Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN QUỐC HÀ
TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN,
SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2017
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN QUỐC HÀ
TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN,
SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số : 60.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HỒ SỸ SƠN
HÀ NỘI, năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC 6
1.1 Những vấn đề lý luận về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 61.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 16
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC 27
2.1 Thực tiễn định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 272.2 Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 40
CHƯƠNG 3 CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC 51
3.1 Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự
về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 51
Trang 53.2 Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình
sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 54
KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự BLDS : Bộ luật dân sự
CTTP : Cấu thành tội phạm NaCN : Natry Cyanua TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao THTP : Tình hình tội phạm TNHS : Trách nhiệm hình sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 732
2.3
Số liệu xét xử sơ thẩm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2016
33
2.4 Cơ cấu về loại và mức hình phạt được áp dụng 43
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Quảng Nam được tái lập theo Nghị định số 01/2005/NĐ-CP ngày
05 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ, gồm 18 huyện, thị xã, thành phố, diện tích tự nhiên 10,480 km2, dân số 1,4 triệu người, mật độ dân số 312 người/
km2 Với điều kiện tự nhiên đa dạng, Quảng Nam có nhiều mỏ khoáng sản quí với trữ lượng lớn như vàng, than, sắt, đồng… trong đó có 2 mỏ vàng lớn nhất nước là Phước Sơn và Bồng Miêu Trong khoảng 5 năm gần đây, tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp Trong khi tình trạng này chưa được kiểm soát, xử lý thì sự kiện công ty Bersa Việt Nam (chủ đầu tư 2 mỏ vàng) kinh doanh thua lỗ, nợ thuế kéo theo hệ lụy công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên vàng bị buông lỏng Tình trạng khai thác vàng trái phép bằng Natry Cyanua (NaCN- một loại hóa chất cực độc để tách vàng) diễn ra phức tạp, kéo dài Nếu kể từ giai đoạn 2008- 2012, trung bình hàng năm có khoảng 750 lượt người tham gia khai thác vàng trái phép thì từ năm
2012 đến nay hàng năm tăng lên từ 7.000 – 8.000 người tham gia Sự gia tăng đột biến nêu trên dẫn đến hệ lụy hàng loạt vấn đề: tình hình an ninh trật tự, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường… ngày càng diễn biến hết sức phúc tạp Đặc biệt, tình hình tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc (chất độc ở đây chủ yếu là NaCN), có xu hướng gia tăng cả
về số vụ, số lượng Tuy nhiên, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc còn nhiều vướng mắc, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề định lượng, định khung hình phạt tăng nặng, quyết định hình phạt Bất cập này đòi hỏi khoa học pháp lý phải giải quyết một cách đầy đủ
Việc nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua
Trang 9bán trái phép chất cháy, chất độc dưới góc độ hoạt động hình sự và tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm tìm kiếm nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong xử lý tội này, từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là nhu cầu khách quan của đời sống xã hội
Chính vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài: “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn thạc sỹ luật học của
mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc nói riêng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ, có hệ thống từ lý luận đến thực tiễn cũng như vấn đề hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt của tội phạm này trong phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam
Để nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết nội dung những vấn đề lý luận của tội sản xuất, tàng trữ, vận, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam, tác giả luận văn này tham khảo các luận văn, luận án nghiên cứu một nhóm tội phạm hay một tội cụ thể, dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự nhằm học tập cách tiếp cận nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước Thêm vào đó, tác giả luận văn này dựa trên những số liệu thực tiễn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong năm năm qua (từ năm 2012 đến năm 2016) Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này tại địa phương góp phần giúp
Trang 10cơ quan thực thi pháp luật hình sự, cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn đa chiều về loại tội phạm này cũng như những vấn đề lý luận có liên quan Đề tài
mà tác giả lựa chọn nghiên cứu khá mới, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, rút ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, luận văn đề xuất giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội nói trên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:
- Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép cất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam
- Phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
- Khái quát những vấn đề lý luận về định tội danh và đánh giá thực tiễn định tội danh đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam trong năm năm (từ năm 2012 đến năm 2016)
- Khái quát những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt và phân tích
Trang 11thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn
đó
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam Luận văn lấy các quan điểm khoa học, quy định của pháp luật hình sự, thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội nói trên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để nghiên cứu đề tài
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc dưới góc độ pháp luật hình sự và hoạt động định tội danh, định khung hình phạt cũng như quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt, đan xen các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp vụ án
Trang 12điển hình, phương pháp lịch sử và nghiên cứu thực tiễn…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận góp phần làm nguồn tư liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp người tiến hành tố tụng
ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và địa phương khác nói chung trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc được chính xác hơn nhằm thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu; Phần kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo; Danh mục các chữ viết tắt và Danh mục các bảng biểu, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Chương 2 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc tại tỉnh Quảng Nam
Chương 3 Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Trang 13CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP
Khoa học luật hình sự đã đưa ra khái niệm về tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng xuất phát từ khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự và các cấu thành tội phạm ở chương XXI như sau: Các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng là những hành
vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại chương XXI của Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nhân dân hoặc gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
Trang 14nước, tài sản của cá nhân [27, tr.380]
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại chất cháy, chất độc và theo Điều 311 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, tội phạm này được hiểu là hành vi sản xuất trái phép, tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, sử dụng trái phép, mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Chất độc là chất có thể gây hư hại, bệnh hoặc tử vong cho các cơ thể; thường bằng các phản ứng hóa học hoặc các hoạt tính khác trên phạm vi phân tử, khi một số lượng vừa đủ được cơ thể sinh vật hấp thụ vào
Chất cháy là chất có đặc tính bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ tự bốc cháy ở nhiệt độ không cao như diêm tiêu (Kali nitơrát), phốt-pho, thuốc đạn
Paracelsus- cha đẻ của ngành độc chất học đã từng viết: “Mọi thứ đều
là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc Chỉ có liều lượng là làm cho mọi thứ không phải là một chất độc”
Theo quy định tại Điều 4 Luật hóa chất ngày 21/11/2007 thì: Hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều này Theo đó:
Điểm đ) Độc cấp tính;
e) Độc mãn tính;
g) Gây kích ứng với con người;
h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
i) Gây biến đổi gen;
k) Độc đối với sinh sản;
l) Tích lũy sinh học;
m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;
Trang 15n) Độc hại đến môi trường
Vì là hóa chất nguy hiểm nên chất độc nằm trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, Danh mục hóa chất cấm Danh mục này được quy định tại Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
Chỉ những cá nhân, tổ chức vì mục đích nghiên cứu khoa học, đảm bảo quốc phòng an ninh, phòng, chống dịch bệnh và được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được sản xuất, kinh doanh Việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán một cách trái phép, trái pháp luật sẽ bị xử lý nhằm thống nhất quản lý nhà nước về chất độc, ngăn chặn tình trạng lạm dụng chất độc cũng như bảo vệ sức khỏe người dân, ngăn ngừa tội phạm
Tội phạm là thể thống nhất của bốn yếu tố: Khách thể của tội phạm; khách quan của tội phạm; Chủ thể của tội phạm; chủ quan của tội phạm Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc cũng bao gồm bốn yếu tố của tội phạm như trên
Như vậy, theo điều 311 BLHS năm 2015, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, mua bán chất cháy, chất độc trái pháp luật hình sự Việt Nam, gây nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xam phạm an toàn, trật tự công cộng, gây
ra những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nhân dân hoặc gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tài sản của cá nhân
1.1.1.1 Khách thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ và bị tội phạm xâm hại [28, tr.130] Bất kỳ tội phạm nào cũng đều xâm
Trang 16phạm đến một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo về bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội
đó Những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là những quan hệ được quy định tại Khoản 1, Điều 8 của BLHS năm 2015, đó là: “ Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” Hành vi của một người không gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 thì không phải là tội phạm “ Khách thể của tội phạm là yếu tố bắt buộc của tội phạm, không có thể xâm hại thì không có tội phạm, khách thể của tội phạm có ý
nghĩa quan trọng đối với việc định tội danh” [28, tr.131]
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là tội xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về chất cháy, chất độc, xâm phạm an toàn, trật tự xã hội
Trong pháp luật hình sự, an toàn công cộng được hiểu là sự an toàn trong các lĩnh vực giao thông vận tải (giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không), trong lao động, trong sinh hoạt đông người, trong một số lĩnh vực máy tính, quản lý các đối tượng là các tài sản đặc biệt như chất nổ, chất cháy, chất độc Đây là những lĩnh vực hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động chung của xã hội và mỗi cá nhân Pháp luật hình sự thông qua bảo
vệ an toàn lĩnh vực này để bảo vệ an toàn cho tính mạng, sức khỏe của cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung, an toàn về tài sản của Nhà nước, các thành viên trong xã hội
Đối tượng tác động của tội phạm này là chất cháy, chất độc Chất cháy, như đã nhấn mạnh, là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ tự
Trang 17bốc cháy ở nhiệt độ không cao như diêm tiêu, phốt-pho, thuốc đạn Chất độc
ở đây được hiểu là những chất có độc tính rất cao và rất có hại đối với sức khỏe và tính mạng của con người, nếu bị nhiễm phải một liều lượng nhất định nào đó (có thể là rất ít) Những loại chất độc quy định tại bảng A như: A-cô-ni-tin và các muối của nó, ni-cô-tin và các muối của nó, các loại muối thủy ngân…
Khi xác định đối tượng tác động phải có chất cháy, chất độc hay không, các cơ quan tiến hành tố tụng cần tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên
môn hoặc trưng cầu giám định
1.1.1.2 Mặt khách quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
“Mặt khách quan của tội phạm là mặt biểu hiện bên ngoài của tội phạm,
là những biểu hiện của tội phạm ra thế giới khách quan, bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động), hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội, công cụ, thủ đoạn,
phương tiện phạm tội” [28, tr.131]
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm Do đó, việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa rất lớn
vì nếu như không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và đương nhiên sẽ không có tội phạm
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện
cơ bản nhất Các biểu hiện khác như hậu quả của tội phạm, công cụ, phương tiện…cũng chỉ thể hiện khi có hành vi khách quan Theo quan điểm truyền thống, mặt khách quan được quy định trong Luật hình sự có những nội dung sau:
Thứ nhất: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
Trang 18Thứ hai: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
Thứ ba: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
Thứ tư: Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,…)
Hành vi phạm tội là hoạt động khách quan bên ngoài của người phạm tội Hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động Trong hành động, người phạm tội thực hiện những động tác cơ học của cơ thể mà luật cấm Trong không hành động, người phạm tội không thực hiện những động tác mà mình có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được
Mặt khách quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc thể hiện ở một trong các hành vi sau:
- Hành vi sản xuất trái phép chất cháy, chất độc Ví dụ như: điện phân trái phép thuốc pháo (KCLO – Kaliclorua), điều chế trái phép KCN (Xyanua kali dùng để đãi vàng ), K3ASO4 (Kaliacơnát- nhân ngôn thạch tín);
- Hành vi tàng trữ trái phép chất cháy, chất độc Ví dụ như: cất giấu các chất kể trên trong người, trong nhà hoặc nơi nào khác một cách trái phép;
- Hành vi vận chuyển trái phép chất cháy, chất độc;
- Hành vi sử dụng trái phép chất cháy, chất độc Ví dụ như: sử dụng chất độc để khai thác nguồn lợi thủy sản, đãi vàng trái phép
- Hành vi mua bán trái phép chất cháy, chất độc Đó là hành vi đổi chác, chuyển nhượng trái phép các chất kể trên bằng tiền hoặc lợi ích vật chất
Việc xác định hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất cháy, chất độc có trái phép hay không, cần căn cứ vào quy định của Nhà nước về sản xuất, tàng trữ vận chuyển, sử dụng, mua bán chất cháy, chất độc Nếu việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất cháy, chất độc
Trang 19được phép thì không thuộc trường hợp phạm tội quy định tại Điều 311 BLHS năm 2015
Do tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc và yêu cầu đấu tranh phòng chống, luật quy định tội này có cấu thành hình thức Hậu quả của hành
vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết Nếu hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp, người phạm tội
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật
Các dấu hiệu khác của mặt khách quan như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, không gian, địa điểm phạm tội cũng không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành cơ bản của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc
1.1.1.3 Chủ thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
“Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện một tội phạm
đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự” [28,
tr.131] Các dấu hiệu đặc trưng cho chủ thể của tội phạm được quy định trong
Phần chung của Bộ luật hình sự, còn các dấu hiệu đặc thù của từng tội phạm
cụ thể được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Chủ thể của tội phạm phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo luật định Theo Điều 2 BLHS năm 2015: “Chỉ người nào phạm một tội đã được
Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này
Trang 20mới phải chịu trách nhiệm hình sự”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, ngoài cá nhân, pháp nhân thương mại cũng là chủ thể của tội phạm, song căn cứ các quy định của BLHS năm 2015, chủ thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là cá nhân
Một cá nhân chỉ trở thành chủ thể của tội phạm nói chung hay chủ thể của tội tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc nói riêng khi phải có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy Luật hình sự Việt Nam không quy định thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ quy định những trường hợp được coi là không có năng lực TNHS: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” (Điều 21 BLHS năm 2015) Căn cứ vào Điều 12 BLHS năm 2015 và Điều 311 của Bộ luật này có thể thấy cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Tóm lại, cơ sở pháp lý để xác định chủ thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc là Điều 2, Điều 8, Điều
12, Điều 21, Điều 311 BLHS năm 2015
1.1.1.4 Mặt chủ quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan “Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội” (23; Tr
Trang 21132) Như vậy, nếu mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi
đó gây nên, bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội Lỗi là dấu hiệu cơ bản nhất của mặt chủ quan của tội phạm và biểu hiện dưới hai hình thức: Lỗi cố ý (cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp) và lỗi vô ý (vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin) Nguyên tắc lỗi là nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự Việt Nam, một người chỉ phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội khi họ có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó Người thực hiện hành vi bị coi là có lỗi nếu họ có sự
tự do lựa chọn thực hiện hành vi đó trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội: “Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ
bị coi là có lỗi, nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn
và quyết định một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội”
Động cơ là nhân tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm Mục đích phạm tội là khuynh hướng, là cái đích mà người phạm tội mong muốn đạt được Mặt chủ quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm
Mặt chủ quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc được thực hiện do lỗi cố ý Về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là hành vi trái pháp luật hình sự và nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện Nếu vì lý do nào đó mà người phạm tội không nhận thức được hoặc không buộc phải nhận thức được hành vi của mình là trái phép thì không thuộc trường hợp phạm tội này
Động cơ và mục đích phạm tội thực hiện không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép
Trang 221.1.2.1 Những điểm giống nhau
Chủ thể của các tội phạm này giống nhau về độ tuổi là từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện
Điểm giống nhau thứ hai là đều có lỗi cố ý Động cơ, mục đích phạm tội đều không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm
Điêm giống nhau thứ ba là về hình thức của các hành vi đều là sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,…trái phép chất cấm
1.1.2.2 Những điểm khác nhau
Điểm khác nhau cơ bản giữa các tội đó là đối tượng tác động của tội phạm
Đối tượng tác động của tội phạm này là chất cháy, chất độc
Chất cháy là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ tự bốc cháy ở nhiệt độ không cao như : diêm tiêu (ka-li-ni-trat), phốt pho, thuốc đạn…
Trang 23Chất độc là những chất có độc tính rất cao và rất có hại đối với sức khoẻ và tính mạng của con người, nếu bị nhiễm phải một liều lượng nhất định nào đó (có thể là rất ít) Những loại chất độc quy định tại bảng A như : A-cô-ni-tin và các muối của nó, kẽm Phốt-pho, Ni-cô-tin và các mối của nó, các loại muối thuỷ ngân…
Vật liệu nổ bao gồm vật liệu nổ quân dụng và vật liệu nổ công nghiệp,
đó là các loại thuốc nổ và phụ kiện gây nổ (kíp nổ, ngòi nổ, dây nổ, chất nổ là một bộ phận trong khái niệm vật liệu nổ) Chất nổ có khả năng gây nên một phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt
Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những nhân tố đồng vị không bền của nguyên tố hóa học có khả năng phát ra các chùm tia Anpha, beeta, Gamma Tác hại của chất phóng xạ là gây bệnh phóng
xạ đối với người và động vật
Nếu vì lý do nào đó mà người phạm tội không nhận thức được hoặc không buộc phải nhận thức được hành vi của mình là trái phép thì không thuộc trường hợp phạm tội này
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa tội danh quy định ở Điều 311 với tội danh quy định ở các điều 305, 309 BLHS năm 2015 chính là đối tượng tác động của tội phạm Đồng thời, chính trong quy định về đối tượng tác động của tội phạm ở điều 311 BHLS năm 2015 cho thấy có sự khác nhau cơ bản giữa chất cháy và chất độc Do vậy, thiết nghỉ nên tách điều 311 thành 2 điều luật riêng quy định về tội phạm lien quan đến chất cháy và tội phạm lien quan đến chất độc
1.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Để tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
Trang 24dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, tác giả xem xét việc quy định gắn với điều kiện, hoàn cảnh phát triển kinh tế xã hội và chính trị của đất nước qua các thời kỳ cách mạng như sau:
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền nhân dân còn non trẻ Đất nước bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại phải đối phó với những khó khăn chồng chất Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược Sau đó, hàng loạt văn bản pháp luật đã được Nhà nước ta ban hành Bên cạnh hoạt động đấu tranh chống thực dân cùng bọn tay sai, phản động, Nhà nước ta còn hết sức chú trọng việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong kháng chiến Chính vì vậy, pháp luật hình sự của chính quyền nhân dân tập trung phục vụ thực hiện các nhiệm vụ đó Trong bối cảnh đó, nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật hình sự quy định việc trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa như:
- Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/02/1946 về tội phá hoại công sản
- Sắc lệnh số 223- SL ngày 27/11/1946 về tội biển thủ tiền công
Trong số các văn bản pháp luật hình sự được ban hành từ 1955 đến
1964 để trấn áp, trừng trị những hành vi phản cách mạng, văn bản có ý nghĩa quan trọng nhất là sắc lệnh 267 ngày 15/6/1956 Sắc lệnh ban hành nhằm bảo
vệ việc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, cải tạo XHCN, trừng trị những âm mưu hành động phá hoại làm thiệt hại đến tài sản nhà nước, hợp tác
xã và nhân dân
Năm 1975, về hình thức ở nước ta tạm thời tồn tại hai nhà nước: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam Mỗi nhà nước có pháp luật riêng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành những chính sách, những văn bản pháp luật cần thiết để góp phần thực
Trang 25hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách là trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội ở nửa đất nước mới giải phóng Song song với việc chính thức thành lập Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam ban hành Sắc lệnh số 03/SL/76 ngày 15/3/1976 quy định các tội phạm và các hình phạt
Ngày 25/4/1976, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976, Quốc hội họp kỳ đầu, đây là kỳ họp hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt nhà nước, chính thức hóa việc thống nhất này Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội quyết định đổi tên nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong khi chưa có Hiến pháp mới, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên
cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Nghị quyết này giao cho Hội đồng chính phủ xúc tiến dự thảo các luật, pháp lệnh cần thiết và hướng dẫn thi hành các pháp luật hiện hành của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam cho sát thực tế
Thực thi Nghị quyết nói trên, trên cơ sở của việc hệ thống hóa pháp luật hiện hành của hai miền, chính phủ công bố hơn 2 danh mục gồm gần 700 văn bản pháp luật, trong đó đã có nhiều văn bản pháp luật hình sự được thi hành thống nhất trong cả nước Như vậy, sau khi thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, vấn đề thống nhất pháp luật trong cả nước, trong đó có pháp luật hình
sự đã được giải quyết cơ bản và phương hướng hoàn chỉnh sự thống nhất đó cũng được quy định
Tuy nhiên, trong suốt gia đoạn này, pháp luật hình sự Việt Nam hầu như không có quy định nào riêng liên quan đến tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Bộ luật hình sự 1985 kế thừa và phát triển luật hình sự của nhà nước ta
Trang 26từ cách mạng tháng 8/1945, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong mấy chục năm qua và có dự kiến tình hình diễn biến của tội phạm trong thời gian tới
Ngày 09.7.1985, Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.1986 Đây là sự pháp điển hóa các quy định về tội phạm và hình phạt từ 1945 đến 1985 Thời điểm Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, nền kinh tế nước ta có hai thành phần chủ yếu là: Kinh tế quốc doanh và Hợp tác xã; được quản lý, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung thống nhất từ trung ương đến cơ sở Bộ luật hình sự năm 1985 đã kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật trước để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước ta lúc bấy giờ Bộ luật đã thể hiện “tinh thần phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm; thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta
là xử phạt người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục, cải tạo
họ trở thành người có ích cho xã hội; thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa và lòng tin vào khả năng cải tạo con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa”
Liên quan đến việc bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, nhà nước ta không ngừng đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức và quản lí lĩnh vực này Tuy nhiên, cần nhận thức rằng vấn đề xây dựng và quản lí trật tự công cộng, an toàn công cộng là bộ phận của quá trình xây dựng và quản lí trật tự
xã hội mới Quá trình này đòi hỏi cần phải có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ và hiện đại, về đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất chính trị tốt Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng và quản lí trật tự xã hội mới cần phải được tiến hành từng bước, có sự tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác cũng như kết hợp hài hòa yếu tố phòng ngừa và yếu tố xử lí nghiêm khắc các hành vi xâm phạm
an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lí hành chính Bên cạnh việc dùng
Trang 27biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục giáo dục, biện pháp hình sự được coi là biện pháp cần thiết góp phần bảo vệ an toàn, trật tự công cộng
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo Bộ luật hình sự 1985 là Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ được quy định tại Điều 96 Điều này không nằm trong Chương: Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính mà nằm trong Chương 1: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; mục B: Các tội khác xâm phạm an ninh quốc gia Điều 96 Bộ luật hình sự 1985 quy định như sau:
Điều 96: Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ
1 Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chât phóng xạ thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
Để áp dụng đúng đắn và thống nhất các quy định của Điều 96 Bộ luật hình sự về tội “chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ”, sau khi trao đổi ý kiến với Bộ quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội
vụ thống nhất hướng dẫn Điều 96 tại Thông tư liên ngành số 01 năm 1995
Trang 28Cùng với sự thay đổi của tình hình kinh tế, xã hội; nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, công cuộc đổi mới đất nước từ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI là phát triển cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phấn, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Tại Điều 15 Hiến pháp
1992 đã chỉ rõ: “…cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể,
sở hữu tư nhân…” Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới cũng cần phải thay đổi để phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Qua quá trình áp dụng, BLHS 1985 đã bộc lộ những hạn chế nhất định cần phải được sửa đổi, bổ sung Do đó, BLHS 1985 đã được sửa đổi 04 lần (ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997) Theo đó, chế tài tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc cũng có bổ sung (phạt tiền) tại khoản 3 Điều 100 như sau:
“3 Người nào phạm một trong các tội quy định ở Điều 90 và Điều 91 trong trường hợp hình phạt chính không phải là hình phạt tiền, thì có thể bị phạt tiền theo mức đã quy định đối với mỗi tội
Người nào phạm một trong các tội quy định ở các điều 88, 95, 96, 98
và 99 thì có thể bị phạt tiền từ ba trăm đến ba triệu đồng; ở các điều 96 a hoặc ở điều 97 trong trường hợp hình phạt chính không phải là hình phạt tiền, thì có thể bị phạt tiền đến mười lần trị giá hàng phạm pháp”
Liên quan đến tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc thì Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 1992 và
1997 không có gì mới
Mặc dù đã được bốn lần sửa đổi, bổ sung (ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997), BLHS 1985 đã không còn
Trang 29phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong công cuộc đổi mới của đất nước: cần có một BLHS mới Bộ luật hình sự 1999 ra đời đã kế thừa các quy định của BLHS 1985 và được hoàn thiện, trong đó các quy định
về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, đồng bộ với các quy định khác, nó tạo thành cơ sở pháp lý thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật
Việc tách tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ thành ba điều luật riêng nhằm
cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này Liên quan đến Chất nổ và chất phóng xạ được quy định thành hai tội riêng, chất cháy và chất độc được quy định chung trong một tội và trở thành tội ghép Cụ thể:
Điều 238 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1 Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a, Có tổ chức;
b, Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c, Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d, Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ, Tái phạm nguy hiểm
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a, Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b, Gây hậu quả rất nghiêm trọng
Trang 304.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a, Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm
Theo BLHS năm 1999 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc cũng như hai tội: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ không còn nằm trong Chương XI Các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà nằm trong Chương XIX: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Không chỉ thay đổi ở Điều luật, vị trí trong Chương, Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc còn có
sự thay đổi căn bản về khung hình phạt Không còn 3 khung hình phạt như Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985, Điều 238 Bộ luật hình sự năm 1999 có 4 khung hình phạt Tại khoản 1 Điều luật (Cấu thành cơ bản) được giữ nguyên như Điều 96 của BLHS 1985: “Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc” thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm Ở khoản 2 (định khung tăng nặng) thì bị phạt tù từ ba năm đến
10 năm, khi thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; vật phạm pháp có số lượng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm và bổ sung thêm trường hợp “vận chuyển, mua bán qua biên giới” Tại khoản 3 (định khung tăng nặng) thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm; khi thuộc một trong các trường hợp: vật phạm pháp có số lượng rất lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng và bổ sung thêm khoản 4 (định khung tăng nặng) thì bị phạt tù từ mười
Trang 31lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân; khi thuộc một trong các trường hợp: vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Trong Bộ luật hình sự năm 2015, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc được quy định tại Điều 311 Mục 3 “Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng” thuộc Chương XXI
“Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” Điều luật trên đây
có 5 cấu thành tội phạm: 01 cấu thành tội phạm cơ bản và 04 cấu thành tội phạm tăng nặng
Tại khoản 1, nhà làm luật quy định “người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định đối với trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%
Người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong những trường hợp: a) có tổ chức; b) vận chuyển, mua bán qua biên giới; c) hóa chất thuộc Bảng 3 công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữu, sử dụng
và phá hủy vũ khí hóa học; d) làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại chơ sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm
Trang 32Theo khoản 4 Điều 311 “Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt từ 07 năm đến 15 năm: a) Hóa chất độc thuộc Bảng 2 Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy về vũ khí hóa học; b) Làm chết 02 người; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương của cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại
về tài sản từ 500.000.000 đồng đên 1.500.000 đồng
Người phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản
5 Điều 311 bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân Đó là các trường hợp: a) Hóa chất độc Bảng 1 Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy về vũ khí hóa học; b) Làm chết 03 người trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000 đồng trở lên
Để áp dụng đúng các quy định trên đây của BLHS năm 2015 cần có Hướng dẫn cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng, sau khi Bộ luật hình sự này
có hiệu lực thi hành để không phải vận dụng Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 07.01.1995 để xử lý các tội phạm về chất cháy, chất độc
Kết luận Chương 1
Trong Chương này, tác giả đã đưa ra khái niệm cụ thể và phân tích các dấu hiệu pháp lý: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc Việc nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc dưới góc độ lý luận có ý nghĩa quan
Trang 33trọng, là tiền đề để nghiên cứu, tìm hiểu về định tội danh và quyết định hình phạt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP
Định tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng…góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân
“Định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và mối quan hệ tương đồng giữa các dấu hiệu cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất
định” [30, tr.27] Như vậy, cơ sở pháp lý của định tội danh là cấu thành tội
phạm cụ thể và cơ sở thực tế của định tội danh là hành vi phạm tội cụ thể đã xảy ra trên thực tế Các quy phạm pháp luật được sử dụng để định tội danh là
Trang 35các quy định thuộc Phần chung và thuộc Phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự Cơ sở phương pháp luận của định tội danh là mối quan hệ cái đơn nhất và cái chung, đây là cơ sở triết học của định tội danh, các hình thức logic của định tội danh Việc định tội danh được tiến hành đồng thời ba quá trình: (1) Xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế của vụ án; (2) Nhận thức đúng nội dung của các quy định trong Bộ luật hình sự; (3) Lựa chọn đúng quy phạm pháp luật hình sự tương ứng để áp dụng Định tội danh được tiến hành theo cấu thành tội phạm cơ bản, theo cấu thành tội phạm tăng nặng (hay giảm nhẹ), trong trường hợp đặc biệt (tội chưa hoàn thành, đồng phạm, phạm nhiều tội, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội…)
Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự diễn ra phức tạp và
đa dạng, được thể hiện ở 3 giai đoạn: Định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt Trong đó, định tội danh là một giai đoạn quan trọng nhất trong ba giai đoạn trên của toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật hình sự Bởi vì, định tội danh được tiến hành thực hiện ở tất cả các giai đoạn của cả
quá trình tố tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn thi hành án
Trong khi đó bước quyết định hình phạt chỉ được tiến hành thực hiện ở giai đoạn xét xử Định tội danh là một trong những biện pháp đưa Bộ luật hình
sự vào đời sống xã hội, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, qua đó góp phần thực hiện đường lối chính
sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta Định tội danh là sự xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong
thực tế khách quan với các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm tương ứng
được quy định trong BLHS
