1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thuyết trình môn tài chính công ty đa quốc gia chi phí sử dụng vốn đối với các công ty đa quốc gia

58 678 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Với thị trường nội địa không có tính thanh khoản và có sự phâncách thị trường bất hoàn hảo; mang tính chất hệ thống sẽ dẫnđến chi phí sử dụng vốn cao do phần bù rủi ro cao, tỷ suất sinhl

Trang 1

TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

THUYẾT TRÌNH

THÀNH VIÊN NHÓM:

01/ Tô Công Nguyên Bảo 05/ Hoàng Anh Tuấn

02/ Chu Đức Mạnh 06/ Nguyễn Thị Kim Thơ

03/ Lê Thúy Ngọc 07/ Dương Quang Thịnh

04/ Trần Phan Lệ Thu 08/ Nguyễn Đức Sơn

Trang 2

Phần 01: Khái niệm & phân loại chi phí sử dụng vốn

Trang 3

Phần 1

KHÁI NIỆM & PHÂN LOẠI CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

Trang 4

1/ Khái niệm chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn (CPSDV): là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp

phải trả (cái giá phải trả) cho việc sử dụng một nguồn vốn nào đó(hoặc một cấu trúc vốn nào đó) nhằm tài trợ cho các hoạt động củadoanh nghiệp

Chú ý 1:

- CPSDV là mối liên kết giữa quyết định tài trợ và quyết định đầu tư;

- CPSDV có thể được gọi là tỷ suất sinh lợi mong đợi, tỷ suất ràocản, tỷ suất chiết khấu, cơ hội phí của việc đầu tư

Trang 5

1/ Khái niệm chi phí sử dụng vốn

Chú ý 2: Chi phí sử dụng vốn của một nguồn tài trợ được hình thành

từ 03 yếu tố cơ bản sau:

(1) Tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư yêu cầu (bao gồm phần bù rủi ro);(2) Các chi phí phát sinh để có nguồn vốn;

(3) Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng

Khi đó:

CPSDV thực = (1) + (2)

CPSDV danh nghĩa = (1) + (2) + (3)

Trang 6

1/ Phân loại chi phí sử dụng vốn

Dựa vào nguồn gốc của nguồn tài trợ mà chi phí sử dụng vốn được phân loại như sau:

(1) Chi phí sử dụng nợ vay (Kd)

- Lãi suất do ngân hàng ấn định;

- Lãi suất phải trả và các chi phí phát sinh từ việc doanh nghiệp pháthành trái phiếu;

Chú ý: CPSDV nợ vay phải tính sau thuế, vì đó mới là chi phí thật sự

mà doanh nghiệp chi ra để có được nguồn tài trợ từ vay nợ hay nóicách khác là do doanh nghiệp được khấu trừ lãi vay vào thu nhậpchịu thuế

Trang 7

1/ Phân loại chi phí sử dụng vốn

Dựa vào nguồn gốc của nguồn tài trợ mà chi phí sử dụng vốn được phân loại như sau:

(2) Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (Kp)

- Lợi tức ưu đãi hàng năm và các chi phí phát sinh mà doanh nghiệpphải trả cho cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi

(3) Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (Ke)

- Nếu không xét đến các chi phí phát sinh thì Ke là tỷ suất sinh lợimong đợi của cổ đông khi đầu tư vào doanh nghiệp, đây cũngchính là chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn vốn (nguyên tắc

thay thế) (Kỹ thuật tính toán sẽ được trình bày cụ thể ở Phần 3)

Trang 8

Phần 2

CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN CẦU CỦA CÁC MNC

Trang 9

Làm thế nào để các MNC có thể tiếp cận thị trường vốn toàn cầu

và hướng đến mục tiêu: (1) Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn;

thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp nội địa trong việc thực hiện

2 mục tiêu trên?

Hội nhập tài chính toàn cầu sẽ giúp các MNC có thể tiếp cận

các nguồn tài trợ với chi phí thấp hơn so với việc sử dụng cácnguồn tài trợ tại nước sở tại Từ đó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh

so với đối thủ Sự khác biệt giữa việc sử dụng nguồn vốn từ thịtrường nội địa so với thị trường toàn cầu trình bày qua bảng sau:

Trang 10

Chứng khoán của doanh nghiệp thu hút những nhà đầu tư quốc tế

Thị trường trong nước không thanh

khoản và thanh khoản quốc tế hạn chế

Thị trường trong nước bị phân cách;

Chứng khoán được định giá theo

chuẩn của thị trường nội địa

Chứng khoán của doanh nghiệp chỉ

thu hút những nhà đầu tư trong nước

Thị trường nội địa của nước ngoài thanh khoản cao và có sự tham gia

của yếu tố quốc tế

Chứng khoán trong thị trường toàn cầu được định giá theo chuẩn quốc tế

Thanh khoản của thị trường đối với chứng khoán của doanh nghiệp

Tác động của sự phân cách thị trường đến chứng khoán của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn

Trang 11

Với thị trường nội địa không có tính thanh khoản và có sự phâncách (thị trường bất hoàn hảo; mang tính chất hệ thống) sẽ dẫnđến chi phí sử dụng vốn cao (do phần bù rủi ro cao, tỷ suất sinhlợi mong đợi cao) và bị giới hạn về nguồn vốn, điều này làm giảmtính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khi đó, để tránh phụ thuộc vào thị trường nội địa và đối mặt vớiCPSDV cao, nguồn vốn bị giới hạn, các MNC cần phải đưa rachiến lược tài chính toàn cầu (tìm kiếm nguồn vốn bên ngoàiquốc gia sở tại) để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sửdụng vốn và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Trang 12

Phần 3

MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI VỚI CÁC MNC

Trang 13

Chi phí sử dụng vốn được tính trên cở sở bình quân có trọng số

(tỷ trọng) của từng nguồn tài trợ (WACC) Trong phạm vi thuyếttrình, nhóm chỉ đề cập đến 02 nguồn tài trợ chính đó là nguồn vốnvay ngân hàng và nguồn vốn chủ sở hữu

WACC = Ke * E/V + Kd * (1 - T) * D/V

Trong đó:

Ke: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (chi phí vốn chủ sở hữu)Kd: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay (chi phí nợ vay)T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

E: Giá trị thị trường của vốn cổ phần

D: Giá trị thị trường của nợ

V: Giá trị thị trường của doanh nghiệp, với V = E + D

Trang 14

(1) Ước tính chi phí sử dụng nợ vay (Kd)

Kd = Lãi vay phải trả / Nợ bình quân trong kỳ Chú ý 1: Chi phí nợ vay phải tính sau thuế.

Chú ý 2: Có thể áp dụng lãi suất cho vay hiện hành trên thị trường

mà doanh nghiệp dự kiến sử dụng

Chú ý 3: Phải tính thêm các chi phí phát sinh để có được nguồn

vốn vay

Trang 15

(2) Ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke)

Đây chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn từ các chủ doanhnghiệp, thay vì góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp, họ có thể đầu tưvào các lĩnh vực khác có cùng mức độ rủi ro hay tỳ suất sinh lợi đểtìm kiếm lợi nhuận, có thể nói Ke là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng mà chủ

sở hữu mong muốn có được khi đầu tư vào doanh nghiệp

Để đo lường Ke, các học giả thường tiếp cận qua 02 cách:

(1) Tiếp cận dựa trên các mô hình định giá: CCF, DCF, v.v

(2) Tiếp cận dựa trên mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất

sinh lợi: CAPM (Sharpe, 1964), APT (Ross, 1976), mô hình banhân tố (Fama & French, 1993), mô hình năm nhân tố (Fama &French, 2015), v.v

Trang 16

(2) Ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke)

Nội dung trình bày về mô hình CAPM sẽ bao gồm:

(C) Ví dụ minh họa.

