MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương1. TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2 1.1. Các khái niệm chung. 2 1.1.1 Lãnh đạo là gì ? 2 1.1.2 Phong cách lãnh đạo là gì ? 2 1.2.Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo trong hoạt động công việc. 2 1.3 Các loại phong cách lãnh đạo hiện nay. 3 Chương 2. TÌM HIỂU BA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ 4 2.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền 4 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của phong cách chuyên quyền: 4 2.1.3. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền. 4 2.1.4. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền này thể hiện trong thực tế. 5 2.1.5. Biện pháp khắc phục hạn chế đối với phong cách lãnh đạo này theo lời khuyên của Maner : 6 2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ. 6 2.2.1. Khái niệm , đặc điểm phong cách lãnh đạo dân chủ : 6 2.2.2. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ 7 2.2.3. Nhược điểm của phong cách này 7 2.2.4. Thể hiện của phong cách dân chủ trong thực tế : 7 2.3 Phong cách lãnh đạo tự do 8 2.3.1. Khái niệm, đặc điểm phong cách lãnh đạo tự do: 8 2.3.2. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do 8 2.3.3. Nhược điểm : 9 2.3.4. Phong cách lãnh đạo tự do thể hiện trong thực tế: 9 Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tiểu luận: “Phong cách lãnh đạo” Tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là làm dựa trên sự khảo sát thực tế cũng như kĩ năng vốn có của bản thân, tôi đảm bảo sự trung thực khi thực hiện công trình nghiên cứu trong thời gian qua Nếu phát hiện những thông tin sai lệch, không trung thực tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài nghiên cứu này
Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2017
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Việc lựa chọn đề tài “Phong cách lãnh đạo” là cơ hội quý báu giúp tôi
thể hiện hết được khả năng bản thân cũng như áp dụng tất cả các lý thuyết đã học trên lớp tại học phần Quản trị học do Ths Nguyễn Tiến Thành giảng dạy Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, xây dựng khả năng chuyên môn trong công việc liên quan tới ngành học của mình
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên Ths Nguyễn Tiến Thành
đã giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thiện bài tiểu luận
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên do yêu cầu công việc hiện tại hạn chế thời gian nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô có những ý kiến đóng góp để bài tiểu luận của tôi hoàn thiện
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương1 TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2
1.1 Các khái niệm chung 2
1.1.1 Lãnh đạo là gì ? 2
1.1.2 Phong cách lãnh đạo là gì ? 2
1.2.Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo trong hoạt động công việc 2
1.3 Các loại phong cách lãnh đạo hiện nay 3
Chương 2 TÌM HIỂU BA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ 4
2.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền 4
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của phong cách chuyên quyền: 4
2.1.3 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền 4
2.1.4 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền này thể hiện trong thực tế 5
2.1.5 Biện pháp khắc phục hạn chế đối với phong cách lãnh đạo này theo lời khuyên của Maner : 6
2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 6
2.2.1 Khái niệm , đặc điểm phong cách lãnh đạo dân chủ : 6
2.2.2 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ 7
2.2.3 Nhược điểm của phong cách này 7
2.2.4 Thể hiện của phong cách dân chủ trong thực tế : 7
2.3 Phong cách lãnh đạo tự do 8
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm phong cách lãnh đạo tự do: 8
2.3.2 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do 8
2.3.3 Nhược điểm : 9
2.3.4 Phong cách lãnh đạo tự do thể hiện trong thực tế: 9
Chương 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Một khái niệm hiện đại xuất hiện cùng sự thay đổi vận động của thời đại, vòng xoáy kinh tế - Quản trị
Quản trị đã làm thay đổi cách thức hoạt động nhiều tổ chức; sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi các khái niệm truyền thống về tổ chức
và không gian làm việc; sự gia tăng của các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế
Những thay đổi đó khiến cho những điều mà chỉ thời gian ngắn trước đây vẫn được coi là những nguyên lý hay khuôn mẫu cho thành công, thì nay đã không còn thích hợp với quản trị hiện đại Để thành công, các nhà quản trị hôm nay và tương lai cần phải có những năng lực quản trị cần thiết để thích ứng với yêu cầu của thời đại
Trong đó, năng lực lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà quản trị Khả năng lãnh đạo hiệu quả là chìa khóa quan trọng để trở thành một nhà quản trị giỏi Điều đó nói lên vai trò quan trọng của lãnh đạo nhưng lãnh đạo như thế nào để đạt được thành công là một câu hỏi lớn đối với các nhà quan trị Vậy nên tôi sẽ đi vào tìm hiểu đề tài
“Phong cách lãnh đạo” để trả lời câu hỏi trên
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 1.1 Các khái niệm chung
1.1.1 Lãnh đạo là gì ?
Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực tới con người, phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức
1.1.2 Phong cách lãnh đạo là gì ?
Có thể hiểu phong cách lãnh đạo dưới nhiều nghĩa khác nhau :
Theo Tạp chí Tuyên giáo thì: “phong cách lãnh đạo, quản lý là những cách thức, biện pháp, phương pháp được cán bộ lãnh đạo, quản lý sử dụng một cách hệ thống, mang tính ổn định, tạo nên đặc trưng của cán bộ lãnh đạo, quản
lý trên tất cả các mặt hoạt động”
Theo Newstrom, Davis, 1993: “Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các
kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ”.
Cá nhân tôi nghĩ rằng: Phong cách lãnh đạo hình thành từ bản chất trong mỗi cá nhân, nó được hình thành tạo nên từ lối sống, môi trường sống và khả năng của bản thân Có thể con khả năng lãnh đạo là một tài năng, một năng khiếu mà không phải bất cứ một cá nhân nào cũng có Một nhà quản trị có khả năng thay đổi ứng biến được phong cách lãnh đạo của mình phù hợp với môi trường thay đổi và đạt hiệu quả cao thì đó chính là một tài năng với năng khiếu
“lãnh đạo”
1.2 Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo trong hoạt động công việc
Phong cách lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và tác động đến hiệu quả thực hiện
Trang 6nhiệm vụ của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới, lợi ích của cá nhân tổ chức cũng như toàn xã hội Bởi vậy, việc xây dựng phong cách lãnh đạo, quản
lý chuẩn mực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là vấn đề vừa cấp bách, vừa
cơ bản, lâu dài
Có nhiều phong cách khác nhau ở những chủ thể khác nhau, mặc dù ở họ
có cùng một phương pháp Phong cách và phương pháp vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan, song phong cách thể hiện những thuộc tính, đặc điểm tâm lý chủ quan nhiều hơn, mang cái tôi cá nhân Phương pháp là cái chung, việc sử dụng phương pháp như thế nào dần dần sẽ hình thành những đặc trưng của chủ thể - phong cách
1.3 Các loại phong cách lãnh đạo hiện nay.
Hiện nay có rất nhiều phong cách lãnh đạo của nhà quản trị nhưng trong bài này tôi chú ý phân tích ba phong cách lãnh đạo mà tôi cho là cơ bản của nhà quản trị :
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo tự do
Trang 7CHƯƠNG 2
BA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ
2.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của phong cách chuyên quyền:
Đây là phong cách lãnh đạo được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào một mình người lãnh đạo, họ quản lý bằng suy nghĩ ý kiến và quyền lực của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể Lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh, quyết đoán, ít có lòng tin ở cấp dưới Họ thúc đẩy nhân viên làm việc bằng đe doạ, trừng phạt là chủ yếu
Ví dụ cho việc lãnh đạo chuyên quyền rõ ràng trên diện rộng nhất hiện nay đó là tại Triều Tiên - Quốc gia bí ẩn nhất thế giới Ở đây chỉ tồn tại duy nhất một chế độ là xã hội chủ nghĩa và một nhà lãnh đạo duy nhất - Kim Jong
Un Mọi hoạt động văn hoá, kinh tế chính trị đều dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo duy nhất này Cuộc sống của cấp dưới mà trực tiếp ở đây là nhân dân Triều tiên luôn bị hạn chế và tuân theo những quy định mà nhà lãnh đạo đặt ra (cắt tóc theo quy đinh, ăn mặc theo quy định …)
2.1.2 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền.
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để và thống nhất, nắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh Ngoài ra, phong cách lãnh đạo này đảm bảo quyền lực của nhà lãnh đạo
Hiệu quả công việc sẽ đạt mức cao nhất khi ở trong tay một nhà lãnh đạo
có tài năng thực sự
2.1.3 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền.
Nhược điểm của phong cách này là không phát huy tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối, có thể dẫn tới sự chống đối của cấp dưới Đồng thời, cấp dưới ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt người lãnh đạo, không khí trong tổ chức ít thân thiện
Người lãnh đạo bằng quyền lực cũng có khuynh hướng bị đe dọa bởi các nhân viên tài giỏi và có khả năng “tỏa sáng” hơn họ Tâm lý người lãnh đạo luôn
Trang 8lo sợ, không tư duy thông thoáng, khoa học, sáng suốt Hậu quả thường sẽ là người lãnh đạo bằng quyền lực tìm cách giám sát chặt chẽ hoặc loại trừ những người tài năng, ngăn cản họ xây dựng quan hệ mật thiết với các đồng nghiệp, tạo
áp lực lên tập thể, hạn chế các hoạt động chung
Hiệu quả công việc thấp, sản phẩm không có giá trị cao
Tư duy lãnh đạo thực dụng, ít biết dung hoà, chỉ quan tâm đến các con số
và lợi nhuận
2.1.4 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền này thể hiện trong thực tế.
- Các doanh nghiệp tổ chức nhân khi người đứng đầu chỉ là một cá nhân
và chịu tất cả các rủi ro trong hoạt động tổ chức thì quyết định của cá nhân lãnh đạo sẽ giải quyết tất cả các vấn đề đang xảy ra Việc đưa ra các mệnh lệnh bằng quyền lực của mình sẽ giúp cho việc hoạt động của tổ chức đúng theo những gì
mà nhà lãnh đạo hướng tới và sẵn sàng chấp nhận mọi kết quả do quyết định của mình Phong cách này thường thấy trong hệ thống các công ty, tập đoàn gia đình, nơi mà vị trí lãnh đạo có được là do sự kế thừa
- Trong những thời kỳ khó khăn, biến động mạnh hay cần phải cải tổ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, người lãnh đạo nên dùng quyền lực để áp đặt lên các quan điểm đối lập nhau của các bên có quyền lợi liên quan Trong những tình huống như thế, người lãnh đạo cần phải ra những quyết định mạnh mẽ, không tránh né sự phản đối từ một số người nhằm đảo sự hoạt động cũng như vị trí cá nhân mình trong tổ chức (ví dụ như các giai đoạn thay đổi biến động của thị trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của 1 tập đoàn, 1 công
ty thì CEO chính là người lãnh đạo duy nhất quyết định việc toàn tại của tổ chức, ý kiến đưa ra của tập thể chỉ là tham khảo)
- Đối với một số tổ chức đi theo văn hóa quản lý bằng cấp bậc và mệnh lệnh rõ ràng thì lãnh đạo bằng quyền lực cũng sẽ phù hợp (các đơn vị vũ trang hiện nay là mang phong cách này rõ ràng nhất)
- Phong cách này mang tính di truyền, nó sẽ để lại cho các nhà quản trị sau nếu như họ được kế thừa vị trí lãnh đạo chứ không phải do có được vị trí này từ chính năng lực thực tế và các điều kiện khách quan
Trang 9- Phong cách lãnh đạo chuyên quyền bằng quyền lực này có thể thấy rõ ràng nhất ở nguyên tắc “thủ trưởng” - đó là thủ trưởng luôn đúng
2.1.5 Biện pháp khắc phục hạn chế đối với phong cách lãnh đạo chuyên quyền :
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền này dần không còn phù hợp với vòng xoay hiện nay Việc sử dụng quyền lực nhằm áp đặt lên người khác khi thưc hiện công việc của mình dần dần không còn phù hợp và hợp lí Để lãnh đạo có hiệu quả, nên tránh lạm dụng quyền lực, biết đè nén “cái tôi” và vượt qua những khó khăn trong quan hệ với mọi người do hậu quả của phong cách lãnh đạo này Một cách để giải tỏa bớt căng thẳng là nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ vị trí của người xung quanh để hiểu động cơ, mối quan tâm của họ, từ
đó đưa ra cách động viên phù hợp thay vì chỉ áp đặt quan điểm của mình Nhìn nhận vấn đề đa chiều còn giúp người lãnh đạo xây dựng niềm tin và quan hệ tốt đẹp hơn với nhân viên
2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ.
2.2.1 Khái niệm , đặc điểm phong cách lãnh đạo dân chủ :
- Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách được đặc trưng bằng việc người lãnh đạo phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc quyết định các công việc
- Người lãnh đạo sử dụng phong cách này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch
và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý
- Theo phong cách lãnh đạo này, người lãnh đạo sẽ không hành động khi không có sự đồng thuận của cấp dưới hoặc người lãnh đạo tự quyết định hành động nhưng có tham khảo ý kiến của cấp dưới của mình
- Sử dụng phong cách này không có nghĩa bạn là một nhà lãnh đạo yếu đuối mà ngược lại, nó càng cho thấy rằng bạn đang nắm giữ một sức mạnh mà các nhân viên đều phải nể phục
Trang 10- Phong cách này được áp dụng phổ biến khi mà người lãnh đạo nắm trong tay một phần thông tin, và phần còn lại thuộc về các nhân viên của bạn Tất nhiên, một nhà lãnh đạo không thể biết tất cả mọi thứ, và đó là lý do tại sao bạn tuyển dụng những người có kiến thức và tay nghề cao Việc sử dụng phong cách này giúp đôi bên cùng có lợi bởi phong cách này khiến các nhân viên cảm thấy mình là một phần của đội nhóm và cho phép họ đưa ra những quyết định hiệu quả hơn
2.2.2 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
- Ưu điểm của phong cách này: giữa lãnh đạo và nhân viên có sự thân thiết cả trong công việc lẫn tình cảm, không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ ràng Mỗi thành viên trong tổ chức đều thấy cần phải gắn bó với nhau, tinh thần trách nhiệm, ý thức bản thân để cùng làm việc đạt hiệu quả cao, kể cả khi không có mặt của người lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp người lãnh đạo phát huy được năng lực tập và trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết định của người lãnh đạo được cấp dưới tin tưởng và làm theo
2.2.3 Nhược điểm của phong cách này
Người lãnh đạo có thể tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định,
và đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán
Quyết định của người lãnh đạo dễ bị tình cảm chi phối, một số trường hợp không giải quyết triệt để được vấn đề
Một số trường hợp có thể tạo ra những lỗ hổng để nhân viên cấp dưới làm sai gây sai lệch vấn đề
Cần nhiều thời gian và kinh nghiệm để xây dựng phong cách và đảm bảo hiệu quả từng công việc
Vị trí lãnh đạo dễ bị thay đổi do năng lực bản thân cũng như mục tiêu hiệu quả công việc đạt được không cao, không hài lòng cấp dưới
Trang 112.2.4 Thể hiện của phong cách dân chủ trong thực tế :
Phong cách lãnh đạo này thường được sử dụng khi bạn đã nắm được một phần thông tin, còn các nhân viên của bạn đã có những phần thông tin còn lại Một nhà lãnh đạo không thể biết tất cả mọi thứ - đó là lý do vì sao họ tuyển dụng những nhân viên có trình độ và kỹ năng Sử dụng phong cách lãnh đạo này
là vì lợi ích của cả hai bên - nó cho phép các nhân viên cảm thấy mình một phần của tập thể cũng như sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn
Từng ngành nghề kinh doanh cũng như từng giai đoạn phát triển, điều kiện cụ thể của công ty mà áp dụng phong cách quản trị dân chủ để có thể đạt hiệu quả cao nhất
Phong cách dân chủ thường được áp dụng trong những ngành kinh doanh mang tính quyết đoán không cao Các quyết định quản trị ít phụ thuộc vào thời gian và tính quyết đoán như xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng…
Những ngành nghề có biến động mạnh, thay đổi nhanh chóng phụ thuộc nhiều vào sự quyết đoán của nhà quản trị như chứng khoán, bất đống sản, tài chính ngân hàng, vàng… không nên áp dụng phong cách dân chủ
2.3 Phong cách lãnh đạo tự do
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm phong cách lãnh đạo tự do:
- Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà theo đó người lãnh đạo rất
ít sử dụng quyền lực để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có những tác động đến họ Phong cách lãnh đạo tự do có đặc điểm là nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra đó
- Họ xem vai trò của họ chỉ là người giúp đỡ các hoạt động của thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành động như một đầu mối liên hệ với môi trường bên ngoài Người lãnh đạo phân tán quyền ra quyết định cho cấp dưới và dành cho cấp dưới mức độ tự do cao
- Phong cách này mang thiên hướng tổ chức tập thể cao