Trang 362.1.2 Thực tiễn định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.1.2.1 Khái quát tình hình xét xử tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc tại tỉnh Quảng Nam
Trong 5 năm kể từ năm 2012 đến năm 2016, tỉnh Quảng Nam tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế tương đối ổn định, an ninh, chính trị được giữ vững Tuy nhiên, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh có những diễn biến phức tạp Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam, trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh đã xét xử 1.249 vụ án hình sự, trung bình mỗi năm xét xử 249,8 vụ Trong đó, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là 436 vụ, chiếm tỷ lệ 34,9% Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016 không xét xử hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán chất cháy Riêng đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc đã xét xử 245 vụ
Việc nghiên cứu cơ cấu của tình hình sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc trong tổng số các tội phạm xảy ra đã bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2012 đến năm
2016 cho thấy như sau:
Năm 2012: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xét xử 149 vụ với tổng số
644 bị cáo Trong số đó, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 62 vụ với 123 bị cáo, nhóm tội xâm phạm sở hữu là 26 vụ với 18 bị cáo; nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là 15
vụ với 5 bị cáo; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là
38 vụ với 78 bị cáo và nhóm tội phạm khác là 10 vụ với 40 bị can Trong số
38 vụ với 78 bị can liên quan đến tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
Trang 37công cộng, có 18 vụ và 40 bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc
Năm 2013: Các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã khởi tố 173 vụ với tổng số 364 bị cáo Trong số đó, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 64 vụ với 131 bị cáo; nhóm tội xâm phạm sở hữu là 26 vụ với 35 bị cáo; nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là 12 vụ với 17 bị cáo; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là 53 vụ với 137 bị cáo và nhóm tội phạm khác là 18 vụ với 44 bị cáo Trong số 53 vụ với 137 bị cáo liên quan đến tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, có 23 vụ và 45 bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc
Năm 2014: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xét xử 221 vụ với tổng số
414 bị cáo Trong số đó, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 72 vụ với 130 bị cáo; nhóm tội xâm phạm sở hữu là 30 vụ với 42 bị cáo; nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là 15
vụ với 28 bị cáo; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là
83 vụ với 127 bị cáo và nhóm tội phạm khác là 21 vụ với 87 bị cáo Trong số
83 vụ với 127 bị cáo liên quan đến tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, có 43 vụ và 87 bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc
Năm 2015: Các Tòa án tỉnh Quảng Nam đã xét xử 346 vụ với tổng số
524 bị cáo Trong số đó, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 92 vụ với 223 bị cáo; nhóm tội xâm phạm sở hữu là 49 vụ với 86 bị cáo; nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là 39
vụ với 76 bị cáo; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là
126 vụ với 237 bị cáo và nhóm tội phạm khác là 40 vụ với 112 bị cáo Trong
số 126 vụ với 237 bị cáo liên quan đến tội xâm phạm an toàn công cộng, trật
Trang 38tự công cộng, có 73 vụ và 145 bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Năm 2016: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xét xử 360 vụ với tổng số
602 bị cáo Trong số đó, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 95 vụ với 125 bị cáo; nhóm tội xâm phạm sở hữu là 44 vụ với 70 bị cáo; nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là 34
vụ với 43 bị cáo; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là
136 vụ với 267 bị cáo và nhóm tội phạm khác là 51 vụ với 97 bị cáo Trong
số 136 vụ với 122 bị can liên quan đến tội xâm phạm an toàn công cộng, trật
tự công cộng, có 88 vụ và 72 bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Bảng 2.1 Cơ cấu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc trong tổng số các tội phạm đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2016
Số vụ án chất độc
bị khởi tố (3)
Số bị cáo chất độc
bị khởi tố (4)
Trang 39Bảng 2.2 Cơ cấu của tội sản xuất, tàng trữ,vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc trong tổng số các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đã bị xét xử trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016
tự công cộng (2)
Số vụ
án chất độc
(3)
Số bị cáo chất độc (4)
(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Việc phân tích số liệu tại Bảng 2.1 cho ta thấy số vụ án nói chung cũng như số vụ án và bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc tăng đột biến trong những năm gần đây
Khảo sát bảng số liệu tại bảng 2.2 có thể thấy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam số vụ án và số bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng tăng, giảm thất thường, nhưng nhìn chung
có chiều hướng gia tăng
Bảng thống kê dưới đây về số vụ và số bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc trong tổng số các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016, có số liệu trung bình như sau: