Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế thu nhập cá nhân trình bày cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân, những ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế thu nhập cá nhân trong thực tế.Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế thu nhập cá nhân trình bày cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân, những ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế thu nhập cá nhân trong thực tế.
Trang 1
TIỂU LUẬN THUẾ
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI THUẾ
Trang 2Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
VÀ LẠM PHÁT
1 Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
a Định nghĩa thu nhập
Tùy theo mục đích nghiên cứu, các nhà kinh tế quan niệm về thu nhập dưới các góc độ khác
nhau Hai nhà kinh tế Anh là R.M Haig và H.G Simons đầu thế kỷ 20 đã đưa ra định nghĩa về thu
nhập (sau này gọi là định nghĩa Haig-Simons) cho rằng thu nhập là tổng giá trị của cải ròng tăng
lên của một cá nhân cộng với sự tiêu dùng của người đó trong một thời gian nhất định, thường là
một năm Quan điểm này mang tính lý thuyết và được chấp nhận rộng rãi Tuy nhiên, trên thực tế
rất khó thực hiện, vì giá trị tăng thêm mới chỉ tồn tại ở tiềm năng, mặt khác lại biểu hiện dưới các
hình thức khác nhau như tiền, hàng hóa và dịch vụ song lại chỉ được thực hiện khi có sự chuyển
dịch quyền sở hữu
Dựa trên cơ sở định nghĩa của Haig-Simons, các nhà kinh tế hiện đại đưa ra quan niệm mới
về thu nhập làm cơ sở đánh thuế TNCN
- Khái niệm bao quát: thu nhập là mọi khoản thu nhập ròng từ các nguồn sau khi khấu trừ
các chi phí tạo ra chúng
- Quan niệm hạn hẹp: dựa trên cơ sở thu nhập chỉ giới hạn trong những lợi ích phát sinh lặp
đi lặp lại, có tính liên tục để hình thành phương thức đánh thuế thu nhập từ các nguồn phát
sinh thu nhập
Dựa trên các định nghĩa trên có thể nhận thấy thu nhập có đặc điểm chung sau: Thu nhập là
tổng các tài sản và của cải được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ là một chủ thể nào đó trong nền
kinh tế - xã hội tạo ra và nhận được từ các nguồn lao động, tài sản hay đầu tư thông qua quá trình
phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 3(thường là một năm)
b Thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà
nước Thuế xuất hiện khi trong xã hội xuất hiện sản phẩm thặng dư cùng với sự phân chia giai
cấp, Thuế được giai cấp thống trị dùng như một công cụ để tạo ra nguồn thu chủ yếu cho mọi nhu
cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước nói chung hay của giai cấp thống trị nói riêng
Trên cơ sở những khái niệm về Thuế, chúng ta có thể rút ra khái niệm về thuế TNCN theo
pháp luật hiện hành như sau: “Thuế thu TNCN là loại thuế chủ yếu đánh vào thu nhập của cá
nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách
nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm
việc hay nghỉ ngơi, thông qua việc thu hay không thu thuế đối với các khoảng thu nhập từ kinh
doanh, đầu tư,… Thuế này được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá
nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc
biệt
1.2 Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân
- Thuế TNCN là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân Do là thuế
trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu
thuế theo ý nghĩa kinh tế Người nộp thuế cũng là người chịu thuế, người chịu thuế TNCN
không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế sang cho các đối tượng khác tại thời điểm
đánh thuế
- Thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, đối tượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc
diện đánh thuế, không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở
nước ngoài
Thứ hai, đối tượng phải kê khai nộp thuế TNCN là toàn bộ những người có thu nhập
từ hoạt động kinh doanh, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người
nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt,
làm việc, có thu nhập theo mức độ quy định của pháp luật thuế TNCN
- Thuế TNCN là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc theo luật
Trang 4định Phân phối khoản thu nhập qua thuế TNCN gắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà
nước
- Thuế TNCN là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp Nó vận động
một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà nước do được
hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp
- Thuế TNCN luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia Hầu hết các quốc gia đều
gắn chính sách thuế TNCN với một số chính sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng,
chăm sóc sức khỏe…)
Thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm: công dân
nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và
hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập
phát sinh trong nước hay ngoài nước Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của
thuế TNCN rất cao
Việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần Đặc
điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế TNCN là điều tiết mạnh người có thu nhập cao,
góp phần thực hiện công bằng xã hội Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp
ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao
Xét về góc độ kinh tế, thuế TNCN có tính trung lập cao hơn so với các loại thuế khác vì việc
tăng hay giảm thuế TNCN hầu như không kéo theo những biến đổi về cơ cấu kinh tế
1.3 Vai trò của thuế TNCN
Trước bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và những sự biến đổi lớn của điều kiện
kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, việc ban hành Luật thuế TNCN ở nước ta là hết sức cần thiết
và có vai trò quan trọng về nhiều mặt Là một bộ phận của hệ thống thuế nên thuế TNCN vừa
mang vai trò chủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế khác không có
được
1.3.1 Đối với nền kinh tế- xã hội
* Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước
Thuế TNCN là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp
một phần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước Thuế TNCN được tính với diện rộng,
Trang 5khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn Bên cạnh đó, thuế TNCN tác động trực tiếp vào
thu nhập của dân cư mà người dân của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có
thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất tinh thần Thuế TNCN luôn có sự gia tăng
nhanh chóng cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người
* Góp phần thực hiện công bằng xã hội
Trong mỗi quốc gia, thu nhập của mỗi cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như khả
năng và trình độ lao động, vị trí công tác, quyền sở hữu về tài sản của cá nhân đó Tuy nhiên, các
yếu tố nói trên của mỗi cá nhân thường không giống nhau nên đã tạo ra sự khác nhau về thu nhập
của mỗi người Chính sự khác nhau ấy là nguồn gốc tạo ra sự phân cực giàu nghèo, là sự bất bình
đẳng trong xã hội Để giải quyết vấn đề này, các nước đã dùng nhiều hình thức và biện pháp khác
nhau trong đó thuế TNCN được xem như một công cụ hữu hiệu để điều tiết bớt thu nhập của
những người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội
Hình: Ảnh hưởng của thuế đến sự công bằng trong phân phối thu nhập
Để thấy rõ vai trò của thuế TNCN , có thể sử dụng đường cong Lorenz sau đây Trên đồ thị,
đường cong Loenz càng gần đường phân giác thì càng phản ánh sự phân phối công bằng Điều đó
được trợ giúp bởi thuế lũy tiến thông qua thực hiện thuế TNCN để đảm bảo rút ngắn khoảng cách
phân hóa giàu nghèo xã hội
* Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm
Thuế TNCN là một công cụ rất cần thiết để thực hiện việc kiểm soát thu nhập của các tầng
Trang 6lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội và quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế Để kiểm soát thu
nhập dân cư, nhà nước phải sử dụng đồng thời cả hai cơ chế quản lý quỹ tiền lương, tiền công,
chế độ báo cáo quyết toán kinh doanh…và cơ chế kê khai nộp thuế TNCN, tuy ban đầu có thể
chưa chính xác, nhưng sẽ là căn cứ để thống kê thu nhập dân cư phục vụ chương trình mục tiêu
nghiên cứu quốc gia, hoạch định chính sách phát triển phù hợp khi tính tuân thủ pháp luật, pháp
chế xã hội được nâng lên
Thông qua các cơ chế và công cụ quản lý đó mà nhà nước sẽ có giải pháp tăng cường hoặc
giảm bớt điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư làm cho tổng cầu xã hội giảm hoặc tăng, từ đó
có tác dụng co hẹp hay kích thích kinh tế phát triển Đó chính là vai trò quản lý điều tiết vĩ mô
nền kinh tế mà chính sách thuế TNCN góp phần tác dụng đáng kể
Thực hiện điều tiết kinh tế trong điều kiện tăng năng suất và hiệu quả kinh tế theo lý thuyết
trọng cung, các nhà kinh tế học thuộc trường phái này mà đại diện là Laffer đã đưa ra đường cong
lý thuyết nổi tiếng là đường cong Laffer
Mô hình đường cong Laffer cho thấy mối quan hệ giữa thuế suất và tổng thu nhập từ thuế
Nếu mức thuế được xác định cao hơn mức t0 sẽ gây ra phản ứng như hạ thấp động lực kinh
doanh, chuyển vốn đầu tư sang lĩnh vực khác chịu thuế thấp hơn, chuyển sang hoạt động ngầm để
trốn thuế Điều này cho thấy, nếu thuế suất của thuế thu nhập hợp lý sẽ tác động kích thích tăng
trưởng kinh tế và tăng thu cho ngân sách Việc nghiên cứu một mức thuế TNCN phù hợp để nâng
Trang 7cao kích thích của nó được đánh giá quan trọng hơn vai trò công bằng mà nó tạo ra trong phân
phối thu nhập
* Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp
Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện
các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của pháp luật mà nhà nước không
kiểm soát được như tham ô, nhận hối lộ, buôn bán hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm
đoạt tài sản của nhà nước và công dân Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh
tế – xã hội của mỗi quốc gia Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống lại
những hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến vai trò của thuế
TNCN
1.3.2 Đối với hệ thống thuế
* Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác
Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhược điểm là có
tính luỹ thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vì khi tiêu thụ cùng một
lượng hàng hoá mọi người không phân biệt giàu nghèo và đều phải chịu thuế như nhau Nếu tính
thuế TNCN theo phương pháp luỹ tiến từng phần sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này
* Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế TNCN Giữa hai
loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau Thuế TNCN còn góp phần khắc
phục sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay
giữa doanh nghiệp với cá nhân Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những
chi phí phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp hòng trốn thuế
thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận được những khoản trả nói trên sẽ phải nộp thêm thuế
TNCN đối với phần thu nhập nhận được kê khai tăng thêm đó Thu nhập của doanh nghiệp tăng
thường kéo theo sự tăng lên của thuế TNCN và thuế thu nhập doanh nghiệp
* Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế
Xây dựng và phát triển, hoàn thiện chính sách thuế TNCN là góp phần hoàn thiện hệ thống
chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập với kinh tế thế giới Việc ban
Trang 8hành Luật thuế TNCN là bước thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng về lĩnh vực tài chính
tiền tệ đồng thời là bước đi phù hợp lộ trình cải cách thuế theo mục tiêu chiến lược Chính phủ đã
hoạch định
Nhận thức đúng vai trò vị trí hiện tại cũng như hướng phát triển hoàn chỉnh của chính sách
thuế TNCN, quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu của Luật thuế TNCN mới ban hành để tuyên
truyền, giáo dục pháp luật thuế, vận động toàn dân hiểu biết, chấp hành là nghĩa vụ và trách
nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, công dân theo quy định của Luật
Quản lý thuế, ban hành ngày 29/11/2006
Tóm lại, Thuế TNCN đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, ngày
càng trở thành nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước Dù không phải là mục tiêu chủ yếu,
song thực hiện phát triển chính sách thuế trực thu nói chung, thuế TNCN nói riêng chính là là
việc tạo lập và phát triển nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước Cùng với xu hướng tăng
trưởng kinh tế ngày càng cao, hội nhập và phát triển, thu nhập quốc dân đầu người ngày càng lớn
thì khả năng huy động nguồn thu cho ngân s ách nhà nước thông qua thuế TNCN sẽ ngày càng
tăng và sẽ ngày một dồi dào Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế TNCN còn nhiều hạn chế nên
những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nước chậm phát triển
1.4 Nguyên tắc đánh thuế TNCN:
- Đánh thuế trên cơ sở thu nhập chịu thuế hiện hữu
Mặc dù cá nhân có nhiều nguồn thu nhập khác nhau nhưng thực tế, không phải toàn bộ thu
nhập phát sinh đều thuộc đối tượng điều chỉnh của thuế TNCN Thu nhập cá nhân chỉ điều chỉnh
phần thu nhập chịu thuế, vì vậy thu nhập chịu thuế được xác định trên cơ sở các thu nhập được
sau khi miễn trừ một số khoản chi phí của người nộp thuế
- Đánh thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến
Thuế TNCN chủ yếu là thuế lũy tiến: là sắc thuế có tỷ lệ ngày càng tăng theo thu nhập chịu
thuế, là loại thuế thu nhiều phần trăm hơn vào thu nhập của người có thu nhập cao và ít phần trăm
vào thu nhập của người có thu nhập thấp Thuế lũy tiến được coi là phương pháp hữu hiệu để
đánh thuế theo khả năng trả thuế của cá nhân Người thu nhập cao có nhiều khả năng trả thuế hơn
người thu nhập thấp Cơ sở lý thuyết: độ hữu dụng biên của thu nhập giảm dần
Trang 92 Lạm phát:
2.1 Khái niệm:
Lạ m phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung Điều này
không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo
cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá
của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh
Lạ m phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng tiền Trong
bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị hàng hóa và dịch vụ
hơn Hay nói một cách khác, trong bối cảnh lạm phát, chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều
tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định
Nếu thu nhập bằng tiền không tăng kịp tốc độ trượt giá, thì thu nhập thực tế, tức là
sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm Do vậy, thu nhập thực tế tăng lên hay giảm xuống
trong thời kỳ lạm phát phụ thuộc vào điều gì xảy ra với thu nhập bằng tiền, tức là, phải
chăng các cá nhân có nhận thêm lượng tiền đã giảm giá trị đủ để bù đắp cho sự gia tăng của
mức giá hay không Người dân vẫn có thể trở nên khá giá hơn khi thu nhập bằng tiền tăng
nhanh hơn tốc độ tăng giá
Lạ m phát không chỉ đơn thuần là sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng
liên tục trong mức giá Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thì dường
Trang 10như mức giá chỉ đột ngột bùng lên rồi lạ i giả m trở lạ i mức ban đầu ngay sau đó Hiện tượng
tăng giá tạm thời như vậy không được gọi là lạ m phát
Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá chung liên tục
giảm Khi đó, sức mua của đồng nội tệ liên tục tăng
2.2 Đo lường lạm phát:
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định,
các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi
của mức giá chung Tỷ lệ lạ m phát cho thời kỳ t được tính theo công thức sau:
Trong đó:
πe : tỷ lệ lạ m phát của thời kỳ t (có thể là tháng, quí, hoặc năm)
Pt : mức giá của thời kỳ t
Pt-1 : mức giá của thời kỳ trước đó
Người ta thường sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP (D) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo
lường mức giá chung Trong thực tế, các số liệu công bố chính thức về lạm phát trên toàn
thế giới đều được tính trên cơ sở CPI
2.3 Các lạm nguyên nhân gây r a lạm phát:
2.3.1 Lạm phát the o thuyết số lượng tiền tệ:
Những nhà kinh tế học thuộc phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền
thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra và được giải thích bằng phương trình số lượng sau:
M.V = P.Y
Trong đó: M: Lượng cung tiền danh nghĩa
V: Tốc độ lưu thông tiền tệ
P: Chỉ số giá (mức giá trung bình)
Y: Sản lượng thực
Học thuyết này cho rằng khi tăng lượng tiền cung ứng thì mức giá cả cũng tăng
theo tương ứng (vì V và Y gần như không đổi trong ngắn hạn) Nội dung học thuyết tập
trung luận giải những yếu tố hình thành giá cả có liên quan trực tiếp đến:
- Quá trình hình thành và phát triển thị trường tiêu dùng (cầu hàng hóa, dịch vụ);