MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2 1Phong cách lãnh đạo 2 2 Nhà lãnh đạo là ai 3 2.1 Định nghĩa nhà lãnh đạo 3 2.2 Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp 4 3 Nhà quản trị và lãnh đạo 5 4 Các yếu tố của nhà lãnh đạo 7 4.1 Bản chất của công việc lãnh đạo tổ chức 7 4.2 Phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo 9 4.3 Kỹ năng của nhà lãnh đạo 10 5 Học thuyết hành vi lãnh đạo 11 6 Các phong cách lãnh đạo 14 6.1 Lãnh đạo quyền uy 15 6.2 Lãnh đạo dân chủ 16 6.3 Lãnh đạo tự do 16 7 Các phương pháp tiếp cận 18 7.1 Phương pháp tiếp cận tích cực và tiêu cực 18 7.2 Phương pháp tiếp cận con người và nhiệm vụ 18 8 Phương pháp lãnh đạo 19 CHƯƠNG II: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN FPT TRƯƠNG GIA BÌNH 20 1.GIỚI THIỆU VỀ TRƯƠNG GIA BÌNH VÀ BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG 20 1.1. Giới thiệu về Trương Gia Bình: 20 1.2. Bối cảnh tác động: 21 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TRƯƠNG GIA BÌNH 22 2.1 Tính cách 22 2.2 Trương Gia Bình một người theo phong cách dân chủ 24 2.3 Năng lực cá nhân của Trương Gia Bình 26 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 31 1. Bài học kinh nghiệm 31 2. Giải pháp 31 KẾT LUẬN 33
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay người ta bắt đầu nói nhiều về quản trị nhân sự Khi người ta nóiđến một doanh nghiệp, một giám đốc làm ăn thua lỗ, không phải do thiếu vốn,thiếu trang thiết bị, thiếu mặt bằng, v.v mà người ta chỉ ngay đến người đókhông đủ năng lực điều hành công việc và thiếu sự trang bị về kiến thức quản trịnhân sự hoặc thiếu kinh nghiệm trong chiến lược con người.Sự phân tích vềnhững thành công của nền kinh tế Nhật Bản qua nhiều năm đã cho thấy rằng, sở
dĩ đưa lại sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản, nguyên nhân thì có nhiều nhưng nổi bậtnhất là chiến lược con người và chính sách nhân sự của họ Vì vậy người quảntrị có vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công của bất cứ mọi tập đoàn,tổchức xã hội nào
Trong điều kiện thế giới đang phát triển chóng mặt lại càng đòi hỏi họphải có sự thích nghi và những năng lực quản trị cần thiết Trong đó khả nănglãnh đạo là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định việc trở thành ngườiquản trị viên giỏi
Nhận rõ được tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo, sau khi học mônQuản trị học em đã xây dựng một bài tiểu luận với đề tài: “Phong cách lãnh đạo”nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về phong cách lãnh đạo, thực trạng lãnhđạo và nghiên cứu phong cách lãnh đạo,quản lí dưới góc nhìn khoa học nhằmđưa ra các giải pháp về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả lãnh đạo,quản
lí góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội
Trong quá trình thực hiện đề tài em không tránh khỏi những sai sót kínhmong quý thầy cô giáo góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2
1-Phong cách lãnh đạo 2
2- Nhà lãnh đạo là ai 3
2.1 Định nghĩa nhà lãnh đạo 3
2.2 Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp 4
3- Nhà quản trị và lãnh đạo 5
4- Các yếu tố của nhà lãnh đạo 7
4.1 Bản chất của công việc lãnh đạo tổ chức 7
4.2 Phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo 9
4.3 Kỹ năng của nhà lãnh đạo 10
5- Học thuyết hành vi lãnh đạo 11
6- Các phong cách lãnh đạo 14
6.1 Lãnh đạo quyền uy 15
6.2 Lãnh đạo dân chủ 16
6.3 Lãnh đạo tự do 16
7- Các phương pháp tiếp cận 18
7.1 Phương pháp tiếp cận tích cực và tiêu cực 18
7.2 Phương pháp tiếp cận con người và nhiệm vụ 18
8- Phương pháp lãnh đạo 19
CHƯƠNG II: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN FPT TRƯƠNG GIA BÌNH 20
1.GIỚI THIỆU VỀ TRƯƠNG GIA BÌNH VÀ BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG 20
1.1 Giới thiệu về Trương Gia Bình: 20
1.2 Bối cảnh tác động: 21
2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TRƯƠNG GIA BÌNH 22
2.1 Tính cách 22
Trang 32.2 Trương Gia Bình một người theo phong cách dân chủ 24
2.3 Năng lực cá nhân của Trương Gia Bình 26
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 31
1 Bài học kinh nghiệm 31
2 Giải pháp 31
KẾT LUẬN 33
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay người ta bắt đầu nói nhiều về quản trị nhân sự Khi người ta nóiđến một doanh nghiệp, một giám đốc làm ăn thua lỗ, không phải do thiếu vốn,thiếu trang thiết bị, thiếu mặt bằng, v.v mà người ta chỉ ngay đến người đókhông đủ năng lực điều hành công việc và thiếu sự trang bị về kiến thức quản trịnhân sự hoặc thiếu kinh nghiệm trong chiến lược con người.Sự phân tích vềnhững thành công của nền kinh tế Nhật Bản qua nhiều năm đã cho thấy rằng, sở
dĩ đưa lại sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản, nguyên nhân thì có nhiều nhưng nổi bậtnhất là chiến lược con người và chính sách nhân sự của họ Vì vậy người quảntrị có vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công của bất cứ mọi tập đoàn,tổchức xã hội nào
Trong điều kiện thế giới đang phát triển chóng mặt lại càng đòi hỏi họphải có sự thích nghi và những năng lực quản trị cần thiết Trong đó khả nănglãnh đạo là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định việc trở thành ngườiquản trị viên giỏi
Nhận rõ được tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo, sau khi học mônQuản trị học em đã xây dựng một bài tiểu luận với đề tài: “Phong cách lãnh đạo”nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về phong cách lãnh đạo, thực trạng lãnhđạo và nghiên cứu phong cách lãnh đạo,quản lí dưới góc nhìn khoa học nhằmđưa ra các giải pháp về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả lãnh đạo,quản
lí góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội
Trong quá trình thực hiện đề tài em không tránh khỏi những sai sót kínhmong quý thầy cô giáo góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1-Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo, quản lý là một thuộc tính của nhân cách người lãnhđạo, quản lí Trong cuộc sống, người ta thường quan niệm phong cách theo hainghĩa:
Thứ nhất, phong cách là phong cách của con người trong từng lĩnh vựcnghề nghiệp, nghệ thuật như: phong cách của một nhà văn, nhà thơ, nhà kiếntrúc
Thứ hai, phương pháp hành động của một người hay một lớp người nào
đó trong xã hội được hình thành một cách tương đối ổn định, làm nên phongcách riêng của một người hay một lớp người đó Phong cách tuy đa dạng nhưvậy nhưng nhìn chung khi nhắc đến phong cách ta vẫn thường nhắc đến dấu ấn
cá nhân của người đó P cũng vậy, nó mang dấu ấn cá nhân người lãnh đạo,quản lí
Phong cách lãnh đạo chịu tác động mạnh mẽ, sâu sắc từ môi trường hoạtđộng của người lãnh đạo đó Mỗi người lãnh đạo ở các vị trí và chức vụ khácnhau sẽ là cơ sở và điều kiện để hình thành phong cách của người đó Đã cónhiều nhà nghiên cứu coi phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng tạo nên sựthành công của người lãnh đạo
Hai tác giả Paul Hersey và Kent Blanchard cho rằng: “Phong cách lãnhđạo là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lí thể hiện khi cố gắng gây ảnhhưởng tới hoạt động của những người khác theo nhận thức của người đó”
Tác giả K Lêwin coi phong cách lãnh đạo thực chất đó là nghệ thuật sửdụng quyền lực của người lãnh đạo và quá trình xử lý tình huống xảy ra trongcông việc Ông căn cứ vào mức độ sử dụng quyền lực và phương pháp xử lý tìnhhuống của người lãnh đạo để phân chia thành 3 kiểu phong cách lãnh đạo:phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnhđạo tự do
Trang 62- Nhà lãnh đạo là ai
2.1 Định nghĩa nhà lãnh đạo
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnhhưởng.Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầmnhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gâyảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó Tùy theo từng khíacạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhàlãnh đạo
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sựràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗihoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tínhhợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gâyảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động
có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnhhưởng
- Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn cómột người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo Vì vậy mỗi chúng ta đềugây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác Điều này có nghĩa là: tất cảchúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnhvực khác chúng ta được người khác dẫn dắt Không ai nằm ngoài quy luật này:hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụquan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổngthống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toántrưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái,hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trongmột nhóm bạn học Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ
Trang 7chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi chomọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ.
- Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo” Lãnhđạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiệnhành động Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn vớinhau Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện đượccông việc lãnh đạo Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhàlãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống vàcác cơ cấu tổ chức đem lại Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnhhưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên ngườikhác được nữa Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việcnằm ngoài thẩm quyền của ông ta
Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình
để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ.Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tựnhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ
2.2 Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ vàhoạt động của họ đối với doanh nghiệp Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấptrong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp cótổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làmviệc có trưởng nhóm Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị
và trách nhiệm công việc càng lớn
Nhà lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họđảm nhiệm trong doanh nghiệp Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổnggiám đốc hoặc giám đốc Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý,trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạtđược Họ duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh,ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị,
Trang 8nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và kháchhàng…
Khi lãnh đạo một doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thườngthực hiện những hoạt động sau:
- Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch trình đểđạt được mục tiêu đó
- Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu Nhà lãnh đạo tậptrung vào yếu tố con người Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theomình, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với
hệ thống bên ngoài
- Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao: Xây dựng, thực thichiến lược, Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, lực của công ty Kiểm tra, đánhgiá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
3- Nhà quản trị và lãnh đạo
Một trong những chức năng của Quản trị là lãnh đạo Nhiều người vẫnnhầm lẫn giữa lãnh và quản trị Tuy nhiên, lãnh đạo và quản trị là hai vai tròkhác biệt của người đứng đầu một tổ chức, một bộ phận hay một nhóm người.Lãnh đạo là một phần trong vai trò quản trị nhưng không phải là tất cả Mộtquản trị viên thường được coi là một người lãnh đạo, nhưng một người lãnh đạochưa chắc là một quản trị viên
Quản trị là một chức vụ được chính thức trao ban do cấp trên và đượcthừa nhận ở cấp dưới Quản trị viên là người có quyền sai khiến người dưới vàhành xử công việc theo kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Quản trịviên phân bổ, giao việc cho người thừa hành đồng thời giám sát, theo dõi tiến độ
và đánh giá công tác thực hiện công việc để thưởng, phạt theo quy định của tổchức Nói đến quản trị là nói đến quyền hành Còn Lãnh đạo là khả năng thuyếtphục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thành những mục tiêu mongmuốn Nhà lãnh đạo hướng đến tương lai, xây dựng chương trình hàng động vàthu hút, truyền cảm hứng, khích lệ, phát triển mối quan hệ thông qua sự tôn
Trang 9trọng, tin tưởng lẫn nhau Như vậy, quản trị hướng tới hoàn thành mục tiêuthông qua mệnh lệnh và kiểm soát, lãnh đạo hướng tới hoàn thành mục tiêuthông qua động viên, khích lệ Nói cách khác, quản trị hướng tới “công việc”hơn còn Lãnh đạo thiên về “con người” và mang tính nhân bản hơn.
Trong tổ chức, có hai hình thức lãnh đạo Một là người lãnh đạo được banquyền hành và được điều khiển người khác thông qua các quyền lực hợp pháp -legitimate power (được quyền phân công công việc và yêu cầu cấp dưới phảituân theo); quyền lực tưởng thưởng - reward power (khen thưởng nhân viênnhững phần quà có giá trị vật chất hoặc phi vật chất nếu nhân viên đạt thành tíchtốt, đạt chỉ tiêu); quyền lực cưỡng chế - coercive power (đưa ra các khung hìnhphạt về hành chính hay kinh tế đối với những nhân viên làm việc lơ là, khôngđạt chỉ tiêu, vi phạm kỷ luật) Ba quyền lực trên là những chủ yếu là do chức vụ
mà có và thường được kiểm soát bởi tổ chức Do đó người lãnh đạo này cũngchính là nhà quản trị
