1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG HÁN ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC LÂN CẬN

73 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Các bài đọc thêm nằm ở cuối quyển Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt của TS. Lê Đình Khẩn, gồm 4 bài, từ trang 285 đến trang 355, chiếm 16,4% dung lượng sách.Các bài đọc thêm nằm ngoài các chương chính của sách, giúp tầm nhìn của người đọc được mở rộng thêm, tạo điều kiện so sánh vốn từ vựng gốc Hán và cách thức bản địa hoá nó trong tiếng Việt với vốn từ vựng gốc Hán và những cách bản địa hoá nó trong ngôn ngữ của các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng lâu đời của ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa, đồng thời cũng cung cấp kiến thức khái quát về từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt trên tư thế đối sánh với lớp từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt và những mối liên hệ giữa chúng, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về việc tiếp thu các lớp từ vựng nguồn gốc ngoại lai vào ngôn ngữ dân tộc.1.2 Tóm tắt nội dung1.2.1 Bài đọc thêm 1: Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ NômBài đọc thêm 1 được TS. Lê Đình Khẩn tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu, bài viết trình bày về cấu tạo chữ Nôm trong mối liên hệ và chịu ảnh hưởng bởi chữ Hán, từ đó đưa ra nhận định về vai trò của chữ Hán đối với việc hình thành, phát triển và tiếp nhận chữ Nôm. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 2 của bài tiểu luận.1.2.2 Bài đọc thêm 2: Chữ Hán, từ Hán với tiếng NhậtBài đọc thêm 2 được TS Lê Đình Khẩn dịch từ bài viết “Chữ hán tại Nhật Bản” của Trương Mãnh, trong quyển “Cái nhìn khái quát về văn hóa chữ Hán Trung Quốc”, Nhà xuất bản đại học Bắc Kinh 1996. Bài viết trình bày về quá trình du nhập tiếng Hán vào tiếng Nhật, biểu hiện của sự bản ngữ hoá tiếng Hán trong tiếng Nhật và tình hình học tập, nghiên cứu tiếng Hán tại Nhật. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 3 của bài tiểu luận1.2.3 Bài đọc thêm 3: Chữ Hán và các đơn vị gốc Hán trong tiếng Triều TiênBài đọc thêm 3 được TS. Lê Đình Khẩn dịch từ bài viết “Chữ hán tại bán đảo triều tiên” của Hàn Chấn Càn trong quyển “Cái nhìn khái quát về văn hóa chữ Hán Trung Quốc”, Nhà xuất bản đại học Bắc Kinh 1996. Bài viết trình bày về quá trình du nhập tiếng Hán vào tiếng Triều Tiên, biểu hiện của sự bản ngữ hoá tiếng Hán trong tiếng Triều Tiên và tình hình học tập, nghiên cứu tiếng Hán tại Triều Tiên. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 4 của bài tiểu luận.1.2.4 Bài đọc thêm 4: Từ vựng gốc Nhật trong tiếng ViệtBài đọc thêm 4 là của chính TS Lê Đình Khẩn, trích từ Báo cáo đọc tại hội nghị Khoa học quốc tế “ Việt Nam – Nhật Bản: mối quan hệ trong xu thế hội nhập” tổ chức tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2007. Bài viết trình bày sơ lược sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Nhật và diện mạo lớp từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 5 của bài tiểu luận.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bộ môn: Các yếu tố Hán Việt trong từ vựng tiếng Việt

GV hướng dẫn: TH.S Đặng Duy Luận

NHÓM 6

CA THỨ 6 - TUẦN LẺ - MÃ HP LITR105402

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

3 NGUYỄN THỊ THANH NGUYÊN K40.601.093

5 NGUYỄN HỒNG THANH THƯƠNG K40.601.128

Trang 3

MỤC LỤC

1 Khái quát về các bài đọc thêm 5

1.1 Vị trí và chức năng 5

1.2 Tóm tắt nội dung 5

1.2.1 Bài đọc thêm 1: Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ Nôm 5

1.2.2 Bài đọc thêm 2: Chữ Hán, từ Hán với tiếng Nhật 5

1.2.3 Bài đọc thêm 3: Chữ Hán và các đơn vị gốc Hán trong tiếng Triều Tiên 6

1.2.4 Bài đọc thêm 4: Từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt 6

2 Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 1 7

2.1Cơ sở tạo ra sự ảnh hưởng của chữ Hán đối với việc hình thành và phát triển chữ Nôm 7

2.2 Lịch sử ra đời của chữ Nôm 9

2.3 Cấu tạo của chữ Nôm 11

2.3.1 Giả tá 12

2.3.2 Hình thanh 17

2.3.3 Hội ý 20

2.4 Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ Nôm 21

2.5 Tình hình nghiên cứu Hán Nôm ở Việt Nam 26

3 Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 2 29

3.1 Sự truyền bá chữ Hán ở Nhật Bản 29

3.2 Sự cải tạo và sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản 30

3.2.1 Onyomi (Âm độc) 31

3.2.2 Kunyomi (huấn độc) 31

3.2.3 Manyokana 33

3.2.4 Hiragana 34

3.2.5 Katakana 36

3.3 Tình hình nghiên cứu chữ Hán ở Nhật Bản 38

3.3.2 Việc biên soạn sách công cụ chữ Hán ở Nhật Bản 39

3.3.2 Tình hình giản hóa chữ Hán ở Nhật 39

3.3.3 Việc giảng dạy và học tập chữ Hán ở Nhật 41

3.3.4 Việc nghiên cứu chữ Hán cổ ở Nhật 42

4 Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 3 44

4.1 Lịch sử sử dụng chữ Hán ở Triều Tiên 44

4.1.1 Giai đoạn thứ nhất: chữ Hán được truyền bá đến bán đảo Triều Tiên 44

4.1.2 Giai đoạn thứ hai: từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ VIII 45

4.1.3 Giai đoạn thứ ba: từ thời Silla - giữa thế kỷ VIII, đến giữa thế kỷ XV 48

4.1.4 Giai đoạn thứ tư: từ giữa thế kỷ XV đến 1945 49

4.1.5 Giai đoạn thứ năm: Từ 1945 đến nay 49

4.2 Đặc điểm lớp từ gốc Hán trong tiếng Triều Tiên 51

4.2.1 Phân loại 51

4.2.2 Một số hiện tượng biến đổi ngữ nghĩa 52

4.2.3 Một số hiện tượng biến âm 52

4.2.4 Đặc điểm cấu tạo của từ 54

4.3 Tình hình học tập và giảng dạy chữ Hán ở Triều Tiên 55

5 Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 4 58

5.1 Tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Nhật 58

5.1.1 Nguyên nhân 58

5.1.2 Kết quả của quá trình tiếp xúc 64

5.2 Phác thảo diện mạo lớp từ ngữ gốc Nhật trong tiếng Việt 65

Trang 4

5.2.1 Từ gốc Nhật vay mượn theo âm đọc Hán Việt 65

5.2.2 Từ gốc Nhật vay mượn theo ngữ âm tiếng Nhật 70

TỔNG KẾT 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 5

1 Khái quát về các bài đọc thêm

đó có cái nhìn sâu sắc hơn về việc tiếp thu các lớp từ vựng nguồn gốc ngoại lai vào ngônngữ dân tộc

1.2.2 Bài đọc thêm 2: Chữ Hán, từ Hán với tiếng Nhật

Bài đọc thêm 2 được TS Lê Đình Khẩn dịch từ bài viết “Chữ hán tại Nhật Bản” của

Trương Mãnh, trong quyển “Cái nhìn khái quát về văn hóa chữ Hán Trung Quốc”, Nhà

xuất bản đại học Bắc Kinh 1996 Bài viết trình bày về quá trình du nhập tiếng Hán vàotiếng Nhật, biểu hiện của sự bản ngữ hoá tiếng Hán trong tiếng Nhật và tình hình học tập,nghiên cứu tiếng Hán tại Nhật Nội dung cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 3 củabài tiểu luận

Trang 6

1.2.3 Bài đọc thêm 3: Chữ Hán và các đơn vị gốc Hán trong tiếng Triều Tiên

Bài đọc thêm 3 được TS Lê Đình Khẩn dịch từ bài viết “Chữ hán tại bán đảo triều

tiên” của Hàn Chấn Càn trong quyển “Cái nhìn khái quát về văn hóa chữ Hán Trung Quốc”, Nhà xuất bản đại học Bắc Kinh 1996 Bài viết trình bày về quá trình du nhập tiếng

