Các chính sách của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội – Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư phát triển thương hiệu.

3.2.2. Các chính sách của Nhà nước.

Sự can thiệp vào thị trường của nhà nước khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ hay các khu vực. Chính những sự khác biệt này ( về mục tiêu hay hình thức ) đã làm cho việc phát triển thương hiệu của hàng hóa nước ngoài khó khăn hay thuận lợi hơn khi tại một số nước, thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch một cách quá khắt khe, hay rất thông thoáng. Điển hình như việc Cocacola bị kiện và cấm bán tại thị trường Ânđộ.

Một khó khăn hơn nữa là ngay chính sách của một nước cũng ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu tại chính nước đó đối với các sản phẩm có nguồn gốc trong nước. Ví dụ như quy định ngân sách dành cho đầu tư, quảng cáo, khuyến mại không vượt quá 10% như tại Việt Nam khi mà việc đầu tư này trong một số thời điểm vượt quá 40-50% tổng chi phí. Hoặc về hinh thức vẫn coi thương hiệu là một tài sản vô hình có giá trị lớn, song việc ngân sách bỏ ra đầu tư lại thường được tính vào chi phí chứ không phải khoản đầu tư vào tài sản nên không được tính vào vốn của doanh nghiệp. Các chính sách, văn bản pháp luật về sở hữu nhãn hiệu, kiểu dáng không cụ thể, đôi khi còn mâu thuẫn nhau nên gây khó khăn cho việc đầu tư. Bộ máy bảo vệ cho nhãn hiệu hàng hóa và các yếu tố khác của thương hiệu hoạt động không hiệu quả dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, gây thiệt hại cho nhãn hiệu được đăng ký, thậm chí còn có tình trạng hai doanh nghiệp đăng ký chung một nhãn hiệu. Việc xử lý vi phạm nhãn hiệu còn nhẹ, chủ yếu là xử phạt hành chính lại rất thấp nên không đủ sức răn đe. Công tác hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài còn kém hiệu quả nên xảy ra tình trạng doanh nghiệp bị “chiếm đoạt” thương hiệu như trường hợp của café Trung Nguyên tại thị trường Trung Quốc là một ví dụ…

Tóm lại: Thương hiệu là một tài sản vô hình có giá trị lớn của doanh nghiệp. Đó là thành quả của quá trình đầu tư lâu dài và hao phí nhân lực cũng như tài lực. Sự khẳng định của thương hiệu là một sự đảm bảo thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Việc đầu tư cho phát triển thương hiệu là một việc

làm tất yếu, đòi hỏi phải có chiến lược dài hạn và linh động trong từng thời điểm cụ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội – Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w