Hai là người lãnh đạo được thừa nhận một cách bộc phát và tự nhiên nhờvào khả năng của người đó trong việc gây ảnh hưởng đến người khác mà khôngnhờ vào các quyền lực hợp pháp xuất phát từ vị trí quản trị như trên Nhữngngười lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như mộtchứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhâncũng như xã hội Thông thường sự ngưỡng mộ này đến từ kinh nghiệm chuyênmôn, lối sống của người lãnh đạo và vô hình dung họ có quyền lực trong sự saikhiến và điều khiển người khác Đó là quyền lực nhân cách (referent power) vàquyền lực chuyên môn (expert power) Hai quyền lực trên xuất phát từ phẩmchất đạo đức và kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của người lãnh đạo, do đó họđược ngưỡng mộ và tôn sùng dẫn đến lời nói của họ có trọng lượng và đượcnghe theo chứ không phải do quyền hành từ chức vụ được trao cho
Tóm lại, nhà quản trị tác động đến công việc, đạt mục tiêu thông qua hệthống mệnh lệnh, yêu cầu công việc, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện,kiểm tra và giám sát còn nhà lãnh đạo tác động đến con người, đạt mục tiêuthông qua cổ vũ động viên, đề ra phương hướng, viễn cảnh, chủ trương
Trang 104- Các yếu tố của nhà lãnh đạo
4.1 Bản chất của công việc lãnh đạo tổ chức
Thực chất công việc lãnh đạo là khả năng tạo ra tầm nhìn, cảm hứng vàảnh hưởng trong tổ chức Ba nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên sự khácbiệt của một nhà lãnh đạo với bất kỳ ai Người nhìn xa trông rộng không phải làngười lãnh đạo nếu anh ta không thể truyền cảm hứng Người tạo ra và duy trìđược ảnh hưởng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể tạo ra mộttầm nhìn Tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng cần phải được thực hiện một cáchkhéo léo và bài bản, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất và kỹ năngriêng biệt Vì vậy, công việc lãnh đạo vừa mang tính chất nghệ thuật, lại vừamang tính chất khoa học
Tầm nhìn: là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọingười trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực Tạo
ra tầm nhìn là công việc chính của nhà lãnh đạo Một nhà lãnh đạo phải biết dẫndắt tổ chức mình đi tới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức
Cảm hứng: Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy vàtruyền được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện Nếu tầm nhìnkhông được truyền đạt tới mọi người và không được thực hiện thì tầm nhìn trởnên vô nghĩa Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng chomọi người
Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu tả lại tầm nhìnmột cách đơn giản, mà nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn một cách lôi cuốn,hấp dẫn nhất Truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạo động lực cho nhữngngười đi theo mình Khi thiếu động lực thì ngay cả công việc vô cùng đơn giảncũng trở thành những chướng ngại vật Nhưng khi có động lực, chúng ta sẽ thấymột tương lai xán lạn, chướng ngại chỉ còn là chuyện nhỏ và những rắc rối chỉcòn là tạm thời Và công việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động lực để cuốn hútmọi người
Ảnh hưởng: Trong cuốn “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”, John G Maxwellnêu ra định nghĩa “lãnh đạo là gây ảnh hưởng.” Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh
Trang 11đạo nếu không có ảnh hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền lực của nhàlãnh đạo Nói cách khác, tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đếnquyền lực.
Quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị, từ các mối quan hệ, từ bản thânmỗi cá nhân Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền lực này với nhau trongkhi thực hiện công việc, tuy nhiên mức độ sử dụng mỗi loại quyền lực lại khácnhau Trong công việc quản lý, nhà quản lý thường sử dụng quyền lực chức vị
để buộc các nhân viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra Quyền lực đó mangtính cưỡng chế, sử dụng hình phạt để phát huy tác dụng Còn trong công việclãnh đạo, nhà lãnh đạo lại sử dụng quyền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát
từ phẩm chất, năng lực của mình Quyền lực đó mang tính cuốn hút, lôi kéongười khác đi theo mình
Chính sự khác nhau trong việc sử dụng quyền lực giữa nhà lãnh đạo vànhà quản lý đã tạo ra sự khác nhau giữa công việc của hai nhóm người này.Chẳng hạn nhà quản lý sử dụng quyền lực chức vị của mình để tập trung, duytrì, giữ vững hệ thống, tiến trình sản xuất Họ khó áp đặt mọi người đi theo mộtthay đổi nào đó Ngược lại, nhà lãnh đạo lại là người tạo ra những thay đổi, vìbằng sức ảnh hưởng của mình họ có thể đưa mọi người tới một định hướng mới
Nhiều người hay nói tới “nghệ thuật lãnh đạo”, điều đó cũng phần nào nóilên bản chất của công việc lãnh đạo, nhưng không phải là tất cả Bản chất củacông việc lãnh đạo là bao gồm cả nghệ thuật và khoa học
Theo Lim và Daft (2004), nhiều kỹ năng và phẩm chất vốn có của lãnhđạo là điều không thể hoàn toàn học hỏi từ sách vở, mà nó được xây dựng từnhững kinh nghiệm và sự thực hành thường xuyên Hơn nữa các kỹ năng lãnhđạo phải được vận dụng một cách khéo léo Vì vậy, lãnh đạo giống như mộtnghệ thuật Nhà lãnh đạo và người nghệ sĩ có những điểm tương đồng với nhau,như họ luôn luôn cố gắng diễn tả tầm nhìn và mục đích của mình Đó là đam mêcủa họ và là nguồn gốc của khát vọng Khả năng truyền đạt một cách rõ ràng củalãnh đạo về việc họ là ai, họ chịu trách nhiệm về điều gì, họ sẽ đi đâu, hay khảnăng để người khác theo mình một cách tự nguyện là một sự sáng tạo, và là đòi
Trang 12hỏi quan trọng để xây dựng sự tin cậy và tạo ra môi trường hỗ trợ cho các hànhđộng của nhà lãnh đạo
Lãnh đạo cũng được xem là khoa học vì công việc lãnh đạo như một tiếntrình và cần phải có những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả Muốn làm tốtcông việc lãnh đạo, bản thân mỗi nhà lãnh đạo cần trang bị cho mình những kiếnthức cần thiết về việc nghiên cứu lãnh đạo, sẽ giúp họ phân tích được các tìnhhuống lãnh đạo từ các quan điểm học thuật khác nhau và có thể học cách trởthành lãnh đạo hiệu quả hơn
4.2 Phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo
Để thực hiện công việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổchức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó,nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt Năng lực lãnh đạo phụ thuộcnhiều vào phẩm chất của nhà lãnh đạo
Phẩm chất chính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo Một sốnhà nghiên cứu coi phẩm chất cá nhân là yếu tố quyết định đối với một nhà lãnhđạo Học thuyết về năng lực lãnh đạo của Bass (công bố vào năm 1989 & 1990)đưa ra 3 học thuyết để chúng ta trở thành nhà lãnh đạo, trong đó có một thuyếttính cách (Trait Theory) cho rằng: Khi có một vài đặc điểm tính cách cá nhânđặc biệt thì người ta có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo một cách tự nhiên
Chuyên gia trong nghiên cứu đặc tính cá nhân Ralph Stogdill đã tiến hànhhàng loạt nghiên cứu về lãnh đạo và kết luận: “Nhà lãnh đạo phải có động cơmạnh mẽ, sự đam mê mãnh liệt và lòng kiên nhẫn trong việc đạt được mục đích
đề ra, khả năng dám mạo hiểm và tính sáng tạo độc đáo trong cách giải quyếtvấn đề Lãnh đạo phải có khả năng khởi xưởng các hoạt động mới mẻ với sự tựtin, sự sẵn lòng chấp nhận hậu quả cho các quyết định và hành động của mình,
có khả năng đối phó với căng thẳng, sẳn lòng tha thứ”
Dưới mỗi khía cạnh nghiên cứu khác nhau, người ta lại đưa ra nhữngnhóm phẩm chất khác nhau của nhà lãnh đạo Chúng ta nên dựa vào bản chấtcông việc lãnh đạo để xác định phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo
- Để tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khả năng
Trang 13thích ứng với môi trường, nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo Tầm nhìn của nhàlãnh đạo phải dựa trên những thế mạnh của doanh nghiệp và phải vượt qua đượcnhững giới hạn của những suy nghĩ thông thường, có khả năng dự đoán nhữngbiến động để tận dụng chúng làm bàn đạp cho doanh nghiệp tiến lên Vì vậy,khả năng thích nghi, nhạy bén và linh hoạt cho phép nhà lãnh đạo nắm bắt được
sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, phán đoán được những xuhướng phát triển thị trường, sản phẩm trong tương lai Sáng tạo là khả năng tưduy tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị đối với bản thân và xã hội, cải tạo cái cũcái lạc hậu để gia tăng giá trị Sáng tạo có thể xuất phát chính từ niềm đam mêmuốn khám phá, chinh phục cái mới Tầm nhìn là một sự tưởng tượng về tươnglai dựa trên thực tế, vì vậy nhà lãnh đạo phải có sự sáng tạo, phải có niềm đammê
- Để truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng với người khác, bản thân nhàlãnh đạo phải gây dựng được niềm tin cho bản thân mình Mọi người theo họ là
vì tin vào khả năng của họ trước khi tin vào tầm nhìn của họ đưa ra Để tạo đượcniềm tin cho mình, phẩm chất quan trọng nhất mà nhà lãnh đạo cần phải có đó làtính nhất quán Peter Drucker, tác giả của nhiều cuốn sách quản lý đã kết luận:
“Yếu tố cần thiết cuối cùng để lãnh đạo hiệu quả là sự tín nhiệm Nếu không, sẽkhông có người theo bạn Tín nhiệm nghĩa là tin chắc nhà lãnh đạo đó và những
gì anh ta nói là một, chính là tin tưởng sự nhất quán trong con người anh ta”.Trong cuộc khảo sát của một trung tâm nghiên cứu về lãnh đạo của Mỹ có tới1.300 giám đốc cấp cao cho rằng tính nhất quán là phẩm chất cần thiết nhất,71% số người khảo sát coi đó là phẩm chất quan trọng nhất giúp nâng cao tầmảnh hưởng của một nhà quản trị Một người có tính nhất quán nghĩa là người ấykhông bao giờ sống hai mặt, hay giả dối với chính mình cũng như với ngườikhác Hành động của nhà lãnh đạo phải tương đồng, phù hợp với hệ thống niềmtin, với mục tiêu mà mình theo đuổi và hướng mọi người thực hiện
4.3 Kỹ năng của nhà lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là nói về khả năng vận dụng những kiến thức về lãnhđạo vào hoạt động thực tế để đạt được hiệu quả lãnh đạo cao nhất Một nhà lãnh
Trang 14đạo tốt phải có được các kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ và kỹ năng côngviệc.
Kỹ năng nhận thức: bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, suynghĩ logic và toàn diện Nhà lãnh đạo cần có các kỹ năng này để nhận thức đượccác xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức trong tương lai, dự đoán đượcnhững thay đổi, từ đó hình thành nên tầm nhìn cho tổ chức
Kỹ năng quan hệ xã hội: bao gồm khả năng nhận thức về hành vi của conngười và quá trình tạo lập mối quan hệ giữa con người với con người Cụ thể đó
là những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, động cơ của con người thông qua lời nói
và hành động của họ Chính kỹ năng “hiểu người” sẽ giúp nhà lãnh đạo có cáchtruyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới một cách hiệu quả
Kỹ năng công việc: là những kiến thức về phương pháp, tiến trình, kỹthuật… về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó Người lãnh đạo cần phải là người
sở hữu các tri thức và phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm.Một nhàlãnh đạo tốt phải là một nhà quản lý giỏi, vì vậy nhà lãnh đạo phải có được các
kỹ năng quản lý, lập kế hoạch…của một nhà quản lý
Tất nhiên, không ai có thể hội tụ đủ tất cả các kỹ năng này, nhà lãnh đạo
có thể có kỹ năng này nhưng không có kỹ năng kia Vì vậy, họ cần phải có khảnăng học tập liên tục và tự phát triển những kỹ năng mà mình còn khiếm khuyết,cũng như cần phải áp dụng một cách rất linh hoạt các kỹ năng trong công việclãnh đạo của mình
5- Học thuyết hành vi lãnh đạo
Từ cuối những năm 40 đến giữa thập kỷ 60, các nhà nghiên cứu bắt đầuquan tâm đến hành vi ứng xử của những người lãnh đạo với hy vọng tìm ranhững đặc trưng cơ bản trong phong cách của họ
Hai công trình nghiên cứu nổi tiếng nhất quan tâm đến phong cách ứng xửcủa người lãnh đạo là nghiên cứu của trường đại học Tổng hợp bang Ohio vànghiên cứu của trường đại học Michigan
Nghiên cứu của Trường đại học Ohio
Một trong những lý thuyết hành vi mang tính toàn diện và mô phỏng nhất
Trang 15là lý thuyết được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của Trường Đại học Ohio vàocuối những năm 1940 Mục tiêu của các nghiên cứu này là xác định những đặcđiểm cơ bản trong hành vi ứng xử của nhà lãnh đạo Họ đặc biệt chú ý tới haikhía cạnh chủ yếu đó là khả năng tổ chức và sự quan tâm.
Khả năng tổ chức là mức độ nhà lãnh đạo có thể xác định vai trò của mình
và của cấp dưới cũng như phối hợp các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu
Nó bao gồm hành vi nhằm tổ chức công việc, quan hệ trong công việc và đề racác mục tiêu
Sự quan tâm là mức độ mà người lãnh đạo có thể có các mối quan hệnghề nghiệp trên cơ sở tin tưởng, tôn trọng ý kiến cấp dưới và quan tâm tới tâm
tư nguyện vọng của cấp dưới
Để thu thập thông tin về hành vi của các nhà lãnh đạo, nhóm nghiên cứucủa Trường Đại học Ohio đã xây dựng bảng câu hỏi có tên “Bảng mô tả hành vilãnh đạo” Bảng câu hỏi gồm 15 mục với các câu hỏi liên quan đến hai đặc điểmchủ yếu của nhà lãnh đạo: khả năng tổ chức và sự quan tâm Các nhà nghiên cứuyêu cầu nhân viên mô tả lại hành vi của người lãnh đạo trực tiếp Kết quả xử lýthông tin cho thấy rằng: nhà lãnh đạo được coi là có khả năng tổ chức nếu họđược mô tả là có thực hiện các công việc như “phân công thành viên trong nhómthực hiện nhiệm vụ cụ thể”, “mong muốn công nhân duy trì tiêu chuẩn hoạtđộng rõ ràng” và “ coi trọng việc đúng tiến độ, thời hạn” Một nhà lãnh đạo có
sự quan tâm cao là người giúp đỡ cấp dưới trong những vấn đề cá nhân, là mộtngười chan hòa và thân thiện và đối xử công bằng với cấp dưới
Ngoài bảng hỏi dành cho nhân viên, nhóm nghiên cứu còn xây dựng cảbảng hỏi dành riêng cho các nhà lãnh đạo nhằm mục đích thu thập ý kiến của họ
về phong cách lãnh đạo của chính mình
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhà lãnh đạo có khả năng tổchức và sự quan tâm cao sẽ làm việc hiệu quả hơn, làm cho nhân viên thỏa mãnhơn so với những người hoặc chỉ có đầu óc tổ chức, hoặc chỉ có sự quan tâm,hoặc không có cả khả năng tổ chức lẫn sự quan tâm Tuy nhiên, người lãnh đạonày không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực Chẳng hạn, người lãnh
Trang 16đạo có khả năng tổ chức cao luôn đòi hỏi nhân viên của mình phải hoàn thànhnhiệm vụ ở mức cao nhất có thể được, chấp nhận tốt kỷ luật lao động, đảm bảotiến độ công việc …Những người không đáp ứng yêu cầu có thể bị khiển tráchhoặc sa thải Vì vậy, mức độ thỏa mãn công việc của một số người giảm đi vàbiến động nhân sự sẽ xảy ra Nói tóm lại, nghiên cứu của Trường Đại học tổnghợp Bang Ohio cho thấy người lãnh đạo có khả năng tổ chức cao và quan tâmđến nhân viên, nhìn chung mang lại kết quả tích cực Tuy nhiên, hiệu quả lãnhđạo còn chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài Vì vậy các nhân tố ngoạicảnh cần được đưa thêm vào xem xet trong lý thuyết này.
Nghiên cứu của Trường Đại học Michigan
Trong cùng thời gian, Trường Đại học Michigan cũng thực hiện nghiêncứu về lãnh đạo với mục đích tương tự: Xác định phong cách ứng xử của nhàlãnh đạo Họ phân biệt hai loại lãnh đạo: lãnh đạo lấy con người làm trọng tâm
và lãnh đạo lấy công việc làm trọng tâm
Lãnh đạo lấy con người làm trọng tâm là những người nhấn mạnh tới mốiquan hệ cá nhân Họ gắn lợi ích cá nhân với nhu cầu của cấp dưới và chấp nhận
sự khác biệt cá nhân giữa các thành viên Trái lại, lãnh đạo lấy công việc làmtrọng tâm lại nhấn mạnh tới các nhiệm vụ phải thực hiện cũng như khía cạnh kỹthuật của công việc Mối quan tâm chính của họ là làm thế nào để hoàn thànhcông việc và các thành viên trong nhóm là phương tiện để đạt được mục tiêunày
Các nhà nghiên cứu của Michigan đánh giá cao các nhà lãnh đạo lấy conngười làm trọng tâm Họ cho rằng phong cách lãnh đạo này tạo ra sự thỏa mãnlớn hơn cho người lao động, vì vậy năng suất làm việc sẽ cao hơn Trong khi đólàm việc dưới sự lãnh đạo của những người lấy công việc làm trọng tâm, nhânviên thường cảm thấy ít thỏa mãn hơn và vì vậy năng suất lao động thường thấphơn
Mối quan tâm đến công việc được thể hiện trên trục hoành và mối quantâm đến con người được thể hiện trên trục tung Mỗi trục có 9 ô Một người lãnhđạo được đánh giá ở bậc thứ 9 trên trục hoành là người có sự quan tâm tối đa
Trang 17đến công việc Một người lãnh đạo được xếp ở bậc thứ 9 trên trục tung là người
có sự quan tâm tối đa đến con người 9 ô trên trục hoành và 9 ô trên trục tungtạo nên 81 vị trí khác nhau mà phong cách của nhà lãnh đạo có thể rơi vào mộttrong các vị trí đó
Dựa vào những kết quả nghiên cứu cơ bản, Blake và Mouton kết luậnrằng nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất là những người quan tâm đến công việc,vừa quan tâm đến con người (ô 9,9) Ngược lại, những người có phong cáchlãnh đạo rơi vào ô 9,1 (lấy công việc làm trọng tâm) hoặc 1,9 (lấy con người làmtrọng tâm) là những nhà quản lý tồi Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, kếtluận mà Blake và Mouton đưa ra không phải đúng trong mọi tình huống
Tóm lại, học thuyết hành vi đã cố gắng xác định những hành vi ửng xửđặc trưng của người lãnh đạo Tuy nhiên, cũng như học thuyết cá tính điển hình,các nhà nghiên cứu của học thuyết hành vi không xác định được ảnh hưởng củacác yếu tố môi trường đến thành công hay thất bại của nhà lãnh đạo
Học thuyết cá tính điển hình và học thuyết hành vi có ý nghĩa thực tiễnhoàn toàn khác nhau Nếu giả thiết rằng học thuyết cá tính điển hình được côngnhận thì có nghĩa là người ta có thể lựa chọn người lãnh đạo hiệu quả ngay từkhi tổ chức được thành lập Ngược lại, nếu việc nghiên cứu hành vi xác địnhđược các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của lãnh đạo thì chúng ta cóthể đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai
Sự khác nhau giữa học thuyết cá tính điển hình và học thuyết hành vi vềmặt ứng dụng nằm trong những giả thuyết nghiên cứu của chúng Nếu họcthuyết cá tính điển hình là đúng thì các nhà lãnh đạo về cơ bản có năng lực lãnhđạo bẩm sinh Mặt khác, nếu có những hành vi đặc biệt mà các nhà lãnh đạophải có thì ta có thể dạy về lãnh đạo trên cơ sở xây dựng chương trình đào tạonhững mẫu ứng xử cho những cá nhân có mong muốn trở thành lãnh đạo Đâychắc chắn là điều thú vị hơn vì nêu việc đào tạo này được thực hiện, chúng ta cóthể có một đội ngũ các nhà lãnh đạo có hiệu quả
6- Các phong cách lãnh đạo
Vào năm 1939, các nghiên cứu quan trọng về các phong cách lãnh đạo lần
Trang 18đầu tiên được tiến hành bởi Kurt Lewin, người đứng đầu một nhóm các nhànghiên cứu về các phong cách lãnh đạo khác nhau (Lewin, Lippit, White, 1939).Cho đến nay, nghiên cứu ban đầu này vẫn có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi nó đãtạo nên được ba phong cách lãnh đạo chủ chốt (U.S Army, 1973):
Quyền uy hoặc độc quyền - Các nhà lãnh đạo giao việc và chỉ ra luôn chocác nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắngnghe những góp ý từ nhân viên
Tham gia đóng góp hoặc dân chủ - Ban lãnh đạo bao gồm một hoặc nhiềunhân viên sẽ thực hiện việc ra quyết định, nhưng các nhà lãnh đạo thường sẽ làngười đưa ra quyết định cuối cùng
Trao quyền tự do- Lãnh đạo cho phép các nhân viên đưa ra quyết định,tuy nhiên, họ vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng
Với các nhà lãnh đạo tài năng, họ xây dựng cho bản thân một phong cáchchủ đạo nhưng vẫn sử dụng các phong cách còn lại một cách linh hoạt Ngượclại, các nhà lãnh đạo yếu kém về năng lực luôn có xu hướng chỉ gắn bó với mộtphong cách duy nhất và phong cách đó thường là Lãnh đạo quyền uy
6.1 Lãnh đạo quyền uy
- “Tôi muốn hai bạn phải ”
Phong cách lãnh đạo này là việc các nhà lãnh đạo nói với nhân viên họmuốn gì và cách chúng được thực hiện ra sao mà không để tâm tới sự góp ý củanhân viên Một số hoàn cảnh thích hợp có thể sử dụng phong cách lãnh đạo này
là khi các nhà lãnh đạo đã có đủ thông tin để giải quyết vấn đề hoặc khi bị thiếuthời gian, hoặc khi đã tạo ra nguồn động lực cho các nhân viên
Một số người có xu hướng nghĩ rằng phong cách này được sử dụng nhưmột phương tiện để mắng mỏ, xúc phạm và đe dọa Đây thực chất không phải làLãnh đạo quyền uy, mà đúng hơn thì nó là một kiểu lạm dụng, thiếu chuyênnghiệp, còn được gọi là "Ông chủ của tất cả mọi người." Chắc chắn kiểu làmviệc này sẽ không bao giờ có mặt trong “từ điển” làm việc của một nhà lãnh đạotài năng
Tuy vậy, phong cách Lãnh đạo quyền uy chỉ nên áp dụng hạn chế trong