1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

31 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 146,75 KB

Nội dung

Cấu trúc của tiểu luận gồm những 3 chính sau như: Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái Bình, ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Vũ Thư hiện nay, phật giáo Vũ Thư hiện nay Các vấn đề đặt ra Các giải pháp.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA

- -TIỂU LUẬN

Đề tài: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người

dân ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Anh Quyên

Sinh viên thực hiện : Vũ Quỳnh Châu

Lớp : QLVH13C

Khóa : 53

Mã số sinh viên : 53DQL13016

Hà nội 2017

Trang 2

M c L c ục Lục ục Lục

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI 1

MỞ ĐẦU 4

Chương 1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN Ở VŨ THƯ, THÁI BÌNH 5

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo vào Thái Bình 5

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5

1.1.3 Về tình hình tín ngưỡng tôn giáo 5

1.2 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái Bình 7

1.2.1 Quá trình du nhập và phát triển 7

1.2.2 Một số đặc điểm của Phật giáo Vũ Thư, Thái Bình 8

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NHÂN DÂN VŨ THƯ HIỆN NAY 8

2.1 Phật giáo với đạo đức 10

2.2 Phật giáo với lối sống 12

2.3 Phật giáo với văn hóa nghệ thuật 16

Chương 3 PHẬT GIÁO Ở VŨ THƯ HIỆN NAY - VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP 19

3.1 Những vấn đề đặt ra của Phật giáo ở huyện Vũ Thư hiện nay 19

3.2 Một số giải pháp 21

3.2.1 Việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thái Bình khai thác những giá trị văn hóa tinh thần của Phật giáo 21

3.2.2 Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo ở huyện Vũ Thư góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc, truyền thống dân tộc 22

Trang 3

3.2.3 Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với tín

đồ Phật giáo Thái Bình 23

3.2.4 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước bằng pháp luật, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng đối với tăng, ni, phật tử sống "tốt đời, đẹp đạo" đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư .24

3.2.5 Thường xuyên đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của công tác Tôn giáo hiện nay 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

PHỤ LỤC 29

Trang 4

M Đ U Ở ĐẦU ẦU

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ gần 2000 năm trước đây, trải quanhiều thời kỳ biến động lúc thịnh, suy khác nhau, nhưng đã tự khẳng địnhnhư một thành tố không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc và trở thànhmột trong những tôn giáo có sức sống lâu dài tồn tại mãi cho tới ngày nay,đồng thời ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống của nhân dân ta

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc ViệtNam Là một tỉnh phát triển mạnh du lịch văn hoá gắn với các lễ hội, giỗ tổĐền Trần, tham quan chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La, Huyện

Vũ Thư là một trong những huyện lớn của tỉnh và có đời sống văn hóa tinhthần phong phú, nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo truyềnthống riêng của địa phương mình, trong đó có ảnh hưởng không nhỏ củaPhật giáo

Đạo đức và một số sinh hoạt Phật giáo mang tính nhân văn đích thực, đã cótác dụng tích cực đối với đời sống xã hội Để góp phần làm rõ ảnh hưởngcủa Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân huyện Vũ Thư,Thái Bình hiện nay là điều rất cần thiết, nhằm phát huy những giá trị vănhóa tinh thần tốt đẹp, khắc phục những mặt hạn chế của Phật giáo, gópphần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, lành mạnh

ở huyện Vũ Thư, Thái Bình và trong phạm vi cả nước

Cấu trúc của tiểu luận gồm những phần chính sau:

Chương 1: Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở huyện Vũ Thư, TháiBình

Chương 2: Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần nhândân Vũ Thư hiện nay

Chương 3: Phật giáo Vũ Thư hiện nay- Các vấn đề đặt ra - Các giải pháp

Trang 5

Ch ương 1 ng 1 QUÁ TRÌNH DU NH P, PHÁT TRI N VŨ TH , THÁI ẬP, PHÁT TRIỂN Ở VŨ THƯ, THÁI ỂN Ở VŨ THƯ, THÁI Ở ĐẦU Ư, THÁI BÌNH

1.1 Đi u ki n t nhiên, kinh t , văn hóa, xã h i và tín ng ện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo ự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo ế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo ội và tín ngưỡng tôn giáo ưỡng tôn giáo ng tôn giáo vào Thái Bình

1.1.1 Đi u ki n t nhiên ều kiện tự nhiên ện tự nhiên ự nhiên

Tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã,chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc: Trong đó có huyện Vũ Thư-một trong những huyện chiếm dân số và diện tích lớn của Thái Bình.Huyện

Vũ Thư có diện tích tự nhiên khoảng 195,1618 km² và dân số khoảng224.832 người (2007) Vũ Thư ngày này được hội nhập từ hai huyện trướckia của tỉnh Thái Bình là Vũ Tiên và Thư Trì Riêng 13 xã: Vũ Đông, VũTây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Quý, Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ

An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình sáp nhập về huyện Kiến Xương

1.1.2 Đi u ki n kinh t , văn hóa, xã h i ều kiện tự nhiên ện tự nhiên ế, văn hóa, xã hội ội

Hiện nay ở huyện Vũ Thư có dân cư tập trung chủ yếu là dân tộc Kinhsinh sống Nhìn chung, cư dân huyện Vũ Thư có trình độ phát triển kinh

tế, xã hội đồng đều, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo vàsắc thái văn hóa cũng khác nhau, từ đó tạo nên bức tranh tổng thể về đờisống văn hóa tinh thần hết sức phong phú, đa dạng, có nhiều lễ hội đặc sắcnhư : chiếu chèo, múa rối nước, và làng vườn Bách Thuận , v.v chiếmphần lớn trong tổng số 82 tiết mục của tỉnh Thái Bình Phần lớn họ sốngbằng nghề làm ruộng, chăn nuôi, buôn bán nhỏ

1.1.3 V tình hình tín ng ều kiện tự nhiên ưỡng tôn giáo ng tôn giáo

Cùng với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thì tình hình tín ngưỡng tôngiáo khi tôn giáo du nhập vào huyện Vũ Thư nói riêng có những nét nổi bậtsau:

Trang 6

Về tôn giáo:Thái Bình có 2 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận, hoạt

động theo luật pháp và được luật pháp bảo hộ là Phật giáo, Công giáo.Phật giáo có khoảng 148 540 tín đồ với 735 chùa (đã cấp giấy quyền sửdụng đất), 264 đình, 182 miếu lớn

Đạo Công giáo có khoảng 7.940 giáo dân với 333 cơ sở thờ tự Tổng sốgiáo xứ: 81, có 166 họ đạo, 1 Toà giám mục, 1 Nhà nguyện, tổng số 78 xã,thôn có đạo Công giáo Tín đồ các tôn giáo trong tỉnh phần lớn là nông dân

Về tín ngưỡng: Tín ngưỡng của người Vũ Thư mang đậm sắc thái của nền

văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước Hiện nay ở huyện Vũ Thư còn lưugiữ trên khoảng 1.400 thiết chế tín ngưỡng bao gồm: đình, đền, miếu, phủ Đình, đền dùng để thờ Thành hoàng làng, các anh hùng có công với nước,các danh nhân văn hóa Phủ, miếu dùng để thờ thần linh hay tổ tiên dònghọ.Đặc biệt là Thờ mẫu: Có nguồn gốc từ tục thờ thần thời cổ đại, thờ các

nữ thần núi, rừng, sông nước Sau này, Mẫu được thờ ở các đền, phủ vàđặt ở nơi trang trọng nhất Đến nay, tục thờ Mẫu đang được phục hồi vàhoạt động sôi nổi, đặc biệt vào các ngày đầu năm mới, ngày rằm, đầutháng

Tiếp đó là việc thờ cúng tổ tiên ở đây khác hẳn với lễ thờ cúng tổ tiên củangười dân tộc thiểu số, việc hành lễ vào mồng 1, ngày 15 âm lịch hàngtháng nhất định, trong nhà bài trí bàn thờ Nó đã trở thành một tập tụctruyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộcViệt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam,tinrằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sốngcạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách

Bên cạnh việc thờ tổ tiên, thờ Phật, người ta còn thờ bà Cô, ông Mãnh (ôngHoàng), Táo Quân, Thổ Công, là những người thân thích, chết trẻ, hoặcchết vào giờ linh thiêng Ở một số gia đình, vị trí bàn thờ được sắp xếp theo

Trang 7

quy định, ví dụ thờ Tiền chủ ở bàn thờ đặt ngoài sân, thờ bà Cô, ông Mãnh

ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên Phật giáo do đó đã thay thế được các tínngưỡng cổ truyền và trở thành tôn giáo lớn ở Thái Bình, phát triển ngàycàng mạnh, thu hút được nhiều tín đồ theo đạo

1.2 Quá trình du nh p và phát tri n c a Ph t giáo huy n Vũ Th , Thái ập và phát triển của Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái ển của Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái ủa Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái ập và phát triển của Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái ở huyện Vũ Thư, Thái ện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo ư Bình.

1.2.1 Quá trình du nh p và phát tri n ập và phát triển ển

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, doThái tử Tất Đạt Đa dẫn lập Qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, Phậtgiáo đã trở thành một tôn giáo lớn, phát triển rộng khắp trên toàn thế giới,đặc biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam Với tư tưởng bìnhđẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn Phật giáo thực sự gần gũi với tín ngưỡng,văn hóa truyền thống của cư dân Việt Nam nên dễ dàng được chấp nhận Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo vào Vũ Thư có những nét đặcthù riêng, do hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ quy định Huyện Vũ Thư

là một trong những huyện của tỉnh chiếm phần lớn những chùa cổ và nổitiếng được xếp hạng di tích lịch sử như:

Chùa Keo, chùa Hội, chùa Phúc Sơn, chùa Bách Tính, là những ngôi chùa

cổ đẹp nhất Việt Nam được ngụ trị tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnhThái Bình Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, longđình, thuyền rồng và tiểu đỉnh Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đềtài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động

Từ khi đạo Phật được du nhập vào đây và cùng với việc xây dựng cơ sởchùa chiền, thời gian đầu số tu sĩ rất ít (năm 1950 số tăng ni ở Vũ Thưkhông quá 10 người), nhưng càng về sau do đạo Phật ngày càng phát triểnmạnh, nên số lượng chùa chiền và tăng ni, phật tử cũng tăng lên rất nhiều.Với tư tưởng nhân ái, kêu gọi thương yêu con người, Phật giáo đã có mặtđúng lúc, đáp ứng được nhu cầu tinh thần mà họ đang khao khát

Trang 8

Về cơ sở thờ tự: trong toàn tỉnh có 145 ngôi chùa lớn, nhỏ, 8 tịnh xá, 27

tịnh thất, 15 niệm Phật đường

Về tổ chức: Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thái Bình (Văn phòng đặt tại

chùa Từ Xuyên- huyện Vũ Thư - Thái Bình) có 30 thành viên, do HòaThượng Thích Thanh Dục làm trưởng ban Ở mỗi chùa, tịnh xá, tịnh thấtnằm trong hệ thống tổ chức giáo hội phần lớn có tăng ni, cư sĩ trụ trì

Về đội ngũ chức sắc: Có 3 hòa thượng, 19 Thượng tọa, 181 Đại đức, 3 Ni

sư trưởng, 18 Ni sư, 308 Ni cô Đồng thời tổ chức lập Đại giới đàn thụ giớicho 409 cư sĩ từ Sadi và Sadini trở lên Tình hình hoạt động của Phật giáođược duy trì, củng cố và phát triển mạnh

1.2.2 M t s đ c đi m c a Ph t giáo Vũ Th , Thái Bình ội ố đặc điểm của Phật giáo Vũ Thư, Thái Bình ặc điểm của Phật giáo Vũ Thư, Thái Bình ển ủa Phật giáo Vũ Thư, Thái Bình ập và phát triển ư

Phật giáo Vũ Thư luôn hòa mình vào phong trào đấu tranh của cả dân tộc.Ngày nay, Phật giáo Vũ Thư lại đang cùng cả nước bước vào công cuộcxây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, mang đậm sắc thái Phật giáomiền Bắc, do đó về hình thức và nội dung giáo lý là sự kết hợp giữa ThiềnTông và Tịnh Độ tông Hầu hết tín đồ Phật giáo Vũ Thư là nông dân, trình

độ dân trí thấp, hiểu biết phật pháp rất hạn chế, do đó ảnh hưởng của các lễnghi, tập tục Phật giáo rất nặng nề đặc biệt là từ phương diện tinh thần

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NHÂN DÂN VŨ THƯ HIỆN NAY.

Trong phạm vi bài tiểu luận, em đi nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đốivới đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vũ Thư , tìm hiểu nội dung

cơ bản của giáo lý Phật giáo, cũng như những sinh hoạt Phật giáo ảnhhưởng đến người dân Vũ Thư Đồng thời từ ảnh hưởng đó cần phải thấy rõ

về ý nghĩa tích cực tiêu cực của nó đối với người dân Vũ Thư

Phật giáo bao gồm giáo lý và sinh hoạt tín ngưỡng, là một hệ thống cácquan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu luyện, sinh hoạt tín

Trang 9

ngưỡng là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ướcnguyện, có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của các tín đồ Thếgiới quan Phật giáo là một hệ thống gồm các lý thuyết về nhân duyên, nhânquả, về vô thường, vô ngã, về nghiệp báo luân hồi v.v Mỗi thuyết đó đềuchứa đựng một nội dung biện chứng về thế giới.

Thuyết Nhân duyên cho rằng, nhân duyên hòa hợp tạo nên tất cả, nhân duyênkhông hòa hợp thì sự vật tan rã Thuyết Nhân quả lại cho rằng, mọi hoạtđộng của con người (thân, khẩu, ý) đều để lại một kết quả nhất định, nhânnào quả nấy, gieo nhân lành gặp quả thiện hay gieo gió thì gặt bão

Thuyết Vô thường của nhà Phật lại cho rằng, không có cái gì là thườnghằng, là còn mãi, trái lại mọi sự vật và hiện tượng đều vận động, biến đổikhông ngừng, cái nào cũng đang trong tình trạng chuyển sang cái khác vớimình Với con người là sinh - lão - bệnh - tử, với thế giới sinh vật là sinh -trụ - dị - diệt, với vũ trụ là thành - trụ - hoặc - không

Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống gồm các quan điểm về conngười, đời người, lý giải về con người, là học thuyết về "khổ" và conđường "cứu khổ", thể hiện trong 4 nguyên lý thần diệu cơ bản gọi là "Tứdiệu đế": Khổ đế, Tập đế, Diệu đế, Đạo đế

"Tứ diệu đế" là bốn chân lý thiêng liêng cho thấy đời người là khổ và khổ

đó là do các quá trình diễn ra trong bản thân con người sinh, lão, bệnh, tử,

do ham sướng (dục vọng), do không sáng suốt (vô minh) đến nỗi rơi vàovòng luân hồi Người theo đạo Phật muốn khỏi khổ, hết khổ, thì phải diệtdục, từ bỏ ham muốn, từ bỏ mọi sự quyến rũ của cuộc sống để sống yêntĩnh, đi vào cõi hư vô tịch diệt (niết bàn) Phật giáo còn đưa ra "ngũ giới","thập thiện" đó là những điều răn cấm, những quy định giúp con người trênđường tu hành tránh lỗi lầm, trở nên trong sạch Văn hóa tinh thần còn baogồm cả ngôn ngữ, lối sống, phong tục, tập quán, những thể chế và thiếtchế văn hóa

Trang 10

Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu của tiểu luận, nên việc nghiên cứu ảnhhưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân VũThư chỉ tập trung ở một số lĩnh vực: Đạo đức, lối sống, niềm tin, văn hóa,nghệ thuật

2.1 Ph t giáo v i đ o đ c ập và phát triển của Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái ới đạo đức ạo đức ức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm một hệ thống những quytắc, những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội

Phật giáo có nhiều giá trị đạo đức tương đồng và giữa chúng có sự ảnhhưởng, thẩm thấu lẫn nhau Phật giáo đã đóng góp ít nhiều cho giá trị đạođức truyền thống xã hội, tạo cho con người Việt Nam một sức mạnh đểsống và tồn tại Trên tinh thần đó có thể nói ảnh hưởng của Phật giáo đốivới con người Việt Nam, biểu hiện rõ nét nhất ở tư tưởng đạo đức truyềnthống, cũng như hành vi

Con người Vũ Thư là sản phẩm của nhiều hoàn cảnh khác nhau Trải quabao thăng trầm biến thiên của lịch sử, với biết bao thuận lợi, khó khăn củacuộc sống, người dân Vũ Thư luôn lấy tinh thần đoàn kết, yêu thương,chống giặc, không ít những nhà tu hành đã tham gia trực tiếp vào cuộc đấutranh chống kẻ thù Nhiều ngôi chùa trở thành căn cứ nuôi dấu cán bộ, gópsức cùng với cả nước chống kẻ thù xâm lược Đó cũng là nghĩa cử cao đẹpcủa các nhà tu hành, thể hiện bản chất con người Việt Nam, thể hiện đúngtinh thần "Vô ngã vị tha" của Đức Phật

Phật giáo đã nắm bắt được và tiếp nhận giá trị đạo đức cơ bản của ngườiViệt Nam là chủ nghĩa yêu nước mà nó vốn không có, là tư tưởng cơ bản làđại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn Phật giáo Vũ Thư nhanh chóng tiếp thuchủ nghĩa yêu nước, điều đó đã được thể hiện qua quá trình lịch sử dựngnước và giữ nước của dân tộc Điển hình là những sự kiện nổi bật trong

Trang 11

phong trào đấu tranh của Phật giáo Vũ Thư Hơn lúc nào hết, dù trong khốnkhó, người dân Vũ Thư càng sống nhân ái, thủy chung

Mặc dù còn nhiều người dân Vũ Thư chưa hiểu thấu đáo "Tứ diệu đế, "Ngũgiới", "Thập giới", "Bát chính đạo" của nhà Phật, vì nó có phần cao siêu,thần bí và khó hiểu đối với họ Họ tin rằng "ở hiền thì sẽ gặp lành" và "ở ácthì sẽ tan tành như ma" Họ tin vào sự khuyến thiện, trừng ác, họ lo tu tập

để tạo nhiều công đức, lo giữ giới, ăn chay, lo làm điều thiện Làm thiện, từ

bi, cứu khổ, cứu nạn, bố thí, là những bộ phận hợp thành tư tưởng và hành

vi Phật giáo, thương yêu con người, cứu giúp những người cùng khổ, lànhững giá trị nhân đạo, nhân văn trong tư tưởng đạo đức Phật giáo Tưtưởng và hành vi này là những nét đẹp trong một xã hội.Phật giáo còn nhấnmạnh sự tu dưỡng đạo đức

Nhiều hiện tượng tiêu cực cũng theo đó mà nảy sinh Sự xuống cấp của đạođức, lối sống không khỏi làm cho chính ta phải suy nghĩ Những hiện tượngtham nhũng, trộm cắp, cờ bạc, mại dâm và chủ nghĩa thực dụng, sống gấpđang ngày càng phát triển

Để giải quyết được các hiện tượng tiêu cực trên, phải là kết quả lâu dài củaquá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhưng trên một ýnghĩa nào đó các giáo lý "ngũ giới", "bát giới, "thập giới" của Phật giáo có

ý nghĩa thiết thực

Về thực chất đó cũng chính là những nguyên tắc đạo đức được hình thànhnên từ những yêu cầu của cuộc sống xã hội mà Phật giáo nắm bắt được vàvận dụng vào mục đích của mình Vì lẽ đó mà Phật giáo đã dành được tìnhcảm của nhiều người trong đó có người dân Vũ Thư

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức truyền thống của người dân VũThư thể hiện trong truyền thống yêu nước, yêu quê hương, làng xóm, trongtruyền thống "uống nước nhớ nguồn", truyền thống "tôn sư trọng đạo"

Trang 12

Truyền thống đó thể hiện qua quan hệ ứng xử trong xã hội, gia đình, bạn

bè Đó là tình cảm bố mẹ - con cái, vợ chồng, bạn bè

Đạo hiếu đó đã được thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đìnhngười dân Vũ Thư , vào những ngày lễ, ngày tết gia đình khó khăn hay giađình giàu có không ai có thể quên cha, quên mẹ, quên những người đãkhuất Phật giáo từ cái xa lạ trở thành cái thân thuộc với mọi người Chínhđiều đó đã làm bổ sung và làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc

Ở Phật giáo, tính chất duy tâm, thần bí, nặng về tin tưởng ở quyền năng vàphép mầu nhiệm của một vị siêu nhiên, mà nhẹ về tin tưởng ở năng lựchành động của con người, nếp sống khổ hạnh và không tránh khỏi phụthuộc vào những nghi lễ thần bí Điều đó đã khiến cho người ta khônghướng vào hiện thực để giải quyết hiện thực, mà hướng vào nghiệp, quảbáo Vì vậy, sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, trên mức độ nhất định đã bịhạn chế

Với quan niệm lấy từ bi để diệt hận thù, lấy ân để trả oán Trong hoàn cảnhnhất định, thái độ đó của Phật giáo có tác dụng thiết thực, làm cho conngười quan hệ đối xử với nhau trong cộng đồng xã hội nhẹ nhàng, nhườngnhịn cũng là thái độ cực đoan, là sự nhẫn nhục, chấp nhận trước bất cứhoàn cảnh nào Một số khác ích kỷ, chỉ biết lo cho mình, ít quan tâm đếnngười khác

Khơi dậy, phát huy những giá trị đạo đức tích cực của Phật giáo, kế thừamột cách có chọn lọc những yếu tố hợp lý, đồng thời khắc phục dần nhữnghạn chế tiêu cực trong lối tư duy theo kiểu Phật giáo nhằm góp phần xâydựng con người Thái Bình hôm nay

2.2 Ph t giáo v i l i s ng ập và phát triển của Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái ới đạo đức ối sống ối sống

Lối sống là thể hiện cụ thể quan điểm tư tưởng, quan niệm đạo đức trongnhững hình thức hoạt động của con người trong xã hội, kinh tế, chính trị,

Trang 13

văn hóa xã hội, thể hiện rõ nhân sinh quan, thế giới quan, trình độ văn hóacủa mỗi người

Đạo đức, lối sống có những nội dung riêng, nhưng lại có sự thống nhất,gắn bó, tác động, chi phối lẫn nhau Đạo đức là cái nền tảng, cái cơ sở.Lối sống là sự thể hiện, sự chuyển hóa, là kết quả rèn luyện đạo đức thànhhành vi trong cuộc sống sinh động đời thường Hai nội dung đó thốngnhất, đều biểu hiện phẩm chất, nhân sinh quan, thế giới quan của mỗingười

Như vậy, lối sống được hiểu là phương thức sống của con người (cá nhân,nhóm, cộng đồng xã hội) : hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính trị

- xã hội, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động sinh hoạt hàng ngày Lối sống là truyền thống yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh kiên cường, bấtkhuất, tinh thần thương yêu, Người Việt Nam thiên về đời sống nội tâm,

đề cao những giá trị tinh thần nhân bản cao quý, có cuộc sống hài hòa vớimôi trường, khung cảnh thiên nhiên

Lối sống của người dân Vũ Thư là biểu hiện tính đặc thù trong lối sống củangười Việt Nam Người Vũ Thư, Thái Bình vừa có cái nhẹ nhàng tinh túy,

tế nhị, vừa có tính cần cù, vừa mang tính chân chất, thật thà trong nghi lễ.Lối sống của người dân Vũ Thư chịu ảnh hưởng của Phật giáo được thểhiện cả trong lao động sản xuất, lấy việc phục vụ chúng sinh cứu khổ, cứunạn làm điều kiện tu hành

Ở Vũ Thư người xuất gia tu hành ngoài việc đạo, họ còn tham gia vào việcđời, một mặt lo tăng gia sản xuất để tự lo cuộc sống của mình, mặt kháctham gia vào hoạt động từ thiện như mở lớp học tình thương, giữ trẻ, mở cơ

sở chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền dân tộc, cứu giúp người hoạnnạn Đó là điều làm cho người theo đạo hay không theo đạo không còn có

sự cách biệt, khác xa nhau, làm cho Phật giáo thực sự hòa quyện, thấm sâu

Trang 14

vào mỗi người dân Vũ Thư Dó cũng chính là điều khác nhau giữa Phậtgiáo với các tôn giáo khác (như Thiên Chúa) Các tôn giáo đó luôn được sự

hỗ trợ về vật chất của các lực lượng truyền giáo, vì thế, ở họ còn sự cáchbiệt giữa các hàng ngũ chức sắc và quần chúng tín đồ

Người dân Vũ Thư bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, bằng sự kiên trì,nhẫn nại, bằng sự chịu thương, chịu khó một nắng hai sương để tạo lậpcuộc sống cho mình Họ luôn tự bằng lòng với chính mình, sống trongsạch, giản dị, không bon chen, cạnh tranh, giàu tình cảm, đầy lòng nhân ái,nhẹ nhàng trong tính cách, nên người ta ngại làm những nghề buôn bán xô

bồ, thô bạo, nhưng nếu do nhu cầu mưu sinh, buộc họ phải làm những nghề

đó thì trong hoàn cảnh ấy họ lại vận dụng triết lý chuyển "nghiệp" của đạoPhật bằng việc tu dưỡng thân tâm, thông qua việc làm từ thiện, cầu cúng,

bố thí, phóng sinh vào ngày lễ, ngày sóc, vọng

Quan niệm của Phật giáo về vấn đề trên có ảnh hưởng tốt đối với người dân

Vũ Thư trong việc giáo dục con người về nhân cách, về lối sống hiện nay Tuy nhiên, quan niệm trên của Phật giáo đã làm nảy sinh tư tưởng luônbằng lòng với cái mình có, ít chịu khó phấn đấu vươn lên trong cuộc sống,

ít năng động, sáng tạo tìm cách cải thiện điều kiện sống của mình Khắcphục tình trạng trên hiện nay, không ít người dân Vũ Thư, Thái Bình đãkhông ngừng năng động, sáng tạo, tìm tòi cách làm ăn mang lại hiệu quả,

có ý chí làm giàu và biết cách làm giàu cho quê hương, đất nước, vớiphong trào "xóa đói, giảm nghèo" đã có tác dụng tích cực, tạo điều kiện choquần chúng nhân dân tự vươn lên trong cuộc sống, điều đó đã làm thay đổidần bộ mặt đời sống người dân Thái Bình

Chính điều đó đã góp phần tạo cho người dân Vũ Thư, Thái Bình một tínhcách, một lối sống vừa hiền lành, đôn hậu Chính vì thế nhiều nhà xã hộihọc đã cho rằng: Người nông dân hiền lành, thật thà, chất phác hơn người

Trang 15

thành phố là do họ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên Lối sống đó ítnhiều mang dáng dấp của lối sống nhà Phật Bởi lẽ hầu hết những ngườixuất gia tu hành đều chọn cảnh trí thanh tịnh, gần gũi với thiên nhiên đểgửi gắm tâm hồn mình vào đó

Trong những ngày những ngày lễ, ngày tết hay những ngày sóc cảnh đôngvui, nhộn nhịp, già, trẻ, lớn, bé đủ mọi thành phần (đông nhất vẫn là phụ nữ

và thanh niên) lên chùa thắp hương giải hạn, cầu may, để tìm thấy ở đó sựthanh thản, nhẹ nhàng của tâm hồn Ý nghĩa đạo đức và nét đẹp văn hóa ởcác lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Phóng sinh, lễ Hoa đăng ở chùa Từ Xuyênsinh hoạt cộng đồng khá tưng bừng, tấp nập

Ăn chay, lễ Phật biểu hiện sự mộ đạo và lối sống đạo của người dân TháiBình Ăn chay để nuôi dưỡng tình thương yêu đối với muôn loài, mong làmđiều tốt lành, là sự nhắc nhở cho họ hướng đến những điều thiện, tránh xađiều ác, cầu cúng, tích thiện để chuộc tội, giải oan nghiệp của kiếp trước.Quan niệm đó mang ý nghĩa nhân văn cao cả Khi trưởng thành, lấy vợ, lấychồng, làm nhà, làm cửa, người ta đều chọn ngày lành, tháng tốt có nhiềuphúc, nhiều lộc, một số trường hợp khi tổ chức lễ cưới người ta lên chùa đểcầu xin mọi sự tốt lành Khi có người trong gia đình "chết đường, chết chợ"hay những người chết "bất đắc kỳ tử" ở ngoài đường, người ta gửi vonghồn lên chùa để có chỗ mà đi lại và nhờ nhà chùa làm phúc giúp đỡ chomọi việc Hiện tượng mê tín dị đoan, đi xem bói khi có chuyện không may,

đi cầu hồn, giải oan khi có người thân qua đời với hủ tục rườm rà, tốn kém.Những tập tục đó đã lãng phí nhiều thời gian, tiền, là cơ hội thuận lợi chonhững kẻ hành nghề mê tín dị đoan trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến đờisống tinh thần và trật tự an toàn xã hội

Ngày đăng: 06/02/2018, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w