1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỐI QUAN hệ GIỮA các cấp QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM QUỐC GIA

40 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 148,51 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 4. Nội dung nghiên cứu 1 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ 3 1.1 Khái niệm quản trị 3 1.2. Bản chất của quản trị 5 1.3 Chức năng của quản trị 5 1.4.Kĩ năng của các cấp quản trị 7 1.5 Vai trò, nhiệm vụ của các cấp quản trị 8 1.5.1 Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cao 8 1.5.2 Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp trung gian 9 1.5.6 Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cơ sở 10 1.6 Mối quan hệ giữa các cấp quản trị 11 Chương 2. THỰC TÊ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUỐC GIA 12 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc Gia 12 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty 14 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự 14 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ phòng tài chính kế toán 15 2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh 15 2.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của phòng Xuất nhập khẩu 16 2.2.5 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Marketing 17 2.2.6 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm – bộ phận sản xuất. 18 2.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty 20 2.4. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc gia 21 2.5 Nhận xét về mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc gia. 22 Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUỐC GIA 23 3.1. Cải tiến cấp quản trị đồng nghĩa với cải tiến mối quan hệ giữa các cấp quản trị 23 3.2. Tầm quan trọng lựa chọn mô hình “ Quản lý doanh nghiệp phù hợp”. 23 3.3. Vận dụng mô hình quản trị phù hợp để nâng cao mối quan hệ giữa các cấp quản trị 24 3.4. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị 26 3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản trị 27 3.6. Các nguyên tắc tổ chức quản trị 28 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của cá nhân em Các dữ liệu trong

đề tài là trung thực Những kết luận, phương pháp nghiên cứu, tài liệu tự tìm tòi

và kiến thức của riêng cá nhân em và nội dung không giống bất cứ bài nghiêncứu khoa học nào đã từng làm Nếu có sai sót và sự sao chép em xin hoàn toànchịu trách nhiệm

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin chân thành gửi lời cảm ơn đếnthầy giáo Vi Tiến Cường- giảng viên học phần Quản trị học đã chỉ dạy giúp emhoàn thành tốt bài tiểu luận của mình Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty

Cổ phần Dược phẩm Quốc gia đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu, thu thậptài liệu một cách thuận lợi nhất

Trong quá trình khảo sát em đã nhận được sự giúp đỡ của Công ty đãđóng góp ý kiến, giúp em có thêm kiến thức để hoàn chỉnh nội dung và hìnhthức Tuy nhiên, do trình độ của mình còn nhiều hạn chế thiếu sót nhất định,mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xã hội đang ngày càng phát triển, nền kinh tế biến động, các cơ quan tổchức ngày càng quan tâm chú trọng đến vấn đề nguồn lực Và điều quantrọng là sự phối hợp giữa các nhân lực trong tổ chức phải ăn ý và gắn kết vớinhau, đây là điều mà các lãnh đạo rất quan tâm Nguồn nhân lực gắn kết tốt,hiệu quả công việc cao nhưng làm thế nào để có được điều đó là điều chúng ta

cần tìm hiểu sâu hơn Với lý do đó, em đã chọn đề tài "MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUỐC GIA " để làm bài tiểu luận của mình.

Đề tài vừa nhằm đề cao mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong công ty.Với mong muốn xây dựng các bộ phận phòng ban có khả năng hoạch định, tổchức quản lý và kiểm tra hỗ trợ cho ban lãnh đạo công ty, các bộ phận đem lạihiệu quả kinh doanh cao Vì vậy, công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc Gia rất chútrọng đến việc xây dựng bộ máy các phòng ban và đội ngũ nhân viên có tráchnhiệm và tinh thần làm việc tốt nhất và luôn mang trong mình phương châm làmviệc 5S “ SÀNG LỌC, SẮP XẾP, SẠCH SẼ, SĂN SÓC, SẴN SÀNG”

2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm đưa ra các giải pháp để mối quan hệ giữa các cấp quản trị trongcông ty phối hợp chặt chẽ với nhau hơn, tạo sự phối hợp đồng bộ để hoàn thànhtốt công việc và đạt hiệu quả cao

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong công ty

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc Gia

+ Thời gian: Nghiên cứu trong quá trình làm việc từ năm 2015-2017

4 Nội dung nghiên cứu

Nội dung chủ yếu là xây dựng mối quan hệ giữa các cấp quản trị trongcông ty

Trang 6

5 Phương pháp nghiên cứu

Để có được nội dung sâu sắc, phân tích, đánh giá khách quan, đề tài cần

Cổ phần Dược phẩm Quốc Gia

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao mối quan hệ trong Công ty Cổ phần

Dược phẩm Quốc Gia

Trang 7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP

QUẢN TRỊ

1 Khái niệm quản trị

Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực Ví dụ quản trịhành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chứckinh tế) Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trịtài chính, quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị sản xuất

Quản trị nói chung theo tiếng Anh là "Management" vừa có nghĩa là quản

lý, vừa có nghĩa là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa làquản trị Tuy nhiên, khi dùng từ, theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ quản lýgắn liền với với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tức là quản lý ở tầm vĩ môi.Còn thuật ngữ quản trị thường dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, mộtdoanh nghiệp

Có rất nhiều quan niệm về quản trị:

- Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thànhcông việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp

có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổchức;

- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằmđạt được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động;

- Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phốihợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quảntrị còn là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức

và liên tục Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồmcác khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động

Trang 8

qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.

Theo TS: Trương Quang Dũng trường Đại học kinh tế tài chính thì khái niệm quản trị được hiểu theo một số cách như sau:

Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức.

Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra; mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quản trị.

Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nổ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định.

Trang 9

Quản trị Cấp cao

Quản trị cấp trung gian

Quản trị cấp cơ sở

Trang 10

Quản trị cấp cao: Ra các quyết định chiến lược

Quản trị cấp trung gian: Ra các quyết định chiến thuật

Quản trị cấp cơ sở: Ra các quyết định tác nghiệp

Ngoài ra còn người thực hiện các quyết định do các cấp quản trị đã đề ra

1.2 Bản chất của quản trị

Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìm ra phương thứcthích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí cácnguồn lực ít nhất Nói chung, quản trị là một quá trình phức tạp mà các nhà quảntrị phải tiến hành nhiều hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kỳ sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị là quản trị các yếu tốđầu vào, quá trình sản xuất các yếu tố đầu ra theo chu trình quá trình hoạt độngcủa một tổ chức, một doanh nghiệp

Những quan niệm trên cho dù có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng nhìnchung đều thống nhất ở chỗ quản trị phải bao gồm ba yếu tố (điều kiện):

Thứ nhất: Phải có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và

một đối tượng quản trị tiếp Đối tượng bị quản trị phải tiếp nhận sự tác động đó.Tác động có thể chỉ một lần và cũng có thể nhiều lần

Thứ hai: Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng Mục

tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động Sự tác động của chủ thể quảntrị lên đối tượng quản trị được thực hiện trong một môi trường luôn luôn biếnđộng Về thuật ngữ chủ thể quản trị, có thể hiểu chủ thể quản trị bao gồm mộtngười hoặc nhiều người, còn đối tượng quản trị là một tổ chức, một tập thể conngười, hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị đất đai, thông tin )

Thứ ba: Phải có một nguồn lực để chủ thể quản trị khai thác và vận dụng

trong quá trình quản trị

1.3 Chức năng của quản trị

Trang 11

Chức năng quản trị là những nhóm công việc chung, tổng quát mà nhàquản trị ở cấp bậc nào cũng thực hiện Nói cụ thể hơn, chức năng quản trị đượchiểu là một loại hoạt động quản trị, được tách riêng trong quá trình phân công vàchuyên môn hóa lao động quản trị, thể hiện phương hướng hay giai đoạn tiếnhành các tác động quản trị nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức Hiệnnay có nhiều cách phân loại các chức năng quản trị, nhưng nhìn chung, các nhàkhoa học đã tương đối có sự thống nhất về bốn chức năng quản trị là: hoạchđịnh, tổ chức, điều khiển và kiểm soát.

Chức năng hoạch định: là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị Hoạt động này bao gồm việc xác định rõ hệ thống mục tiêu của tổ chức, xây

dựng và lựa chọn chiến lược tổng thể để thực hiện các mục tiêu này và thiết lậpmột hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động của tổ chức Đồng thờiđưa ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch của tổ chức

Chức năng tổ chức: chủ yếu là thiết kế cơ cấu của tổ chức, bao gồm xác định những việc phải làm, những ai sẽ làm những việc đó, những bộ phận nào

cần được thành lập, quan hệ phân công phối hợp và trách nhiệm giữa các bộphận và xác lập hệ thống quyền hành trong tổ chức

Chức năng điều khiển: là chức năng thực hiện sự kích thích, động viên, chỉ huy, phối hợp con người, thực hiện các mục tiêu quản trị và giải quyết các

xung đột trong tập thể nhằm đưa tổ chức đi theo đúng quỹ đạo dự kiến của tổchức

Chức năng kiểm soát: để đảm bảo công việc thực hiện như kế hoạch dự kiến, nhà quản trị cần theo dõi xem tổ chức của mình hoạt động như thế nào, bao

gồm việc theo dõi toàn bộ hoạt động cuả các thành viên, bộ phận và cả tổ chức.Hoạt động kiểm soát thường là việc thu thập thông tin về kết quả thực hiện thực

tế, so sánh kết quả thực hiện thực tế với các mục tiêu đã đặt ra và tiến hành cácđiều chỉnh nếu có sai lệch, nhằm đưa tổ chức đi đúng quỹ đạo đến mục tiêu

Mỗi tổ chức đều có những đặc điểm về môi trường, xã hội, ngành nghề,quy trình công nghệ riêng v.v nên các hoạt động quản trị cũng có những hoạt

Trang 12

động khác nhau Nhưng những cái khác nhau đó chỉ là khác nhau về mức độphức tạp, phương pháp thực hiện, chứ không khác nhau về bản chất Sự khácbiệt này sẽ được chỉ ra ở phần sau, khi chúng ta xem xét các cấp bậc quản trị.

Chức năng lãnh đạo: Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗimột cá nhân có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau Nhiệm vụ củalãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cáchđộng viên, điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọn lọc những phong cáchlãnh đạo phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh cùng sở trường của ngườilãnh đạo, nhằm giải quyết các xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳcủa các thành viên trước những thay đổi Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưacông ty đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắnthất bại nếu lãnh đạo kém

1.4.Kĩ năng của các cấp quản trị

Tương ứng với mỗi cấp quản trị thì kĩ năng của các cấp khác nhau Nếunhư ở quản trị cấp cao đòi hỏi khả năng tư duy thì quản trị cấp trung cần kĩ năngnhân sự để tìm người thực hiện Quản trị cấp cơ sở là cấp thấp nhất thực hiệnquyết định điều kiện cần và đủ là có là kĩ năng kĩ thuật , trình độ chuyên môn Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau:

- Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng cần thiết của nhà quản trị để thực hiệnmột công việc cụ thể, hay nói cách khách đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Khả năng kĩ thuật Khả năng nhân sự

Khả năng tư duy

Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp trung

gian Quản trị cấp cao

Trang 13

của nhà quản trị Ví dụ: kỹ năng định khoản trong công tác kế toán, kỹ năngsoạn thảo hợp đồng

- Kỹ năng nhân sự: Kỹ năng này liên quan đến khả năng của nhà quản trịtrong ứng xử, trong xử lý mỗi quan hệ giữa con người với con người Đó là nghệthuật ứng xử, nghệ thuật đối nhân xử thế Chẳng hạn khả năng cùng làm việc,khả năng hòa nhập, khả năng thuyết phục, động viên khích lệ người khác củanhà quản trị hay là khả năng xây dựng bầu không khí hợp tác trong tổ chức

- Kỹ năng tư duy: Kỹ năng này liên quan đến khả năng của nhà quản trịtrong việc nhận rõ mức độ phức tạp của hoàn cnhr và biết cách giảm thiểu sựphức tạp đó xuống mức độ có thể đối phó được Kỹ năng này liên quan đến khảnăng phân tích tổng hợp khả năng phán đoán, liên quan đến tầm nhìn chiến lượccủa nhà quản trị

Tất cả các nhà quản trị, dù làm việc ở lĩnh vực nào cũng đều phải có đầy

đủ 3 loại kỹ năng trên Tuy nhiên tầm quan trọng của mỗi kỹ năng lại tùy thuộcvào cấp bậc của nhà quản trị Nói chung, kỹ năng kỹ thuật sẽ giảm dần mức độquan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị Kỹ năng

tư duy thì ngược lại, càng tăng dần sự quan trọng khi lên cao dần trong hệ thốngcấp bậc Ở cấp càng cao nhà quản trị phải có nhiều kỹ năng tư duy chiến lượchơn Kỹ năng nhân sự thì như nhau đối với nhà quản trị ở mọi cấp Vì nhà quảntrị nào cũng cần phải làm việc và tiếp xúc với con người.

1 Vai trò, nhiệm vụ của các cấp quản trị

2 Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cao

HOẠCH ĐỊNH

Thiết lập các mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu

Trang 14

Quản trị cấp cao là quản trị chung tất cả các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp đại diện của cấp này tương đương với Chủ tịch, Tổng giám đốc,Giám đốc

Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cao là :

Hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cảm nhậnnhững vấn đề khó khăn lớn và những nguyên nhân của chúng để tìm biện phápgiải quyết

Xác định kết quả cuối cùng mong muốn, phê duyệt những đường lối, cácchính sách lớn trong doanh nghiệp

Phê duyệt cơ cấu tổ chức, các kế họach chương trình hành động lớn nhằmđạt được những mục tiêu đã đề ra

Xác định các nguồn nhân sự cần thiết và cung cấp kinh phí hoạt động theoyêu cầu công việc

Lựa chọn các quản trị viên chấp hành, giao trách nhiệm, ủy quyền

Phối hợp mọi hoạt động của ban tham mưu và chức năng điều hành

Phê duyệt chương trình kế họach nhân sự bao gồm: tuyển dụng, mứclương, thăng cấp, đề bạt, kỷ luật

Dự liệu các biện pháp kiểm soát như báo cáo, kiểm tra, đánh giá hiệu quảcủa tổ chức Chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ảnh hưởng tốt xấu của cácquyết định

1.5.2 Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp trung gian

LÃNH ĐẠO

Gây ảnh hưởng đến người khác cùng làm việc hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp

Trang 15

Quản trị cấp trung gian là một khái niệm rộng dùng để chỉ những cấp chỉhuy trung gian, đứng trên những nhà quản trị cấp cơ sở và dưới các nhà quản trịcấp cao Với cương vị này, họ vừa quản trị các nhà quản trị cấp cơ sở thuộcquyền vừa đồng thời điều khiển các nhân viên khác Ở cấp giữa có thể có nhiềucấp, điều này phụ thuộc vào loại hình tổ chức của doanh nghiệp, người làm quảntrị ở cấp này là các trưởng phòng, phó phòng, phó Giám đốc…

Tổ chức quản trị các hoạt động chức năng, nghiệp vụ trong phạm vinhiệm vụ quyền hạn được phân công nhằm thực hiện các chiến lược của doanhnghiệp

Nắm vững những mục tiêu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận,cảm nhận những khó khăn chính của bộ phận và những nguyên nhân trong phạm

vi hoạt động của mình

Nắm vững trách nhiệm và phạm vi quyền hạn được giao, xác định cáchoạt động cần thiết phải thực hiện để đạt được kết quả, đề nghị những vấn đềliên quan đến bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ

Đề nghị những chương trình kế hoạch hành động của bộ phận và mô hình

tổ chức thích hợp nhất để thực hiện công việc

Lựa chọn nhân viên, giao công việc theo chức năng cho các thành viên,xây dựng tinh thần đồng đội và lòng trung thành, phê chuẩn các thủ tục làm việctrong phạm vi bộ phận trên cơ sở đường lối chung của doanh nghiệp

Thường xuyên xét lại tính hiệu quả trong công tác của bộ phận để kịp thờiuốn nắn những sai sót

Báo cáo kết quả đạt được của bộ phận lên cấp trên theo đúng sự ủy quyền

1.5.6 Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cơ sở

Quản trị cấp cơ sở là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệthống cấp bậc của quản trị trong cùng tổ chức Người quản trị cấp này là đốccông, nhóm trưởng, tổ chức trưởng, là những người không còn cấp quản trị nàobên dưới

Quản trị quá trình làm việc, các hoạt động cụ thể hàng ngày của công

Trang 16

nhân, nhân viên trong tổ, nhóm Với tư cách là nhà quản trị nhiệm vụ, họ lànhững người hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân trong các công việchàng ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu chung trong doanh nghiệp Tuynhiên, nhà quản trị cấp cơ sở cũng thường là người trực tiếp tham gia các côngviêc sản xuất kinh doanh cụ thể như các nhân viên khác dưới quyền họ.

Quản trị theo chức năng trong doanh nghiệp: chức năng thường là nhómcác hoạt động có tính chất tương tự nhau, liên quan đến nhau trong một bộ phậnnhất định trong một tổ chức Các chức năng chủ yếu trong quản trị kinhdoanh gồm có:

- Chức năng quản trị cung ứng

- Chức năng quản trị nhân sự

- Chức năng quản trị tài chính - kế toán

- Chức năng quản trị tác nghiệp

- Chức năng quản trị Marketing

Người quản trị chức năng là người quản trị trực tiếp các hoạt động cụ thểcủa từng chức năng trong một tổ chức Họ có thể là những người quản trị cácphòng hay các bộ phận chức năng Đó cũng chính là những người làm các côngviệc mang tính chuyên môn hóa

1.6 Mối quan hệ giữa các cấp quản trị

Trong bất kì một cơ quan tổ chức nào mối quan hệ giữa các cấp quản trị

có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Mối quan hệ này được thể hiện rõqua:

-Trưởng bộ phận, trưởng nhóm cấp dưới phải phục tùng nghiêm chỉnhmọi quyết định của cấp trên, trước hết là trưởng phòng trực tiếp

-Trưởng các bộ phận có toàn quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm

vi đơn vị của mình và chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về các mặt do mìnhphụ trách

-Thủ trưởng mỗi cấp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy hoạtđộng của từng cấp đã được quy định về: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mốiquan hệ công tác

Trang 17

-Tất cả các cấp phó là người giúp việc cho cấp trưởng ở từng cấp tươngđương và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình.

-Mọi người trong từng bộ phận là những người thừa hành của thủ trưởngcấp trên trước hết là thủ trưởng cấp trung ương và phải phục tùng nghiêm chỉnhmệnh lệnh của thủ trưởng

- Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc là thủ trưởng cấp trên và là thủ trưởngcấp cao nhất trong doanh nghiệp và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt hoạtđộng kinh doanh, kinh tế, chính trị, xã hội trong doanh nghiệp trước tập thể,những người lao động và chủ sở hữu của doanh nghiệp Mọi người trong doanhnghiệp phải phục tùng nghiêm chỉnh mọi mệnh lệnh của Tổng giám đốc hoặcGiám đốc

Trang 18

Chương 2 THỰC TÊ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ

TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUỐC GIA

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc Gia

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUỐC GIA

Tên tiếng anh: NAFACO.JSC

Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Lập Phương

Mô tả kinh doanh:

- Sản xuất và kinh doanh thuốc

- Kinh doanh và phân phối thực phẩm chức năng

Sản phẩm :

Sản phẩm thương mại: Thực phẩm chức năng

- Thuốc cho phụ nữ

- Thuốc chữa bệnh cho trẻ em và người lớn

- Chữa bệnh đau đầu, mất ngủ, rối loạn thần kinh cho người già

Trụ sở chính: số 17 lô 1B Trung Yên 11A, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội CHI NHÁNH MIỀN NAM CỦA NAFACO: Số 18, đường 102 Cao Lỗ,

phường 4, Quận 8, TP HCM

Số điện thoại: 0283.850.6989

Nhà máy sản xuất: Hợp tác sản xuất với nhà máy Viger tại phường

Thanh Miếu- Thành phố Việt Trì

Quy mô: 300 nhân viên trong đó khối văn phòng 50 nhân viên

Công ty cổ phần dược phẩm Quốc Gia được thành lập năm 2011 Khởinguồn từ nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu dược học cổ truyền Việt Nam,Nafaco đã trở thành nhà sản xuất, phân phối lớn các sản phẩm đông dược có gốcthiên nhiên và nhận được sự đồng hành của nhiều nhà Khoa học, Lương y,Lương dược hàng đầu trong nước Với khát khao mạnh mẽ là tạo ra những giátrị mới thực sự hữu ích cho con người, NAFACO đã nghiên cứu, ứng dụngnhững công nghệ hiện đại, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, quản trị

Trang 19

tiên tiến nhằm đem lại cho người dùng những dược phẩm chất lượng tốt nhất vớigiá cả hợp lý.

Với phương châm lấy lợi ích cộng đồng làm trung tâm, chia sẻ các giá trịgiữa khách hàng và doanh nghiệp, NAFACO luôn xây dựng, duy trì mối quan hệtin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và đã trở thành đối tác thân thiết, tin cậy, hiện diệntại hơn 400 bệnh viện và 20,000 nhà thuốc trên khắp các tỉnh, thành phố củaViệt Nam

NAFACO luôn ý thức được trách nhiệm xã hội gắn với sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp Do vậy, mọi hoạt động của NAFACO đều hướng tới lợiích cộng đồng, hỗ trợ các hoạt động xã hội thiết thực, nghiên cứu và ứng dụngcác công nghệ sạch, giữ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trongsản xuất dược phẩm Nhà máy, kho và phòng kiểm nghiệm của NAFACO đềuđạt tiêu chuẩn WHO, GMP, GLP, GSP, giúp quản lý, kiểm soát chặt chẽ chấtlượng sản phẩm

NAFACO xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu hút nhân tài,chế độ phúc lợi hấp dẫn, công bằng Với đặc trưng của một công ty có đội ngũcán bộ trẻ, sáng tạo và năng động, NAFACO tạo lập các giá trị lành mạnh chotoàn thể nhân viên Cá tính riêng của mỗi cá nhân được gắn với ngôn ngữ chungcủa công ty là cùng làm – cùng sống “Living & Working Together” giúp khơigợi nguồn cảm hứng sáng tạo, cống hiến và trải nghiệm, để mọi người đều coicông việc là niềm vui và công ty là gia đình

NAFACO cam kết hành động với sự thiện chí, trung thực trong mọi hoàncảnh và tập trung vào các giá trị chủ đạo: Tin Cậy – Sáng Tạo – Hiệu Quả – TậnTâm – Sức Mạnh

Trang 20

Cơ cấu tổ chức

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty

2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự

Phòng hành chính nhân sự là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giámđốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông của Công

ty Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ,thẩm quyền được giao

-Tham mưu về nhân sự cho giám đốc: Nghiên cứu đề xuất với giám đốcviệc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty cho phùhợp với yêu cầu của công việc và năng lực trình độ của mỗi người

– Giải quyết các thủ tục và chế độ đối với người lao động như:

Kí hợp đồng lao động, làm thủ tục khi người lao động chấm dứt hợp đồnglao động, theo dõi và giải quyết chế độ BHXH, chế độ nâng lương khi đến thờihạn…

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng

HCNS

Phòng Nghiên cứu và Phát triển

Phòng TCKT

Phòng Kinh doanh

Phòng Marketing

Phòng Xuất nhập khẩu

Ngày đăng: 10/12/2017, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w