Hán vào tiếng Triều Tiên, biểu hiện của sự bản ngữ hoá tiếng Hán trong tiếng Triều Tiên

và tình hình học tập, nghiên cứu tiếng Hán tại Triều Tiên Nội dung cụ thể sẽ được trìnhbày rõ hơn ở chương 4 của bài tiểu luận

1.2.4 Bài đọc thêm 4: Từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt

Bài đọc thêm 4 là của chính TS Lê Đình Khẩn, trích từ Báo cáo đọc tại hội nghịKhoa học quốc tế “ Việt Nam – Nhật Bản: mối quan hệ trong xu thế hội nhập” tổ chức tạiĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2007 Bài viết trình bày sơ lược

sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Nhật và diện mạo lớp từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt Nộidung cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 5 của bài tiểu luận

Trang 7

2 Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 1

Phần đầu bài viết nhằm cung cấp những kiến thức khái quát về cơ sở tạo ra sự ảnh hưởng của chữ Hán đối với việc hình thành và phát triển chữ Nôm và sự ra đời của chữ Nôm Phần này được trình bày khá ngắn gọn, chỉ thông qua một đoạn dẫn ngắn và tiểu mục

“Chữ Nôm” Vậy để làm rõ vấn đề này trong bài viết và bổ sung thêm một số kiến thức liên quan, chúng tôi xin trình bày lại thông qua hai tiểu mục 2.1 và 2.2 dưới đây:

2.1 Cơ sở tạo ra sự ảnh hưởng của chữ Hán đối với việc hình thành và phát triển chữ Nôm

Theo nhiều nguồn tư liệu thì trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, người Việtchúng ta chưa có chữ viết, mà chỉ có tiếng nói, tiếng Việt cổ đại, là thứ ngôn ngữ thuộc họMường-Khmer, khác hẳn họ ngôn ngữ với tiếng Hán Gần đây những dấu vết khảo cổ họcchúng ta khai quật được có dấu hiệu cho biết có thể tiếng Việt đã có chữ viết dạng nguyênthủy trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam Một số tài liệu cổ của Trung Quốc cũng cóviết về sự tồn tại của một loại ngôn ngữ và chữ viết ở phía nam Trung Quốc, có thể đó làtiếng Việt Tuy nhiên giả thiết này chưa đứng vững vì thiếu cơ sở, hoặc giả nếu tồn tại chữviết như vậy ở Việt Nam, chữ viết đó đã không có đều kiện phát triển dưới thời Bắc thuộc

Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam khoảng gần 2000 năm liêntục từ thời Bắc thuộc cho mãi đến đầu thế kỷ XX

Khi nước ta bị Trung Quốc thống trị, từ năm 111 trước Tây lịch, tức từ Hán Vũ Đếsai Lộ Bác Đức đem quân sang xâm lược, cho mãi đến năm 938, khi Ngô Quyền đánh bạiquân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, người Trung Quốc

đã đem văn hóa của họ, trong đó có chữ Hán, phổ biến ở nước ta Từ 938, Ngô Quyềnxưng vương, Việt nam thoát khỏi sự thống trị của phong kiến phương Bắc, mở ra kỷnguyên độc lập tự chủ cho nước ta, cho đến khi nước ta bị người Pháp thống trị (ở Nam Kỳ

từ 1867, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ từ 1883), chữ Hán vẫn được tiếp tục dùng như văn tựchính thức của quốc gia

Trang 8

Chữ Hán có vai trò và được sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống văn hóa, chính trịcủa xã hội Việt Nam Người Việt trực tiếp tiếp xúc với tiếng Hán ngày một tăng là do nhàHán đã mở trường dạy chữ Hán ngày càng nhiều ở Giao Châu, điều đó khiến cho tiếng Hán

và chữ Hán ngày càng ảnh hưởng tới cư dân người Việt

Từ việc nhờ con đường giao lưu văn hoá mà chữ Hán đã vào Việt Nam đến nay, ởViệt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ).Ðiều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm vàthực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế

kỷ đầu Công nguyên trở đi

Ðến thế kỷ VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở ViệtNam Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tếthương mại với Trung Quốc Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trongkhoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằngchữ Hán Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đốivới nền văn hóa của nước Việt Nam xưa

Trước thế kỷ X, người Việt Nam dùng chữ Hán đọc như người Hán, học chữ Hánthực chất là học một sinh ngữ Đến đầu thế kỷ X, Việt Nam bước vào thời kỳ tự chủ thìtiếng Hán không còn tư cách là một sinh ngữ nữa mà người Việt vẫn dùng chữ Hán như cũnhưng lại đọc theo cách riêng của mình là đọc theo cách đọc Hán Việt Cách đọc này đãảnh hưởng vào tiếng Việt làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn Chữ Hán dù saocũng vẫn là một văn tự ngoại lai vốn chỉ được tầng lớp trên như quan lại, trí thức quendùng đã đến lúc không đáp ứng được nhu cầu ghi chép của mọi tầng lớp nhân dân trong xãhội Bị tách khỏi môi trường sinh ngữ, chữ Hán càng không đáp ứng được nhu cầu diễn tảmọi mặt của cuộc sống, những diễn biến tình cảm rất uyển chuyển, tinh tế của người ViệtNam Trong hoàn cảnh đó, cần phải có một nền văn tự riêng của người Việt là nhu cầu rất

tự nhiên Chữ Nôm ra đời đã đáp ứng nhu cầu đó của lịch sử

Trang 9

2.2 Lịch sử ra đời của chữ Nôm

Chữ Nôm là cách gọi để chỉ chữ viết của người Việt Nam trước đây Nôm vốn dĩđược Việt hoá từ chữ nam (南), tức phương nam, Việt Nam Chữ viết thêm bộ khẩu (口)hoặc bộ ngôn (言) đứng trước với hàm ý là lời ăn tiếng nói hàng ngày (của người Việt)không mang tính chất “chữ nghĩa” kiểu như chữ Hán Vì thế khi cần chuyển dịch một vănbản chữ Hán sang tiếng Việt, để người đọc dễ hiểu, trước đây người ta hay gọi là “diễnNôm”

Chữ Nôm là một sáng tạo lớn của tầng lớp trí thức Việt Nam thời phong kiến, quanhiều thế hệ Đó là một biểu hiện về tinh thần dân tộc, về sự trân trọng tiếng nói dân tộc.Sau khi được sáng tạo ra, chữ Nôm đã có đóng góp rất lớn vào việc hình thành nên ngônngữ văn hoá dân tộc Theo các chuyên gia Hán Nôm thì loại chữ này đã được sử dụng từkhoảng thế kỉ XII, XIII Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chữ Nôm cũng chính là biểuhiện của xu hướng phản Hán hoá mạnh mẽ của tiếng Việt, đặc biệt là về mặt từ vựng

Có thể nói chữ Nôm ra đời có ý nghĩa hết sức lớn lao, đánh dấu bước phát triển củanền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt Như mọingười đều biết, tiếng Việt của chúng ta rất giàu hình ảnh, là tiếng nói của nhân dân, là lờivăn trong sáng của các nhà ngoại giao và là ngôn ngữ cảm xúc văn học trong các sáng táccủa các nhà thơ, nhà văn và là kho tàng ca dao trong sáng tác văn học dân gian Tiếng Việtcủa chúng ta giàu tình cảm, nhiều màu sắc và âm điệu, phản ánh tâm hồn trong sáng và cốtcách vĩ đại của nhân dân Việt Nam trải hàng ngàn năm lịch sử.Liên hệ với các tài liệu liên quan đến bài đọc thêm 1, chúng tôi nhận thấy có nhiều học giảtrong và ngoài nước đã đi sâu tìm hiểu về sự ra đời của chữ Nôm và có nhiều ý kiến khácnhau:

Phạm Huy Hổ trong "Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?" cho rằng chữ Nôm có từ

thời Hùng Vương

Lê Dư và GS Nguyễn Đổng Chi đã căn cứ vào ý “Sĩ Vương bắt đầu lấy chữu Hán để

dịch ra tiếng ta” của Nguyễn Văn Sang trong “Đại Nam quốc ngữ” để đưa ra nhận

định hco rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ II

Trang 10

Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "Bố Cái" trong danh xưng "Bố Cái đại vương" donhân dân Việt Nam suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời PhùngHưng thế kỷ VIII

Học giả Trần Văn Giáp lại dựa vào chữ "Cồ" trong quốc hiệu "Đại Cồ Việt" (大瞿越) để cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng

Hai nhà nghiên cứu là GS Nguyễn Tài Cẩn và GS Lê Văn Quán đã căn cứ vào mặt

thanh mẫu, vận mẫu để chứng minh chữ Nôm không thể có từ thời Sĩ Nhiếp mà xuấthiện sau thời Đường – Tống

 Trong một số nghiên cứu vào những năm 90 của thế kỷ 20, các học giả căn cứ vàođặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán vàtiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kếtluận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từthời nhà Đường - nhà Tốngthế kỷ VIII-IX Nhưng nếu âm Hán Việt có từ thờiĐường - Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt(nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) vì thế chữ Nôm chỉ có thể ra đời saukhoảng thế kỷ X khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắngcủa Ngô Quyền vào năm 938

Trần Huy Bá dựa vào chữ “Ông Hà” khắc trên quả chuông Vân Bản tự chung minh

tìm được ở Đồ Sơn có niên đại năm 1076, để cho rằng chữ Nôm có từ thời nhà Lý

GS Đào Anh Duy cho rằng do yêu cầu mới của xã hội từ sau cuộc giải phóng, đặc

biệt dưới các triều Đinh, Lê và đầu Lý nên chữ Nôm xuất hiện

 Về văn bản thì khi tìm chứng tích trước thời nhà Lý, văn tịch hoàn toàn không lưulại dấu vết chữ Nôm nào cả Sang thời Lý thì mới có một số chữ Nôm như trong bài

bi ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (tạc năm 1173 niên hiệuChính Long Bảo Ứng thứ 11) hay bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (naythuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tạc năm 1210 triều vua Lý Cao Tông) Về trước tác

Trang 11

thì phải sang thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng Hàn Thuyên là người có cônglớn phát triển thơ Nôm thời kỳ này với việc mở đầu thể Hàn luật.

Qua đó có thể thấy các học giả đã gắng đi tìm bằng chứng thời điểm ra đời chính xác củachữ Nôm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thống nhất thời điểm ra đời của chữNôm

2.3 Cấu tạo của chữ Nôm

Bàn về cấu tạo của chữ Nôm, bài đọc thêm 1 nêu ngắn gọn: Nói chung những nhà Nho của chúng ta trước đây cũng như các nhà nghiên cứu Hán Nôm về sau, cả trong nước lẫn ngoài nước, đều thừa nhận rằng chữ Nôm được tạo thành dựa theo “Lục thư” (sáu cách tạo chữ Hán của Trung Quốc) Vậy chúng tôi xin được làm rõ hơn nhận định này.

Khi bàn về các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt, không thể không nhắc đến chữ Hán.Bởi vì chữ Hán thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi giới tiếp xúc ngôn ngữgiữa tiếng Việt và tiếng Hán Hàng loạt tiếng, từ, ngữ trong tiếng Hán đã thông qua chữHán tạo thành hệ thống các đơn vị gốc Hán vào hoạt động trong tiếng Việt

Để hình thành một nền văn tự chỉ có hai con đường Đó là con đường tự nó và con đường vay mượn Hình thành bằng con đường tự nó nghĩa là tự sáng chế cho mình một lối

viết độc lập, không liên quan gì đến các truyền thống văn tự khác Rất ít nền văn tự trên thếgiới hình thành theo con đường này Theo Nguyễn Tài Cẩn thì trên thế giới chỉ có ba

trường hợp là chắc chắn được hình thành theo con đường tự nó là: văn tự Ai Cập ở lưu vực

sông Nin, văn tự Mai A ở Trung Mỹ, và văn tự Hán ở lưu vực sông Hoàng Hà phía bắc

Trung Quốc Hình thành bằng con đường vay mượn từ một nền văn tự khác là con đường

phổ biến của đại đa số các văn tự hiện có trên thế giới Trong bối cảnh lịch sử nước Việtdiễn ra thời Bắc thuộc thì chữ Nôm Việt Nam sẽ nảy sinh theo con đường thứ hai là con

đường vay mượn, vay mượn từ nền văn tự Hán Có thể khẳng định rằng, chữ Nôm đã được

tạo thành trên cơ sở chất liệu và phương thức cấu thành của chữ Hán

Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai khôngthể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc

Trang 12

diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt Chính

vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt

Vậy khi bàn về cách cấu tạo chữ Nôm, các nhà Nho của chúng ta trước đây, cũngnhư các nhà nghiên cứu Hán Nôm về sau, cả trong lẫn ngoài nước, đề thừa nhận rằng chữNôm được tạo thành dựa theo “lục thư” (六書: sáu cách tạo chữ Hán) của Trung Quốc

Nhưng chỉ sử dụng ba cách trong số sáu cách ấy, đó là: giả tá, hình thanh và hội ý

Trình bày về ba cách cấu tạo chữ Nôm này, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với cách kiến giải của bài đọc thêm số 1.

2.3.1 Giả tá

Giả tá là cách cách mượn trực tiếp chữ Hán để ghi tiếng Việt Hay nói cách khác đó

là phương pháp lấy chữ Hán làm chữ Nôm Bởi vì dùng những chữ Hán đồng âm hoặc có

âm gần giống với từ đơn Tiếng Việt để làm công cụ ghi chép là cách giản tiện nhất, dễ làmnhất, cho nên có thể cũng có cách “tạo chữ Nôm” được tổ tiên chúng ta sử dụng sớm nhất

Có 5 hình thức vay mượn theo cách giả tá này

(1) Mượn chữ Hán đọc theo âm tiền Hán Việt

Từ Tiền Hán Việt là những từ gốc Hán được đọc mô phỏng theo âm Hán Thượng cổ,

tức âm Hán thời Tiên Tần Bên cạnh đó có một số từ bắt nguồn từ âm Hán Trung cổ,nhưng trước khi hình thành âm Hán Việt đã bị Việt hóa về mặt ngữ âm; âm này được dùngđọc chữ Hán trước khi có âm Hán Việt và cũng tạm được coi là âm tiền Hán Việt

Các từ tiền Hán Việt do du nhập vào tiếng Việt từ rất sớm, và không mang tính

hệ thống; tuyệt đại đa số là những từ đơn tiết nên đã bị Việt hóa rất sâu; có khả nănghoạt động độc lập và có một vị trí không khác gì với các từ gốc Mon-Khme, gốc Tày-Thái Vì vậy, theo quan điểm đương đại, các nhà nghiên cứu xem chúng như là từthuần Việt

Xem bảng dưới đây về ví dụ của chữ Nôm qua việc mượn chữ Hán đọc theo âm tiền Hán Việt:

Trang 13

Chữ Hán

(Dùng làm chữ Nôm)

Âm đọc (tiền Hán Việt)

Trong tổ hợp

(2) Mượn chữ Hán đọc theo âm Hán Việt

Ta có thể hiểu từ Hán Việt là các từ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt (được

gọi tắt là từ Hán Việt).

Âm Hán Việt là âm đọc của tất cả các từ Hán được Việt hóa theo một con đườngnhư nhau, được hình thành cho tất cả mọi chữ Hán, theo những quy luật khá chặt chẽ; lấyxuất phát điểm là âm Hán Trung cổ ở các thế kỷ VIII, IX, trước thời tự chủ của dân tộc ta ítlâu (ứng với thời kỳ triều đại Nhà Đường của Trung Quốc) và phản ảnh khá sát cách phát

âm này Âm Hán Trung cổ này được Việt hóa từ đầu thời tự chủ (thế kỷ X) khi tiếng Hán

đã mất tính cách là một sinh ngữ, do đó phải tuân theo những quy luật ngữ âm của tiếngViệt và phụ thuộc vào thói quen cấu âm của người Việt Quá trình này chắc chắn có mầmmống từ trước thế kỷ X, và phải kéo dài hàng mấy thế kỷ mới hình thành ra âm Hán Việtngày nay Cách đọc âm Hán Việt được thực hiện cho tất cả các từ Hán nằm trong thư tịchcủa người Hán, kể cả các thư tịch có trước đời Đường (trước các thời Tiên Tần, LưỡngHán) và các thư tịch xuất hiện sau này (Nguyên, Minh, Thanh) Cho nên âm Hán Việt vừa

là một sự kiện lịch sử xảy ra ở một thời điểm, vừa là cách đọc chung và phổ biến cho mọithời kỳ, được sử dụng để đọc và sáng tác văn thơ bằng chữ Hán, vì thế nó có tính chất ổnđịnh Rõ ràng, khác với từ tiền Hán Việt, lớp từ Hán Việt được du nhập một cách ồ ạt vàtạo thành một hệ thống ngữ âm riêng

Xem bảng dưới đây về ví dụ của chữ Nôm qua việc mượn chữ Hán đọc theo âm Hán Việt:

Trang 14

(3) Mượn chữ Hán đọc theo âm hậu Hán Việt

Từ hậu Hán Việt là những từ Hán Việt nhưng đã bị Việt hóa hoàn toàn

can can

gan

đình đình

là phát sinh một cách đọc mới

Xu hướng Hán Việt Việt hóa này thực chất là sự biến đổi ngữ âm tạo nên từ mới,vốn cũng là một xu hướng sản sinh từ trong tiếng Việt Những từ mới sản sinh nàykhác với từ Hán Việt cũ không chỉ về mặt ngữ âm mà cả về mặt ngữ nghĩa, phong cách

Chữ Hán

(Dùng làm chữ Nôm)

Âm đọc (Hán Việt)

Trang 15

cũng như khả năng hoạt động ngữ pháp Cho nên có thể nói những từ này tạo thànhmột lớp riêng Cũng giống như từ tiền Hán Việt, chúng có đặc điểm là đã bị Việt hóahoàn toàn về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách, hoàn toàn giống như những từbản địa, chúng có thể hoạt động độc lập trong cấu tạo từ cũng như trong câu Do vậy,các nhà nghiên cứu cũng đồng tình xếp chúng vào lớp từ thuần Việt

Xem bảng dưới đây về ví dụ của chữ Nôm qua việc mượn chữ Hán đọc theo âm hậu Hán Việt:

Chữ Hán

(Dùng làm chữ Nôm)

Âm đọc (hậu Hán Việt)

Trong tổ hợp

(4) Mượn chữ Hán đọc theo âm Hán Việt nhưng không mượn nghĩa

Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt Âm mượn có thể là âmtiền Hán Việt, âm Hán Việt hoặc âm hậu Hán Việt nhưng không mượn nghĩa Khi đọc cóthể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi

Ví dụ:

- Đọc giống như âm Hán Việt:

+ Chữ “tốt” 卒 có nghĩa là “binh lính” được mượn dùng để ghi từ “tốt” trong “tốt xấu” + Chữ “xương” 昌 có nghĩa là “hưng thịnh” được mượn dùng để ghi từ “xương” trong

“xương thịt”

Trang 16

+ Chữ “qua” 戈 là tên gọi của một loại binh khí được mượn dùng để ghi từ “qua” trong

“hôm qua”

+ Chữ “bán” 半 có nghĩa là “một nửa” được mượn dùng để ghi từ “bán” trong “buônbán”

- Đọc giống như âm tiền Hán Việt:

+ chữ “keo” 膠 (“keo” trong “keo dán”, âm Hán Việt là “giao”) được dùng để ghi lại từ

“keo” trong “keo kiệt”

+ chữ “búa” 斧 (“búa” trong “cái búa”, âm Hán Việt là “phủ”) được dùng để ghi lại từ

“búa” trong “chợ búa” (“búa” trong “chợ búa” là âm tiền Hán Việt của chữ “phố” 鋪)

- Đọc chệch âm Hán Việt:

Chữ Hán

(Dùng làm chữ Nôm)

Âm đọc (âm Hán Việt đọc chệch)

Trang 17

(5) Mượn chữ Hán (với nghĩa Hán) đọc theo âm Nôm (Việt)

Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt

Hình thanh là kiểu chữ Nôm cấu tạo gồm hai bộ phận, một bộ phận biểu ý (gọi

là hình), một bộ phận biểu âm (gọi là thanh) Loại chữ cấu tạo theo kiểu hình thanhchiếm tỉ lệ rất lớn Chữ Nôm hình thanh đã mô phỏng chữ Hán hình thanh, nó dùngnhững bộ thủ của chữ Hán để làm phần hình (nghĩa phù), còn phần thanh (thanh phù)

thì sử dụng chữ Hán hoặc một số ít chữ Nôm Có 3 tiểu loại:

(1) Loại chữ Nôm có phần hình do các bộ thủ trong “thuyết văn giải tự” đảm nhiệm, và phần thanh do chữ Hán đảm nhiệm

Trong số 214 bộ thủ của chữ Hán, thì chữ Nôm đã sử dụng đến trên 60 bộ, còn thêm bộ

巨 (cự) và bộ 司 (tư, ty)

Trang 18

Ví dụ:

- Chữ Nôm “gạch” 𥗳 (“gạch” trong “gạch ngói”): chữ này được cấu thành từ chữ “thạch”

石 (bộ 石) và chữ “ngạch" 額; “thạch” 石 có nghĩa là “đá” được dùng làm nghĩa phù, ý

là gạch thì được làm bằng đất đá, “ngạch” 額 dùng làm thanh phù

- Chữ Nôm “bạn” 伴 (“bạn” trong “bạn bè”): chữ này được cấu thành từ chữ “nhân” 人 vàchữ “bán” 半 “nhân” 人 có nghĩa là “người” được dùng làm nghĩa phù, “bán” 半 dùnglàm thanh phù

- Chữ Nôm “mái” 𥗳 (“mái” trong “mái hiên”): chữ này được cấu thành từ chữ “hán” 厂

và chữ “ngạch” 額; “hán” 厂có nghĩa là “chỗ sườn núi người ta có thể ở được” đượcdùng làm nghĩa phù, “mãi” 買 dùng làm thanh phù

- Chữ Nôm “tôm” 𥗳 (“tôm” trong “cái tôm cái tép”): chữ này được cấu thành từ chữ

“ngư” 魚và chữ “tâm” 心; “ngư”魚có nghĩa là "nghề cá, những thứ thuộc về vùng biển"được dùng làm nghĩa phù, "tâm" 心 dùng làm thanh phù

- Chữ Nôm “bể” 𥗳 (“bể” trong “cửa bể chiều hôm”): chữ này được cấu thành từ chữ

“thuỷ” 水và chữ “bỉ” 彼; “thuỷ” 水 có nghĩa là “nước” được dùng làm nghĩa phù, “bỉ” 彼dùng làm thanh phù

- Chữ Nôm “da” 䏧 (“da” trong “da thịt”): chữ này được cấu thành từ chữ "nhục" 肉vàchữ "đa"多 "nhục" 肉 có nghĩa là "thịt" được dùng làm nghĩa phù, "đa" 多 dùng làmthanh phù

Trang 19

- Chữ “ra” 𥗳 (“ra” trong “ra vào”) : chữ này được cấu thành từ chữ “la” 羅 giản hóa vàchữ “xuất” 出; “xuất” 出 có nghĩa là “ra” được dùng làm nghĩa phù, “la” 羅 được dùnglàm thanh phù.

(2) Hình và thanh đều do chữ Hán đảm nhiệm

Ví dụ:

- Chữ “ba” 𥗳 (“ba” trong “ba chân bốn cẳng”): chữ này được cấu thành từ chữ “tam” 三

và chữ “ba” 巴; “tam” 三 có nghĩa là “số thứ tự thứ ba” được dùng làm nghĩa phù, “ba”

巴 được dùng làm thanh phù

- Chữ “cỏ” 𥗳 (“cỏ” trong “đồng cỏ”): chữ này được cấu thành từ chữ “thảo” 草 và chữ

“cổ” 古; “thảo” 草 có nghĩa là “cỏ” được dùng làm nghĩa phù, “cổ” 古 được dùng làmthanh phù

- Chữ “cong” 𥗳 (“cong” trong “cong queo”): chữ này được cấu thành từ chữ “khúc”

và chữ “cung” 弓; “khúc” 曲 có nghĩa là “cong” được dùng làm nghĩa phù, “cung” 弓được dùng làm thanh phù

- Chữ “đi” 𥗳 (“đi” trong “đi lại”): chữ này được cấu thành từ chữ “tẩu” 走 giản hoá và

chữ “đa” 多; “tẩu” 走 có nghĩa là “đi” được dùng làm nghĩa phù, “đa” 多 được dùnglàm thanh phù

- Chữ “chợ” 𢄂 (“chợ” trong “chợ búa”): chữ này được cấu thành từ chữ “thị” 市 và chữ

