1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận: Phong cách lãnh đạo (Khấu Vĩnh Công)

17 8,2K 260

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 5 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" đã chỉ rõ: mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Căn cứ vào Điều lệ trường phổ thông và các văn bản pháp quy của Nhà nước về việc quản lý nhà trường phổ thông, Hiệu trưởng là người lãnh đạo cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình. Tuy có các phó hiệu trưởng giúp việc và liên đới chịu trách nhiệm, nhưng Hiệu trưởng phải giữ vai trò thủ trưởng, thường xuyên nắm thông tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tượng thiếu trách nhiệm, phản sư phạm xảy ra hoặc tiếp diễn làm tổn hại đến chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Để thực hiện mục tiêu đó, trong mỗi nhà trường, Hiệu trưởng là người lãnh đạo phát triển đội ngũ của nhà trường. Hiệu trưởng phải chủ động thu Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 6 hút và tập hợp lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ của nhà trường với những nội dung và hình thức phù hợp. Do vậy, muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải xây dựng lề lối, phương pháp làm việc với cấp dưới một cách khoa học để tạo động lực lao động cho tập thể giáo viên và nhân viên nhà trường. Xây dựng lề lối làm việc đó chính là xây dựng phong cách lãnh đạo khoa học, phù hợp với đặc trưng của nhà trường Việt Nam. 1.2. Cơ sở lý luận Qua tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS được học tập và nghiên cứu chuyên đề phong cách lãnh đạo, chúng tôi hiểu rằng, trong lãnh đạo có nhiều loại phong cách: Thứ nhất, dựa vào tiêu chí hành vi người lãnh đạo quan tâm đến công việc và quan tâm đến con người, chúng ta có 4 loại phong cách lãnh đạo cực đoan. Đó là phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người cao; phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người thấp; phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc thấp và con người cao; phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc thấp và con người thấp. Thứ hai, dựa vào tiêu chí mức độ trưởng thành của cấp dưới đòi hỏi người lãnh đạo phải có hành vi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ, ta có 4 phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo chỉ đạo; phong cách lãnh đạo hướng dẫn, tư vấn’ phong cách lãnh đạo hỗ trợ và phong cách lãnh đạo ủy quyền. Thứ ba, dựa vào tiêu chí tính chất của mối quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới, ta có 3 loại phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo dân chủ; phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do. Mỗi phong cách lãnh đạo có những mặt tích cực và hạn chế riêng của nó và mỗi phong cách lãnh đạo sẽ phát huy tối đa mặt tích cực của nó trong từng tình huống quản lý cụ thể. Do đó, nghiên cứu lý luận để xây dựng phong Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 7 cách lãnh đạo phù hợp cho Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian tới. Phong cách lãnh đạo đặc trưng của người Hiệu trưởng phải là phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với môi trường lãnh đạo, đó là phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm, đặc điểm tâm lý cảu cấp dưới và tình huống quản lý cụ thể. 1.3. Cơ sở thực tiễn Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng của tập thể sư phạm cũng như chính lãnh đạo nhà trường. Qua quá trình tham gia lớp dưỡng cán bộ quản lý giáo dục THCS và được học tập chuyên đề phong cách lãnh đạo, tôi nhận thức rằng một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu đó là Hiệu trưởng chưa xây dựng được phong cách lãnh đạo khoa học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường. 1.4. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục, là người chịu trách nhiệm chính với cấp trên, Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 8 với ngành giáo dục và với địa phương. Vì thế, vai trò của hiệu trưởng là rất cần thiết và quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Chính vì lí do đó tôi chọn đề tài “Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An” để nghiên cứu. Đề tài này không chỉ giúp tôi hoàn thành tiểu luận cuối khóa của lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục THCS mà còn khắc phục những hạn chế về phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng nhằm từng bước đưa Trường THCS Tân Bửu phát triển tốt đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục nước nhà. Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 9 2. Thực trạng công tác lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu 2.1. Giới thiệu khái quát về tình hình nhà trường Tân Bửu là xã nông nghiệp, kinh tế chủ yếu là cây lúa và cây mía và một số hộ mua bán nhỏ ở địa phương. Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, đời sống nhân dân cũng từng bước được cải thiện về mọi mặt, cơ sở hạ tầng được phát triển như: điện, đường, trường, trạm. Các cơ sở dịch vụ cũng đã góp phần phục vụ đủ nhu cầu của người dân. Công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương cũng có những chuyển biến đáng kể. Nhân dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và chăm lo đến việc học hành của con em mình. Trường THCS Tân Bửu được xây dựng trên địa bàn ấp 2, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, với tổng diện tích hơn 3650 m 2 . Học sinh của trường đa số là con em của những gia đình lao động nghèo, gia đình thuộc diện chính sách. Trải qua 20 năm hình thành, nhà trường không ngừng phát triển về cơ sở vật chất, số lớp học, số lượng học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Cơ sở vật chất được xây dựng mới, tương đối khang trang, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dục. Nhà trường có đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ, 100 % giáo viên đạt chuẩn về trình độ. Hàng năm, trường đều có giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi và Hội thi Đổi mới phương pháp dạy học cấp huyện; có cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; có học sinh đạt giải học sinh giỏi văn hóa, giải toán bằng máy tính và phong trào thể dục thể thao. Về thuận lợi, nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, Hội Cha mẹ học sinh và các cấp quản lí giáo dục; Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên ổn định, đạt chuẩn về trình độ, vững về tay nghề, an tâm công tác; Cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 10 và học trong giai đoạn hiện nay; Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến công việc học tập của con em. Về khó khăn, Học sinh địa bàn phân bố rộng, đa số thuộc vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn nên ảnh hưởng đến việc giáo dục của nhà trường và học tập của học sinh; Môi trường xã hội xung quanh còn tiềm ẩn nhiều phức tạp gây ảnh hưởng đến việc dạy và học của nhà trường; Một số cha mẹ học sinh do phải đi làm ở các xí nghiệp nên việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục các em còn hạn chế; Một số học sinh do chưa có ý thức thái độ học tập đúng đắn, còn ham chơi, chán học, thiếu sự quan tâm chặt chẽ của gia đình nên tỉ lệ học sinh yếu, kém còn cao (gần 8%); Đội ngũ giáo viên đủ nhưng chưa đồng bộ, có môn thừa giáo viên nhưng có môn chưa có giáo viên chính quy (Âm nhạc, Mỹ thuật). Bảng 1: Thống kê về đội ngũ năm học 2012- 2013 T ổng số Cơ cấu tổ chức S ố lượng Nữ Đảng viên Biên chế H ợp đồng Ban giám hiệu 2 2 2 Tổng phụ trách 1 1 Thực dạy 23 15 4 22 1 Chuyên trách 2 1 2 30 Nhân viên 2 1 1 1 Bảng 2: Thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Tổng số Trình độ CM Số lượng Nữ Đại học 16 8 Cao đẳng 12 7 Trung cấp 1 1 30 Sơ cấp 1 Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 11 Bảng 3: Thông kê đội ngũ theo thâm niên công tác Tổng số Dưới 5 năm 5-<10 năm 10-< 15 năm 15-<25 năm Trên 25 năm 30 2 2 8 7 11 2.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Trên cơ sở 3 loại phong cách lãnh đạo cơ bản: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do, căn cứ vào cách Hiệu trưởng làm việc với cấp dưới trong quản lý chúng tôi có thể nhận thấy rằng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu trong thời gian qua có phong cách lãnh đạo thuần dân chủ với mọi người, mọi tình huống quản lý và mọi giai đoan phát triển của tập thể. Cụ thể như: Hiệu trưởng có lối sống giản dị, hòa đồng, gần gũi với mọi người và biết quan tâm đúng mức tới hoàn cảnh, nguyện vọng của mỗi giáo viên, nhất là giáo viên nữ có con nhỏ, những giáo viên có tuổi cao, giáo viên có sức khỏe yếu và tạo điều kiện cho những giáo viên đang theo học các lớp nâng cao trình độ. Trong công việc, Hiệu trưởng luôn đề cao và phát huy vai trò của các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên nòng cốt, phát huy được khả năng sáng tạo của giáo viên và nhân viên, sẵn sàng giao việc và tin tưởng ở sự thành công của mỗi người. Trong công tác, Hiệu trưởng quản lý “theo kế hoạch và phân định rõ Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 12 trách nhiệm từng bộ phận quản lý và báo cáo”. Với phong cách lãnh đạo này, Hiệu trưởng đã khai thác tối đa các nguồn lực của tập thể và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của tập thể sư phạm ở mức độ thấp, các thành viên chưa tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ và chưa có sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung giữa các thành viên. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận mà mình phân công của Hiệu trưởng thực hiện chưa sâu sát do lực lượng kiểm tra chưa đồng bộ, và do bản thân Hiệu trưởng đi công tác và đi học nhiều nên chưa nắm bất kịp thời các tình hình thực tế ở nhà trường. Trong nhiều trường hợp Hiệu trưởng thiếu tính quyết đoán. 2.3. Những thuận lợi, khó khăn để đổi mới phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Trong nhà trường, hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục, là người chịu trách nhiệm chính với cấp trên, với ngành giáo dục và với địa phương. Vì thế, vai trò của hiệu trưởng là rất cần thiết và quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của từng đơn vị. Có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam. Vì vậy, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu cần đổi mới phong cách lãnh đạo theo hướng lấy phong cách lãnh đạo dân chủ làm phong cách chủ đạo đồng thời ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng giáo viên, nhân viên, phù hợp với tình huống quản lý cụ thể và phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm. Bản thân Hiệu trưởng có tính tình vui vẻ, hòa đồng, được tập thể sư Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 13 phạm tín nhiệm cao và vừa được học tập bồi dưỡng lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS nên hiểu được các loại phong cách lãnh đạo và ưu nhược điểm của từng loại phong cách lãnh đạo và ý nghĩa của phong cách lãnh đạo đối với việc nâng cao trình độ tay nghề và tạo nên động lực lao động cho mỗi giáo viên, nhân viên và tập thể sư phạm. Đó là những thuận lợi giúp Hiệu trưởng thực hiện đổi mới phong cách lãnh đạo Tuy nhiên, để thực hiện đổi mới phong cách lãnh đạo, Hiệu trưởng cần phải vượt qua những khó khăn. Một là, do bản thân Hiệu trưởng chưa có tính quyết đoán cao và do bản thân thường xuyên đi công tác và tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ nên chưa sâu sát với tình hình. Ngoài ra, do bộ phân tham mưu, tư vấn, giúp việc cho hiệu trưởng chưa nhạy bén và tinh thần trách nhiệm chưa cao. Hai là, trình độ phát triển của tập thể chưa đồng bộ, còn nhiểu người chưa tích cực, các thành viên chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình. Ba là, tập thể chưa có sự đoàn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong thực hiện nhiệm vụ chung. 2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân về việc vận dụng phong cách lãnh đạo trong quản lý nhà trường. Trong thời gian qua Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với trình độ phát triển của tập thể. Tuy nhiên do tập thể đang ở trình độ thấp nên nhiều vấn đề có sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán. Cụ thể như: Hiệu trưởng đã sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các giáo viên mới và những người ưa không có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo. Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ quyền đối với các giáo viên cốt cán của nhà trường. Sử dụng kiểu lãnh đạo dân chủ đối với người lớn tuổi, những người có tinh thần hợp tác và có lối sống tập thể. Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 14 Tuy nhiên, do trình độ phát triển của tập thể chưa đồng bộ, còn nhiểu người chưa tích cực, các thành viên chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình nên Hiệu trưởng chưa thành công trong công tác quản lý, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của lực lượng giáo viên trẻ. Nguyên nhân chưa thành công: Một là, do Hiệu trưởng chưa nắm vững lý luận về phong cách lãnh đạo. Hai là, việc áp dụng các phong cách lãnh đạo chưa phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sự phạm nhà trường, đặc điểm tâm lý của giáo viên và nhân viên và đặc điểm của tình huống quản lý. Ba là, trong công tác Hiệu trưởng có phân công nhưng khâu kiểm tra đánh giá chưa chặt chẽ. Những ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo này đến giáo viên và tập thể sư phạm như sau: Một là, do áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán nên quyết định có tính áp đặt, không phát huy sức mạnh của tập thể và dễ hình thành cách ứng xử đối phócủa cấp dưới. Hai là, do trình độ phát triển của tập thể chưa cao, còn nhiểu người chưa tích cực, các thành viên chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình nên trong trao đổi và tham khảo ý kiến của cấp dưới sẽ khó có sự thống nhất cao. Do vậy, Hiệu trưởng chủ yếu phải áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong quản lý, nhưng khi tập thể sư phạm ở giai đoạn thấp, khi cần vẫn phải áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán; hoặc khi trình độ nhân viên thấp, mới vào nghề, chưa tự tin thì áp dụng thêm phong cách lãnh đạo chỉ đạo với những người này; hoặc khi giáo viên, nhân viên có trình độ tay nghề cao, tự tin, có tinh thần trách nhiệm thì cần áp dụng thêm phong cách lãnh đạo ủy quyền với họ trên cơ sở duy trì phong cách lãnh đạo chủ đạo là dân chủ… [...]... thực tế mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu và nhược điểm của nó tùy vào tính chất công việc, đặc điểm tập thể và từng tình huống cụ thể để vận dung linh hoạt các phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo này bổ sung cho phong cách lãnh đạo kia, ưu điểm của phong cách này khắc phục nhược điểm của phong cách kia Chúng ta cần hạn chế những nhược điểm và phát triển những ưu điểm của những phong cách đối với... đối tượng, hoàn cảnh trong từng thời điểm Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu 20 4 Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận Có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng... chất và năng lực, xu hướng phát triển và xu hướng bồi dưỡng Hai là, tập vận dụng một cách có ý chí lý luận về phong cách lãnh đạo vào từng tình huống cụ thể, từng giáo viên, nhân viên cụ thể Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu 16 Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các giáo viên mới, những người còn đang trong giai đoạn thử... áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ thác đối với các giáo viên hiểu rõ về công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo vì nhà lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi thứ Các nhân viên cần làm chủ công việc của họ Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh đạo có điều kiện để làm những công việc khác cần thiết hơn Áp dụng kiểu lãnh đạo dân chủ... trường, áp dụng phong cách lãnh đạo chỉ dẫn Khấu Vĩnh Công Tiểu luận cuối khóa -2013 Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu 17 và độc đoán vừa giúp giáo viên mới hoàn thành nhiệm vụ và vừa giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ công tác Đối với giáo viên đã có khả năng thực hiện một công việc được giao nhưng còn thiếu tự tin, cần áp dụng phong cách lãnh đạo hỗ trợ, tạo... gian tới, để tiến tới phong cách lãnh đạo tối ưu: phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với tình huống quản lý, đặc điểm tâm lý của cán bộ, giáo viên, nhân viên và trình độ phát triển của tập thể sư phạm, bản thân tôi tập trung thực hiện tốt một số nội dung công việc sau: 3.1 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong tháng 2/2013 Một là, nghiên cứu lại các vần đề lý luận về phong cách lãnh đạo để hiểu sâu hơn... thì cấn áp dụng phong cách lãnh đạo ủy quyền Trong trường hợp này, Hiệu trưởng giao nhiệm vụ và mở rộng quyền cho họ tự giải quyết các công việc được giao Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao các kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng ra quyết định … để làm cơ sở cho việc thực hiện tốt phong cách lãnh đạo dân chủ Hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là thành... một cách cao nhất, phát huy được sức mạnh tập thể và tinh thần sáng tạo của nhân viên Đúng như một câu danh ngôn đã nói: “Một nhà quản lý phải đồng thời là: Một viên đại tướng biết cách chỉ huy, một quan tòa biết cách xét xử, một nhà giáo dục khéo dạy dỗ, một nhà tâm lý biết cách khích lệ cổ vũ” Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong. ..Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THCS Tân Bửu 15 3 Kế hoạch hành động để đổi mới phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Từ thực trạng trên là người cán bộ quản lí giáo dục tôi thấy cần phải có những biện pháp cụ thể sát với tình hình thực tế của nhà... của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo bằng cá tính nhân với môi trường, là tập hợp của những phương pháp hay cách thức tác động mà nhà quản lý thường sử dụng để chỉ huy nhân viên thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó Kết quả của việc vận dụng phong cách lãnh đạo mới này sẽ thúc đẩy trình độ tay nghề, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm của . giữa người lãnh đạo và cấp dưới, ta có 3 loại phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo dân chủ; phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do. Mỗi phong cách lãnh đạo có những. hoạt động của họ, ta có 4 phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo chỉ đạo; phong cách lãnh đạo hướng dẫn, tư vấn’ phong cách lãnh đạo hỗ trợ và phong cách lãnh đạo ủy quyền. Thứ ba, dựa. cách của họ. Trên cơ sở 3 loại phong cách lãnh đạo cơ bản: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do, căn cứ vào cách Hiệu trưởng làm việc với cấp

Ngày đăng: 17/02/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w