ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội.
3.1. Nhất quán trong nhận thức và chỉ đạo điều hành, tạo điều kiện tập trung các nguồn lực cho công tác đầu tư phát triển thương hiệu. nguồn lực cho công tác đầu tư phát triển thương hiệu.
Ban lãnh đạo công ty phải có sự đánh giá cao hơn nữa về tài sản thương hiệu, hiệu
quả trong kinh doanh ngắn hạn không làm thay đổi các bước đầu tư phát triển thương hiệu, qua đó phải kiên định theo đuổi mục tiêu phát triển thương hiệu. Qua đó cam kết chiến lược theo đuổi chiến lược đầu tư cho phát triển thương hiệu đến cùng.
3.2. Phải có chiến lược đầu tư dài hạn và có định hướng rõ ràng.
Để hiện thực hóa những chiến lược này, công ty phải đưa ra những tuyên bố thể hiện tính nhất quán trong đầu tư như: "Phát triển Autohanoi thành một nhà cung cấp các loại xe ôtô cũng như các phụ kiện kèm theo hàng đầu tại Việt Nam. Autohanoi sẽ thực hiện điều này bằng việc bán các sản phẩm này một cách hợp lý thông qua hệ thống phân phối rộng lớn và hiện đại của mình".
3.3. Thành lập bộ phận theo đuổi mục tiêu phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp để chỉ đạo triển khai và phối hợp các hoạt động đầu tư một cách chuyên nghiệp để chỉ đạo triển khai và phối hợp các hoạt động đầu tư một cách đồng bộ.
Công ty nhất thiết phải có phải có một bộ phận theo đuổi mục tiêu phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp. Hoạt động đầu tư phải diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất theo một kế hoạch đã được hoạch định sẵn và phải phù hợp với điều kiện của công ty trong từng thời điểm. Tiến hành đào tạo nhanh chóng và bài bản đội ngũ nhân viên trong toàn doanh nghiệp các kiến thức về thương hiệu cũng như đầu tư phát triển thương hiệu để phối hợp với bộ phận chuyên trách khi có yêu cầu.
3.4. Giải pháp thuê các chuyên gia tư vấn phối hợp với các bộ phận chuyên trách.
Công ty có tiềm lực tài chính lành mạnh và khá vững chắc nên trong thời gian tới có thể thuê các chuyên gia tư vấn về phát triển thương hiệu để có những quy hoạch tổng thể hợp lý hơn cho vấn đề đầu tư phát triển thương hiệu bởi sự hiểu biết về thương hiệu và kiến thức đầu tư cho thương hiệu còn khá non nớt, sự phối hợp giữa các bộ phận còn thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ.
3.5. Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo sự khác biệt của hàng hóa. hàng hóa.
Chất lượng hàng hóa là vấn đề cốt lõi cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Công ty chủ
yếu kinh doanh trong mặt hàng ôtô và các phụ kiện kèm theo, mà các sản phẩm này chủ yếu được nhập khẩu nên chất lượng phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung cấp. Mặc dù có sự bảo đảm trong các tiêu chuẩn do pháp luật quy định. Nhưng doanh nghiệp cần thiết phải đầu tư ngay vào việc xây dựng hệ thống kiểm định và giám sát của riêng mình để bảo bảo chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng lúng túng và bị động trong việc ký kết hợp đồng. Mặt khác liên tục cập nhật thông tin về chất lượng và chủng loại hàng hóa trên thế giới để có những điều chỉnh hợp lý.
Một vấn đề khác nữa là việc doanh nghiệp phải luôn đảm bảo được nguồn hàng ổn định, thực hiện đúng các cam kết đối với khách hàng về số lượng, chất lượng hàng hóa cung cấp cũng như nguồn gốc hàng hóa. Điều này thể hiện sự trung thực trong kinh doanh của công ty cũng như niềm tin của khách hàng.
