Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Quảng Nam được tái lập theo Nghị định số
01/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ, gồm 18 huyện, thị xã, thành phố, diện tích tự nhiên 10,480 km2, dân số 1,4 triệu người, mật
độ dân số 312 người/ km2 Với điều kiện tự nhiên đa dạng, Quảng Nam
có nhiều mỏ khoáng sản quí với trữ lượng lớn như vàng, than, sắt, đồng… trong đó có 2 mỏ vàng lớn nhất nước là Phước Sơn và Bồng Miêu Trong khoảng 5 năm gần đây, tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp Trong khi tình trạng này chưa được kiểm soát, xử lý thì sự kiện công ty Bersa Việt Nam (chủ đầu tư
2 mỏ vàng) kinh doanh thua lỗ, nợ thuế kéo theo hệ lụy công tác quản
lý, bảo vệ tài nguyên vàng bị buông lỏng Tình trạng khai thác vàng trái phép bằng Natry Cyanua (NaCN- một loại hóa chất cực độc để tách vàng) diễn ra phức tạp, kéo dài Nếu kể từ giai đoạn 2008- 2012, trung bình hàng năm có khoảng 750 lượt người tham gia khai thác vàng trái phép thì từ năm 2012 đến nay hàng năm tăng lên từ 7.000 – 8.000 người tham gia Sự gia tăng đột biến nêu trên dẫn đến hệ lụy hàng loạt vấn đề: tình hình an ninh trật tự, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường… ngày càng diễn biến hết sức phúc tạp Đặc biệt, tình hình tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc (chất độc ở đây chủ yếu là NaCN), có xu hướng gia tăng cả về
số vụ, số lượng Tuy nhiên, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc còn nhiều vướng mắc, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề định lượng, định khung hình phạt tăng nặng, quyết định hình phạt Bất cập này đòi hỏi khoa học pháp lý phải giải quyết
Trang 2một cách đầy đủ
Việc nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc dưới góc độ hoạt động hình sự và tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm tìm kiếm nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong xử lý tội này, từ
đó đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là nhu cầu khách quan của đời sống xã hội Chính vì
vậy, học viên đã lựa chọn đề tài: “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn thạc
sỹ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc nói riêng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ, có hệ thống từ lý luận đến thực tiễn cũng như vấn đề hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt của tội phạm này trong phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam
Để nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết nội dung những vấn
đề lý luận của tội sản xuất, tàng trữ, vận, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam, tác giả luận văn này tham khảo các luận văn, luận án nghiên cứu một nhóm tội phạm hay một tội cụ thể, dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình
Trang 3trước Thêm vào đó, tác giả luận văn này dựa trên những số liệu thực tiễn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong năm năm qua (từ năm 2012 đến năm 2016) Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này tại địa phương góp phần giúp cơ quan thực thi pháp luật hình sự, cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn đa chiều về loại tội phạm này cũng như những vấn đề lý luận có liên quan Đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu khá mới, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, rút ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, luận văn đề xuất giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội nói trên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:
- Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép cất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam
- Phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
- Khái quát những vấn đề lý luận về định tội danh và đánh giá thực tiễn định tội danh đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc từ thực tiễn tỉnh
Trang 4Quảng Nam trong năm năm (từ năm 2012 đến năm 2016)
- Khái quát những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt và phân tích thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn đó
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam Luận văn lấy các quan điểm khoa học, quy định của pháp luật hình sự, thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội nói trên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để nghiên cứu
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta
về đấu tranh phòng chống tội phạm
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một cách linh
Trang 5như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp vụ án điển hình, phương pháp lịch sử và nghiên cứu thực tiễn…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận góp phần làm nguồn tư liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp người tiến hành tố tụng ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và địa phương khác nói chung trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc được chính xác hơn nhằm thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu; Phần kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo; Danh mục các chữ viết tắt và Danh mục các bảng biểu, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Chương 2 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc tại tỉnh Quảng Nam
Chương 3 Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Trang 6CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP
Khoa học luật hình sự đã đưa ra khái niệm về tội xâm phạm
an toàn công cộng và trật tự công cộng xuất phát từ khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự và các cấu thành tội phạm ở chương XXI như sau: Các tội xâm phạm an toàn công cộng
và trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại chương XXI của Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nhân dân hoặc gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước, tài sản của cá nhân [27, tr.380]
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại chất cháy, chất độc và theo Điều 311 Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 2015, tội phạm này được hiểu là hành vi sản xuất trái phép, tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, sử dụng trái phép, mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Trang 7Tội phạm là thể thống nhất của bốn yếu tố:
1.1.1.1 Khách thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1.1.1.2 Mặt khách quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1.1.1.3 Chủ thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1.1.1.4 Mặt chủ quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1.1.2 Phân biệt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc với một số tội phạm khác
Do được tách từ tội “chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ” nên tác giả phân biệt tội này với tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại Điều 305 và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân quy định tại Điều 309 Bộ luật hình sự năm 2015
1.1.2.1 Những điểm giống nhau
Chủ thể của các tội phạm này giống nhau về độ tuổi là từ đủ
16 tuổi trở lên mới phải chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện
Điểm giống nhau thứ hai là đều có lỗi cố ý Động cơ, mục đích phạm tội đều không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm
Điêm giống nhau thứ ba là về hình thức của các hành vi đều
là sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,…trái phép chất cấm
Trang 8Từ năm 1945 đến 1985
Từ năm 1985 đến năm 1999
Từ năm 1999 đến năm 2015
Từ năm 2015 đến nay
Trang 9CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC 2.1 Thực tiễn định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
2.1.1 Cách tiếp cận để nhận diện thực tiễn định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Định tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng…góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân
Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự diễn ra phức tạp và đa dạng, được thể hiện ở 3 giai đoạn: Định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt Trong đó, định tội danh là một giai đoạn quan trọng nhất trong ba giai đoạn trên của toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật hình sự Bởi vì, định tội danh được tiến hành thực hiện ở tất cả các giai đoạn của cả quá trình tố tụng hình sự từ
giai đoạn khởi tố đến giai đoạn thi hành án Trong khi đó bước quyết
định hình phạt chỉ được tiến hành thực hiện ở giai đoạn xét xử Định tội danh là một trong những biện pháp đưa Bộ luật hình sự vào đời
Trang 10sống xã hội, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, qua đó góp phần thực hiện đường lối chính
sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta Định tội danh là sự xác nhận
về mặt pháp lý sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã
thực hiện trong thực tế khách quan với các dấu hiệu trong cấu thành
tội phạm tương ứng được quy định trong BLHS
2.1.2 Thực tiễn định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.1.2.1 Khái quát tình hình xét xử tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc tại tỉnh Quảng Nam
Việc nghiên cứu cơ cấu của tình hình sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc trong tổng số các tội phạm xảy ra đã bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy như sau:
Bảng 2.1 Cơ cấu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc trong tổng số các tội phạm đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2016
Số vụ án chất độc
bị khởi
tố (3)
Số bị cáo chất độc
bị khởi
tố (4)
Tỷ lệ 3/1 4/2
Trang 11Bảng 2.2 Cơ cấu của tội sản xuất, tàng trữ,vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc trong tổng số các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đã bị xét xử trong thời gian từ năm
an toàn công cộng, trật tự công cộng (2)
Số vụ
án chất độc
(3)
Số bị cáo chất độc (4)
(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Việc phân tích số liệu tại Bảng 2.1 cho ta thấy số vụ án nói chung cũng như số vụ án và bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc tăng đột biến trong những năm gần đây
Bảng 2.3 Số liệu xét xử sơ thẩm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc tại tỉnh Quảng Nam từ
Trang 12Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã xét xử sơ thẩm
245 vụ trên 489 bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc Như vậy, trung bình mỗi năm
có khoảng 49 vụ sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc với khoảng 97,8 người phạm tội bị đưa ra xét xử
2.1.2.2 Thực tiễn định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Cấu thành tội phạm cơ bản là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong
Bộ luật hình sự Do đó, CTTP cơ bản của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng bắt buộc đối với tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 238 Bộ luật hình sự năm 1999 Các dấu hiệu đặc trưng
đó phản ảnh bản chất của loại tội phạm và cho phép phân biệt nó với loại tội phạm khác
Định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc chính là xác định những dấu hiệu đặc trưng bắt buộc phản ánh bản chất của loại tội phạm và cho phép phân biệt nó với loại tội phạm khác
Qua khảo sát thực tế hoạt động định tội danh đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc theo khoản 1 Điều 311 BLHS của các cơ quan THTT tác giả thấy rằng: không có vụ án nào bị định tội danh sai
Hành vi phạm tội chủ yếu là hành vi tàng trữ, vận chuyển và