Hứng thú học tập có tác dụng to lớn trong việc giúp học sinhhọc tập một cách tích cực, tự giác, sáng tạo trong tất cả các môn học nói chung và trong phânmôn Tập làm văn đặc biệt là thể l
Trang 1Thông qua hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật có làm tăng hứng thú làm văn miêu
tả cho học sinh lớp 4/3 trường tiểu học Phú Cường không ?
Trang 2TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Vẻ đẹp của một bài văn hay không chỉ ở ý nghĩa nội dung , thể hiện vẻ đẹp của Tiếng Việt màcòn được thể hiện thông qua việc bộc lộ cảm xúc Vì vậy muốn viết được bài văn hay trước hếthọc sinh phải có hứng thú làm văn Hứng thú học tập có tác dụng to lớn trong việc giúp học sinhhọc tập một cách tích cực, tự giác, sáng tạo trong tất cả các môn học nói chung và trong phânmôn Tập làm văn đặc biệt là thể loại văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng Có nhiều hình thức giúp họcsinh nâng cao hứng thú học tập trong việc làm văn miêu tả này và đã được các giáo viên lớp 4 ápdụng vào công tác giảng dạy như cho học sinh quan sát tranh, ảnh phóng to , vật thật …Tuy nhiênviệc sử dụng tranh , ảnh ,vật thật chưa mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao hứng thú làmvăn miêu tả cho học sinh ,dẫu biết rằng hình ảnh trực quan có tác dụng tích cực trong việc nângcao hứng thú học tập cho học sinh
Giải pháp của tôi là lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật một cách đều đặn
trong tiết dạy Tập làm văn - thể loại văn miêu tả ở lớp 4 để làm tăng hứng thú học tập của các
em đối với thể loại văn miêu tả này
Trang 3Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm thực nghiệm duy nhất là các học sinh của lớp 4/3 trường Tiểu học Phú Cường Tôi tiến hành khảo sát hứng thú học tập của các em trước tác động sau đó tác động và khảo sát sau tác động lại lần nữa Quá trình tác động được thực hiện trong các tiết dạy Tập làm văn tuần 14( Tiết 27 ,28 ) và tuần 15( tiết 29 ,30 ) của chương trình dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4 Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng tích cực đến hứng thú học tập của học sinh trong môn học này
Giá trị trung bình điểm khảo sát hứng thú của học sinh trước tác động là 21.92 và sau tác động
là 27.69 Kết quả kiểm chứng ttest là 0,0036<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình qua khảo sát trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm Điều này nói lên rằng việc lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật trong giảng dạy thể loại văn miêu tả của phân môn Tập làm văn giúp học sinh lớp 4/3 nâng cao hứng thú học tập trong việc làm văn miêu tả này
GIỚI THIỆU
Hứng thú của học sinh trong việc làm văn miêu tả có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quátrình dạy và học bộ môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng Vì ở lớp 4,văn miêu tả là thể loại chính trong phân môn Tập làm văn , nó xuyên suốt từ học kì I đến cuốihọc kì II
Qua tìm hiểu ở đồng nghiệp và qua việc giảng dạy lớp 4 ở những năm trước , tôi nhận thấy rằng phần lớn học sinh chưa ham thích học phân môn Tập làm văn ,cụ thể là văn miêu tả HS miêu tả sự vật một cách chung chung , chưa rõ ràng ,chi tiết các đặc điểm của sự vật HS chưa ham thích quan sát các sự vật khi miêu tả Tiết học Tập làm văn thường nặng nề mang tính
gượng ép.Các chuyên đề nhằm làm tăng hứng thú cho học sinh khi làm văn miêu tả cũng chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu
Để thay đổi hiện trạng này , tôi đã đưa ra nhiều biện pháp và đã áp dụng vào tiết dạy Tập làm văn miêu tả ở những năm trước như:
1 Cho quan sát tranh , ảnh phóng to
2 Cho quan sát vật thật
3 Động viên khuyến khích HS có câu văn miêu tả hay
4 Hướng dẫn HS miêu tả sự vật bằng những hình ảnh so sánh , nhân hóa
5.Cho HS sưu tầm những bài văn miêu tả hay và đọc cho nhau nghe trước lớp
6 GV sưu tầm những bài văn miêu tả hay và đọc cho HS nghe …
Trang 4Giải pháp thay thế: lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật vào tiết dạy thể loại văn
miêu tả một cách đều đặn nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi làm văn miêu tả ở lớp 4 Vìtheo tôi nghĩ, thông qua phương tiện tạo hình như đường nét , màu sắc , bố cục ,… và qua vật thậtcác em biết thể hiện cảm xúc ,tình cảm thẩm mĩ đối với các nhân vật , sự vật , hiện tượng màmình miêu tả Những trải nghiệm xúc cảm khơi dậy ở các em ý muốn diễn tả các hiện tượng sựvật bằng ngôn ngữ Khi miêu tả sự vật hiện tượng các em không chỉ miêu tả một cách thụ động ,
mà còn bằng cả cảm xúc tích cực , bằng sự hứng khởi và làm nảy sinh yếu tố sáng tạo
Vấn đề sử dụng vật thật ( hình ảnh trực quan) là vấn đề không mới nó đã được nói nhiều trong phương pháp dạy học tích cực và nó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu mang lại sự hứng thú cho HS trong học tập Tuy nhiên nó chỉ áp dụng được cho một số bài mà thôi Vấn đề
lồng ghép hoạt động tạo hình vào tiết dạy,theo tôi được biết đó là một vấn đề mới Nó chính là bộ
môn tạo hình mới được triển khai trong khóa học Đại học liên thông K7 mà tôi vừa theo học của trường Đại học Sư phạm Huế vừa qua
* Nghệ thuật tạo hình là tên gọi chỉ các loại hình cùng chung một ngôn ngữ biểu đạt như : Hộihọa , Điêu khắc , Kiến trúc , Trang trí , Đồ họa Nghệ thuật tạo hình sử dụng các hệ thống ngôn ngữ như đường nét , hình khối , hình mảng , màu sắc …để tạo nên các tác phẩm như bức tranh , pho tượng , công trình kiến trúc , trang trí làm đẹp cho cuộc sống môi trường Nghệ thuật tạo hình còn được gọi là nghệ thuật thị giác hay Mĩ thuật
Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra những sản phẩm phản ảnh sự vật , hiện tượng của thế giới xung quanh ,nó có ý nghĩa đối với sự phát triển tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng đối với trẻ Trong hoạt động tạo hình giúp các em quan sát bằng mắt và tiếp theo
là sự tri giác toàn diện bằng nhiều giác quan khác nhau Để thực hiện được sự vật, các em phải
có khái niệm rõ về nó , nhận ra đặc điểm nào là đặc trưng của đối tượng cần mô tả Các em phải
Trang 5học cách quan sát , phải biết phân tích , đánh giá , so sánh vật này với vật khác và ghi nhớ để tái tạo lại trong các sản phẩm một cách tự nhiên và phải dùng ngôn ngữ để miêu tả Với sự giúp đỡ của giáo viên , các em được thực hành ngôn ngữ mạch lạc , học cách diễn ý một cách rõ ràng , diễn cảm
Học sinh muốn miêu tả tốt phải quan sát sự vật từ tổng thể đến chi tiết,vì vậy mục đích củaviệc lồng ghép hoạt động tạo hình này nhằm giúp các em hình dung , quan sát sự vật một cáchtổng thể rồi đến các chi tiết của sự vật được miêu tả qua sản phẩm tạo ra
Các kiến thức trên cho thấy rằng biện pháp lồng ghép hoạt động tạo hình trong tiết dạy mang lại tác dụng rất lớn trong việc dạy thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4
Lồng ghép hoạt động tạo hình vào trong tiết dạy là phương pháp hỗ trợ giúp HS học tốt hơn
vì thế chúng ta chỉ lồng ghép vào một hoạt động của tiết dạy ( với tiết dạy thể loại văn miêu
tả ,hoạt động tạo hình chủ yếu được lồng ghép vào bài tập thực hành làm văn của HS )
Ví dụ :
- Bài : Thế nào là miêu tả ( tiết 27 ) tôi lồng ghép hoạt động tạo hình vào bài tập 2 phần luyện
tập ( bài tập 2 yêu cầu HS viết 1 hoặc 2 câu văn miêu tả hình ảnh mình thích trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa )
+ Cách tổ chức : Tôi cho HS nêu hình ảnh mình thích , phát giấy A4 và yêu cầu HS vẽ thật nhanh hình ảnh mình thích trong bài thơ Mưa ( chỉ vẽ phác họa đơn sơ )và viết 1 hoặc 2 câu văn miêu tả thật hay hình ảnh đó phía dưới hình
- Bài : Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối ( tiết 42 ) tôi lồng ghép hoạt động tạo hình vào bài tập 2
phần luyện tập (bài tập 2 yêu cầu HS miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách
đã học )
+ Cách tổ chức : Tôi cho HS nêu tên một cây ăn quả mình thích ,phát giấy A4 cùng với các mảnh ghép của một cây ăn quả mà HS thích theo nhóm ( nhóm cùng sở thích mà tôi đã thống kê tiết trước ) và yêu cầu HS ghép thật nhanh các mảnh của hình vẽ sao cho hoàn chỉnh vào giấy
Trang 6A4 Sau đó , các nhóm trưng bày sản phẩm và HS dựa vào hình vẽ để lập dàn ý miêu tả cây mình thích
…
Hoạt động tạo hình không nhất thiết các em phải thực hiện trong tiết học mà các em có thể thực hiện ở nhà với sự hướng dẫn của giáo viên.Ở lớp , nếu nội dung bài học của tiết sau có lồng ghép hoạt động tạo hình thì cuối tiết trước, tôi hướng dẫn rất kĩ các em phần chuẩn bị ở nhà cho tiết sau ( được minh họa trong kế hoạch bài dạy phần Phụ lục ) ,đồng thời hỗ trợ các đồ dùng cần thiết cho các em trong hoạt động tiếp nối ở nhà ,để tiết sau không mất nhiều thời gian Phương pháp hỗ trợ cho cho lồng ghép hoạt động tạo hình trong tiết học mà tôi thường sử dụng là
phương pháp quan sát và phương pháp hỏi đáp
Như vậy , việc lồng ghép hoạt động tạo hình trong tiết dạy thể loại văn miêu tả ở lớp 4 sẽ
mang lại kết quả như thế nào trong việc tạo hứng thú cho học sinh của lớp 4 nói chung ,của học sinh lớp tôi phụ trách nói riêng khi làm văn miêu tả ? Đó chính là vấn đề mà tôi cần nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu: Thông qua hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật có làm tăng hứng thú
làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4/3 trường tiểu học Phú Cường không ?
Giả thuyết nghiên cứu : Có Việc lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật vào tiết
dạy thể loại văn miêu tả một cách đều đặn sẽ làm tăng hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh lớp4/3 trường tiểu học Phú Cường
Phương pháp:
a/ Khách thể nghiên cứu:
*Giáo viên hỗ trợ : cô Phạm Thị Hà và cô Trương Thị Lan Hương ( giáo viên khối 4 )
*Học sinh: 26 học sinh lớp 4/3 (Nhóm thực nghiệm)
b/ Thiết kế:
Tôi dùng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất.
Cùng là học sinh lớp 4/3, tôi thực hiện khảo sát bằng thang đo thái độ trước tác động của học
sinh về mức độ hứng thú của các em đối với phân môn Tập làm văn nói chung và thể loại vănmiêu tả nói riêng , kế đến tôi thực hiện tác động bằng cách áp dụng lồng ghép hoạt động tạo hình
và sử dụng vật thật vào giảng dạy thể loại văn miêu tả , cuối cùng tôi khảo sát lại mức độ hứngthú của các em một lần nữa Kết quả cho thấy có sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa
Trang 7khảo sát trước tác động và sau khi tác động Sau đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc
để phân tích dữ liệu
Bảng thiết kế nghiên cứu:
O1 Dạy văn miêu tả lồng ghép hoạt động
tạo hình và sử dụng vật thật trong mỗitiết dạy
O2
c/ Quy trình nghiên cứu:
Tôi trực tiếp chuẩn bị các đồ dùng học tập như giấy A4 , một số hình vẽ phác họa thân áo sơ
mi của học sinh và giáo án giảng dạy
Quy trình chuẩn bị bài như bình thường Tôi tham khảo thêm một số tài liệu về bộ môn tạo hình,chuẩn bị giấy A4 ,các hình vẽ chưa hoàn chỉnh có liên quan đến nội dung bài để phục vụ cho hoạtđộng tạo hình ,một số vật thật liên quan đến bài dạy do tôi và học sinh chuẩn bị
- Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khoá biểu, lịchbáo giảng và kế hoạch năm học
- Thu thập dữ liệu cần thiết -> Kiểm chứng , thống kê dữ liệu -> Kết quả , kết luận -> Tiến hànhvận dụng giải pháp của đề tài trong lớp , khối - mở rộng phạm vi đề tài -> Rút kinh nghiệm , điềuchỉnh
Bảng thời gian thực nghiệm:
Trang 8d/ Đo lường:
Thang đo thái độ mức độ hứng thú học tập môn Tập làm văn của học sinh lớp 4/3 đượcchính tôi biên soạn với 10 câu, mỗi câu có 4 mức độ trả lời, ứng với mỗi mức độ trả lời có sốđiểm được quy định Thang đo này được áp dụng chung cho cả khảo sát trước và sau tác động
Tiến hành khảo sát và chấm khảo sát:
Sau khi tiến hành khảo sát theo bảng thang đo thái độ (trình bày ở phụ lục) tôi cùng 2 GV hỗtrợ tiến hành chấm bài khảo sát theo đáp án đã cho sẵn
Bảng thời gian tiến hành khảo sát và chấm khảo sát
Chấm khảo sát sau tác động Văn phòng trường Tiểu học Phú Cường
Phân tích dữ liệu và kết quả:
Bảng so sánh điểm trung bình trước và sau khi tác động:
Trang 9Sau khi kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0.0036 cho thấy sựchênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệchđiểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động.
Chênhlệch giátrị trungbìnhchuẩn
là 0.90, so sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học môn Tậplàm văn – thể loại văn miêu tả lớp 4/3 áp dụng lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thậtcủa nhóm thực nghiệm là lớn
Giả thuyết của đề tài “Việc lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật vào tiết dạy thể loại văn miêu tả một cách đều đặn sẽ làm tăng hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4/3 trường tiểu học Phú Cường ” đã được chứng minh
Bàn luận:
Kết quả điểm trung bình của khảo sát sau tác động là 27.69, kết quả điểm trung bình của khảosát trước tác động là 21.92 Độ chênh lệch điểm trung bình của khảo sát trước và sau tác động là5.76 Điều này cho thấy điểm trung bình khảo sát sau tác động lớn hơn điểm khảo sát trung bìnhtrước tác động
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD=0.90 Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng làlớn
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) 0.90
Trang 10Phép kiểm chứng T-test của điểm trung bình trước và sau tác động p=0.0036<0.05 Kết quảnày khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình trước và sau tác động là có ý nghĩa, không phải dongẫu nhiên mà là do tác động.
Vân dụng giải pháp của đề tài
Trong khi nghiên cứu , tôi báo cáo cấp tổ khối , cấp trường , tôi tiếp tục thực hiện giải phápcho lớp tôi với thể loại văn miêu tả cây cối và miêu tả con vật và đạt hiệu quả cao
Ở những bài đầu của bài văn miêu tả cây cối và miêu tả con vật tôi chuẩn bị cho các em cáchình vẽ sẵn , các em chỉ việc tô màu theo nhóm , sau đó từ hình vẽ các em lập được dàn ý và viếtbài văn miêu tả cây cối hoặc con vật theo yêu cầu đề bài Ở những tiết sau , tôi cho các em tựmình nhớ lại các đặc điểm của cây cối ( con vật )và phác họa ra giấy trong hoạt động tiếp nối (emnào không có khả năng vẽ có thể xé dán , nặn , tô tượng tùy theo khả năng của các em ) nhằmphát triển tư duy trừu tượng cho các em ( được minh họa ở kế hoạch bài dạy phần Phụ lục )
Ngoài ra tôi còn mở rộng phạm vi đề tài qua các môn học khác có nội dung thích hợp như :Luyện từ và câu ,Toán , Lịch sử , Địa lí ,…và cũng đạt hiệu quả cao ( minh họa ở kế hoạch bàidạy phần phụ lục ) Đồng thời tôi kiểm tra lại nội dung các môn học của những tuần đầu ( khichưa nghiên cứu đề tài ) Bài nào thích hợp lồng ghép hoạt động tạo hình tôi sẽ bổ sung vào giáo
án
Hạn chế:
Nghiên cứu này thể hiện việc lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật vào tiết dạy Tập làm văn miêu tả một cách đều đặn sẽ làm tăng hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4/3trường tiểu học Phú Cường , nhưng để thực hiện hiệu quả điều này ,giáo viên cần phải chú ý quansát các sự vật miêu tả trong bài học để có thể chuẩn bị vật thật hoặc các đồ dùng phục vụ cho hoạtđộng tạo hình cũng như GV phải dành nhiều thời gian nghiên cứu bài xem bài nào dùng vật thật bài nào có thể lồng ghép hoạt động tạo hình để thiết kế bài dạy cho phù hợp Hơn nữa giáo viên cần phải rèn luyện khả năng tổ chức các hoạt động tạo hình trong tiết học cho học sinh một cách phù hợp tránh sa đà kéo dài thời gian
Kết luận và khuyến nghị:
*Kết luận :
Trang 11Việc lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật vào tiết dạy thể loại văn miêu tả một cách đều đặn sẽ làm tăng hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4/3 trường tiểu học Phú
Cường
Đề tài chỉ nhằm hỗ trợ thêm cho HS học tốt hơn môn Tập làm văn chứ không thay thế đượccác phương pháp khác vì vậy, giáo viên cần phải phối hợp , lựa chọn nhiều phương pháp nhằmđạt kết quả cao trong tiết dạy
Tư duy của các em là tư duy cụ thể , mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểmtrực quan của nhữn đối tượng và hiện tượng cụ thể Do đó, đảm bảo tính trực quan là cần thiếtnhưng giáo viên không nên quá lạm dụng, cần phải hướng các em biết quan sát so sánh và suyluận …
*Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo: Cần cung cấp cho GV các đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động tạo hình của tiết dạy như : Giấy vẽ , bút màu …và một số vật thật liên quan đến nội dung bài học Cần mở lớp tập huấn , bồi dưỡng kiển thức về hoạt động tạo hình và lồng ghép hoạt động tạohình trong tiết dạy cho GV
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi mong các quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ, đóng góp ýkiến cho việc nâng cao hứng thú làm văn miêu tả của học sinh lớp 4 trong phân môn tập làm vănngày càng hiệu quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mạng Internet:
www.violet.vn
www.catlinhschool.edu.vn
www.giaovien.net …
Tài liệu Dạy học phát triển tính sáng tạo cho học sinh tiểu học qua hướng dẫn hoạt động
tạo hình do Nhà xuất bản Đại học sư phạm Huế ấn hành
Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Nguyễn Văn Bản
Trang 14Câu 5 : Thời gian gần nhất em đọc sách có liên quan đến môn Tập làm văn là :
a) Ngày hôm qua c) Cách đây một tháng hoặc mấy tháng trước.b) Cách đây mấy ngày hoặc mấy tuần d) Không bao giờ đọc
Câu 6 : Trong một ngày ,em dành bao nhiêu thời gian để làm văn ?
a) Một giờ trở lên c) Chỉ từ 15 phút đến 30 phút
b) Gần một giờ d) Không dành thời gian nào
Câu 7 : Em có thường lên mạng Internet hoặc đọc sách tìm hiểu về các cách để làm một bài
văn miêu tả hay không ?
a) Thường xuyên c) Chỉ đúng 1 lần
b) Thỉnh thoảng d) Không bao giờ
Câu 8 : Ngoài đề văn giáo viên cho làm, em có thường làm thêm những đề văn khác cùng
thể loại không?
a) Thường xuyên c) Chỉ đúng 1 lần
b) Thỉnh thoảng d) Không bao giờ
Câu 9 : Em thích vẽ tranh( nặn , xé dán , tô màu )
a) Rất đồng ý c) Không đồng ý
b) Đồng ý d) Rất không đồng ý
Câu 10: Nếu em được thưởng 100 000 đồng ,em sẽ dành bao nhiêu tiền mua sách Văn để tham
khảo ?
a) Toàn bộ số tiền c)Một phần ba số tiền
b) Một nửa số tiền d) Không dành đồng nào hết
( * GHI CHÚ : Đáp án a : 4 điểm Đáp án b: 3 điểm Đáp án c: 2 điểm Đáp án d: 1 điểm )
Trang 153/ BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG:
A/ BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC TÁC ĐỘNG:
B/ BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT SAU TÁC ĐỘNG:
Trang 162 Bùi Văn Cường 3 3 3 2 2 3 3 3 3 2
Trang 17THIẾT KẾ 1: KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG VỚI
NHÓM DUY NHẤT
ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
Trang 18MÔ TẢ DỮ LIỆU Bài KT trước TĐ Bài KT sau TĐ
p<= 0,05 : Có ý nghĩa, chênh lệch nhỏ, không xảy ra ngẫu nhiên
p>0,05 : Không có ý nghĩa, chênh lệch lớn, chênh lệch xảy ra ngẫu nhiên
T-TEST THEO CẶP (2 BÀI KT)
Trang 19So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
4/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
a/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾT 27:
- Hiểu được thế nào là miêu tả
- Tìm được những câu văn miêu tả trong đoạn văn ,đoạn thơ
- Biết viết đoạn văn khoảng 1,2 câu miêu tả sự vật đúng ngữ pháp , giàu hình ảnh ,chân thực,
Trang 20- Học sinh : Bút chì , màu sáp
III/Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh
A/ Khởi động – Kiểm tra bài cũ (5 phút )
- Tổ chức trò chơi hát chuyền thăm
+ Gọi 2 HS nhận được thăm lên thực hiện
yêu cầu : Kể lại truyện theo một trong 4 đề
tài ở bài tập 2 tiết trước
+ Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi và trả lời
câu hỏi : Câu chuyện bạn kể được mở đầu
và kết thúc theo cách nào ?
- Nhận xét HS kể chuyện , HS trả lời câu
hỏi và cho điểm từng HS
B/ Bài mới (35 phút )
* Giới thiệu bài : Khi nhà em lạc mất con
mèo ( con chó ) muốn tìm được đúng con
vật nhà mình em phải nói thế nào khi muốn
hỏi mọi người xung quanh?
- Nói như vậy là em đã miêu tả con mèo
(chó) nhà mình rồi đó Tiết học hôm nay sẽ
giúp các em hiểu thế nào là miêu tả
1/ Hoạt động 1 :Tìm hiểu thế nào là miêu tả
( Tìm hiểu phần nhận xét ) (20 phút )
Mục tiêu : Giúp HS hiểu được thế nào là
miêu tả
Bài 1 : ( 5 phút )
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung Yêu cầu
cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được
- HS hát chuyền thăm theo 2 dãy + 2 HS lên kể chuyện
+HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bạn
kể chuyện theo các tiêu chí đề ra ở tiết trước và trả lời câu hỏi
- Một số HS trả lời + Em phải nói rõ cho mọi người biết con mèo ( chó) nhà em to hay nhỏ , lông
màu gì ,…
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng HS cả lớp theo dõi , dùng bút chì gạch chân những sự
Trang 21- Gọi HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét , chốt kết quả đúng
Bài 2 : (8 phút )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm ,sau đó phát bảng
phụ cho nhóm 4 HS yêu cầu các nhóm trao
đổi và hoàn thành bảng Nhóm nào xong
trước dán lên bảng
- Gọi HS nhận xét , bổ sung
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng
Bài 3 ( 7 phút )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của
bài tập
- Gọi một số HS trả lời
- Nhận xét và chốt kết quả đúng
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+Qua việc miêu tả về các sự vật trong đoạn
văn trên, em hiểu thế nào là miêu tả ?
+ Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh
tế ta phải làm gì?
- Nhận xét và kết luận
-> Ghi nhớ : SGK / 140
2/ Hoạt động 2 : Luện tập (12phút )
Mục tiêu : Giúp HS tìm được những câu
văn miêu tả trong đoạn văn , đoạn thơ và
viết được 1, 2 câu văn miêu tả sự vật
Bài 1 (4 phút )
- Một số HS phát biểu ý kiến
+ Các sự vật được miêu tả : cây sòi , cây
cơm nguội , lạch nước
- Lắng nghe
- Một số HS trả lời – Lớp nhận xét , bổ sung
- 2 HS đọc phần ghi nhớ
Trang 22-Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài – Đọc thầm truyện
Chú đất Nung , dùng bút chì gạch chân
những câu văn miêu tả trong bài
- Gọi HS phát biểu , nhận xét cho tới câu trả
lời đúng
- Nhận xét , kết luận
Bài 2 (8 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và
giảng : Hình ảnh sự vật trong cơn mưa
được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh
động và
hay Phải có con mắt thật tinh tế khi nhìn sự
vật và tình yêu thiên nhiên sâu sắc mới
miêu tả được như vậy
- Hỏi : + Trong bài thơ mưa em thích hình
ảnh nào ?
- GV phát giấy A4 cho HS và yêu cầu các
n thi vẽ hình ảnh mình thích dựa vào
tranh minh họa và trí tưởng tượng của
mình sau đó viết đoạn văn khoảng 1 hoặc
2 câu miêu tả thật hay sự vật đó( Lưu ý
HS vẽ phác họa đơn sơ , không cầu
kì ) Nhóm nào làm xong trước dán lên
bảng
- GV chọn khoảng 6- 7 nhóm trình bày
( Vừa chỉ vào hình vẽ vừa đọc đoạn văn
miêu tả phía dưới hình )
-Sau mỗi bài GV yêu cầu HS nhận xét bạn
- 1 HS đọc thành tiếng – lớp đọc thầm
- HS tự làm bài
- Một số HS trả lời – Lớp nhận xét , bổ sung
Trang 23vẽ có giống sự vật miêu tả không , câu văn
miêu tả thế nào – GV nhận xét sửa lỗi dùng
từ , diễn đạt và cho điểm các nhóm ( Các
nhóm còn lại GV thu về nhà chấm )
3 Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò ( 3 phút )
- Hỏi : Thế nào là miêu tả?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi lại đoạn văn miêu tả sự
vật của bài tập 3 vào vở và viết 1,2 câu miêu
tả sự vật mà em thấy trên đường đi học về
Trang 24II Đồ dùng dạy học:
- Cái trống trường ( vật thật )
- Bảng nhóm
- Bảng phụ viết đoạn thân bài tả cái trống- BT3
III Hoạt động dạy- học:
- GVnhận xét chung và cho điểm HS
B.Dạy bài mới :
*Giới thiệu bài :
- GV nêu mục tiêu giờ học
1/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu phần Nhận xét
Mục tiêu :Giúp HS Nắm được cấu tạo bài
văn miêu tả đồ vật , các kiểu mở bài, kết
bài , trình tự miêu tả trong phần thân bài
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề bài
-Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải
-Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ
và giới thiệu cối xay tre để xay lúa
- Hỏi :
+Bài văn tả cái gì ?
+Tìm các phần mở bài , kết bài Mỗi phần
ấy nói lên điều gì ?
-2 HS thực hiện : đứng tại chỗ trả lời
+Bài văn tả cối xay lúa bằng tre
+Phần mở bài : Cái cối nhà trong Mở bài
giới thiệu cái cối
Trang 25- GV :phần mở bài dùng để giới thiệu đồ
vật được miêu tả Phần kết bài thường nói
đến tình cảm , sự gắn bó thân thiết của
người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật
đó
+Mở bài, kết bài đó giống với những cách
mở bài, kết bài nào đã học?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại phần thân bài
trao đổi theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi :
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như
ngày của mình ,muốn sử dụng các đồ vật
ấy lâu bền ta phải làm gì ?
->Giáo dục : Các đồ vật trong gia đình
rất cần thiết ,chúng ta phảI biết giữ gìn ,
đi " Kết bài nói tình cảm của bạn nhỏ với
các đồ dùng trong nhà
- Lắng nghe
+Mở bài trực tiếp , kết bài mở rộng trongkiểu văn kể chuyện
- Trao đổi theo nhóm đôi
- Một số HS phát biểu -Lớp theo dõi ,nhậnxét ,bổ sung
+Phần thân bài tả cái cối theo trình tự từ bộ
phận lớn tới bộ phận nhỏ , từ ngoài vàotrong cối : dùng để xay lúa, tiếng cối làmvui cả xóm
- Lắng nghe
- Một số HS trả lời