3.6. Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu thông qua hệ thống bán lẻ.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ nên vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống phân phối hợp lý. Trải qua 5 năm thành lập và phát triển, công ty đã xây dựng được một mạng lưới phân phối tại hầu hết các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ thông qua 5 chi nhánh và hàng loạt các đại lý…Các nhân viên trong công ty đều được đào tạo một cách khá bài bản trong lĩnh vực tiếp thị nên có thể nói đây là một lợi thế lớn của công ty. Mỗi nhân viên bán hàng là một sứ giả truyền tải tầm nhìn, nội dung, tính cách của Autohanoi, tất cả các thành viên là một tập hợp thống nhất đem lại cho khách hàng hình ảnh một thương hiệu mạnh mẽ, năng động, là nơi cung cấp sản phẩm chất lượng, trung thực cho khách hàng…
Để có thể phát huy được thế mạnh của công ty trong việc quảng bá thương hiệu thông qua hệ thống phân phối, công tác đầu tư cho thương hiệu cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Đầu tư tạo một không gian, thiết kế, bố cục đặc trưng: Các cửa hàng của công ty nên có một kiểu cách thiết kế thống nhất mang những biểu tượng đặc trưng của công
ty. Đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như sự sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng vào tham quan và mua hàng.
- Làm nổi bật các yếu tố nhận diện thương hiệu: Đầu tư vào các biển báo có chứa Logo, biểu trưng, biển hiệu của cửa hàng theo một kích thước thống nhất, đồng chất liệu, bố cục khổ chữ đảm bảo rõ nét tiêu chuẩn chung của toàn hệ thống.
- Xây dựng điểm tiếp xúc thương hiệu để gắn kết người tiêu dùng: Công ty phải liên tục đào tạo các kỹ năng bán hàng và giao tiếp khách hàng theo một chương trình thống nhất và có tính chuyên nghiệp cao. Chú trọng đến việc thiết kế, trang bị đồng phục bán hàng thống nhất
3.7. Đẩy mạnh công tác đầu tư quảng bá thương hiệu qua các phương tiện truyền thông. truyền thông.
Đầu tư cho công tác quảng bá thương hiệu là nội dung quan trọng trong quá trình tạo dựng và phát triển thương hiệu. Trong những năm qua có thể thấy là công tác này chưa được quan tâm đầy đủ theo đúng tầm quan trọng của nó cả trong ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy tập trung cho công tác truyền thông là giải pháp hàng đầu để có thể truyền tải thông tin thương hiệu nhanh nhất, chiếm lĩnh sự chú ý của khách hàng nhanh nhất.
Đầu tư cho hoạt động truyền thông tĩnh: Trong khuôn viên văn phòng công ty, công
tác đầu tư phải được triển khai thống nhất từ khâu thiết kế cửa ra vào, các hộp đèn điện tử tác động vào thị giác khách hàng ban đêm, đầu tư trang phục nhân viên trong công ty phải mang bản sắc riêng nhưng cũng phải trang nhã và lịch sự. Thiết kế các đồ dùng văn phòng như giấy viết thư, công văn, danh thiếp, cặp tài liệu.. phải thống nhất về bố cục, hài hòa về màu sắc, tỷ lệ các tổ hợp hình logo, tên doanh nghiệp…và triển khai cho tất cả các chi nhánh và đại lý.
Trên các phương tiện giao thông của công ty phải đề tên công ty và tên thương hiệu. Các phương tiện này nên được sơn một màu sắc đặc trưng của thương hiệu công ty giúp cho khách hàng dễ dàng quan sát và nhận định nét khác biệt của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
Đầu tư cho hoạt động truyền thông động: Đầu tư cho hệ thống tài liệu giới thiệu sản
bản. Khách hàng rất khó nhận định được chất lượng sản phẩm mà công ty cung cấp, nên phải có một tài liệu cụ thể giới thiệu về các loại mặt hàng và đặc điểm cũng như giá cả để khách hàng có sự phân biệt và so sánh với hàng hóa mà các doanh nghiệp khác cung cấp, đồng thời góp phần khẳng định chất lượng hàng hóa của công ty.
Công ty cũng nên xây dựng những Pano, Aphich quảng cáo lớn tại các nơi công cộng ( được sự cho phép của cơ quan chức năng), nơi có sự xuất hiện của nhiều người…cho dù chi phí cũng là khá lớn.
Xây dựng trang web một cách chuyên nghiệp. Có thể coi đây là một phương tiện quảng cáo, giới thiệu, cung cấp các tiện ích hỗ trợ khách hàng rất hiệu quả trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay, trang web củ công ty còn nghèo nàn về nội dung cũng như hạn chế các ý tưởng thể hiện. Một giải pháp nên thực hiện ngay là đầu tư thiết kế lại nội dung của trang web theo một bố cục chặt chẽ, giao diện than thiện với sự truy cập của khách hàng với phương châm cung cấp những thông tin cần thiết để quảng bà về doanh nghiệp và cung cấp đầy đủ các tiện ích phục vụ khách hàng…
Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu công ty trên cac phương tiện thông tin đại chúng. Về vấn đề này, do hạn chế về tiềm lục tài chính, doanh nghiệp nên tiến hành quảng cáo đan xen với các sản phẩm của nhà sản xuất để tiết kiệm chi phí.
