:

Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên: tốt 15,11%, khá 77,90%, trung bình

Nhận xét: Nội dung khảo sát trên mặc dù chưa bao quát toàn bộ các hoạt động

chuyên môn diễn ra ở tổ chuyên môn, nhưng đó là các nội dung cơ bản nhất, phản ảnh khá

Trang 32

toàn diện hoạt động tổ chuyên môn Kết quả khảo sát cho ta thấy bức tranh toàn cảnh vềhoạt động chuyên môn ở trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội diễn ra với mức độchất lượng cơ bản là khá tốt, điều đó phản ánh khá chính xác tình hình thực tế hoạt động tổchuyên môn ở cấp học này trên địa bàn quận Trong các hoạt động chuyên môn diễn ra ở tổchuyên môn như trình bày trên, thì hoạt động nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinhnghiệm của các giáo viên là yếu hơn cả, điều đó hoàn toàn khách quan, vì tính chất nhàtrường THCS và trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên, cũng như những khía cạnh củacông tác quản lý, chưa thúc đẩy hoạt động này diễn ra mạnh mẽ, tạo thành phong trào rộngkhắp Còn hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và sinh hoạt chuyên môn; tổ chức vàtheo dõi đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên, mặc dù được đánh giá mức độ tốtcao hơn cả, điều đó cũng phản ánh đúng hiện trạng này, song so với yêu cầu nâng cao chấtlượng dạy học, giáo dục học sinh của cấp học này thì còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.

Đánh giá chung: Trước yêu cầu thực tế về nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục ở một

quận nội thành, và những đòi hỏi của trường chuẩn Quốc gia, thì mức độ chất lượng các hoạtđộng chuyên môn ở trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội như kết quả khảo sát trên làchưa đáp ứng, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học, giáo dục học sinh ởcấp học này, và kéo theo nó là hệ lụy về chất lượng giáo dục ở cấp cao hơn Nguyên nhân dẫnđến bức tranh hiện trạng về các hoạt động chuyên môn diễn ra ở tổ chuyên môn như trình bàytrên có nhiều, song theo chúng tôi chủ yếu là do công tác quản lý chuyên môn của các chủ thểcòn những bất cập, hạn chế nhất định, kết quả khảo sát sẽ làm rõ thêm về điều này

2.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Để làm rõ bức tranh thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hiện nay, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp cóhiệu quả hơn trong quản lý hoạt động này, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi ýkiến đối với 86 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đại diện cho 18 trường THCS trên địabàn Quận Hai Bà Trưng Kết hợp với số liệu thống kê thu thập từ nguồn cung cấp củaPhòng GD&ĐT Quận Hai Bà Trưng, có thể đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổchuyên môn trường THCS trên địa bàn quận như sau:

* Kết quả khảo sát cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các trường THCS Quận Hai Bà Trưng (Phụ lục 1):

Trang 33

T Nội dung khảo sát

Mức độ cần thiết % Mức độ tác dụng% Mức độ thực hiện%

Cần thiết

Bình thường

Khôn

g cần thiết

Tác dụng

Tác dụng ít

Không tác dụng

Thường xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

1 Giáo dục nâng cao nhận

3 Việc xây dựng và triển

khai thực hiện kế hoạch

quản lý hoạt động

chuyên môn?

51,16 37,20 11,64 61,62 36,04 2,34 70,92 17,44 11,64

4 Quản lý nội dung hoạt

động chuyên môn của

các chủ thể?

66,27 29,06 4,65 72,09 17,44 10,46 75,58 17,44 6,97

5 Đổi mới phương pháp

quản lý chuyên môn của

các chủ thể?

59,30 36,05 4,65 61,62 36,04 2,34 60,46 23,25 16,29

6 Hoạt động tự quản lý

chuyên môn của giáo viên? 48,83 43,02 8,35 75,58 17,44 6,97 77,90 15,13 6,97

7 Chế độ báo cáo, ghi chép

sổ sách sinh hoạt chuyên

môn?

33,71 54,65 11,64 61,62 32,56 5,82 72,09 17,44 10,46

8 Công tác thanh, kiểm tra

hoạt động chuyên môn? 36,04 61,62 2,34 76,74 19,77 3,49 75,58 19,77 4,65

9 Công tác sơ, tổng kết và

rút kinh nghiệm hoạt động

quản lý chuyên môn?

55,81 54,19 0 87,21 6,97 5,82 75,58 12,79 11,64

Nhận xét: Về đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục nâng cao nhận thức

và trách nhiệm cho các chủ thể trong quản lý chuyên môn:

Từ kết quả khảo sát cho thấy: Trong những năm qua các nhà trường đã quán triệt chỉthị, hướng dẫn của cấp trên về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có đổi mớihoạt động tổ chuyên môn; coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng dạy học, giáo

Trang 34

dục học sinh ở cấp học này Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc giáo dục nâng caonhận thức và trách nhiệm cho các chủ thể trong quản lý hoạt động chuyên môn đã có nhiều

cố gắng, đề ra nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, nhưng thực tế chưa đạt nhưmong muốn

Qua tổng hợp, phân tích, thống kê kết quả khảo sát cho thấy: chính vì còn khánhiều người có nhận thức chưa đúng (bình thường) về việc giáo dục nâng cao nhận thức vàtrách nhiệm cho các chủ thể trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn (38,38%), cho nênchất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong những năm vừa qua là chưa cao Kết quả khảosát cho thấy, chỉ có 61,62% cán bộ quản lý và giáo viên cho là cần thiết phải giáo dụcnâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các chủ thể trong quản lý hoạt động tổ chuyênmôn Do đó còn tới 19,77% và 2,34% cán bộ quản lý và giáo viên cho là nhà trường đôikhi và không thường xuyên tiến hành hoạt động này, cũng như quy trình, các khâu, cácbước của hoạt động giáo dục Bởi vì tác dụng của giáo dục nhận thức và trách nhiệm chocác chủ thể trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn chưa thật sự cao, có tới 75,58% cán bộquản lý và giáo viên ủng hộ quan điểm đó, vì quan niệm nó cũng bình thường như mọinhiệm vụ khác

Về các quy chế, quy định trong hoạt động tổ chuyên môn:

Hệ thống các quy chế, quy định về công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt

động tổ chuyên môn nói riêng được các nhà trường THCS hết sức coi trọng Qua khảo sátcho thấy, hiện nay các trường đang duy trì quản lý hoạt động tổ chuyên môn bằng một sốloại văn bản chính sau: Quy chế giáo dục THPT, THCS; những quy định trong thực hiệnnhiệm vụ chuyên môn của giáo viên như: soạn giáo án, giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập của học sinh, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, thực hành, tham quan, bồi dưỡng họcsinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi Các loại văn bản, quy chế, quy định trên được cơ quanchức năng cấp trên và nhà trường xây dựng trên cơ sở thực tế hoạt động dạy học, giáo dụctrường THCS, bước đầu phát huy được hiệu quả nhất định

Tuy nhiên, do đòi hỏi của chất lượng giáo dục trong thời kỳ mới và chủ trương đổimới căn bản, toàn diện công tác quản lý giáo dục ở các cấp học, nên hệ thống các văn bản nàycòn chưa đầy đủ, đồng bộ và chất lượng một số văn bản, quy chế, quy định còn bộc lộ hạn chế.Đặc biệt, năng lực quán triệt và cụ thể hóa các chỉ thị, hướng dẫn, quy định của cấp trên vàothực tiễn quản lý hoạt động chuyên môn của không ít tổ trưởng chuyên môn và phó hiệutrưởng ở một số trường THCS trên địa bàn Quận chưa thực sự hiệu quả Kết quả nghiên cứu

Trang 35

cho thấy, hiện nay một số trường còn thiếu một số văn bản về công tác kiểm định chất lượnggiáo dục Sự cụ thể hóa các quy định, quy chế về công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môncòn bộc lộ hạn chế, thiếu đồng bộ Cá biệt, một số kế hoạch, văn bản, quy định chưa kịpthời bổ sung, sửa đổi, cập nhật nội dung; việc ban hành và tổ chức thực hiện chưa thốngnhất.

Kết quả khảo sát về xây dựng, hoàn thiện các thiết chế, quy định trong quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn ở trường THCS trên địa bàn Quận cho thấy: chỉ có 41,86% cán bộ quản lýgiáo dục và giáo viên là cần thiết; do vậy chỉ có 66,27% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằngthường xuyên thực hiện

Qua trao đổi với một số cán bộ quản lý chuyên môn của một số trường THCS, nhiều ýkiến cho rằng các văn bản, quy định, quy chế về hoạt động tổ chuyên môn của cấp học nàyhiện nay còn chưa đồng bộ, chồng chéo và việc tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả chưacao Cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, chuẩn hóa nội dung các văn bản, quy chế, quyđịnh, bổ sung, hoàn thiện một số loại văn bản, chỉ thị về công tác quản lý hoạt động tổ chuyênmôn theo sát sự vận động, biến đổi của sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng caochất lượng giáo dục hiện nay và những năm tiếp theo

Về công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn:

Công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch trong giáo dục nói chung, trong

quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS nói riêng luôn được các cấp quản lýtrường quan tâm; vì tính cần thiết của nó trong quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng quản

lý hoạt động chuyên môn của cấp học này Thể hiện việc xây dựng và triển khai thực hiệncác kế hoạch quản lý từ cấp trường đến các tổ chuyên môn Cụ thể như: kế hoạch chươngtrình môn học, kế hoạch đầu bài, lịch lên lớp, kế hoạch thanh, kiểm tra chuyên môn; kếhoạch thi giáo viên giỏi, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; kế hoạch dạy học chínhkhóa, ngoại khóa; kế hoạch sinh hoạt chuyên môn Việc triển khai thực hiện kế hoạch đượctiến hành khá nề nếp, đúng quy định

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy: trên thực tế chỉ có 51,16% cán bộ quản lý vàgiáo viên cho là cần thiết phải xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch trong quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn Và mức độ thực hiện quản lý hoạt động tổ chuyên môn bằng kếhoạch chỉ có 70,92% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng thường xuyên thực hiện Điều

đó cho thấy nhận thức của cán bộ, giáo viên nhà trường về tác dụng của công tác quản lý

Trang 36

hoạt động tổ chuyên môn bằng kế hoạch của các trường chưa thật sự cao, vì chỉ có 61,62%cán bộ quản lý và giáo viên thấy được tác dụng của nó trong nâng cao chất lượng quản lýhoạt động này

Vì vậy, tính kế hoạch trong thực tiễn quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các chủthể ở trường THCS còn bộc lộ một số hạn chế như: Lịch dạy học còn một số nội dung bốtrí môn học, thời gian lên lớp chưa đảm bảo tính khoa học; việc bố trí, sắp xếp thời gian,trật tự các môn học, thời gian ôn tập, kiểm tra, thi còn có những bất cập Kết quả tổng hợp

ý kiến của một số Phó hiệu trưởng cho thấy thực trạng tính kế hoạch trong quản lý hoạt động

tổ chuyên môn còn bộc lộ những hạn chế như: sự chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và quản lý kếhoạch còn nặng về hành chính mà chưa quan tâm đến tính hiệu quả của nó

Về quản lý nội dung hoạt động chuyên môn ở tổ chuyên môn:

Quản lý nội dung hoạt động chuyên môn, là nhiệm vụ thường xuyên của Hiệu trưởng,Phó hiệu trưởng và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, bao gồm quản lý tất cả các yếu tố củahoạt động này từ công tác kế hoạch đến thanh, kiểm tra chuyên môn, sơ tổng kết rút kinhnghiệm, nhất là việc thực hiện các thiết chế, quy định trong quản lý các nội dung hoạt động

tổ chuyên môn của giáo viên; đó là điều tất yếu trong hoạt động quản lý giáo dục của chủthể phụ trách chuyên môn ở trường THCS khi thực hiện chức năng của mình, và đượcchúng tôi trình bày ở Chương 1

Tuy nhiên, từ tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: có 66,27% cán bộ quản lý và giáoviên cho là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn cần thiết phảiquản lý hoạt động tổ chuyên môn; trên thực tế có 75,58% cán bộ quản lý và giáo viên cho

là thường xuyên thực hiện Mặt khác, kết quả khảo sát còn cho thấy, tác dụng (tính hiệuquả) trong thực hiện quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường chưa thật sự cao,chỉ có 72,09% cán bộ quản lý và giáo viên cho là có tác dụng hiệu quả

Về đổi mới phương pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn:

Về đổi mới phương pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS trên địabàn Quận, có 23,25% và 16,29% cán bộ quản lý và giáo viên cho là đôi khi và khôngthường xuyên; và 36,04% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng tác dụng ít Mặc dù có tới59,30% số người được hỏi ý kiến cho là cần thiết phải đổi mới phương pháp quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn Như vậy, trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn, các cấp quản lýcòn thiên về biện pháp hành chính, chưa chú trọng đến giáo dục nâng cao nhận thức vàtrách nhiệm trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn, thiếu sự linh hoạt mềm dẻo về

Trang 37

phương pháp quản lý dẫn đến hiệu quả quản lý không cao Từ những hạn chế về nhận thứcnhư đã nêu ở trên dẫn đến hạn chế trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trườngTHCS như: hoạt động quản lý của các cấp chưa đồng bộ, thống nhất, nhiều cá nhân vẫnmang tính chủ quan, cảm tính, thiếu khoa học Quản lý không theo tuần tự các khâu, cácbước và việc sử dụng các phương pháp quản lý còn tùy tiện làm giảm hiệu quả quản lýhoạt động tổ chuyên môn, cũng như chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.

Về hoạt động tự quản lý chuyên môn của giáo viên:

Trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường phổ thông nói chung, trườngTHCS nói riêng, mọi hoạt động quản lý của cơ quan chức năng, của lãnh đạo nhà trường và

tổ bộ môn sẽ trở nên kém hiệu quả, hoặc không đạt mục đích mong muốn, nếu người dạykhông nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tự quản lý hoạt động chuyên môn của mình, vì họ

là chủ thể của hoạt động này

Từ tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: có 48,83% cán bộ quản lý và giáo viên chorằng cần thiết phải tự quản lý hoạt động chuyên môn, nên có 77,90% đã thường xuyên thựchiện việc tự quản lý hoạt động chuyên môn của mình; và 75,58% cho rằng hoạt động tự quản

lý này là có tác dụng tốt Thể hiện ở chỗ: các giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạtđộng chuyên môn theo đúng tiến trình đã chuẩn bị Chuẩn bị tốt hồ sơ chuyên môn như: giáo

án, kế hoạch bài giảng, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch học tập nâng cao trìnhđộ… Qua các đợt kiểm tra chuyên môn của giáo viên năm 2012 của Phòng GD-ĐT Quậnphối hợp cùng với Ban giám hiệu các trường và tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho thấy:đội ngũ giáo viên THCS các trường về cơ bản đã chấp hành thời gian lên lớp, thực hiệnđúng nội dung giảng dạy, soạn giáo án, kế hoạch bài giảng, kế hoạch tự học và kế hoạchcông tác tuần Tuy nhiên, mặt hạn chế còn thể hiện ở chỗ: việc đổi mới phương pháp dạyhọc nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học chưa nhiều, chưa tích cực chủđộng sử dụng phương tiện dạy học tiên tiến Việc chấp hành thời gian dạy thực hành, kỹthuật đối với một số môn như Công nghệ, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật… chưa tốt Việcvận dụng kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm tiên tiến vào giảng dạy của đội ngũ giáo viênchưa nhiều, đặc biệt là các giáo viên trẻ, tuổi nghề còn ít Một số giáo viên việc tự quản lýchưa tốt, mang tính trung bình chủ nghĩa, ngại khó ngại khổ chưa tham gia vào các hoạtđộng thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm… chính vì vậy tay nghề sư phạm cònhạn chế và vi phạm phong cách lối sống

Về hoạt động thanh, kiểm tra và sơ tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động quản lý chuyên môn:

Trang 38

Vềhoạt động thanh, kiểm tra chuyên môn của nhà trường:

Chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hoạtđộng thanh, kiểm tra có ảnh hưởng nhất định tới chất lượng hoạt động tổ chuyên môn Để thựchiện hoạt động thanh, kiểm tra đạt được mục tiêu như mong muốn, đòi hỏi phải tiến hành đồng

bộ, hệ thống các tổ chức, các lực lượng sư phạm và quản lý trong nhà trường như: PhòngGD&ĐT Quận, Ban Giám hiệu các trường THCS trong tiến hành xây dựng và ban hành cácvăn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động thanh, kiểm tra trong quản lý hoạt động tổchuyên môn một cách chặt chẽ, thống nhất; đặc biệt phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụtrách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia và thường xuyên thực hiện tốt công tác thanh tra,kiểm tra hoạt động chuyên môn

Qua tổng hợp, phân tích, thống kê kết quả khảo sát cho thấy : chính vì còn khánhiều người có nhận thức chưa đúng (bình thường) về hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạtđộng tổ chuyên môn (61,62%) nên chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong những nămqua chưa được như mong muốn của các cấp quản lý trường THCS trên địa bàn Quận Hai

Bà Trưng Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 36,04% cán bộ quản lý và giáo viên cho là cầnthiết phải tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn Do đó còn tới19,77% và 4,65% cán bộ quản lý và giáo viên cho là nhà trường đôi khi và không thườngxuyên trong tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, cũng như thực hiện các khâu, các bước củahoạt động này Và tác dụng của công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn chưathật sự cao, có 76,74% cán bộ quản lý và giáo viên quan niệm nó bình thường như mọinhiệm vụ khác

Về công tác sơ, tổng kết và rút kinh nghiệm hoạt động quản lý chuyên môn ở trường

THCS trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng:

Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm cơ bản, vẫn còn có những hạn chế như: còn không ít nhà trường thực hiện một cách hình thức, chất lượng hiệu quả không cao Hiện nay, trước sự phát triển nhanh của mọi mặt đời sống xã hội, tác động mạnh đến quản lý hoạt động dạy học nói chung, hoạt động tổ chuyên môn nói riêng, thì vấn đề thường xuyên sơ, tổng kết công tác giáo dục và quản lý hoạt động tổ chuyên môn lại càng trở nên quan trọng.

Trang 39

Tuy nhiên, từ tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: có 55,81% cán bộ quản lý và giáo viêncho là cần thiết phải tiến hành công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm quản lý hoạt động tổ chuyênmôn ở các trường THCS trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng Trên thực tế có 75,58% cán bộ quản lý

và giáo viên cho là thường xuyên thực hiện Và kết quả khảo sát còn cho thấy, tác dụng của sơ,tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường thật sựcao, có tới 87,21% cán bộ quản lý và giáo viên cho là có tác dụng hiệu quả

Để không ngừng hoàn thiện kinh nghiệm quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS, thì hoạt động sơ, tổng kết rút kinh nghiệm phải được Ban Giám hiệu các trường chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành có nền nếp, có kế hoạch cụ thể, thiết thực, tiến hành đồng bộ, phát huy dân chủ sáng tạo, đánh giá đúng tình hình, xác định nguyên nhân, rút ra được những kinh nghiệm quý Đồng thời, hoạt động sơ, tổng kết rút kinh nghiệm quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS, cần phải được tổ chức chu đáo, góp phần thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm, bồi dưỡng toàn diện cho chủ thể quản lý.

2.2.3 Một số nguyên nhân hạn chế trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Về mặt khách quan:

Một là, do những nguyên nhân khác nhau nên việc xây dựng các quy chế, quy

định trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS chưa được hoàn thiện, đổimới và nhiều văn bản về hoạt động tổ chuyên môn và quản lý còn chồng chéo Việcđảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS của cơquan cấp trên chưa đáp ứng kịp so với nhu cầu thực tế

Hai là, các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường

THCS chưa nhiều, chưa tập trung thống nhất và cụ thể hóa thành các văn bản pháp quytrong hệ thống trường THCS

Trang 40

Một là, công tác giáo dục nâng cao nhận thức và xác định trách nhiệm cho các chủ thể trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức Nguyên nhân

này dẫn đến bệnh hình thức trong quản lý hoạt động chuyên môn, nhất là hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn; đồng thời nó chi phối đến tính tự giác, tích cực, chủ động và nỗ lực vươn lên của giáo viên, của cán bộ quản lý chuyên môn trong thực hiệncác nhiệm vụ

Hai là, chế độ xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch công tác chuyên môn của

tổ chuyên môn và của từng giáo viên chưa được duy trì thường xuyên, chặt chẽ Nguyên nhân này dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm, sự tùy tiện, thiếu khoa học và chặt chẽ trong quản lý hoạt động chuyên môn, dẫn đến hiệu quả thấp trong điều hành và thực hiện các nộidung quản lý chuyên môn ở các tổ chuyên môn

Ba là, việc tổ chức và triển khai nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn hiệu

quả chưa cao; và phương pháp quản lý chuyên môn của các chủ thể chưa được đổi mới Nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động tổ chuyên môn và giáo viên trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như chất lượng dạy học, giáo dục học sinh, uy tín của nhà trường đối với xã hội

Bốn là, chất lượng sinh hoạt chuyên môn còn thấp; việc xây dựng tổ chuyên môn

trở thành tập thể vững mạnh, đoàn kết, đồng thuận chưa được quan tâm đúng mức; vai trò

tự quản lý của giáo viên chưa cao Nguyên nhân này ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện cácnhiệm vụ chuyên môn của nhà trường giao cho tổ chuyên môn

Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn và sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm

hoạt động quản lý tổ chuyên môn chưa được duy trì thường xuyên và đạt chất lượng tốt Nguyên nhân này ảnh hưởng tính khách quan trong đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và việc điều chỉnh những bất cập, khiếm khuyết trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các tổ chuyên môn

Trên đây là tổng hợp nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chếtrong hoạt động quản lý tổ chuyên môn ở trường THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Từcác nguyên nhân đó, đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu đề xuất biện pháp phù hợp với tìnhhình thực tế, nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý, góp phần nâng cao chất lượngdạy học, giáo dục học sinh và không ngừng nâng cao uy tín các trường THCS Quận Hai Bà

Trưng, Hà Nội đối với xã hội

Ngày đăng: 21/06/2018, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Quang Báo (2002). “Mối quan hệ giữa các yếu tố chính cấu thành chất lượng giáo dục”. Báo Nhân dân, số 1740 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa các yếu tố chính cấu thành chất lượng giáo dục
Tác giả: Đinh Quang Báo
Năm: 2002
2. Đặng Quốc Bảo (2008). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”. NXB GD. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB GD. Hà Nội
Năm: 2008
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2000). “Điều lệ Trường Phổ Thông”. NXB GD.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường Phổ Thông”
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB GD.Hà Nội
Năm: 2000
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2000). QĐ Số 07 ngày 02/4/2007. “Điều lệ Trường Trung học cơ sở”. NXB GD. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường Trung học cơ sở”
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB GD. Hà Nội
Năm: 2000
5. Nguyễn Thị Bình (2001). “Chiến lược giáo dục và đào tạo 2001-2010 phải đạt tới một nền giáo dục thực tiễn, đại chúng và hiệu quả”. Tạp chí Công tác khoa giáo, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược giáo dục và đào tạo 2001-2010 phải đạt tới một nền giáo dục thực tiễn, đại chúng và hiệu quả
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2001
6. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004). “Chỉ thị số 40-CT/TƯ về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40-CT/TƯ về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2004
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2000). “Điều lệ Trường Phổ Thông”. NXB GD.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường Phổ Thông”
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB GD.Hà Nội
Năm: 2000
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011). “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội
Năm: 2011
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương (khóa IX). NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương (
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
13. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004). “Tâm lý học lãnh đạo quản lý”. NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lãnh đạo quản lý
Tác giả: Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
14. Đặng Ngọc Hậu (2011). “Những văn bản pháp quy mới nhất về công tác Thanh tra Giáo dục”. NXB Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những văn bản pháp quy mới nhất về công tác Thanh tra Giáo dục
Tác giả: Đặng Ngọc Hậu
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm
Năm: 2011
15. Bùi Minh Hiền (2011). “Quản lý giáo dục”. NXB Đại Học Sư Phạm 16. Bùi Minh Hiền (2011). “Giáo dục so sánh và quốc tế”. NXB Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục"”. NXB Đại Học Sư Phạm 16. Bùi Minh Hiền (2011). “"Giáo dục so sánh và quốc tế
Tác giả: Bùi Minh Hiền (2011). “Quản lý giáo dục”. NXB Đại Học Sư Phạm 16. Bùi Minh Hiền
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm 16. Bùi Minh Hiền (2011). “"Giáo dục so sánh và quốc tế"”. NXB Đại Học Sư Phạm
Năm: 2011
17. Trần Kiểm (1990). “Quản lý giáo dục và quản lý trường học”. Viện Khoa học Giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1990
18. Trần Kiểm (2011). “Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục”. NXB Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm
Năm: 2011
19. Trần Kiểm (2010). “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục”. NXB Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục”
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm
Năm: 2010
20. Nguyễn Ngọc Quang (1996). “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục”. Trường Cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1996
21. Nguyễn Ngọc Quang (1998) “Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học”. NXB Đại Học Quốc Gia. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia. Hà Nội
22. Quốc hội (2012). “Luật giáo dục”. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội
Năm: 2012
23. Sở GD&ĐT Hà Nội (2011). “Tài liệu nghiệp vụ Thanh tra và công tác quản lý”. NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệp vụ Thanh tra và công tác quản lý
Tác giả: Sở GD&ĐT Hà Nội
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2011
24. Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa (2001). “Từ điển Giáo dục học”. NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giáo dục học
Tác giả: Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w