“trợ” 助; “thị” 市 có nghĩa là “chợ” được dùng làm nghĩa phù, “trợ” 助 được dùng làmthanh phù

(3) Chữ Nôm đảm nhiệm phần thanh

Trang 20

Ví dụ:

- Chữ “ngón” 𥗳 (“ngón” trong “ngón tay”): chữ này được cấu thành từ chữ “thủ” 手 vàchữ “nguyễn” 阮 (chữ Nôm); “thủ” 手 có nghĩa là “ngón tay” được dùng làm nghĩa phù,

“nguyễn” 阮 được dùng làm thanh phù

- Chữ “lời” 𥗳 (“lời” trong “lời nói”): chữ này được cấu thành từ chữ “khẩu” 口 và chữ

“trời” 𢄂 (chữ Nôm); “khẩu” 口 có nghĩa là “miệng” được dùng làm nghĩa phù, “trời” 𥗳được dùng làm thanh phù

- “trời” 𥗳: chữ này được cấu thành từ chữ “thiên” 天 có nghĩa là “trời” và chữ “thượng”

上 có nghĩa là “trên”, ý là “trời” thì nằm ở trên cao

- “lử” 𥗳 (“lử” trong “mệt lử”) gồm chữ “vô” 無 có nghĩa là “không có” và chữ “lực” 力

có nghĩa là “sức, sức lực”, ý của “lử” là không còn sức lực gì nữa

Trang 21

- “trùm” 𥗳 gồm chữ “nhân” 人 có nghĩa là “người” và chữ “thượng” 上 có nghĩa là

“trên”, ý của “trùm” là người có vị thế ở phía trên (người bề trên, người đứng đầu, trênnhững người khác)

- “sánh” 𥗳 (với nghĩa so sánh), gồm chữ “bính” 碰 bị tỉnh lược một phần (tỉnh lược bộ

“thạch” 石 ở bên trái chữ “bính”) có nghĩa là “cạnh nhau, sát nhau” và chữ “đa” 多 cónghĩa là “nhiều”, ý là đặt kề nhau để xem hơn kém nhau bao nhiêu

2.4 Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ Nôm

Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi

âm tiếng Việt cổ (mượn âm để chép tiếng Quốc âm) Phép đó gọi là chữ “giả tá” Dần dầnphép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngàycàng nhiều và có hệ thống hơn Phép này gọi là “hài thanh” để cấu tạo chữ mới

Từ khi chỉ có một số ít chữ Nôm xuất hiện rời rạc cho đến khi nó trở thành hệ thốngvăn tự có thể ghi chép về mọi mặt của tiếng Việt kể cả việc sáng tác văn chương, là mộtquá trình lâu dài và phức tạp Rất khó phân định rạch ròi các bước phát triển, tuy nhiên

theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì ít nhất có thể thấy được 3 thời kì chính sau đây:

- Khoảng đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, tức từ triều Lý đến triều Trần, có thể xem là

thời kì mở đầu, thời kỳ chữ Nôm hình thành

Vào giai đoạn đầu, có thể nói hình thức cấu tạo của chữ Nôm cũng chính là hình thức cấutạo của chữ Hán Là vì chữ Hán được mượn trực tiếp để làm “chữ Nôm” Tuy ở một số tácphẩm rải rác cũng có cả loại chữ hình thanh, hội ý nhưng giả tá vẫn chiếm tuyệt đại đa số.Trên một tấm bia khắc vào thời Lý có tất cả 24 chữ, trong đó chỉ có 6 chữ thuộc loại hìnhthanh, những chữ còn lại đều là giả tá Trong một bài phú nổi tiếng của Trần Nhân Tông(1279-1293) có tất cả 1482 chữ chỉ có 367 chữ hình thanh, còn lại đều là chữ giả tá “ChữNôm chân chính” chỉ chiếm chưa đến 25 %

Trang 22

Một số di tích còn lưu lại dấu vết chữ Nôm trong giai đoạn này nhưng số lượng khôngnhiều ngoài vài văn bia Tuy nhiên có thuyết cho rằng một tác phẩm quan trọng là

tập “Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh”, dịch Nôm là “Phật nói cả trả ơn áng ná

cực nặng” đã ra đời vào thời nhà Lý khoảng thế kỷ XII Đây cũng là đặc điểm đáng lưu ý

vì tập này là văn xuôi, một thể văn ít khi dùng chữ Nôm

Nhà Trần cũng để lại một số tác phẩm chữ Nôm như mấy bài phú của vua Trần NhânTông: " Cư trần lạc đạo phú" ( 居塵樂道賦) và "Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca" (得趣林泉成

道歌)

- Khoảng thế kỷ XV-XVII, thời đại nhà Lê, là thời kỳ chữ Nôm được củng cố và phát

triển.

Đến thời kì đầu triều Lê, người ta thấy trong 10 bài đầu của tập Quốc âm thi tập có 538

chữ thì trong đó đã có 381 chữ giả tá, 121 chữ hình thanh và 5 chữ hội ý Mức độ Việt hoáchữ Hán đã được nâng cao, thể hiện ở chỗ: số lượng chữ Hán mượn theo âm Hán Việt tănglên, đạt tỉ lệ tăng lên xấp xỉ 80% (thời kì trước đó, loại chữ mượn nguyên âm nguyên nghĩa

chiếm số lượng lớn) Trong Quốc âm thi tập còn có hiện tượng “giản hoá” chữ Nôm Chẳng hạn một chữ hình thanh được cấu tạo bởi hai chữ Hán (xuất hiện thời Trần), thì trong “Quốc âm” lại được viết lược bỏ đi một bộ phận để trở thành loại giả tá.

Ví dụ:

𥗳 >昆 con

𥗳 >茶 già

𥗳 >店 đêm 𥗳>字 chữ 𥗳>侖 tròn

Thời kỳ này phần lớn thi văn lưu truyền biết tới nay là thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt.Một số là trước tác cảm hứng riêng như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc

Trang 23

âm thi tập (Lê Thánh Tông), Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Ngự đề hoà

danh bách vịnh (Chúa Trịnh Căn), Tứ thời khúc vịnh (Hoàng Sĩ Khải), Ngọa long

cương (Đào Duy Từ); nhưng cũng không thiếu những tác phẩm theo dạng sử

ký như: Thiên Nam Minh giám, Thiên Nam ngữ lục Thơ lục bát cũng xuất hiện với tác

phẩm “Cảm tác” của Nguyễn Hy Quang, được sáng tác năm 1674

Thế kỷ XVII cũng chứng kiến sự xuất hiện nhưng đã sớm nở rộ của văn học Nôm Cônggiáo, với những tác giả tên tuổi như nhà truyền giáo Girolamo Maiorica (chủ trì biên soạnhơn 45 tác phẩm nhiều thể loại), thầy giảng Gioan Thanh Minh (viết tiểu sử các danh nhân

và thánh nhân), thầy giảng Lữ Y Đoan (viết Sấm truyền ca, truyện thơ lục bát phỏng tác

từ Ngũ Thư)

- Khoảng thế kỷ XVIII trở đi, tức khoảng cuối Lê đầu Nguyễn là thời kỳ chữ Nôm phát

triển tương đối nhuần nhuyễn.

Cuối Lê đầu Nguyễn là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chữ Nôm Chẳng hạn sốlượng chữ hình thanh tăng vọt, mà tính chính xác trong biểu đạt của chúng cũng được nângcao Hàng loạt chữ mới thay thế cho chữ cũ thiếu chính xác

sự vay mượn nguyên khối, lấy nguyên xi chữ Hán để làm chữ Nôm, quen gọi là giả tá.

Tiếp theo là những bước Việt hoá, nói đúng hơn là “Nôm hoá”

(1) Dùng hai hay nhiều chữ Hán ghép lại theo tư duy người Việt (người trí thứcViệt) để tạo chữ Nôm

(2) Dùng bộ chữ (Hán) ghép với chữ Hán, hoặc chữ Nôm để tạo ra chữ Nôm

Trang 24

(3) Dùng các nét chữ Hán (có cải biên hoặc không) làm các phù hiệu đánh dấu đểtạo chữ Nôm.