Doanh nghiệp cũng nên tham gia vào các hội chợ thương mại, đầu tư kinh phí để tham gia giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua cách trang trí, đội ngũ nhân viên hiểu về sản phẩm và thương hiệu chuyên nghiệp.
Đầu tư cho quan hệ công chúng (PR):Đầu tư vào hình thức này chi phí thường
không cao, thông tin có tính khách quan nên dễ được chấp nhận. Hình thức này là cơ hội tốt để tạo dựng ấn tượng cũng như niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Để đầu tư cho hoạt động này, công ty nên tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức các buổi phỏng vấn, tư vấn tiêu dùng cho khách hàng, làm các phóng sự trên các phương tiện thông tin như báo trí, truyền hình… để giới thiệu về công ty.
- Tổ chức các sự kiện đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp như kỷ niệm ngày thành lập doanh nghiệp, ngày khai trương các chi nhánh…Đây là dịp tốt để khách hàng hiểu biết hơn nữa về sự phát triển cũng như tầm vóc thương hiệu của doanh nghiệp.
- Đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Đây là việc mà từ khi thành lập công ty đã làm khá tốt nhưng vẫn còn có chút bị động khi chỉ tham gia các phòng trào chung như ủng hộ đồng bào thiên tai, quỹ trẻ em…Để làm nổi bật thương hiệu, công ty nên tự mình đứng ra tổ chức các hoạt động độc lập gắn với các sản phẩm của mình.
- Tổ chức các hội nghị khách hàng hay là đầu tư cho các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng. Thông qua các đại lý hay các nhà môi giới mà doanh nghiệp có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng các thông tin liên quan đến sản phẩm, trên cơ sỏ đó, điều chỉnh hành vi kinh doanh, tạo sự gắn bó mật thiết đối với khách hàng.
3.8. Tăng cường đầu tư bảo vệ thương hiệu Autohanoi.
Đầu tư cho phát triển thương hiệu luôn luôn song hành với bảo vệ thương hiệu. Trong thời gian qua, đây là hoạt động mà công ty luôn chú trọng, nhưng vẫn còn cần bổ sung thêm một số vấn đề sau:
- Đầu tư đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài, nơi công ty đang có quan hệ giao dịch trong làm ăn buôn bán và cả những thị trường mà công ty đang hướng tới như Lào…
- Cập nhật liên tục những thông tin có liên quan đến thương hiệu thông qua các buổi hội thảo, huấn luyện và tọa đàm do các cơ quan chức năng tổ chức. Công ty cũng có thể thuê chuyên gia luật để làm vấn đề trợ giúp pháp lý về thương hiệu cũng như đào tạo các chuyên viên phụ trách vấn đề này trong công ty,.
- Triển khai rà soát lại tình trạng vi phạm bản quyền trên toàn quốc, hợp tác với các cơ quan chức năng như Bộ khoa học và công nghệ, Cục quản lý thị trường, sở thương mại các địa phương.. để đánh giá và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm bản quyền sử dụng thương hiệu. Các hành động này tạo một dư luận tích cực trong xã hội về một nhãn hiệu hàng hóa của công ty.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội là một doanh nghiệp còn khá non trẻ, kinh nghiệm và tiềm lực còn rất hạn chế. Nhưng với những bước phát triển nhanh và vững chắc trong thời gian qua, thương hiệu Autohanoi đã đi sâu vào trong tâm trí khách hàng hình ảnh một thương hiệu trung thực và chất lượng, tạo dựng được một vị thế đáng nể trên thị trường xuất nhập khẩu ôtô và các phụ kiện đi kèm. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong đầu tư phát triển thương hiệu, nhưng hy vọng trong thời gian tới, công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội trở thành một doanh nghiệp đứng đầu cả nước, thương hiệu Autohanoi có sức lan tỏa mạnh mẽ trên thị trường trong nước cung như quốc tế.
Để hoàn thành chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành nhiệm vụ. Em cũng mong nhận được sự đóng góp chân thành để bài chuyên đề này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn.