1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thực trang và giải pháp ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác văn thư tại huyện phúc thọ

30 576 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 199 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 2 6. Kết cấu đề tài: 2 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000 3 1.1. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000 3 1.1.1. ISO 9000 là gì? 3 1.2. Mục đích, yêu cầu, nội dung và trình tự áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào công tác văn thư, lưu trữ. 5 1.3. Nội dung áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001 2000 vào công tác văn thư – lưu trữ. 6 1.4. Quy trình tiến hành: 7 1.5. Áp dụng ISO 9000 trong các cơ quan hành chính theo Quyết định 1442006QĐTTG 8 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2000 VÀO CÔNG TÁC VĂN THƯ – LỮU TRỮ CỦA HUYỆN PHÚC THỌ 9 2.1 Vài nét về Huyện Phúc Thọ 9 2.1.1. Vị trí địa lí 9 2.1.2 Lịch sử 9 2.1.3. Kinh tế 10 2.1.4. Hành chính 11 2.2. Bộ máy quản lí hành chính của Huyện Phúc thọ 11 2.3. Hoạt động quản lý 12 2.4. Quá trình nghiệp vụ công tác Văn Thư – Lưu trữ áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001 12 2.4.1. Đối với công tác văn thư 12 2.4.1.1 Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại UBND huyện Phúc Thọ 13 2.4.1.2. Quản lí văn bản 15 2.4.1.3. Quản lý và sử dụng con dấu 19 2.4.1.4. Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan. 20 2.4.2. Đối với công tác lưu trữ 20 2.4.2.1. Công tác thu thập và xác định giá trị tài liệu tại UBND huyện Phúc Thọ. 20 2.4.2.2. Thực trạng công tác xác định giá trị tài liệu 21 2.4.2.3. Thực trạng công tác bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ 21 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HTQLCL ISO 9000 VÀO CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ TẠI HUYỆN PHÚC THỌ 23 3.1 Khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác áp dụng ISO tại Huyện Phúc Thọ. 23 KẾT LUẬN 26

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô giáo khoa Đàotạo tại chức, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiếnthức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học trong suốtnhững năm vừa qua

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo bộ môn Đinh ThịHải Yến đã dành nhiều thời gian truyền đạt kiến thức, hướng dẫn, chỉ bảo tậntình cho tôi hoàn thành tiểu luận này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè là những người đã động viên vàgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện tiểu luận này

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 2

6 Kết cấu đề tài: 2

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000 3

1.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000 3

1.1.1 ISO 9000 là gì? 3

1.2 Mục đích, yêu cầu, nội dung và trình tự áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào công tác văn thư, lưu trữ 5 1.3 Nội dung áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001- 2000 vào công tác văn thư – lưu trữ 6

1.4 Quy trình tiến hành: 7

1.5 Áp dụng ISO 9000 trong các cơ quan hành chính theo Quyết định 144/2006/QĐ-TTG 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2000 VÀO CÔNG TÁC VĂN THƯ – LỮU TRỮ CỦA HUYỆN PHÚC THỌ 9

2.1 - Vài nét về Huyện Phúc Thọ 9

2.1.1 Vị trí địa lí 9

2.1.2 Lịch sử 9

2.1.3 Kinh tế 10

2.1.4 Hành chính 11

2.2 Bộ máy quản lí hành chính của Huyện Phúc thọ 11

2.3 Hoạt động quản lý 12

Trang 3

2.4 Quá trình nghiệp vụ công tác Văn Thư – Lưu trữ áp dụng theo tiêu

chuẩn ISO 9001 12

2.4.1 Đối với công tác văn thư 12

2.4.1.1 Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại UBND huyện Phúc Thọ13 2.4.1.2 Quản lí văn bản 15

2.4.1.3 Quản lý và sử dụng con dấu 19

2.4.1.4 Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan 20

2.4.2 Đối với công tác lưu trữ 20

2.4.2.1 Công tác thu thập và xác định giá trị tài liệu tại UBND huyện Phúc Thọ 20

2.4.2.2 Thực trạng công tác xác định giá trị tài liệu 21

2.4.2.3 Thực trạng công tác bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ 21

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HTQLCL ISO 9000 VÀO CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ TẠI HUYỆN PHÚC THỌ 23

3.1 Khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác áp dụng ISO tại Huyện Phúc Thọ 23

KẾT LUẬN 26

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, nhằm đạt được những hiệu quả cao vềkinh tế và thu hút đầu tư phát triển xã hội Công tác cải cách hành chính đang làvấn đề mọi cơ quan, doanh nghiệp lưu tâm

Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm cảitiến chất lượng sản phẩm dịch vụ và sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

là cần thiết thì đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước vấn đề trên càng trởnên cấp bách nhằm tạo tính minh bạch, lòng tin của khách hàng cụ thể là nhândân, các tổ chức và đặc biệt là các nhà đầu tư Tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thốngquản lí chất lượng được tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành chấp nhậnrộng rãi trên thế giới và được xem là mô hình quản lý chất lượng cho mọi tổchức kể cả đơn vị quản lý hành chính nhà nước Mô hình này đã được áp dụngrộng rãi trên 776.608 đơn vị của 161 quốc gia trên thế giới triển khai và áp dụngtính đến nay Tại Việt Nam theo thống kê của một số tổ chức chứng nhận, đếnthời điểm này đã có khoảng trên 4000 đơn vị triển khai và được chứng nhận ISO

9001 : 2000

Phúc Thọ là một trong những huyện đi đầu trong công tác triển khai hệthống Quản lý chất lượng theo ISO 9000 Là Huyện có sự quan tâm và cam kếtcủa lãnh đạo về cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách, nâng cao chấtlượng Văn thu- Lưu trữ Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Huyện cótâm huyết và gắn bó với công việc Đến nay số lượng đơn vị HCNN trong huyệnđược chứng nhận nhiều và đa dạng ở các cấp xã Vấn đề cấp bách của huyện lúcnày là duy trì và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng , tính hiệu quả cảu HTQLCLtại các đơn vị đã được chứng nhận.Tuy nhiên để có cái nhìn khách quan và tổngthế nhất và để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác Văn thư

và Lưu trữ em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu “ Thực trang và giải pháp Ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác văn thư tại Huyện Phúc Thọ “ Để có cái nhìn chúng nhất về tình hình thực hiện áp dụng

ISO 9000

Trang 6

2. Mục tiêu:

- Khảo sát và đánh giá tổng quan về tình hình ứng dụng nội dung bộ tiêuchuẩn ISO 9000 trong công tác Văn thư – Lưu trữ tại Huyện Phúc Thọ để thấyđược rõ nhất hiệu quả đã đạt được cũng như những mặt còn tồn đọng để có biệnpháp cũng như phương hướng cải cách, áp dụng triệt để hơn

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Phòng Văn thư – Lưu trữ Huyện Phúc Thọ

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp khảo sát thực tế

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

- Khảo sát thực tiễn để đưa ra những vấn đề còn tồn tại trong công tácứng dụng nội dung hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả

Có thể áp dụng hay là biện pháp tham khảo cho các địa phương lân cậnnhằm đóng góp tích cực vào công tác văn thư- lưu trữ

6. Kết cấu đề tài:

- Đề tài gồm 3 Chương sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về hệ Thống Quản lý chất lượng ISO 9000Chương 2: Thực trạng áp dụng ISO 9001: 2000 vào bộ phận Văn Thư –Lưu trữ của huyện Phúc Thọ

Chương 3: Một vài giải pháp nhằm nâng cao tính đồng bộ hiệu quả ápdụng ISO 9001: 2000 vào công tác cải cách Văn Thư – Lưu trữ Huyện PhúcThọ

Trang 7

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

ISO 9000 1.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Tổ chức ISO chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế ISOkhuyến nghị áp dụng nhằm thuận lợi hóa thương mại toàn cầu và bảo vệ an toàn,sức khỏe và môi trường cho cộng đồng Hiện nay, ISO với gần 3000 tổ chức kỹthuật với hệ thống các Ban Kỹ thuật, Tiểu Ban Kỹ Thuật, Nhóm Công tác vàNhóm đặc trách có nhiệm vụ soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế Tiêu chuẩn quốc

tế ISO được ban hành sau khi được thông qua theo nguyên tắc đa số đồng thuậncủa các thành viên chính thức của ISO

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hànhnhằm cung cấp các hướng dẫn quản lý chất lượng và xác định các yếu tố cầnthiết của một hệ thống chất lượng để đạt được sự đảm bảo về chất lượng của sảnphẩm hay dịch vụ mà một tổ chức cung cấp

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần đầu tiên vào năm 1987, sau lần soát xét vàonăm 1994, bộ tiêu chuẩn này bao gồm 24 tiêu chuẩn với 3 mô hình đảm bảo chấtlượng cơ bản bao gồm: ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 và một số tiêu chuẩnhướng dẫn

Sau lần soát xét năm 2014, bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 được áp dụnghợp nhất và chuyển đổi còn lại 4 tiêu chuẩn sau:

Trang 8

ISO Tên gọi

ISO 9000: 2000 Hệ thống quản lí chất lượng - Cơ sở và từ vựng

ISO 9001: 2000 Hệ thống quản lí chất lượng – Các yêu cầu

ISO 9004: 2000 Hệ thống quản lí chất lượng – Hướng dẫn cải tiến

ISO 19001: 2000 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng

+ Nâng cao mức độ hài lòng của Khách hàng nhỏ việc áp dụng có hiệulực và thường xuyên cải tiến hệ thống

ISO 9001: 2000 có thể được sử dụng với mục đích nội bộ của tổ chức vớimục đích chứng nhận hoặc trong tình huống hợp đồng Khi áp dụng ISO 9000;

2000, tổ chức có thể loại trừ các điều khoản không áp dụng đối với hoạt độngsản xuất/ cung cấp dịch vụ của mình liên quan đến nghĩa vụ thỏa mãn kháchhàng hay đáp ứng các yêu cầu chế định Ngoại lệ này được quy định tại Điều 7của tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 và phải được tổ chức chứng minh rằng điềungoại lệ này không liên quan đến chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ

Tiêu chuẩn ISO 9004: 2000 đưa ra các hướng dẫn cho hệ thống quản lýchất lượng để có thể đáp ứng cho nhiều mục tiêu hơn Tiêu chuẩn này đặc biệtchú trọng đến việc thường xuyên cải tiến kết quả và hiệu lực của tổ chức sau khi

đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000

Trang 9

Tuy nhiên, Tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 không được sử dụng cho mục đíchchứng nhận của bên thứ ba hoặc cho các mục đích thỏa thuận có tính hợp đồng.Khi được so sánh với ISO 9001: 2000 có thể thấy rằng các mục tiêu đặt ră trongISO 9004: 2000 đã mở rộng hơn để bao gồm cả việc đáp ứng mong muốn cảutất cả các bên có liên quan đồng thời với việc quan tâm đến kết quả hoạt độngcủa tổ chức.

Tiêu chuẩn 19011: 2000 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được chuyểndịch thành tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng TCVN ISO 9000: 2000: TCVN ISO9001: 2000; TCVN ISO 9004: 2000; TCVN ISO 19001: 2003

1.2 Mục đích, yêu cầu, nội dung và trình tự áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào công tác văn thư, lưu trữ.

Mục đích: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiờu chuẩn TCVN

ISO 9001: 2000 vào trong công tác văn thư, lưu trữ là nhằm xừy dựng và thựchiện cỏc quy trình xử lý công việc thuộc nội dung công tác văn thư, lưu trữ mộtcách khoa học, đồng thời tạo điều kiện để lãnh đạo cơ quan kiểm soát công việcđược dễ dàng

Yêu cầu: Để việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001: 2000 vào trong công tác văn thư đạt hiệu quả cần phải đápứng các yêu cầu sau:

a) Yêu cầu chung: - Các cơ quan, tổ chức phải có bộ phận văn thư, lưutrữ;- Phải có quy chế văn thư, lưu trữ;- Phải có nguồn nhân lực thực hiện;- Phải

có cơ sở vật chất cần thiết (kinh phí, máy móc, trang thiết bị, phương tiện, dụng

cụ, văn phòng phẩm)

b) Yêu cầu cụ thể - Quy trình xử lý công việc phải cụ thể hóa được cácquá trình hoạt động thành từng bước và sắp xếp theo một trình tự nhất định,tương ứng với thực tế phù hợp với nguyên tắc “viết những gỡ cần làm, làmnhững gỡ đó viết”.- Quy trình được xây dựng phải chỉ rõ nhiệm cụ thể của mỗi

cá nhân tham gia vào quy trình đó Điều này không chỉ giúp cho lãnh đạo cơ

Trang 10

quan, đơn vị kiểm soát được công việc mà nó cũng là bằng chứng để kiểm tra,đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của mỗi cá nhân trong cơ quan - Cãcquy trình được xây dựng phải được xem như quy chế của cơ quan, buộc các đốitượng có liên quan phải thực hiện

1.3 Nội dung áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001- 2000 vào công tác văn thư – lưu trữ.

- Đối với công tác văn thư:

Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản;quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ nhằm bảo đảm thông tinvăn bản cho hoạt động quản lý của cỏc cơ quan, tổ chức Có thể nói rằng, hầuhết các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc hành chính hàng ngàyđều gắn liền với văn bản và điều đó cũng có nghĩa là gắn liền với công tác vănthư Do vậy, chất lượng của công tác văn thư có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng và hiệu quả công việc của cơ quan, tổ chức Để nâng cao chất lượng vàhiệu quả của công tác văn thư, cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào việc xừy dựng và thực hiện các quy trìnhsau:

- Quy trình soạn thảo và ban hành (văn bản quy phạm pháp luật, văn bảnhành chính thông thường);

- Quy trình quản lý văn bản đi;

- Quy trình quản lý văn bản đến;

- Quy trình tiếp nhận hồ sơ;

- Quy trình lập hồ sơ và quản lý hồ sơ;

- Quy trình nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan;

- Quy trình quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư…

- Đối với công tác lưu trữ:

Công tác lưu trữ bao gồm các công việc về lựa chọn, bổ sung tài liệu; bảo

vệ, bảo quản an toàn tài liệu và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ hoạtđộng thực tiễn và nghiên cứu lịch sử Để nâng cao chất lượng công tác lưu trữ,cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000

Trang 11

vào việc xây dựng và thực hiện các quy trình sau:

- Quy trình thu thập, bổ sung tài liệu;

- Quy trình phân loại tài liệu;

- Quy trình chỉnh lý tài liệu (tài liệu hành chính, tài liệu kỹ thuật, tài liệunghe nhìn…);

- Quy trình tiêu huỷ tài liệu hết giá trị;

- Quy trình phục vụ, khai thác sử dụng tài liệu tại phòng đọc;

- Quy trình tu bổ tài liệu

;- Quy trình vệ sinh tài liệu

;- Quy trình khử trùng tài liệu;

- Quy trình khử a xớt cho tài liệu;

- Quy trình lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ (Quy trình chụpMicrophim; Quy trình, rửa; Quy trình kiểm tra chất lượng phim…)

1.4 Quy trình tiến hành:

Để xây dựng quy trình xử lý công việc thuộc nội dung nghiệp vụ văn thư,lưu trữ một cách chính xác theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 và phù hợpvới tình hình thực tế của các cơ quan, tổ chức cần phải thực hiện những bước cơbản sau:

a) Xác định tên gọi của quy trình;

vị, cá nhân liên quan đến việc thực hiện quy trình;

g) Xác định tên gọi của hồ sơ, thành phần tài liệu hành thành trong quátrình thực hiện quy trình để đưa vào hồ sơ và nơi lưu giữ hồ sơ;

Trang 12

h) Xác định phụ lục đính kèm (Tài liệu tham chiếu, biểu mẫu văn bảnhoặc sổ sách cần sử dụng trong quá trình thực hiện quy trình)

1.5 Áp dụng ISO 9000 trong các cơ quan hành chính theo Quyết định 144/2006/QĐ-TTG

Quyết định gồm 6 chương, 17 điều qui định về việc áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong các cơ quan hànhchính nhà nước, bao gồm các nội dung liên quan đến việc xây dựng hệ thống

quản lý chất lượng, thực hiện và đánh giá, cấp giấy chứng nhận đối với cơ quan

hành chính nhà nước Đối tượng áp dụng là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quantrực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc tỉnh, các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc trungương…

Mục tiêu của việc áp dụng ISO 9001: 2000 nhằm tạo điều kiện để ngườiđứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyếtcông việc trong cơ quan, thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng và hiệuquả công tác

Nội dung về áp dụng hệ thống quản lí chất lượng bao gồm 04 bước triểnkhai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lí chất lượng

Bước 1: Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng

Bước 2: Thực hiện hệ thống quản lí chất lượng đã xây dựng

Bước 3: Đánh giá cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lí chất lượng

Bước 4: Duy trì và cải tiến hệ thống quản lí chất lượng đã xây dựng

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2000 VÀO CÔNG

TÁC VĂN THƯ – LỮU TRỮ CỦA HUYỆN PHÚC THỌ

2.1 - Vài nét về Huyện Phúc Thọ

2.1.1 Vị trí địa lí

Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên bờ hữu ngạn của cả haicon sông: sông Hồng và sông Đáy, của hệ thống sông Hồng Phúc Thọ có ranhgiới phiá tây giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp huyện Thạch thất, phiá đôngnam (lần lượt từ Nam lên Đông) giáp các huyện Quốc Oai và Hoài Đức, phíađông giáp huyện Đan Phượng Ranh giới phía đông của huyện với các huyệnĐan Phượng và Hoài Đức, gần như chính là con sông Đáy, tên cổ là con sôngHát, là phân lưu của sông Hồng Về phía bắc, sông Hồng là ranh giới của huyện,

mà tính từ đông sang tây gồm có: Mê Linh (ở góc phiá đông bắc), các huyện củatỉnh Vĩnh Phúc như Yên Lạc (ở phiá bắc), Vĩnh Tường (ở góc phiá tây bắc) Gócphía đông bắc huyện, trên ranh giới với các huyện Mê Linh và Đan Phượng, tại

vị trí các xã Vân Hà, Vân Nam và Hát Môn, huyện có cửa Hát Môn, vốn là ngã

ba sông phân lưu nước sông Hồng vào sông Đáy Diện tích tự nhiên của huyệnPhúc Thọ là 117,3 km²

Dân số 169.139(2011)

2.1.2 Lịch sử

Tên cũ xưa kia là Phúc Lộc Tên huyện Phúc Thọ có từ năm 1822, thuộctrấn Sơn Tây

Sau năm 1945, Phúc Thọ thuộc tỉnh Sơn Tây

Ngày 21 tháng 4 năm 1945, Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Tây

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 17xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng,Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà,Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Phúc Thọ được nhập về Hà Nội

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm 3 xã của huyện Quốc Oai là

Trang 14

Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp.

Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 2 xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc củahuyện Ba Vì về huyện Phúc Thọ quản lý

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện lại được nhập về tỉnh Hà Tây vừa đượctái lập

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Phúc Thọ trên cơ sở điềuchỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của hai xã Phúc Hòa và ThọLộc

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, một lần nữa huyện lại được sáp nhập vào HàNội[7] (Phần thị trấn Phúc Thọ hiện nay là một phần xã Phúc Hòa và xã Thọ Lộcđược tách ra để thành lập thị trấn mới Xã Thọ Lộc và xã Phúc Hòa trước Cáchmạng tháng Tám là tổng Lạc Trị thuộc huyện Thạch Thất, chỉ chuyển về PhúcThọ sau năm 1954 Trước đây 2 xã Tích Giang và Trạch Mỹ Lộc thuộc huyệnTùng Thiện, được chuyển về Phúc Thọ sau năm 1982)

Huyện Phúc Thọ có tổng Lạc Trị (tên dưới thời Pháp thuộc) là quê hươngcách mạng, có nhiều người theo Việt Minh chống Nhật và Pháp, có nhiều cán bộcách mạng thời kỳ1940-1954, làng Kiều Trung là địa phương kiên cường chốngNhật, hiện tại bảo tàng lịch sử Hà Nội có trưng bày kỷ vật là chiếc mõ tre khángNhật (1945) (Bảo tàng ghi nhầm là thôn Kiến Trung)

Cửa Hát Môn là một địa danh lịch sử nơi hai bà Trưng nhảy xuống tuẫn

tiết khi thất thế trước quân nhà Hán do Mã Viện chỉ huy Hiện nay ở đây còn

có đền thờ Hai Bà Trưng

Vào thời Pháp thuộc, người Pháp muốn cải tạo hệ phân lũ sông Hồng, họ

đã xây dựng công trình đập Đáy, nhằm mục tăng lưu lượng dòng chảy của sôngHồng về mùa cạn và phân lũ vào bồn trũng hạ lưu sông Đáy (các tỉnh SơnTây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) mỗi khi có lũ lụt lớn vào mùamưa Nhưng công trình này hiếm khi phát huy tác dụng vào mùa lũ, làm chođoạn sông Đáy phía hạ lưu đập trở nên gần như là đoạn sông chết

2.1.3 Kinh tế

Huyện Phúc Thọ là nơi có nhiều dự án công nghiệp Khi quốc lộ 32 xây

Trang 15

dựng xong, Phúc Thọ sẽ là một trong những điểm đến cho các nhà đầu tư trong

và ngoài nước Thu nhập bình quân đầu người của huyện Phúc Thọ hiện naytrên 600 USD/năm

Là một huyện thuần nông, có đập Đáy, có công trình Kênh Cẩm Đình Hiệp Thuận dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy Sau này sẽ là 1 điểm du lịchnổi tiếng Ngoài ra còn phải kể tới Làng Nghề tủ bếp Hát Môn, mang những sảnphẩm tủ bếp gỗ tự nhiên chất lượng cao ra khắp miền bắc đến các gia đình Bêncạnh đó còn rất nhiều làng nghề như may Thượng hiệp, Rau an toàn Phú an Sảnphẩm bưởi Phúc Thọ cũng có tiếng với vị ngọt

-2.1.4 Hành chính

Huyện Phúc Thọ có 1 thị trấn Phúc Thọ và 22 xã: Cẩm Đình, HátMôn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, PhụngThượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, ThọLộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, VânPhúc, Võng Xuyên, Xuân Phú

2.2 Bộ máy quản lí hành chính của Huyện Phúc thọ

Ngày đăng: 05/11/2017, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w