Bên cạnh những nhận định trong bài viết, chúng tôi liên hệ thêm một số tài liệu tham khảo

và nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của chữ Nôm giai đoạn này thể hiện rõ nét nhất qua phương diện chữ Nôm trong sáng tác văn học

Thơ Hàn luật của những thế kỷ kế tiếp càng uyển chuyển, lối dùng chữ càng tài tình, hómhỉnh như thơ của Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan Ngược lại thể thơ dài

như Ai tư vãn của Ngọc Hân Công chúa cùng thể song thất lục bát trong Chinh phụ

ngâm của Đoàn Thị Điểm lưu danh những nữ sĩ biệt tài thời trước Riêng Chinh phụ

ngâm được xem là một tuyệt tác, có phần trội hơn nguyên bản chữ Nho.

Thể song thất lục bát cũng lưu lại tác phẩm Cung oán ngâm khúc, lời văn cầu kỳ, hoa mỹ

nhưng thể thơ phổ biến nhất là truyện thơ lục bát, trong đó phải kể Truyện Kiều (Nguyễn

Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) Văn từ truyện thơ bình dị hơn nhưng lối hànhvăn và ý tứ không kém sâu sắc và khéo léo Những tác phẩm truyện Nôm khuyết danhkhác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương

Lễ, Ngư tiều vấn đáp y thuật, Nữ tú tài, Tô Công phụng sứ, tất cả được phổ biến rộng rãi

khiến không mấy người Việt lại không biết vài câu, nhất là Truyện Kiều.

Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các vănkiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802

Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca theo thể hát nói của NguyễnKhuyến, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương… Những thể cũ song thất lục bát và lục bát (cáctruyện Nôm) vẫn góp mặt song thêm vào đó là những vở tuồng hoặc chèo dân gian cũngđược soạn bằng chữ Nôm như Kim Thạch kỳ duyên, Chàng Lía (Văn Doan diễn ca), Quan

Âm Thị Kính.

Ngược lại với tài liệu văn học thì triết học, sử học, luật pháp, y khoa và ngữ học tuy cóđược ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương đối ít

Trang 25

Trong kho tư liệu của chúng ta, số lượng tác phẩm viết bằng chữ Nôm không phải là

ít Nhưng, những tác phẩm có thể dùng làm cứ liệu để nghiên cứu thì cũng không nhiều,chỉ vì chúng đã bị sao chép sửa đổi làm sai lệch qua những lần in ấn lưu truyền Nên việcthẩm định, lựa chọn tác phẩm đáng tin cậy làm đối tượng khảo sát luôn được xem là bướckhởi đầu quan trọng nhất Theo chúng tôi tìm hiểu thì kho tàng thư tịch về chữ Nôm và vănhọc chữ Nôm, hiện được lưu giữ tương đối đầy đủ nhất và phong phú nhất ở Viện Nghiêncứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, với số lượng tác phẩm khoảng 1500tên sách (trong đó sách viết toàn chữ Nôm khoảng 500 tác phẩm, sách chữ Hán diễn Nômkhoảng 200 tác phẩm, sách chữ Hán lẫn Nôm khoảng 800 tác phẩm), đó là chưa kể tớihàng vạn thác bản văn bia có chữ Nôm (trong đó văn bia toàn khắc chữ Nôm khoảng gần

200 đơn vị) Những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã sưu tầm được hàng ngàncuốn sách chữ Nôm của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Thái…

Qua những con số thống kê phân loại có được về các loại chữ Nôm từ các tấm vănbia, các tác phẩm cổ, người ta có thể đưa ra được những nhận định về quá trình phát triểncủa chữ Nôm ở từng giai đoạn Và cũng qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng khác nhaucủa chữ Hán đối với chữ Nôm trong từng giai đoạn

Người viết bài đọc thêm 1 đã đưa ra kết luận cuối cùng rằng ảnh hưởng lớn nhất của chữHán đối với chữ Nôm là phương pháp tạo chữ Chữ Nôm không vượt ra ngoài “lục thư” màchữ Hán đã từng sử dụng Những nhược điểm có trong hệ thống văn tự Hán đều có trongchữ Nôm Chẳng hạn, hiện tượng mà ngành văn tự học tiếng Hán gọi là “dị thể tự”, trong

hệ thống chữ Nôm cũng không thiếu: một từ, một chữ ó nhiều cách viết khác nhau Đấy làchưa kể hiện tượng tuỳ tiện tạo chữ ở các vùng phương ngữ (do lạm dụng các nguyên tắccủa lục thư) Do ảnh hưởng của chữ Hán đối với chữ Nôm lớn lao như vậy, cho nên cókhông ít người căn cứ vào hình thức để đưa ra kết luận là chỉ cần biết chữ Hán là biết đượcchữ Nôm Thực ra, không phải thế, khi vay mượn các đơn vị văn tự Hán, người Việt cũng

đã thực hiện những bước cải hoá ở những mức độ khác nhau để chúng có thể trở thànhcông cụ ghi chép tiếng Việt (chứ không còn là công cụ ghi chép tiếng Hán nữa) Chữ Nôm

là chữ Nôm Tuy nhiên, nếu biết chữ Hán, thì việc học chữ Nôm trở nên thuận tiện hơn

Trang 26

Chúng tôi nhất trí với nhận định trên và muốn mở rộng thêm vấn đề về tình hình nghiên cứu chữ Nôm nói riêng và nghiên cứu sự ảnh hưởng của chữ Hán đối với sự hình thành và phát triển chữ Nôm nói chung qua tiểu mục sau:

2.5 Tình hình nghiên cứu Hán Nôm ở Việt Nam

Từ đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu cấu tạo chữ Nôm, giám định văn bản Nôm, biênsoạn sách tra cứu chữ Nôm, biên soạn thư mục Nôm, và phiên dịch công bố các tác phẩmchữ Nôm có giá trị đã được các nhà nghiên cứu quan tâm; bước đầu thu được những kếtquả khả quan, phần nào đáp ứng nhu cầu tìm hiểu di sản chữ Nôm trong đời sống văn hóa

xã hội Mặc khác, việc các nhà nghiên cứu Hán Nôm trong và ngoài nước quan tâm hơnnữa đến nghiên cứu, khai thác, bảo tồn di sản chữ Nôm trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở Việt Nam và trong bối cảnh giao lưu, hoà nhập với văn hóa khu vực và quốc tế sẽtạo cơ hội cho chữ Nôm, văn học chữ Nôm có một vị trí nhất định, trong kho tàng di sảnvăn hóa của thế giới

Để giới thiệu với thế hệ người Việt Nam hôm nay về vai trò của chữ Nôm trong tiếntrình phát triển văn học nói riêng và văn hoá dân tộc nói chung, cũng như làm rõ hơn về sự

ra hình thành và phát triển chữ Nôm trên mối tương quan với chữ Hán, nhiều thế hệ nghiêncứu Hán Nôm Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XX đã tiến hành nghiên cứu chữNôm và giám định, phiên dịch, công bố nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị ra tiếng Việt hiệnnay

Về nghiên cứu chữ Nôm có: Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (Đào Duy Anh), Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm (Trần Văn Giáp), Một số vấn đề về chữ

Nôm (Nguyễn Tài Cẩn), Nghiên cứu về chữ Nôm (Lê Văn Quán), Nghiên cứu chữ Nôm Tày (Hoàng Triều Ân và Cung Văn Lược), Các phương thức biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm Việt (Nguyễn Tá Nhí), Cấu trúc nghĩa trong chữ Nôm Việt (Lã

Minh Hằng), Mối tương quan giữa âm Hán Việt và âm Nôm trong cách đọc chữ

Nôm (Trương Đức Quả),…

 Về biên soạn những bộ sách công cụ, nhằm góp phần tạo nên những phương tiện tra

cứu khi tiếp cận di sản chữ Nôm, có thể kể như: Bảng tra chữ Nôm (Viện Ngôn ngữ

Trang 27

học), Đại từ điển chữ Nôm (Vũ Văn Kính), Từ điển chữ Nôm Việt (Nguyễn Quang

Hồng chủ biên)

Dù chúng ta công nhận vai trò không nhỏ của chữ Hán đối với sự hình thành và phát triểnchữ Nôm, nhưng chữ Nôm vẫn là một sáng tạo thể hiện bước phát triển đáng ghi nhận vềtrình độ văn hoá dân tộc Vì vậy để bảo tồn và phát huy chữ Nôm như một , dưới sự chủ trìcủa Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các chuyên gia nghiên cứu Hán Nôm cùng các chuyên giatin học trong và ngoài nước đã xây dựng bảng mã chữ Nôm và đưa chữ Nôm vào bảng mãchuẩn quốc tế IRG/ISO, tổng số chữ Nôm đã đưa vào kho chữ chung quốc tế là 9.299 chữ,trong đó số chữ Nôm không trùng hình với chữ của các nước trong khu vực khoảng 4.200chữ Hiện nay, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang tiếp tục sưu tầm và vẽ chữ Nôm để đưavào bảng mã chuẩn quốc tế (gồm chữ Nôm Kinh và chữ Nôm Tày), kế hoạch sẽ đưa thêmkhoảng hơn 2.000 chữ mới Khi chữ Nôm được khẳng định trong bảng mã chuẩn quốc tế,như vậy chủ quyền đã được khẳng định, điều này rất có ý nghĩa về quốc tế, cũng như pháthuy giá trị khoa học của chữ Nôm trong quá trình giao lưu và hội nhập văn hoá Việt Nam

Trang 28

3 Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 2

Bài viết trình bày về sự truyền bà và cải tạo chữ Hán ở Nhật Bản trong tiểu mục thứ nhất, trong đó đã bao gồm trình bày kiến thức về Onyomi và Kunyomi, sau đó dành một tiểu mục thứ hai để nói về Kana, cụ thể đề cập đến Mayokana, Hiragana và Katakana Chúng tôi xin hệ thống lại kiến thức qua một cách đặt tên và sắp xếp tiểu mục mới nhằm làm rõ hơn các cách sử dụng chữ Hán để ghi chép tiếng Nhật, hay cụ thể hơn là cách người Nhật

“Nhật Bản hoá” các yếu tố hình – âm – nghĩa của chữ Hán

3.1 Sự truyền bá chữ Hán ở Nhật Bản

Chữ Hán- một sản phẩm văn hóa độc đáo của Trung Hoa, sau khi ra đời đã khôngcòn là riêng của dân tộc Trung Hoa, nó vượt qua hàng rào ngôn ngữ và biên giới, tiến sangcác nước lân bang, gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các nước này, tạo ra nhiềumối tương quan và tương đồng văn hóa đặc sắc Nhật Bản từ nhiều thế kỷ trước đây, tuychưa có mối giao lưu văn hóa trực tiếp, song cũng là nước chịu ảnh hưởng của văn hóaHán

Tuy chưa có kết luận chính xác về thời điểm bắt đầu của quá trình giao lưu văn hóaTrung- Nhật, nhưng người ta cho rằng chữ Hán đã vào Nhật Bản một cách ồ ạt qua các thưtịch viết bằng Hán văn, trong đó tác phẩm xuất hiện sớm nhất ở Nhật là cuốn “Luận ngữ”(論語), vào thế kỉ thứ III, thời đại Jimmu teno (神天皇: Thần Thiên Hoàng) Theo ghichép trong một tài liệu cổ xưa nhất còn lưu giữ được ở Nhật Bản- cuốn “Cổ sự ký” (古事

記) được viết vào năm 712– thì vương thất Packche (Bách Tế Quốc, tức Triều Tiên) đã

phái hiền nhân Hòa Nhĩ Cát Sư sang Nhật và tặng một số sách “Luận ngữ”, thư tịch Hán văn cổ Năm 720, cuốn Nihonshoki (Nhật Bản thư kỷ), là một quyển sách lịch sử Nhật Bản

cũng được viết bằng Hán văn, trong đó có đoạn: “….Tháng 2 năm 285, tiến sĩ Vương Nhândạy thái tử đọc sách Hán văn”, nhiều người cho rằng có lẽ tiến sĩ Vương Nhân cũng chính

là Hòa Nhĩ Cát Sư Từ đó người ta cho rằng, thư tịch viết bằng Hán văn chính là conđường làm cho chữ Hán du nhập vào Nhật Bản

Trang 29

3 Dùng chữ Hán làm công cụ ghi âm từ Nhật, nghĩa đã hoàn toàn thay đổi, loại nàyđược gọi là Vạn diệp giả danh (manyokana).

4 Dùng hình thức giản lược của kiểu chữ Hán viết thảo (thảo thư: 草書) để ghi âmtiếng Nhật, gọi là bình giả danh (hiragana)

5 Dùng hình thức giản lược của kiểu chữ khải (khải thư: 楷書) để ghi âm tiếng Nhật,gọi là phiến giả danh (katakana)

Liên hệ với các tài liệu tham khảo cùng đề tài hiện hành, chúng tôi cho rằng nhận định ấy

có chỗ chưa thật chính xác và còn mang tính khái quát cao mà không làm rõ được bản chất thật sự của các cách cải tạo, sử dụng tiếng Hán ở Nhật Bản trên ba phương diện cơ bản là “âm – hình – thanh” Chúng tôi đề xuất nên trình bày lại vấn đề cụ thể và rõ ràng hơn.

Trước tiên phải nhìn lại hệ thống chữ viết tiếng Nhật Tiếng Nhật có hai loại chữ

viết là Kanji (Hệ thống văn tự Hán kí hiệu âm tiết Nhật) và Kana (Hệ thống văn tự cải biến

từ Hán tự kí hiệu âm tiết Nhật)

Onyomi và Kunyomi là cách đọc Kanji Tức là yếu tố “hình” vẫn giữ nguyên, hoàn

toàn thay đổi về “âm” và tuỳ trường hợp cũng có sự cải tạo về “nghĩa” của Hán tự Vậycần lưu ý Onyomi và Kunyomi không phải “cách sử dụng chữ Hán ghi chép tiếng Nhật”như người viết bài đọc thêm số 2 đã nhận định

Trang 30

Manyokana là nguồn gốc của hai loại Kana hiện đại Hiragana và Katakana.

Hiragana và Katakana là hai loại Kana của Nhật Bản Hiragana là kí âm mềm, Katakana là kí âm góc cạnh Tức là cả ba yếu tố hình – âm – nghĩa đều được cải tạo

Vậy chúng tôi đã phần nào khái quát được vị trí, chức năng và tính chất của các cách

“Nhật Bản hoá” tiếng Hán Sau đây xin đi vào phân tích cụ thể.

3.2.1 Onyomi (Âm độc)

Trải qua một thời gian truyền bá, du nhập vào Nhật Bản, chữ Hán đã được “NhậtBản” hóa rất nhanh Năm 478, vua Nhật Bản phái sứ giả sang Trung Quốc trình một bảnquốc thư viết bằng Hán văn với lối văn thể rất hợp thời Một số tài liệu khác còn cho thấyvào thời kì này, người Nhật đã bắt đầu sử dụng chữ Hán như một công cụ ghi âm một số từngữ trong tiếng Nhật

Theo bài viết, Onyomi (音讀), còn gọi là “âm độc”, là cách người Nhật lợi dụng hình thể và âm đọc chữ Hán để ghi những đơn vị (từ, ngữ, ) có cách đọc giống hoặc gần giống trong tiếng Nhật Nói cách khác, Onyomi là là sự Nhật hóa cách phát âm tiếng

Hán của Hán tự vào thời điểm nó được du nhập vào, là cách đọc Kanji kiểu Hán

Onyomi có hai loại:

+ Loại 1, nghĩa của từ trong tiếng Hán và trong tiếng Nhật giống nhau Người ta gọi tiểu loại này là “từ dịch âm”

 Người Nhật dùng 山 , 木 , 海 để kí âm các âm tiết “san” “moku” “kai” của Tiếng Nhật

và “san”, “moku”, “kai” cũng có nghĩa tương ứng với 山 , 木 ,

+ Loại 2, nghĩa của từ trong tiếng Hán và trong tiếng Nhật khác nhau

3.2.2 Kunyomi (huấn độc)

Trang 31

Kunyomi (訓 讀 - huấn độc) là cách người Nhật mượn hình và nghĩa mà không mượn âm Tức là cách đọc Kanji kiểu Nhật.

Bài viết đưa ra một vài ví dụ về Kunyomi Chúng tôi xin phân tích ví dụ một cách cụ thểhơn bằng bảng so sánh sau

Hán

Trang 32

3.2.3 Manyokana

Yếu tố hình giữa tiếng Hán và tiếng Nhật khác nhau rất xa Khi dùng hệ thống văn

tự Hán để ghi chép tiếng Nhật còn rất nhiều chỗ không phù hợp và cần được sửa đổi, vìvậy họ bắt đầu cải tạo yếu tố hình thể của chữ Hán sao cho phù hợp với việc ghi chép tiếng

Nhật bằng một loại chữ mới gọi là Kana Đây được xem là một sự sáng tạo lớn của người Nhật để làm cơ sở cho hệ thống văn tự Nhật Kana vay mượn những bộ phận hoặc các nét

của chữ Hán làm ký hiệu để ghi bộ phận âm tiết tiếng Nhật

Ka ở đây có nghĩa là mượn dùng hay lợi dụng; na nghĩa là danh hiệu ( chữ Hán ),

nên còn gọi Kana là “giả danh”

Loại kana mượn chữ Hán đơn thuần để làm ký hiệu, được gọi là Manyokana (vạn diệp giả danh 萬葉假名), bởi vì loại này được sử dụng rất nhiều trong tập hòa ca

cổ xưa nhất của Nhật bản có tựa là Vạn diệp tập (萬葉集市)

Manyokana gồm hai tiểu loại:

- Âm giả danh (onkana), một chữ Hán ghi một âm tiết tiếng Nhật

Ví dụ:

海(biển) tiếng Nhật phát âm là UMI, hai âm tiết Nếu ghi theo kiểu kunyomi thì vẫnviết là 海, dùng manyokana thì viết là 宇美

山 (núi) tiếng Nhật đọc là YAMA, kunyomi viết là 山 , manyokana viết là 也末

雨(mưa) tiếng Nhật đọc là AME, kunyomi viết là 雨, manyokana viết là 阿米

Chúng tôi nhận thấy ví dụ đúng nhưng cách giải thích chưa hợp lý lắm

Chẳng hạn ở ví dụ thứ nhất (海(biển) tiếng Nhật phát âm là UMI, hai âm tiết Nếu ghi theokiểu kunyomi thì vẫn viết là 海, dùng manyokana thì viết là 宇美) xin phân tích lại như sau:

海 là chữ viết kiểu kanji, có âm đọc onyomi là “kai”, âm đọc kunyomi là “umi”.Người dùng manyokana viết là 宇美 là một kiểu phiên âm tiết vì 宇 có âm đọc

Trang 33

onyomi là “u” và 美 có âm đọc onyomi là “mi”, ghép lại 宇美 tương ứng với cáchđọc theo kiểu nhật là “umi”.

- Huấn giả danh (kunkana), tương đối phức tạp, có khi một chữ Hán ghi một âm tiết, hai

âm tiết hoặc ba âm tiết,…

Ví dụ:

A  kunkana ghi 嗚呼

I  kunkana ghi là 五十

IDE  Kunkana ghi 山 上復有山

Điểm hạn chế lớn nhất của Manyokana là thiếu tính khoa học và không có hệ thống,

nó không phải là hệ thống văn tự mang ý nghĩa thực sự mà là tùy tiện, thậm chí nó

giống như một kiểu trò chơi chữ nghĩa

Dù vậy, nó vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngôn ngữ Nhật nói riêng vàvăn hoá Nhật nói chung:

+ Bắt nguồn cho Hiragana và Katakana

+ Cầu nối giữa chữ Hán và hệ thống chữ giả danh hiện đại Nhật bản

+ Là sản phẩm quan trọng của lịch sử quan hệ văn tự Trung- Nhật.

3.2.4 Hiragana

Hiragana là loại chữ giả danh do giản hóa của kiểu chữ manyokana mà ra Loại này

được hình thành vào cuối thế kỉ VIII Hiragana mới đầu chỉ lưu hành trong phái nữ Họdùng nó để ghi chép bài hát, viết nhật kí, viết chuyện,vv Vì thế loại chữ Hán này được gọi

là nữ thủ (女手) Nguyên nhân là vào thời bấy giờ chữ Hán, tiếng Hán (cổ) chỉ dành riêngcho nam giới, vì thế chữ Hán được gọi là nam thủ (男手) Tuy nhiên, vào thời kì gọi là nữ

thủ, vẫn có không ít nam giới sử dụng hiragana, có điều là họ không dùng để viết các văn

bản chính thức, mà dùng để viết thư cho phụ nữ hay viết các bài ca Đến năm 905, sau khi

Trang 34

cuốn Cổ kim hòa ca tập (古今和:kukinwakashu) ra đời theo sắc lệnh của nhà vua, kiểu

chữ Hiragana mới được xã hội thừa nhận và phổ biến rộng rãi

Hiragana là một hình thức văn tự tương đối thông tục và tiện lợi Hơn nữa nó vốn là

kiểu viết thảo của loại manyokana, nên về phương diện nghệ thuật thư pháp nó có giá trịthể hiện đặc biệt Hiragana là loại chữ có rất nhiều dị thể, tình trạng này kéo dài suốt mộtngàn năm sau, ngày 21/8/1900 (năm Minh Trị 33), một văn bản mang tính pháp quy về vấn

đề này được chính phủ thông qua và ban bố rộng rãi Từ đó về sau dần dần được quy phạmhóa và thống nhất trong sử dụng

Bảng chữ cái Hiragana đầy đủ hiện nay:

Trang 35

3.2.5 Katakana

Katakana có nghĩa là "kana chắp vá", do chữ Katakana được hợp thành từ nhiềuthành phần của Kanji Katakana được tạo thành từ các nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc,

là kiểu chữ đơn giản nhất trong chữ viết tiếng Nhật

Khác với kanji có thể được phát âm theo nhiều cách tùy theo ngữ cảnh (dạng chữ

"tượng hình, biểu ý"), cách phát âm của các ký tự katakana hoàn toàn theo quy tắc (dạngchữ "tượng thanh, biểu âm")

Trong tiếng Nhật hiện đại, katakana thường được dùng để phiên âm những từ cónguồn gốc ngoại lai Ví dụ, "television" (Tivi) được viết thành "テレビ" (terebi) Tương

tự, katakana cũng thường được dùng để viết tên các quốc gia, tên người hay địa điểm củanước ngoài Ví dụ, tên "Việt Nam" được viết thành "ベトナム" (Betonamu)

Bảng chữ cái Katakana đầy đủ hiện nay:

Trang 36

Qua tìm hiểu từng cách sử dụng chữ Hán để ghi ngôn ngữ Nhật, chúng tôi xin rút ra thuận lợi và khó khăn của việc dùng chữ Hán để ghi ngôn ngữ Nhật so với ghi ngôn ngữ Việt.

Dùng chữ Hán ghi ngôn ngữ Việt

Dùng chữ Hán ghi ngôn ngữ Nhật

Thuận lợi Có sự tiếp xúc ngôn ngữ

lâu dài dưới cả hình thứccưỡng chế và tự nguyện,văn tự Hán đã được dùng

để ghi chép tiếng Việt từrất sớm

Có nhiều cách dùng chữHán ghi ngôn ngữ Nhậtlinh động theo từng trườnghợp và đối tượng ghi chép

cụ thể

Cùng loại hình ngôn ngữđơn lập với hạt nhân cơbản của từ vựng là các từđơn tiết  một chữ Hánghi âm 1 chữ Việt rấtthuận tiện

Có hệ thống nguyên âm,phụ âm và thanh điệutương đối giống nhau Sốlượng âm tiết Hán “trùng”

âm tiết Việt khá lớn

Khó khăn Cách “Việt hoá” chữ Hán

không phong phú, không

Ngày đăng: 30/10/2017, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. GS Trần Đình Sử, “Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ và văn học viết tiếng Việt” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ và văn học viết tiếng Việt
5. "Chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX", Tuyển tập Ngôn ngữ văn tự Việt Nam Số 1, Lê Ngọc Trụ, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX
1. Đào Duy Anh,Từ điển Hán Việt, NXB văn hoá thông tin, 2009 Khác
2. Thiều Chửu, Từ điển Hán Việt, NXB Thanh Niên Khác
3. Nguyễn Quang Hồng, Khái luận văn tự học chữ Nôm , NXB Giáo dục, 2008 Khác
6. Đào Duy Anh, Chữ Nôm: Nguồn gốc – Cấu tạo – Diễn biến, Đào Duy Anh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975 Khác
7. Bửu Cầm, Nguồn gốc chữ Nôm, Văn hóa nguyệt san 50, 1960 Khác
8. Nguyễn Ngọc San, Vấn đề cấu trúc chữ Nôm, tóm tắt luận án PTS, 1982 Khác
9. Nguyễn Tá Nhí, Các phương thức biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm Việt, Nxb KHXH, 1997 Khác
10.GS.TS. Nguyễn Văn Khang HD, Trần Kiều Huế, Đặc điểm các yếu tố Hán – Nhật trong tiếng Nhật, Luận án tiến sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng, 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w