1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

21 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 51,8 KB

Nội dung

MỤC LỤC Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế TNDN tại Việt Nam GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng MỞ ĐẦU Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới 2008, cùng với các bất cập nội tại nền kinh tế khiến chính sách tài khóa của Việt Nam đã bộc lộ nhiều bất cập trên nhiều mặt như thu ngân sách thiếu tính bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào các khoản thu không tái tạo, không bền vững như khoản thu từ bán tài nguyên, đất đai .Cùng với tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế và cam kết gia nhập WTO, hàng rào thuế quan sẽ ngày một thu hẹp, do vậy khả năng thu từ hoạt động nhập khẩu sẽ giảm sút trong những năm tới .Những sức ép về việc giảm thâm hụt ngân sách và tập trung nhiều hơn các các biện pháp kích cầu buộc Chính phủ Việt Nam nhìn nhận và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thu ngân sách, chủ yếu thông qua nguồn thu từ thuế, trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn do lạm phát cao đã tác động đến mọi mặt của nền kinh tế. Làm sao để vừa có thể hỗ trợ doanh nghiệp, vừa không làm ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách Nhà nước. Thông qua diễn biến tình hình lạm phátthuế TNDN trong những năm gân đây để tìm hiểu xem lạm phát đã tác động đến thuế TNDN như thế nào. Tìm ra những hướng mới để cải thiện chính sách thuế TNDN sao cho phù hợp với tình hình biến động kinh tế thế giới trong thời qua. Bài tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: Thực tiễn về ảnh hưởng của lạm phát đến thuế TNDN tại Việt Nam Chương 3: Kiến Nghị. Bài viết vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn chỉnh, kính nhờ Thầy và các bạn đọc góp ý để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Người viết Trần Thế Quỳnh 2 Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế TNDN tại Việt Nam GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng 1. Cơ sở lý thuyết: 1.1. Thuế TNDN (thuế TNDN) 1.1.1. Khái niệm chung về Thuế: *Khái niệm: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. *Các đặc điểm cơ bản: Tính bắt buột: Tính bắt buột là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách Nhà nước. Tính không hoàn trả trực tiếp: Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu thuế, Nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Cũng như vậy, người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với lý do họ không được hoặc ít được hưởng những lợi ích trực tiếp từ Nhà nước. Đặc điểm này giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản phí, lệ phí và tín dụng Nhà nước bởi những khoản này có tính chất đối ứng rõ rệt và phần nào đó mang tính chất tự nguyện, trao đổi ngang bằng giữa khoản phải trả và lợi ích dịch vụ mà họ nhận được. Tính pháp lý cao: Đặc điểm này thể hiện thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao. Điều đó được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước. *Vai trò của thuế Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước: Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện động viên nguồn tài chính cho Nhà nước. Đây chính là vai trò truyền thống, căn bản của thuế. Nhờ có vai trò này mà Nhà nước mới có thể có trong tay mình nguồn tiền tệ cần thiết để chi tiêu cho các hoạt động của mình, đồng thời tạo ra những tiền đề để Nhà nước tiến hành tái phân phối sản phẩm xã hội theo các mục tiêu quản lý được đặt ra. Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất. Tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên 80% tổng thu của ngân sách. Ở nước ta, nếu không tính các khoản thu từ dầu thô, nguồn thu từ thuế cũng thường chiếm trên 90% tổng các khoản thu của Ngân sách Nhà nước trong vòng một thập kỷ trở lại đây. 3 Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế TNDN tại Việt Nam GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng Điều tiết kinh tế vĩ mô: Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc qui định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuếđối tượng nộp thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế, sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn, giảm thuế. Trên cơ sở đó, Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp lợi ích của xã hội. Trong điều kiện cơ chế thị trường, khi sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào nền kinh tế ngày càng hạn chế thì việc sử dụng công cụ thuế như một biện pháp điều chỉnh vĩ mô mang lại hiệu quả cao. Vai trò này xuất phát từ khả năng tái phân phối của cải làm thay đổi tương quan lực lượng vật chất của các đối tượng điều chỉnh trong nền kinh tế. 1.1.2. Khái niệm thuế TNDN và cách xác định thuế TNDN: *Khái niệm: “Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp.” *Cách tính thuế TNDN: Thứ 1: Xác định thu nhập chịu thuế = thu nhập – chi phí - Thu nhập của công ty bao gồm doanh thu và các khoản thu nhập khác. - Chi phí của công ty bao gồm ba phần: + Chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện, nước, chi phí văn phòng… + Chi phí tài chính: từ các định chế tài chính và các tổ chức trên thị trường + Chi phí khấu hao. Thứ 2: Tính thuế TNDN = thu nhập chịu thuế*thuế suất. 1.2. Lạm phát 1.2.1. Khái niệm lạm phát Trong quá trình hình thành và phát triển của khoa học kinh tế, không ít các nhà kinh tế đã đi tìm và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát. Có những quan điểm tiếp cận theo hướng tập trung những nguyên nhân gây ra lạm phát, hoặc cũng có trường phái đi sâu vào ảnh hưởng của nó tác động đến nền kinh tế, an sinh xã hội . Song cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất hoàn toàn về lạm phát. Tuy nhiên, có thể kể ra một số các quan điểm khác nhau về lạm phát như sau: - Lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Điều này có thể được tóm tắt trong phương trình của Fisher: 4 Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế TNDN tại Việt Nam GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng M.V = P.Y Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa dịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng. Và nếu thêm vào đó là tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì (P) lại tăng rất nhanh. Quan điểm trên giúp ta hiểu rõ về hiện tượng lạm phát, nhưng không chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát. - Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm bảo, vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. - Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Khi mức giá chung của giá cả và chi phí tăng, thì lạm phát xảy ra. Như vậy, dù khác nhau về cách nhìn nhận, nhưng các quan điểm này đều đề cập đến một khía cạnh, đó là sự gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt trong nền kinh tế. 1.2.2. Phân loại lạm phát Biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa. Xuất phát từ quan điểm này, các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân lạm phát ra làm 3 mức độ: Lạm phát vừa phải (còn gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số), lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng chậm ở giới hạn dưới 10% một năm. Với mức độ lạm phát vừa phải thì giá cả tăng dao động xung quanh mức tăng của tiền lương, trong điều kiện như thế thì giá trị tiền tệ không biến động nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Lạm phát cao (còn gọi là lạm phát phi mã) Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng từ 10% đến 100%/năm. Lạm phát phi mã xảy ra sẽ làm cho đồng tiền mất giá nhanh chóng, thị trường tài chính bất ổn, gây biến động lớn về kinh tế, xã hội. Siêu lạm phát (còn gọi là lạm phát siêu tốc) 5 Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế TNDN tại Việt Nam GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hằng năm trở lên. Người ta thường ví siêu lạm phát như căn bệnh ung thư gây chết người, có những tác hại vô cùng nguy hiểm đến kinh tế-xã hội. 1.2.3. Các chỉ số đo lường lạm phát Mức độ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát (kí hiệu If): là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước. Mức giá chung (hay chỉ số giá) được hiểu là mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế cuả kì này so với kì gốc. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát: - Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) - Chỉ số giá hàng sản xuất (PPI) - Chỉ số giảm phát theo GDP (Id) 1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến Lạm phát Tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, các nhà kinh tế học đã chỉ ra những nguyên nhân gây ra lạm phát. Có 3 nguyên nhân chính là: 1.2.4.1. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ Những nhà kinh tế học thuộc phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra và được giải thích bằng phương trình số lượng sau: M.V = P.Y Trong đó: M: Lượng cung tiền danh nghĩa V: Tốc độ lưu thông tiền tệ P: Chỉ số giá (mức giá trung bình) Y: Sản lượng thực Học thuyết này cho rằng khi tăng lượng tiền cung ứng thì mức giá cả cũng tăng theo tương ứng (vì V và Y gần như không đổi trong ngắn hạn). Nội dung học thuyết tập trung luận giải những yếu tố hình thành giá cả có liên quan trực tiếp đến: - Quá trình hình thành và phát triển thị trường tiêu dùng (cầu hàng hóa, dịch vụ); - Cung hàng hoá và dịch vụ; 6 Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế TNDN tại Việt Nam GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng - Mối tương quan giữa cung và cầu hàng hoá; - Giá cả sản xuất. Tất cả các yếu tố hình thành giá cả được xem xét như là nguyên nhân tăng giá. Về cảm giác thì ai cũng có thể nhận thấy rằng giá cả năng lượng, nguyên liệu, … có tác động đến lạm phát nhưng sự tác động này phải nằm trong mối liên hệ của 4 yếu tố nêu trên (cung, cầu, mối tương quan giữa cung cầu, giá cả sản xuất). 1.2.4.2. Lạm phát do cầu kéo (Demand – pull inflation) Là lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng vượt quá mức tổng cung hàng hóa của xã hội, dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Trong lạm phát do cầu kéo, tiền tệ đồng thời đóng 2 vai trò: vừa là nền tảng, vừa là nguyên nhân. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản làm cho tổng cầu tăng lên như sau: - Chi tiêu của Chính phủ tăng lên dẫn đến khối lượng tiền tệ lưu thông gia tăng, làm cho mức cầu về hàng hoá tăng. - Thâm hụt ngân sách kéo dài và được đài thọ bằng cách vay mượn ở trong nước, ngoài nước hoặc của Ngân hàng Trung ương (tức là Ngân hàng Trung ương đã phát hành tiền qua cửa ngõ Chính phủ) đã làm cho khối lượng tiền tệ lưu thông tăng, dẫn đến tổng chi tiêu bằng tiền tăng. - Chi tiêu dùng của các hộ gia đình tăng lên do mức thu nhập tăng hoặc lãi suất giảm. - Tâm lý thích tiêu dùng hay tiết kiệm của dân chúng đưa đến sự gia tăng tốc độ lưu thông tiền tệ, nếu dân chúng có khuynh hướng thích tiêu dùng thì tốc độ lưu thông tiền tệ gia tăng. - Đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên do dự đoán về triển vọng phát triển kinh tế trong nước và cả ngoài nước hoặc do lãi suất giảm. - Do chính sách tiền tệ mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân dễ tiếp cận nguồn vốn, có thể vay dễ dàng hơn, vay nhiều hơn dẫn đến nhu cầu chi tiêu nhiều hơn. - Các yếu tố liên quan đến nhu cầu nước ngoài như: Tỉ giá hối đoái, mức thu nhập của cư dân nước ngoài, … làm gia tăng nhu cầu hàng hóa xuất khẩu kéo theo tổng cầu gia tăng. 7 Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế TNDN tại Việt Nam GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng Trong các phân tích trên, tổng cầu tăng gây áp lực tăng giá làm xảy ra tình trạng lạm phát trong ngắn hạn. Song nếu nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng thì việc tăng tổng cầu trong trường hợp này trở thành một chính sách lạm phát có hiệu quả để thúc đẩy sản xuất xã hội làm cho kinh tế tăng trưởng, khi đó tổng cung sẽ tăng, sản lượng của nền kinh tế tăng lên. Ngược lại với lạm phát do nguyên nhân từ phía cầu là lạm phát do nguyên nhân từ phía cung, gọi là lạm phát do chi phí đẩy. 1.2.4.3. Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy) Trong lạm phát chi phí đẩy tiền tệ cũng là cơ sở của lạm phát nhưng đóng vai trò thụ động, nghĩa là tiền tệ sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của chi phí sản xuất. Trong hoàn cảnh sản xuất không tăng hoặc tăng ít mà chi phí sản xuất tăng vượt quá mức tăng của năng suất lao động thì sẽ sinh ra lạm phát do chi phí đẩy. Chi phí sản xuất tăng lên tạo áp lực “đẩy” giá bán sản phẩm tăng lên hoặc có thể làm giảm mức cung ứng hàng hoá của xã hội, như vậy trong trường hợp này là do các yếu tố sản suất và tiêu thụ hàng hoá gây ra. Chi phí sản xuất tăng lên có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng năng suất lao động: các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thường phải chịu rất nhiều áp lực về vấn đề tiền lương. Trong ngắn hạn chi phí nhân công ổn định do bị hạn chế bởi hợp đồng lao động nhưng trong dài hạn do áp lực của công đoàn, do thuế thu nhập và các yếu tố khác làm cho nhân viên tạo sức ép nâng tiền lương lên, khi lương tăng, giá cả hàng hoá sẽ tăng. Quy trình này tác động bởi yếu tố hành chính, có nghĩa khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp phải tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận. Khi giá cả hàng hoá nói chung và tiêu dùng nói riêng tăng lên thì người lao động tìm mọi cách để tăng lương. Khi lương tăng và giá cả lại tăng thì buộc các doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận. - Do giá nhập khẩu tăng lên tác động trực tiếp tới giá cả trong nước (nếu là hàng tiêu dùng trực tiếp) hoặc tác động gián tiếp thông qua việc làm tăng chi phí sản xuất (nếu là đầu vào của quá trình sản xuất). Giá hàng nhập khẩu tăng lên có thể do lạm phát của nước ngoài cao làm cho giá nguyên liệu ở nước xuất khẩu tăng, hay do đồng nội tệ bị mất giá so với đồng tiền của những nước có quan hệ thương mại, mậu dịch. 8 Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế TNDN tại Việt Nam GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng - Do thuế suất tăng lên làm ảnh hưởng tới mức sinh lời của các nhà đầu tư do vậy đẩy giá cả tăng lên. Để duy trì mức sinh lời mong muốn, các doanh nghiệp sẽ tăng tỉ lệ lợi nhuận bằng biện pháp tăng giá bán hàng hoá làm cho giá cả tăng, việc này thường xảy ra trong điều kiện độc quyền. Như vậy, một lần nữa khi phân tích về lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy đều cho thấy lạm phát xảy ra sẽ làm cho giá cả hàng hoá tăng lên. Trong khi phân tích về các loại lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát, các nhà kinh tế thừa nhận rằng không phải lạm phát lúc nào cũng gây ra hậu quả xấu đối với nền kinh tế xã hội. Lạm phát có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó, song nhìn chung khi lạm phát cao xảy ra nó thường để lại không nhiều thì ít những hậu quả cho nền kinh tế. Những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác: - Nguyên nhân chủ quan: chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của nhà nước như chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất… làm cho nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, kinh tế tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì điều tất yếu là nhà nước phải tăng chỉ số phát hành tiền. Đặc biệt đối với một số quốc gia, trong những điều kiện nhất định, nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế. - Nguyên nhân khách quan: thiên tai, chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu, nhiên liệu trên thế giới… 1.2.5. Tác động của lạm phát: Lạm phátảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của kinh tế xã hội tùy theo mức độ của nó. Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại không đáng kể, còn lạm phát cao thường gây tác hại đến kinh tế và đời sống, không có điều gì là tốt gắn với siêu lạm phát. Mặt khác, tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó là lạm phát có thể dự đoán trước hay không, nghĩa là nhân dân và các thể chế có tiên tri được mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ. Nếu tất cả các đợt lạm phát đều hoàn toàn dự đoán trước được thì lạm phát không gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát không dư đoán được sẽ dẫn 9 Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế TNDN tại Việt Nam GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng đến đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất sinh lực và tinh thần của nền kinh tế. 1.2.5.1. Tác động phân phối lại của cải thu nhập: Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh tư những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người vay nợ là những người có lợi vì giá cả các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công ăn lương những người gửi tiền, những người cho vay bị thiệt hại. 1.2.5.2. Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm: Trong điều kiện nền kinh đế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân. Giữa lạm phát và thất nghiệp có môí quan hê nghịch biên: khi lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi lạm phát giảm xuống thì thất nghiệp lại tăng lên. Do đó để giảm tỷ lệ thất nghiệp thì phải chấp nhận một mức lạm phát cao hơn. 1.2.5.3. Các tác động khác: Trong điều kiện lạm phát cao không dư đoán trước được, cơ cấu kinh tế dễ bị mất cân đối khi đó các nhà sản xuất thường hướng đầu tư vào những mặt hàng có giá cả tăng cao, những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn, thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro. Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lạm phát cao sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ sẽ kích thích xuất khẩu nhưng gây thiệt hại cho hoạt động nhập khẩu. 10 . cho doanh nghiệp như miễn giảm thu thu nhập doanh nghiệp và thu khoán đối với hộ, thu môn bài sẽ ở mức khoảng 18 Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối. các sắc thu , phí và lệ phí chủ yếu gồm: thu giá trị gia tăng; thu tiêu thụ đặc biệt; thu xuất, nhập khẩu; thu thu nhập doanh nghiệp; thu thu nhập cá

Ngày đăng: 26/12/2013, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w