MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 1 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Cấu trúc của đề tài 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 3 1.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo 3 1.1.1. Phong cách là gì ? 3 1.1.2. Lãnh đạo là gì ? 3 1.1.3. Phong cách lãnh đạo 3 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 4 1.3. Phân loại phong cách lãnh đạo 5 1.3.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán 5 1.3.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ 5 1.3.3. Phong cách lãnh đạo tự do 6 1.4. Phẩm chất năng lực của nhà lãnh đạo 6 CHƯƠNG 2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CEO MAI KIỀU LIÊN 8 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) 8 2.1.1. Giới thiệu về Công ty 8 2.1.2. Lịch sử phát triển 8 2.1.3. Các sản phẩm chính 10 2.1.4. Danh hiệu và phần thưởng 10 2.2. Vài nét về CEO Mai Kiêu Liên 11 2.3. Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên. 12 2.3.1. Phong cách lãnh đạo xuất sắc 12 2.3.2. Minh bạch và trung thực 12 2.3.3. Cạnh tranh dựa vào chất lượng 13 2.3.4. Tự do trong công việc 14 2.3.5. Lãnh đạo tạo lòng tin 15 2.3.6. Sức mạnh tập thể hướng về lợi ích chung 16 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT 17 KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô) trường Đại học Nội
vụ Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức và kĩ năngtrong quá trình học tập để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Vi Tiên Cường – giảngviên khoa Quản trị Văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội – người đã trựctiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành bài tiểu luận này
Hà nội, ngày tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Trang 2MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu 1
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Cấu trúc của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 3
1.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo 3
1.1.1 Phong cách là gì ? 3
1.1.2 Lãnh đạo là gì ? 3
1.1.3 Phong cách lãnh đạo 3
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 4
1.3 Phân loại phong cách lãnh đạo 5
1.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 5
1.3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 5
1.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do 6
1.4 Phẩm chất năng lực của nhà lãnh đạo 6
CHƯƠNG 2 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CEO MAI KIỀU LIÊN 8
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) 8
2.1.1 Giới thiệu về Công ty 8
2.1.2 Lịch sử phát triển 8
2.1.3 Các sản phẩm chính 10
2.1.4 Danh hiệu và phần thưởng 10
2.2 Vài nét về CEO Mai Kiêu Liên 11
2.3 Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên 12
2.3.1 Phong cách lãnh đạo xuất sắc 12
2.3.2 Minh bạch và trung thực 12
2.3.3 Cạnh tranh dựa vào chất lượng 13
2.3.4 Tự do trong công việc 14
Trang 32.3.5 Lãnh đạo tạo lòng tin 15
2.3.6 Sức mạnh tập thể hướng về lợi ích chung 16
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay , thành công của mộtdoanh nghiệp không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính cũng như tiềm năng conngười mà còn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi phong cách lãnh đạo , quản lý Bướcvào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều những biến đổi to lớn mang tínhtoàn cầu Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài người đã chứngkiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng trong
kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm về mối quan hệngười – người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơnbao giờ hết
Ngày nay sẽ không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biếtngồi chờ đợi khách hàng tới mua sản phẩm doanh nghiệp mình làm ra sẵn màhotws lờ đi các nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng Và cũng không cònnhững nhà lãnh đạo chỉ biết ngồi quát tháo và ra lệnh chờ cấp dưới tuân thủ.Như vậy, trong bối cảnh mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đangcần hội nhập đã đặt ra yêu cầu cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, côngnghệ, đào tạo và tư duy mới trong công tác lãnh đạo – quản lý Những nhà lãnhđạo – quản lý giỏi của tương lai phải là người có những cái nhìn thực tế hơn vềgiá trị của họ đối với tổchức mà họ quản lý Họ sẽ phải khai thác được nhiềunhất tài nguyên con người (tức năng lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình…) xung quanh
họ Để đạt được như vậy thì người lãnh đạo – quản lý phải nắm được trong taymình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo Phong cáchlãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được cácnhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và
tập thể trong tổ chức chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài : “Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên”
2 Đối tượng nghiên cứu
CEO Mai Kiều Liên – chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk
Trang 53 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thêm về môn quản trị học, nghiên cứu để thấy được phong cáchlãnh đạo tài tình của CEO Mai Kiều Liên và những thành tựu bà đã mang lại choCông ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinanmilk) từ đó rút ra những hạn chế trongphong cách lãnh đạo của bà
4 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về phong cách lãnh đạo
Chương 2: Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên
Chương 3: Nhận xét và đánh giá
Trang 6CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 1.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là do hai cụm từ phong cách và lãnh đạo tạo nên, đểhiểu hơn tôi đã tìm hiểu các khái niệm cụ thể:
1.1.1 Phong cách là gì ?
Phong cách là tính phổ quát, ổn định về cách thức thực hiện của một hoạtđộng nào đó của một các nhân hay một nhóm người có cùng tính chất hoạt động.Mỗi cá nhân khi thực hiện bất kì một hoạt động nào đều theo một phong cáchnhất định Mỗi một tình huống khác nhau con người thường đi theo một hướngứng xử nhất định mà bản thân đó đã định hướng rõ ràng để thực hiện mục tiêu
và dần trở thành một lối sống cho riêng mình, tạo ra một phong cách riêng
1.1.2 Lãnh đạo là gì ?
Lãnh đạo là một quá trình, một nghệ thuật tác động hoặc gây ảnh hưởngđến con người làm cho họ tự nghuyện, hăng hái thực hiện thành công các côngviệc, mục tiêu của tổ chức
1.1.3 Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại củangười lãnh đạo, quản lý Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của mọingười đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo Phươngpháp, cách thức của người lãnh đạo có thể làm cho mọi người tham gia hoạtđộng chung, bởi vì họ xác định được mục đích chung Phương pháp cách thứclàm việc đó làm cho mọi người đoàn kết, khuyến khích họ nâng cao, bồi dưỡngchuyên môn
Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách lãnh đạo:
Theo một số tác giả người Nga, phong cách làm việc của người lãnh đạoquản lý là tổng thể các phương pháp đặc trưng và ổn định nhất nhằm giải quyếtnhững nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo Có thểnói phong cách lãnh đạo là một hệ thống nhất định gồm những phương pháplãnh đạo thường xuyên được áp dụng
Trang 7Tác giả Trần Ngọc Khuê : Phong cách lãnh đạo la nói đến hệ thống hành
vi cá nhân của người lãnh đạo Có quan niệm rằng phong cách lãnh đạo đượcgiải thích như là một hệ thống các mục đích, các phương pháp mà người lãnhđạo sử dụng trong công tác quản lý
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau cũng có những kháiniệm :
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt độngquản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân , sự kiện vàđược biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính*môi trường
Phong cách lãnh đạo là tổng thể các biện pháp, các thói quen, các cáchthức cư xử mang tính đặc trưng, điển hình và tương đối ổn định mà người lãnhđạo sử dụng trong việc giải quyết các công việc hàng ngày với tư cách là nhàlãnh đạo
Như vậy, có thể định nghĩa phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo
là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lí.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
Thứ nhất, tùy thuộc vào cá tính của mỗi vị lãnh đạo sẽ là nguyên nhân
làm người lãnh đạo định hướng riêng cho mình phong cách
Thứ hai, phụ thuộc vào chính định hướng giá trị của mỗi cá nhân Sự lựa
chọn một phong cách lãnh đạo là phản ánh các giá trị cá nhân, niềm tin, lý tưởngcác nhân mà người lãnh đạo gắn bó
Thứ ba, phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân người lãnh đạo Năng
lực là những phẩm chất tâm lý cá nhân giúp cho người lãnh đạo đạt hiệu quảnhất định Năng lực ảnh hưởng đến việc đề ra chiến lược, vạch ra mục tiêu,phương pháp lãnh đạo và ảnh hưởng đến phong cách và uy tín người lãnh đạo
Thứ tư, môi trường hoạt động ảnh hưởng lớn đến phong cách của nhà lãnh
Trang 8đạo Nếu môi trường tốt họ sẽ phát huy sáng tạo khả năng vốn có của bản thân.
Thứ năm, mối quan hệ, đôi tượng của hoạt động quản lý, tình huống trong
quá trình hoạt động… là những yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn của người lãnhđạo đi theo một chiều hướng nhất định
Ngoài những yếu tố trên còn rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến phongcách lãnh đạo: Cơ chế xã hội, pháp luật, truyền thông, trình độ, phẩm chất đạođức, tính cách…
1.3 Phân loại phong cách lãnh đạo
Có ba loại phong cáh lãnh đạo khác nhau:
1.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ thông tin, tập trung quyền lựctrong tay Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết đểthực hiện nhiệm vụ Các quyết định, mệnh lệnh đề ra trên cơ sở kiến thức, kinhnghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm người dưới quyền Người dướiquyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh một cách tập trung, chính xác,người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt các hành vi của người dưới quyền
Ưu điểm: cho phép giải quyết công việc nhanh chống trên cơ sở kinh
nghiệm và ý chí của cá nhân người lãnh đạo không có sự tham gia của tập thể
Hạn chế: Do không để cấp dưới, tập thể tham gia vào quá trình bàn bạc,
quyết định nên phong cách này không tập chung được sự sáng tạo, kinh nghiệmcủa người dưới quyền, hiệu quả công việc không cao, không kích thích đượcmọi người trong tổ chức làm việc
1.3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo thu hút đông lao động tham gia vào việc thảo luận và lựachọn các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của tập thể Côngviệc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tậpthể Người lãnh đạo dân chủ luôn lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của mọingười để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch, hành vi của mình
Ưu điểm: Khai thác được những kiến thức, kinh nghiệm của người dưới
quyền, người dưới quyền cảm thấy thoải mái, được tham gia vào việc quyết định
Trang 9và có tính sáng tạo cao, cho bầu không khí của tổ chức tốt, có môi trường tíchcực nên hiệu quả công việc cao.
Nhược điểm: Quá trình dân chủ gây tốn kém thời gian Trong rất nhiều
trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết định cũng như giảiquyết nhiệm vụ trong khi thời gian giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài
1.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do
Người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do thường giao hết quyền hạn
và trách nhiệm cho mọi người và các thành viên được tự do hành động theo điều
họ nghĩ, theo cách thức mà họ cho là tốt nhất Mọi công việc của tập thể đềuđem ra tự do bàn bạc trong ban lãnh đạo biểu quyết để tránh khuyết điểm cánhân
Ưu điểm: Phát huy tối đa năng lực của người dưới quyền, bầu không khí
tổ chức thoải mái,…
Hạn chế: Dễ dẫn đến hỗn loạn, vô chính phủ trong tổ chức do thiếu vắng
sự chỉ đạo của người lãnh đạo nên năng suất, hiệu quả công việc thường thấp
Như vậy, mỗi phong cách đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, vấn đềđặt ra là nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong quá trình quản lý, lựa chọn phongcách lãnh đạo phù hợp
1.4 Phẩm chất năng lực của nhà lãnh đạo
- Có tầm nhìn thời đại; có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất xãhội công nghiệp - xã hội hiện đại
- Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với bản chất của xã hội công nghiệp –
xã hội hiện đại phát triển theo xu hướng nhân văn: xu hướng và mục tiêu chínhtrị là phát triển tiến booj xã hội – con người
- Có tư duy khoa học, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, phù hợpvới tính chất công nghiệp, lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực tư duy sắcbén, nhanh nhạy, uyển chuyển, sáng tạo
- Có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như vững vàng về tinh thần,phát triển sâu sắc và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí, yếu tố tình cảmhài hòa
Trang 10- Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tinhschaats côngviệc được giao: tri thức tổng hợp và chuyên sâu.
- Có trình độ cao, kể cả hiểu biết về nền khoa học – công nghệ hiện đạicũng như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn thông…
- Khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức,huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mục tiêuchung
- Khả năng tiên đoán, dự báo các khả năng có thể sảy ra trong hiện thực
và tương lai, đồng thời dự phòng các khả năng giải quyết, thực hiện chũng trongnhững điều kiện khó khăn nhất
- Khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ, tìm tòi, khámphá, phát hiện và đề xuất cái mới có ích cho nhân dân, có giái trị cho xã hội
- Khả năng quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc chắn trong việc đưa
ra những quyết định cũng như trong chỉ đạo hành động
Phẩm chất và năng lực không thể tách rời trong một chủ thể lãnh đạo.Phẩm chất làm nền tảng cho năng lực phát triển; năng lực lại thể hiện phẩm chấtkhi nó căn cứ trên các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là những phẩm chất vànăng lực biểu hiện thành những kết quả có giá trị và cống hiến lớn của ngườilãnh đạo cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy nhanh quá trình xâydựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta
Trang 11CHƯƠNG 2PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CEO MAI KIỀU LIÊN
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
2.1.1 Giới thiệu về Công ty
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam
Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và
các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Theothống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15tại Việt Nam vào năm 2007
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh làVNM Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Ngoài việc phân phối mạnhtrong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủđều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiềunước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng vềsản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và cácsản phẩm được làm từ sữa
Trong khu vực giá sữa ở Việt Nam là ở mức cao và liên tục tăng[2] trongkhi thu nhập của phần đông dân cư còn thấp Tuy nhiên lợi nhuận của Vinamilkqua các năm ngày một tăng
2.1.2 Lịch sử phát triển
Thời bao cấp (1976-1986)
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên làCông ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khichính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: ThốngNhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac
(thuộc Nestle)
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ
Trang 12công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánhkẹo I Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:
Nhà máy bánh kẹo Lubico
Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp)
Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chínhthức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Côngnghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhàmáy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máytrực thuộc lên 4 nhà máy Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mởrộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam
Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn đểthành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiệncho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam
Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công nghiệpTrà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn củangười tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công
ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn
Bi, Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)
Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng11) Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM Cũng trong năm
2003, công ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và TP Hồ Chí Minh
Năm 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệcủa Công ty lên 1,590 tỷ đồng
Năm 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công tyLiên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) vàkhánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