Trong phạm vi thực thực hiện, nhóm chỉ xem xét việc ước tính Ketheo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Đây là mô hình đượcchấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay (mô hình của mọi người)

Trang 17

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(1) Phương trình tính toán

E(Ri) = Rf + βi * [E(Rm) – Rf]

Trong đó:

E(Ri): Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản i

Rf: Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro

βi: Hệ số beta (hệ số đo lường rủi ro hệ thống)

E(Rm): Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thị trường

[E(Rm) – Rf]: Phần bù rủi ro thị trường

Trang 18

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(2) Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (Rf)

Là TSSL của một khoản đầu tư mà nhà đầu tư nhận được khôngtồn tại: (i) rủi ro vỡ nợ; và (ii) rủi ro tái đầu tư Khi đó, tỷ suất sinhlợi kỳ vọng luôn đúng bằng tỷ suất sinh lợi thực tế

Trong thực tế, tài sản phi rủi ro thường là trái phiếu (kỳ hạn 10năm) do chính phủ phát hành và khi đó tỷ suất sinh lợi phi rủi rochính là lãi suất của trái phiếu này

Trang 19

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(3) Hệ số beta (β)

Rủi ro hệ thống có ảnh hưởng đến phần bù rủi ro và tỷ suất sinh lợi

kỳ vọng, E(R), nên nên việc đo lường rủi ro hệ thống tương ứng vớimỗi tài sản luôn được nhà đầu tư quan tâm

Hệ số beta (β) được sử dụng để đại diện cho loại rủi ro này (Jordan

& Miller Jr, 2009) Theo đó, beta là hệ số phản ánh rủi ro hệ thốngtương đối của một tài sản cụ thể so với một tài sản trung bình(danh mục đầu tư có beta bằng 1)

Trang 20

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(3) Hệ số beta

Beta thể hiện mức độ phản ứng của tỷ suất sinh lợi tài sản đối với

sự thay đổi của toàn thị trường Beta càng cao thì độ nhạy cảm vớithị trường càng mạnh và có rủi ro hệ thống càng lớn

Độ nhạy cảm phụ thuộc vào hai yếu tố: (i) mức độ tương quan giữa

tỷ suất sinh lợi của tài sản (Ri) với tỷ suất sinh lợi thị trường (Rm);(ii) độ biến động của tài sản đó so với thị trường Với corr(Ri, Rm)đại diện cho tương quan giữa tỷ suất sinh lợi của tài sản i với thịtrường; σi và σm là độ lệch chuẩn của tài sản và thị trường, hệ sốbeta của tài sản cụ thể i được xác định như sau:

Trang 21

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

Hệ số tương quan (Ri với Rm) cũng phụ thuộc vào 2 yếu tố:

(i) Xu hướng thay đổi của Ri theo Rm

(ii) Mức độ (mạnh/yếu) của xu hướng này Hiệp phương sai

(covariance) đo lường sự thay đổi của hai đối tượng với nhau

Trang 22

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

CÁC KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG HỆ SỐ BETA

(1) Cách tiếp cận dựa vào dữ liệu quá khứ

- Sử dụng công thức tính hệ số beta ở slide trước;

- Sử dụng phương trình hồi quy trên nền tảng của CAPM;

Các vấn đề chú ý khi sử dụng cách tiếp cận này:

- Độ dài kỳ ước tính và tần suất thu thập dữ liệu;

- Quan điểm tính toán các tham số tài chính;

- Phù hợp với các doanh nghiệp đã niêm yết với thời gian dài

Trang 23

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

CÁC KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG HỆ SỐ BETA

(2) Cách tiếp cận dựa vào đặc trưng cơ bản

- Sử dụng đòn bẩy tài chính và/hoặc đòn bẩy kinh doanh riêng biệtcủa doanh nghiệp để tính toán hệ số beta (Beta Bottom-up) trênnền tảng beta không đòn bẩy (tính toán từ các doanh nghiệp tươngđồng) đã xác định trước đó

Các vấn đề chú ý khi sử dụng cách tiếp cận này:

- Các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tương đồng;

- Phù hợp với doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc mới niêm yết

Trang 24

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

Trang 25

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu thu thập được từ (i) Investing Data ( www.investing.com ) (với dữ liệu là cổ phiếu công ty, trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, và trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm), và (ii) Tổng cục thống kê ( www.gso.gov.vn ) (với dữ liệu là chỉ số lạm phát).

Trang 26

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(4) Phần bù rủi ro thị trường

Bảng trên trình bày tỷ suất sinh lợi trung bình số học của một số loại hình quan trọng trong đầu

tư tài chính tại thị trường Mỹ, bao gồm: (i) cổ phiếu công ty; (ii) trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm; (iii) tín phiếu kho bạc Mỹ (T-Bill) và chỉ số lạm phát (CPI); và tại thị trường Việt Nam, bao gồm: (i) cổ phiếu công ty; (ii) trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm; (iii) trái phiếu chính phủ kỳ hạn

Phần bù rủi ro

Trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 10 năm) 4.98% 2.75% 1.49%

B Thị trường Việt Nam (2009-2015)

Tỷ suất sinh lợi trung bình số học

Độ lệch chuẩn

Phần bù rủi ro

Trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 10 năm) 9.63% 2.00% 1.39%

Trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 01 năm) 8.24% 3.05% 0.00%

Trang 27

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(4) Phần bù rủi ro thị trường

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu thu thập được từ (i) Investing Data (www.investing.com) (với dữ liệu là cổ phiếu công ty, trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, và trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm); và (ii) Tổng cục thống kê (www gso.gov.vn) (với dữ liệu

là lạm phát).

Năm Cổ phiếu

(VN30)

Trái phiếu chính phủ

10 năm

Trái phiếu chính phủ

Tỷ suất sinh lợi trung bình số học 19.87% 9.63% 8.24% 7.88%

Tỷ suất sinh lợi trung bình hình học 13.86% 9.62% 8.21% 7.76%

Trang 28

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(4) Phần bù rủi ro thị trường

Tỷ suất sinh lợi trung bình số học và tỷ suất sinh lợi trung bình hình học

Năm 1 2 3 4 5 Giá trị trung bình

Trang 29

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(4) Phần bù rủi ro thị trường

Theo đó, chênh lệch giữa hai tỷ suất sinh lợi (giữa tài sản gần như

là phi rủi ro với một tài sản bất kỳ) có thể hiểu là thước đo của tỷsuất sinh lợi vượt trội (excess return) (Jordan & Miller Jr, 2009).Đây là tỷ suất sinh lợi tăng thêm khi nhà đầu tư chuyển một khoảnđầu tư gần như phi rủi ro sang một khoản đầu tư có rủi ro Mộtcách cụ thể hơn, tỷ suất sinh lợi vượt trội được xem như một phầnthưởng của việc gánh chịu rủi ro Do đó, tỷ suất này còn được gọi

là phần bù rủi ro (risk premium)

Trang 30

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(4) Phần bù rủi ro quốc gia

- Khi tính toán phần bù rủi ro vốn cổ phần, ngoài phần bù rủi ro thịtrường thì các nhà đầu tư cần phải quan tâm đến phần bù rủi roquốc gia tại nơi doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn, khi đó;

Phần bù rủi ro VCP = Phần bù rủi ro thị trường + Phần bù rủi

ro quốc gia

Trang 31

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(4) Phần bù rủi ro quốc gia

Kỹ thuật đo lường phần bù rủi ro quốc gia:

Cách 1: Căn cứ vào tỷ lệ dự phòng vỡ nợ của trái phiếu chính phủ

ở quốc gia sở tại (có thể sử dụng mức xếp hạng tín nhiệm nợ);

Cách 2: Căn cứ theo độ lệch chuẩn tương đối:

Trang 32

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan

(4) Phần bù rủi ro quốc gia

Kỹ thuật đo lường phần bù rủi ro quốc gia:

Cách 3: Kết hợp tỷ lệ dự phòng vỡ nợ và độ lệch chuẩn tương đối:

Phần bù rủi ro quốc gia

= Tỷ lệ dự phòng vỡ nợ01ố3 456 ∗ σ8YZ

σ:[á5 ]^5ế1 01ố3 456

Trang 33

(B) Mô hình CAPM quốc tế (ICAPM) và các vấn đề liên quan

CAPM quốc tế (ICAPM) giả định rằng có một thị trường toàn cầutrong đó có giao dịch vốn cổ phần của doanh nghiệp β của doanhnghiệp và phần bù rủi ro thị trường [E(Rm)– Rf] sau đó phải phảnánh được danh mục đầu tư toàn cầu này

Giá trị của lãi suất phi rủi ro có thể không thay đổi Tỷ suất sinh lợi

kỳ vọng thị trường E(Rm) sẽ thay đổi, phản ánh tỷ suất sinh lợi kỳvọng trung bình của thị trường toàn cầu trong tương lai β củadoanh nghiệp chắc chắn thay đổi vì sẽ phản ánh thay đổi kỳ vọngđối với danh mục đầu tư toàn cầu

Trang 34

(C) Ví dụ minh họa

Có thông tin về một doanh nghiệp A (MNC) như sau:

Tham số Ký hiệu Tại thị trường

trong nước

Tại thị trường quốc tế

Trang 35

(C) Ví dụ minh họa

Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp A (MNC):

Tham số Tại thị trường

trong nước

Tại thị trường quốc tế

E/V = 60%

D/V = 40%

WACC WACC = Ke * E/V + Kd * (1 - T) * D/V

Trang 36

Phần 4

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN QUỐC TẾ

Trang 37

Nội dung trình bày bao gồm 02 nội dung:

4.1 Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường vốn quốc gia 4.2 Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của công ty

Trang 38

Hai yếu tố chính liên quan đến thị trường vốn ảnh hưởng đến chiphí sử dụng vốn quốc tế gồm tính thanh khoản thị trường và sựphân hóa thị trường Trong đó:

- Thanh khoản thị trường được đánh giá dựa trên việc các công

ty phát hành chứng khoán mới mà không làm giảm giá chứngkhoán công ty trên thị trường, cũng như việc thay đổi trong giáchứng khoán có dẫn tới dòng tiền chảy ra/vào đáng kể

- Phân cách thị trường là phản ánh các chứng khoán có cùngmức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và rủi ro phải tỷ suất sinh lợi yêucầu là như nhau giữa mỗi thị trường sau khi điều chỉnh tỷ giá…

Trang 39

Những đặc điểm sau đây của công ty đa quốc gia có thể ảnhhưởng đến chi phí sử dụng vốn quốc tế:

- Khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế

- Khả năng đa dạng hóa quốc tế

- Những ưu đãi về thuế

- Quy mô công ty

- Rủi ro tỷ giá và rủi ro quốc gia

Trang 40

- Khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế: Do thị trường vốn

phân cách, dẫn đến chi phí sử dụng vốn có thể khác nhau giữacác thị trường Các MNCs có cơ hội tiếp cận với nhiều thịtrường vốn khác nhau nên có thể lựa chọn được nguồn tài trợvới chi phí thấp

- Khả năng đa dạng hóa quốc tế: Tổng doanh thu của MNC sẽ

không chịu tác động mạnh của một biến cố kinh tế riêng biệtnào nhờ đa dạng hóa quốc tế Vì vậy xác suất phá sản sẽ giảm

và từ đó có thể giảm chi phí sử dụng vốn

Trang 41

- Những ưu đãi về thuế: Do sự khác biệt về chính sách thuế

giữa các quốc gia, MNC có thể lựa chọn các địa phương có luật

lệ về thuế thuận lợi để mở rộng hoạt động kinh doanh, hay tậndụng ưu đãi về thuế mà chính phủ nước chủ nhà dành cho cácdoanh nghiệp nước ngoài

- Quy mô công ty: Do nhu cầu của các MNC thường vay những

khoản tiền lớn, họ có thể được các chủ nợ dành cho những ưuđãi, do đó có thể giảm được chi phí sử dụng vốn

- Rủi ro tỷ giá: Biến động tỷ giá hối đoái lại có thể khiến lưu

lượng tiền tệ của một MNC trở lên bất ổn hơn doanh nghiệp nội

Ngày đăng: 01/11/2017, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w