1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)

97 1,4K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LỤC THỊ ÚT TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng) luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LỤC THỊ ÚT TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng) Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Luyện HÀ NỘI - 2014 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lục Thị út 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 8 1.1. Khái niệm hàng cấm; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 8 1.1.1. Khái niệm hàng cấm 8 1.1.2. Khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 10 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 13 1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 14 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 15 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay 17 1.3. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1999 19 1.3.1. Khách thể của tội phạm 19 1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm 20 1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm 23 1.3.4. Chủ thể của tội phạm 24 5 1.4. Đường lối xử lý đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 27 Chương 2: TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 30 2.1. Đặc điểm về địa lý dân cư, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng có liên quan đến tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 30 2.2. Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2009 - 2013 32 2.2.1. Kết quả hoạt động điều tra 32 2.2.2. Kết quả hoạt động truy tố 34 2.2.3. Kết quả hoạt động xét xử 37 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI PHẠM SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM 56 3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 56 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 56 3.1.2. Hoàn thiện bộ luật hình sự quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 58 3.2. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng 62 3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động phát hiện điều tra tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 62 3.2.2. Nâng cao hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc phát hiện, xử lý, truy tố tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm của Viện kiểm sát 65 6 3.2.3. Đổi mới hoạt động xét xử tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 69 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 83 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật Hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều nước trên thế giới. Với đường lối của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Công cuộc đổi mới toàn diện đó, xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Sự vận hành kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN đã và đang đem lại sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã có nhiều khởi sắc với những biến đổi quan trọng. Những thành tựu đã đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Cùng với những chủ trương, chính sách phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, Nhà nước ta luôn quan tâm đến các biện pháp bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh. Nhà nước tạo sự tự chủ cho các tổ chức và cá nhân, tập thể đăng ký, hoạt động kinh doanh ngoài những ngành nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh và những yếu kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm về kinh tế có môi trường phát sinh, phát triển, trong đó có tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. 9 Bên cạnh những hoạt động kinh doanh hợp pháp, vẫn còn những hoạt động kinh doanh các ngành nghề, mặt hàng Nhà nước cấm, tạo nên sự mất cân đối trên thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đang là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra mà Đảng, Nhà nước cùng các ngành, các cấp cần phải quan tâm giải quyết. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Các ngành, các cấp, đã có nhiều cố gắng triển khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, phát hiện xử lý nhưng hiệu quả thấp và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm sẽ thực hiện như thế nào? Cơ sở lý luận về hình sự hóa, khái niệm hàng cấm, quy định tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự như thế nào và nhận thức về hàng cấm trong thực tiễn ra sao, cũng như chúng ta cần có những biện pháp nào để đấu tranh phòng, chống tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có hiệu quả trên cả nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng? Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra. Cao Bằng là một trong những tỉnh biên giới xuất hiện về tình hình buôn lậu, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian gần đây không chỉ có chiều hướng tăng về số lượng, chủng loại mà còn diễn biến phức tạp về cả tính chất, quy mô. Đối tượng phạm tội có rất nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, táo bạo và có tính chất rất quyết liệt. Trong khi đó, hoạt động điều tra xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trước tình hình thực tế tại địa phương, làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự và sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế xã hội. 10 Tình hình trên đã đặt ra một vấn đề rất bức thiết là phải có những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Để xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo lòng tin trong nhân dân và điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cũng như của đất nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống và chuyên sâu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Vì vậy tác giả chọn đề tài: "Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)" làm Luận văn thạc sĩ Luật học là cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đấu tranh, phòng chống, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đã được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) và được một số nhà Luật học đề cập một cách khái quát trong các bài giảng như Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, tập II, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (phần các tội phạm), của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS.ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, chưa đề cập một cách trực tiếp, tổng thể và phương hướng hoàn thiện loại tội phạm này. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm chưa được quan tâm đúng mức, các nghiên cứu về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm thường [...]... luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm hiện nay ở Việt Nam 11 - Phân tích các quy định của BLHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở tỉnh Cao Bằng,... của Bộ luật hình sự Chương 2: Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và thực trạng áp dụng pháp luật về tội phạm này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM THEO... niệm tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là hành vi trái pháp luật hình sự của người có năng lực TNHS đã sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán với lỗi cố ý những hàng hóa mà Nhà nước thống nhất quản lý, không được phép sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán tự do nên phải xử lý bằng hình sự 1.2 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN... XVI và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng tại Điều 155 Trong BLHS 1985 chỉ quy định tội buôn bán hàng cấm ở Điều 166 Tuy nhiên, trong thực tế không chỉ có hành vi buôn bán hàng cấm mà còn có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm Do đó, BLHS năm 1999 đã có sự bổ sung 3 loại hành vi phạm tội mới đó là hành vi sản xuất, tàng trữ và vận chuyển hàng cấm Ngoài... là: Hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, Ngoại tệ, kim khí quý, đá quý Về mặt khách quan của tội phạm: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có 4 loại hành vi: Hành vi sản xuất, hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển, hành vi buôn bán hàng cấm Nếu so sánh, hành vi buôn bán hàng cấm và hành vi buôn lậu những mặt hàng là hàng cấm cho thấy hành vi buôn bán hàng cấm là hành vi mua đi bán lại hàng cấm. .. hình sự trong từng thời kỳ đến quy định về tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong BLHS năm 1999 hiện nay là cả một quá trình lâu dài, thể hiện thái độ của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng chống tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 35 Luận văn đã nêu được khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng. .. pháp hình sự Việt Nam quy định về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm - So sánh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với tội buôn lậu - Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2009 đến hết năm 2013 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 5 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện... bán hàng cấm đủ yếu tố cấu thành tội này, sẽ bị áp dụng chế tài hình sự tương ứng với số lượng hàng cấm đã và đang sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán nhưng khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm chưa được quy định cụ thể trong điều luật trên Để dễ hiểu và thuận lợi hơn trong việc áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm thỏa... tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, hoàn thiện về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng Luận văn đề cập các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm để các cơ. .. đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cầm ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Để đạt được . trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Vì vậy tác giả chọn đề tài: " ;Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao. NỘI KHOA LUẬT LỤC THỊ ÚT TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng) . - Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. - So sánh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN